Đề tài Tìm hiểu tính thời vụ của du lịch nghỉ biển ở Hải Phòng, thực trạng và một số kiến nghị giải pháp

Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến. Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế (WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia du lịch là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chong trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Và ở nước ta du lịch ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế đất nước. Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ, hoạt động kinh doanh ở đây chủ yếu là phục vụ chứ không phải là sản xuất. Do tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ. Tính thời vụ đó đã gây những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch. Nghiên cứu tính thời vụ của du lịch luôn là một trong những vấn đề quan tâm của các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này. Đối với riêng em, được sinh ra trên mảnh đất thành phố Hoa Phượng Đỏ, nơi mà du lịch có thể nói là khá phát triển. Tuy nhiên trước thực trạng của du lịch Hải Phòng hiện nay, bên cạnh những nét khởi sắc thì vẫn còn những tồn tại và khó khăn, điều quan trong ở đây là mình nhận thức nó ra sao và tìm cách khắc phục nó để hướng tới đích cuối cùng là phát triển du lịch thành phố Hải Phòng nói riêng, ngành du lịch cả nước nói chung. Em lớn lên trên mảnh đất thị xã Đồ Sơn, đó là một khu du lịch biển, được thiên nhiên ban tặng cho một tiềm năng du lịch đa dạng phong phú và đầy hấp dẫn. Đồ Sơn và Cát Bà là hai trọng điểm du lịch của thành phố Hải Phòng. Thật đáng tiếc khi mà phải chứng kiến một nghịch cảnh mà bao nhiêu năm qua vẫn diễn ra: mùa hè thì rất đông khách du lịch, nhưng mùa đông lại vô cùng vắng vẻ.

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tính thời vụ của du lịch nghỉ biển ở Hải Phòng, thực trạng và một số kiến nghị giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 4 Phần 1 : Thời vụ du lịch và những nhân tố ảnh hưởng tới thời vụ trong du lịch nghỉ biển . 4 I. Thời vụ du lịch . 4 1. Khái niệm “Tính thời vụ trong du lịch”, “Thời vụ du lịch”. 4 2.Các đặc điểm của thời vụ du lịch. 4 II. Các nhân tố tác động tới thời vụ du lịch nghỉ biển: 6 1. Nhân tố mang tính tự nhiên: 6 2. Nhân tố mang tính kinh tế- xã hội. 7 3. Nhân tố mang tính tổ chức - kỹ thuật: 8 4. Các nhân tố khác: 8 Phần 2: Phân tích tác động của thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ biển tại Hải Phòng. 8 I. Tiềm năng để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển của Hải Phòng. 8 1. Điều kiện về tài nguyên du lịch. 8 2.Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch. 11 II. Thực trạng của hoạt động kinh doanh du lịch biển ở Hải Phòng trong những năm gần đây. 15 1. Các tác động bất lợi của thời vụ du lịch đến kinh doanh du lịch biển. 15 2.Thực trạng du lịch Cát Bà. 16 3.Hoạt động du lịch nghỉ biển của Hải Phòng có nhiều khởi sắc. 17 4. Những vấn đề còn tồn tại trong kinh doanh du lịch nghỉ biển ở Hải Phòng. 21 Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi của thời vụ du lịch đến sự phát triển du lịch ở Hải Phòng. 23 I. Một số đề xuất và kiến nghị. 23 II.Các phương hướng và giải pháp chính làm giảm những tác động bất lợi so tính thời vụ trong du lịch 24 1 . Làm tăng mức độ phù hợp tối ưu giữa cung và cầu 24 2. Làm kéo dài độ dài của thời vụ du lịch: 24 3. Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai: 24 Kết luận 26 Các tài kiệu tham khảo: 27 LỜI MỞ ĐẦU Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến. Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế (WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia du lịch là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chong trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Và ở nước ta du lịch ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế đất nước. Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ, hoạt động kinh doanh ở đây chủ yếu là phục vụ chứ không phải là sản xuất. Do tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ. Tính thời vụ đó đã gây những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch. Nghiên cứu tính thời vụ của du lịch luôn là một trong những vấn đề quan tâm của các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này. Đối với riêng em, được sinh ra trên mảnh đất thành phố Hoa Phượng Đỏ, nơi mà du lịch có thể nói là khá phát triển. Tuy nhiên trước thực trạng của du lịch Hải Phòng hiện nay, bên cạnh những nét khởi sắc thì vẫn còn những tồn tại và khó khăn, điều quan trong ở đây là mình nhận thức nó ra sao và tìm cách khắc phục nó để hướng tới đích cuối cùng là phát triển du lịch thành phố Hải Phòng nói riêng, ngành du lịch cả nước nói chung. Em lớn lên trên mảnh đất thị xã Đồ Sơn, đó là một khu du lịch biển, được thiên nhiên ban tặng cho một tiềm năng du lịch đa dạng phong phú và đầy hấp dẫn. Đồ Sơn và Cát Bà là hai trọng điểm du lịch của thành phố Hải Phòng. Thật đáng tiếc khi mà phải chứng kiến một nghịch cảnh mà bao nhiêu năm qua vẫn diễn ra: mùa hè thì rất đông khách du lịch, nhưng mùa đông lại vô cùng vắng vẻ. Vậy thì nguyên nhân tại sao? Đó là điều đáng buồn mà em vẫn thường băn khoăn. Nhưng khi được học môn Kinh Tế Du Lịch, em đã có thể tự mình trả lời câu hỏi đó, lí do rất đơn giản: chính tại ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch biển. Vì vậy em dã chọn đề tài: “Tìm hiểu tính thời vụ của du lịch nghỉ biển ở Hải Phòng, thực trạng và một số kiến nghị giải pháp”. Do hạn chế về kiến thức cũng như hiểu biết nên có thể trong đề án này em sẽ có những thiếu sót, em hy vọng thầy cô sẽ có những ý kiến đóng góp để đề án của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! ● Mục tiêu đề tài: Tìm hiểu về tính thời vụ trong du lịch biển sẽ giúp em hiểu rõ hơn về bản chất của tính thời vụ, các nhân tố tác động tới thời vụ du lịch đối với loại hình du lịch nghỉ biển của Hải Phòng, cả những tác động bất lợi của tính thời vụ, và thực trạng kinh doanh du lịch biển tại đây. Qua đó em có một số kiến nghị và giải pháp để hạn chế những bất lợi đó, hi vọng sẽ góp một phần vào sự phát triển của du lịch Hải Phòng nói riêng và du lịch cả nước nói chung. ● Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: tác động của thời vụ đến phát triển du lịch biển ở Hải Phòng từ năm 2000 đến nay. ● Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng hợp, so sánh các thông tin thu thập được từ nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp. NỘI DUNG Phần 1 : Thời vụ du lịch và những nhân tố ảnh hưởng tới thời vụ trong du lịch nghỉ biển . I. Thời vụ du lịch . 1. Khái niệm “Tính thời vụ trong du lịch”, “Thời vụ du lịch”. Từ sau đại chiến thế giới thứ hai cho đến cuối những năm 60 của thế kỉ trước, việc nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch tập trung chủ yếu vào nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của thời vụ du lịch và nhũng nhân tố quyết định độ dài của thời vụ du lịch. Lẽ đương nhiên do đối tượng nghiên cứu đã được xác định như vậy, khi đó các tổ chức nghiên cứu du lịch tự đặt cho mình nhiệm vụ làm giảm bớt nhũng tác động có hại của một vài nhân tố và tăng cường các biện pháp hạn chế nhũng dao động thời vụ trong hoạt dộng kinh doanh của các trung tâm du lịch . Thời gian gần đây tuy vẫn quan tâm đến khía cạnh lý thuyết của vấn đề này, song các tổ chức quốc gia và quốc tế về du lịch tập trung nhiều hơn vào việc soạn thảo, thực nghiệm và ứng dụng những kế hoạch tổng hợp nhằm hạn chế những tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch, kéo dài đáng kể thời vụ trong du lịch. Cho đến nay, nhiều tác giả có chung quan điểm về tính thời vụ du lịch như sau: ♦ Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi lặp lại đối với cung và cầu của dịch vụ và hàng hoá du lịch. Nó xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định. ♦ Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch. Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng: Việc xác định thời vụ của từng loại hình du lịch -du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, chữa bệnh và du lịch hội thảo… được thực hiện dễ hơn, bởi các dao động ở mỗi một loại hình du lịch thường chỉ diễn ra một lần trong năm. Trên thực tế, tính thời vụ du lịch của một trung tâm, một đất nước nào đó là tập hợp và sự tác động tương hỗ giữa các dao động theo mùa của cung và cầu của các loại hình du lịch được kinh doanh tại đó. Thời gian của mùa du lịch chính là đại lượng thay đổi chứ không phải là bất biến. Nó phụ thuộc vào tính chất và xu hướng phát triển của hoạt động du lịch. Ví dụ: ở Vịnh Hạ Long những năm trước đây người ta đi du lịch Hạ Long chủ yếu là tắm biển vào mùa hè, nhưng hiện nay không chỉ tắm biển mùa hè mà người ta đến Hạ Long quanh năm để du thuyền trên vịnh, tham quan hang động… 2.Các đặc điểm của thời vụ du lịch. Như đã nêu trên, thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không phải là cố định, mà chúng biến đổi dưới tác động của nhiều nhân tố. Dưới sự tác động của nhân tố khác nhau thời vụ du lịch có nhiều đặc điểm riêng. Những đặc điểm quan trọng nhất là: 2.1.Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch . Về mặt lý thuyết nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng các năm (luôn giữ được lượng khách và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại. Tuy nhiên khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch, làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch. 2.2. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tuy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển. Các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn Vũng Tàu của Việt Nam chỉ kinh doanh và phát triển loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ là vào mùa hè. Nhưng nếu như tại đây có nhiều nguồn nước khoáng giá trị, ở đó phát triển mạnh hai thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có hai mùa du lịch. 2.3. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau . Du lịch nghỉ biển (vào mùa hè), nghỉ núi (trượt tuyết vào mùa đông) có mùa ngắn hơn và cường độ hơn (do phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên nhiều hơn). Còn du lịch chũa bệnh thưòng có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn. Tại bãi biển Đồ Sơn vào tháng 6,7,8 là thời gian tắm biển đẹp nhất, nhiều người đi tắm nhất (vì cũng vào kỳ nghỉ hè ). Vào thời gian đó số khách đông nhất, cường độ thời vụ là lớn nhất hoặc gọi là mùa chính. Vào tháng 4,5,9,10 nước biển cũng tương đối ấm có thể tắm biển được, vì vậy vẫn có khách du lịch đến tắm biển, nghỉ ngơi hoặc nghỉ trước mùa và sau mùa. Còn lại các tháng 11 đến tháng 3 là những tháng ngoài mùa được gọi là mùa chết. 2.4. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch. Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các nước, vùng, cơ sở du lịch mới phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh thường có mùa du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn. 2.5. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịch. Các trung tâm dành cho du lịch thanh, thiếu niên thường có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnh hơn so với những trung tâm đón khách ở độ tuổi trung niên . Nguyên nhân chính ở đây là do thanh, thiếu niên thường hay đi theo đoàn, hội và vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn. 2.6. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chính. Ở đâu có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – khách sạn, hotel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và camping. Ở đó mùa du lịch thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn. ► Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam: ♦ Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du lịch quanh năm . ♦ Trong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch Việt Nam có động cơ và mục đích rất khác nhau: Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng, lễ hộ, tham quan hoặc họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầu năm. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp kinh doanh sau đó với mục đích tham quan ,tìm hiểu và họ đến Việt Nam chủ yếu từ tháng 10 đến tháng 3 . ♦ Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời vụ du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và các trung tâm du lịch biển là rất khác. Điều đó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác và cấu trúc, đặc điểm của các luồng khách du lịch. Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử(các di tích lịch sử), các giá trị văn hoá (các phong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội), các dự án đầu tư, các hoạt động kinh doanh sản xuất, dịch vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tập trung chính vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 trong năm. II. Các nhân tố tác động tới thời vụ du lịch nghỉ biển: Tính thời vụ trong du lịch tồn bản tại bởi tác động của nhiều nhân tố đa dạng (về chất và hướng ảnh hưởng). Đó là các nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế xã hội, nhân tố tổ chức kỹ thuật, nhân tố tâm lý v.v…Một số các nhân tố tác động chủ yếu lên cung du lịch, một số khác tác động chủ yếu lên cầu du lịch. Có nhân tố lại tác động lên cả cung và cầu du lịch và thông qua đó gây lên tính thời vụ trong kinh doanh du lịch . Nhân tố mang tính tự nhiên: Trong các nhân tố mang tính tự nhiên, khí hậu là nhân tố chủ yếu quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Thông thường khí hâụ tác động lên cả cung và cầu trong du lịch. Tuy nhiên ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức độ tác động có khác nhau. Hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của nhân tố khí hậu là khác nhau đối với các loại hình kinh doanh du lịch khác nhau. Cụ thể: ► Đối với các thể loại du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch thể thao núi: khí hậu hoặc tài nguyên du lịch ảnh hưởng lên cầu du lịch. Mức độ ảnh hưởng đối với các thể loại du lịch như du lịch nghỉ biển, nghỉ núi mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu là rất lớn . Đối với du lịch nghỉ biển các thành phần của khí hậu như cường độ ánh sáng, độ ẩm, độ mạnh và hướng của gió, nhiệt độ, cộng với một số đặc điểm khác của biển và bờ biển tài nguyên tự nhiên du lịch như: Độ sâu của bờ biển, kích thước của bãi tắm v.v… quyết định mức độ tiện nghi phù hợp với việc tắm và phơi của khách từ đó dẫn đến việc xác định giới hạn của thời vụ du lịch. Tuy nhiên giới hạn đó có thể mở rộng ra hoặc thu hẹp lại tuỳ thuộc vào đòi hỏi của khách du lịch và tiêu chuẩn của họ khi sử dụng tài nguyên du lịch. Ví dụ: Đối với khách du lịch Bắc Âu, nhiệt độ nước biển từ 15-16 độ C là phù hợp để tắm hoăc mùa du lịch có thể kéo dài hơn. Đối với các đối tượng khách du lịch khác thì nhiệt độ nước biển phải từ 20-25 độ C (hoặc cao hơn nữa) mới là phù hợp nên mùa du lịch bị co ngắn lại. ► Đối với các thể loại du lịch khác (du lịch chữa bệnh, du lịch văn hoá, du lịch công vụ v.v…): Khí hậu không ảnh hưởng trực tiếp lên tài nguyên du lịch. Khí hậu lại có ảnh hưởng trực tiếp lên cầu du lịch (măc dù ảnh hưởng có điều kiện khí hậu không khắt khe như đối với du lịch nghỉ biển). Khách du lịch của các thể loại du lịch này thường chọn khi thời tiết thuận lợi (vào mùa xuân, mùa thu hay mùa khô) để thực hiện các cuộc hành trình du lịch. Do đó, biểu hiện cường độ khách tập trung chủ yếu vào một số thời gian trong năm. Hoặc nhân tố khí hậu đóng vai trò chính, hạn chế sự cân bằng của các cuộc hành trình du lịch và việc sử dung các tài nguyên du lịch theo thời gian. 2. Nhân tố mang tính kinh tế- xã hội. ● Ở những quốc gia có thời gian nghỉ phép của năm ngắn thì người dân thường chỉ có thể đi du lịch một lần trong năm. Khi đó họ sẽ có xu hướng chọn thời gian chính vụ để nghỉ. Do vậy sự tập trung của cầu du lịch sẽ thường cao vào thời vụ du lịch chính. Tuy nhiên theo xu hướng ngày nay thì số ngày nghỉ phép năm của người dân tại nhiều nước trên thế giới naỳ càng tăng lên. Do đó con người có thể đi du lịch nhiều lần hơn trong năm và từ đó thì tỉ trọng tương đối của nhu cầu du lịch tập trung vào thời vụ chính sẽ giảm trong tổng số nhu cầu cả năm. Như vậy, sự gia tăng thời gian nhàn rỗi góp phần làm giảm cường độ tập trung nhu cầu vào ngoài thời vụ du lịch truyền thống. ● Phong tục tập quán là những nhân tố tác động trực tiếp lên cầu du lịch và tạo nên sự tập trung của cầu du lịch vào những thời vụ nhất định. Nhiều khi phong tục đã tạo nên thói quen cho con người(đi du lịch biển phải vào mùa hè). Ở Việt Nam tác động của nhân tố phong tục lên tính thời vụ du lịch thật là mạnh mẽ và rõ ràng. Theo phong tục thì những tháng đầu năm là những tháng hội hè lễ bái. Vào khoảng tháng 2, 3 âm lịch là hội của hầu hết các đình chùa, các đền và các vùng nổi tiếng bất kể đến thời tiết ẩm ướt mưa dầm: Chùa Hương, Chùa Thầy, Đền Hùng, Hội Lim…. ● Điều kiện về tài nguyên du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch nào sẽ gây ảnh hưởng đến thời vụ du lịch của điểm du lịch tương ứng. Đây là nhân tố tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch. Ví dụ: Nếu một điểm du lịch chỉ có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch tại đó sẽ ngắn hơn một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển kết hợp với chữa bệnh hoặc một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch văn hoá. 3. Nhân tố mang tính tổ chức - kỹ thuật: Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch. Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài của thời vụ du lịch. Ví dụ: Cơ sở lưu trú chính thì thường có thời gian kinh doanh dài hơn cơ sở lưu trú phụ (Hotel ở biển có thời gian kinh doanh dài hơn Camping hay Bungalow). Khách sạn có hội trường lớn, có bể bơi kín, có các trung tâm chữa bệnh, nơi vui chơi giải trí có thời vụ kinh doanh dài hơn. 4. Các nhân tố khác: * Nhân tố mang tính tâm lý (nhân tố về mốt và sự bắt chước). Một số người muốn đi nghỉ mát ở một vùng, một đất nước du lịch nào đó mà họ không hề biết đến các điều kiện cụ thể về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Khi đó họ chọn thời gian đi nghỉ theo các du lịch có kinh nghiêm hoặc những nhân vật nổi tiếng. Khi những trường hợp nêu trên là khá phổ biến thì có thể sẽ tạo sự căng thẳng nhân tạo của thời vụ tại một điẻm thời gian nào đó. Tuy nhiên nhân tố chủ yếu ảnh hưởng lên cường độ biểu hiện của thời vụ du lịch, ít ảnh hưởng lên độ dài của thời vụ. Mức độ ảnh hưởng là ít và bất biến. * Các nhân tố đặc biệt: Một số khách sạn phục vụ chính là đối tượng khách công vụ thì thời vụ của các khách sạn này phụ thuộc lớn vào thời gian họp tổng kết của các doanh nghiệp. Phần 2: Phân tích tác động của thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch nghỉ biển tại Hải Phòng. I. Tiềm năng để phát triển loại hình du lịch nghỉ biển của Hải Phòng. 1. Điều kiện về tài nguyên du lịch. Một quốc gia, một vùng dù có nền kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội phát triển cao song nếu không có được các tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát triển được du lịch. Tiềm năng về kinh tế là vô hạn song tiềm năng về tài nguyên du lịch là có hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên -những cái mà thiên nhiên chỉ ban cho một số vùng và một số nước nhất định. Riêng thành phố Hải Phòng được thiên nhiên vô cùng ưu đãi, ban tặng cho 1 tiềm năng lớn về con người, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, có rừng có biển, có nền văn hoá đặc trưng của vùng ven biển bắc Bộ để phát triển du lịch. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hải Phòng được biết đến với vị thế của một thành phố Cảng, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch của cả nước, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng được phân bố trên toàn thành phố với đa dạng các loại hình như rừng, biển, đảo, di tích văn hoá và nhiều thắng cảnh danh lam thu hút khách trong nước và quốc tế. Bất cứ du khách nào đến Hải Phòng cũng nghĩ ngay tới các địa danh du lịch biển nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà. 1.1. Thắng cảnh Đồ Sơn. Có 2.450m bờ biển đầy cát mịn làm bãi tắm lý tưởng, từ lâu Đồ Sơn đã là một trong số những khu nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. Bán đảo Đồ Sơn nằm trên miền cổ lục địa, chạy dài 22,5km ven biển từ cửa sông Cấm đến cửa sông Văn Úc. Với những cảnh sắc tuyệt đẹp về phong cảnh sơn thuỷ tình hữu. Có thể nói, Đồ Sơn đẹp tựa Đà Lạt mộng mơ để du khách thả hồn tận hưởng những kiệt tác mà thiên nhiên ban tặng. Đến với khu du lịch Đồ Sơn, du khách sẽ được đắm mình trong làn nước biển, nghỉ ngơi để thưởng ngoại cảnh đẹp của một miền biển nổi danh mang đậm nét truyền thống, lung linh màu của huyền thoại... Du khách các nơi về Đồ Sơn, ít người biết, cách bãi tắm phía Đông Nam bán đảo Đồ Sơn chừng 800m có đảo Dáu hoang sơ đến lạ kỳ. Người xưa hình tượng hoá Đồ Sơn như đầu rồng đang hướng về phía viên ngọc (đảo Dáu), đuôi quẫy ra khơi xa thành Bạch Long Vĩ. Hiếm có hòn đảo nào gần đất liền lại được nhiều ưu ái của cả thiên nhiên và truyền thuyết như đảo Dáu. Chỉ sau khoảng 20 phút cưỡi sóng từ bến Nghiêng, du khách đã lạc vào chốn hoang sơ, tận mắt ngắm nhìn tháp đèn biển, công trình hơn trăm tuổi giữa gió biển phóng khoáng. Cây đèn biển hơn trăm tuổi đặt trên đỉnh cao 128 m, được xây dựng từ năm 1892, cao như một tháp phá
Tài liệu liên quan