Đề tài Tổng quan về xăng động cơ và các trang thiết bị kinh doanh tại kho xăng dầu

Trên thế giới tại bất cứ quốc gia nào cũng hết sức coi trọng các nhiên liệu của sản phẩm dầu mỡ vì nó có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong đời sống và nền kinh tế của mọi quốc gia. Các sản phẩm đều có mục đích sử dụng riêng, vào nhiều lĩnh vực như trong đời sống nhân dân, trong sản xuất và quốc phòng . ở Việt Nam dầu mỡ được phát hiện đầu tiên vào ngày 26/6/1986 tại mỏ dầu Đại Hổ tiếp theo là Đại Hùng, Lam Tây, Lam Đỏ, Mỏ Rồng vv và được đi vào khai thác với trữ lượng lớn. Việc phát hiện ra các mỏ dầu ở Việt Nam nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Bằng những công nghệ hiện đại đã sản xuất ra nhiều loại nhiên liệu từ dầu mỡ và các vật liệu sản xuất ra phục vụ cho sinh hoạt và cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong các nhóm sản phẩm dầu mỡ thì đặc biệt nhóm nhiên liệu xăng dầu sử dụng cho động cơ đốt trong, đặc biệt là xăng động cơ nó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của mọi quốc gia trên thế giới. ở Việt Nam trong thời kỳ đất nước không ngừng đổi vươn lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá với việc sử dụng các máy móc, thiết bị công nghệ mới liên quan tới xăng dầu thì xăng dầu đặc biệt càng quan trọng trong việc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Xăng động cơ ngày nay đã là sản phẩm quá quen thuộc đối với đời sống kinh tế, sản xuất của con người tuy vậy không phải ai cũng có thể hiểu hết được đầy đủ về xăng động cơ về các chất lý hoá, phẩm cấp chất lượng và đối tượng được sử dụng chúng. Qua thời gian theo học ngành kỹ thuật xăng dầu tại trường và đi thực tạp tại cơ sở Tổng kho xăng dầu Đức Giang em đã học tập được nhiều kiến thức cơ bản về các sản phẩm dầu ở như các công dụng, các chỉ tiêu chất lượng, các vấn đề liên quan đến ngành sản xuất kinh doanh xăng dầu. Được sự hướng dẫn của nhà trường trong thời gian thực tập tốt nghiệp tốt nghiệp em xin trình bày những hiểu biết của mình về đề tài "Tổng quan về xăng động cơ và các trang thiết bị kinh doanh tại kho xăng dầu". Đề tài gồm nội dung chính: + Tổng quan về xăng động cơ + Các trang thiết bị tồn chứa, kinh doanh xăng động cơ + Công tác quản lý chất lượng xăng tại kho + Công tác an toàn phòng chống cháy nổ.

doc77 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về xăng động cơ và các trang thiết bị kinh doanh tại kho xăng dầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 4 1. Lịch sử hình thành và phát triển kho Đức Giang 4 2. Các thành tích đạt được 4 3. Cơ cấu tổ chức của Tổng kho Đức Giang 5 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật 6 PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ XĂNG ĐỘNG CƠ VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ KINH DOANH XĂNG TẠI KHO XĂNG DẦU 11 I. TỔNG QUAN VỀ XĂNG ĐỘNG CƠ 11 1. Giới thiệu chung về động cơ xăng 11 2. Nguồn gốc và yêu cầu chất lượng của xăng động cơ 18 3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng xăng động cơ. 19 4. Phô gia cho xăng động cơ: 30 5. Phân loại gọi tên, phạm vi sử dụng xăng động cơ 31 PHẦN III. CÁC TRANG THIẾT BỊ TỒN CHỨA KINH DOANH XĂNG DẦU 33 1. Bể chứa 33 2. Đường ống 45 3. Trạm bơm trong kho dầu 48 4. Thiết bị đo lường 48 PHẦN IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ 49 CHẤT LƯỢNG XĂNG TẠI KHO XĂNG DẦU 49 1. Nguyên nhân của sự biến chất xăng trong kho xăng dầu 50 2. Biện pháp quản lý chất lượng xăng trong quá trình tồn chứa và bảo quản 51 3. Sử lý xăng kém phẩm chất. 55 PHẦN V. CÔNG TÁC AN TOÀN PHÒNG 56 CHỐNG CHÁY NỔ VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 56 1. Công tác an toàn trong sản xuất kinh doanh xăng dầu 56 2. Các thiết bị văn phòng chữa cháy trong kho và tại nơi kinh doanh xăng dầu. 58 3. Công tác phòng chữa cháy trong sản xuất kinh doanh xăng dầu 60 4. Phòng chông cháy nổ tại các công trình xăng dầu. 62 5. Một số thiết bị chữa cháy chuyên dụng 65 6. Công tác phòng cháy chữa cháy tại tổng kho đức giang 66 PHẦN VI. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 70 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới tại bất cứ quốc gia nào cũng hết sức coi trọng các nhiên liệu của sản phẩm dầu mỡ vì nó có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong đời sống và nền kinh tế của mọi quốc gia. Các sản phẩm đều có mục đích sử dụng riêng, vào nhiều lĩnh vực như trong đời sống nhân dân, trong sản xuất và quốc phòng…. ở Việt Nam dầu mỡ được phát hiện đầu tiên vào ngày 26/6/1986 tại mỏ dầu Đại Hổ tiếp theo là Đại Hùng, Lam Tây, Lam Đỏ, Mỏ Rồng vv… và được đi vào khai thác với trữ lượng lớn. Việc phát hiện ra các mỏ dầu ở Việt Nam nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Bằng những công nghệ hiện đại đã sản xuất ra nhiều loại nhiên liệu từ dầu mỡ và các vật liệu sản xuất ra phục vụ cho sinh hoạt và cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong các nhóm sản phẩm dầu mỡ thì đặc biệt nhóm nhiên liệu xăng dầu sử dụng cho động cơ đốt trong, đặc biệt là xăng động cơ nó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của mọi quốc gia trên thế giới. ở Việt Nam trong thời kỳ đất nước không ngừng đổi vươn lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá với việc sử dụng các máy móc, thiết bị công nghệ mới liên quan tới xăng dầu thì xăng dầu đặc biệt càng quan trọng trong việc đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Xăng động cơ ngày nay đã là sản phẩm quá quen thuộc đối với đời sống kinh tế, sản xuất của con người tuy vậy không phải ai cũng có thể hiểu hết được đầy đủ về xăng động cơ về các chất lý hoá, phẩm cấp chất lượng và đối tượng được sử dụng chúng. Qua thời gian theo học ngành kỹ thuật xăng dầu tại trường và đi thực tạp tại cơ sở Tổng kho xăng dầu Đức Giang em đã học tập được nhiều kiến thức cơ bản về các sản phẩm dầu ở như các công dụng, các chỉ tiêu chất lượng, các vấn đề liên quan đến ngành sản xuất kinh doanh xăng dầu. Được sự hướng dẫn của nhà trường trong thời gian thực tập tốt nghiệp tốt nghiệp em xin trình bày những hiểu biết của mình về đề tài "Tổng quan về xăng động cơ và các trang thiết bị kinh doanh tại kho xăng dầu". Đề tài gồm nội dung chính: + Tổng quan về xăng động cơ + Các trang thiết bị tồn chứa, kinh doanh xăng động cơ + Công tác quản lý chất lượng xăng tại kho + Công tác an toàn phòng chống cháy nổ. Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa kỹ thuật bảo quản hàng hoá và các thầy cô giáo trong trường Can đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại, các cán bộ công nhân viên tại Tổng kho Đức Giang. Đặc biệt là giảng viên ĐỖ THỊ HUỆ đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành nội dụng của đề tài này. Trong các nội dung của đề tài này vì điều kiện thời gian không thể tránh khỏi được những sai sót. Em rất mong được sự góp ý chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các cán bộ công nhân công tác trong ngành kỹ thuật xăng dầu để em có điều kiện hoàn thành tốt đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Tây, ngày 25 tháng 8 năm 2007 PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHO ĐỨC GIANG - Cùng với sự phát triển của Công ty xăng dầu khu vực I là sự hình thành của Tổng kho Đức Giang. - Tổng kho Đức Giang giữ một vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống kho của Công ty là kho lớn nhất ở khu vực phía Bắc Sông Hồng, là đơn vị xuất sắc trong phong trào bảo vệ xăng dầu, phòng cháy chữa cháu, là một điển hình tiêu biểu của toàn ngành trong hệ thống bến xuất. - Kho Đức Giang được xây dựng trên địa bàn Hà Nội cách trung tâm thủ đô chõng 8 Km về phía Bắc. Kho được xây dựng trên đất của thôn Đức Giang - Quận Long Biên - Hà Nội. Kho Đức Giang được các chuyên gia Trung Quốc, Liên Xô giúp đỡ thiết kế. Năm 1956 lễ khánh thành kho xăng dầu Đức Giang được hoàn thành. Kho xăng dầu Đức Giang hoàn thành đã chứng tỏ một sức mạnh, một niềm tin của giai cấp công nhân miền Bắc nói chung và công nhân xăng dầu nói riêng. - Tổng kho Đức Giang chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Tổng Công ty xăng dầu mỡ có một chủ nhiệm, một phó chủ nhiệm phụ trách. - Năm 1956 kho Đức Giang đã dự trù được 4 vạn m3 xăng dầu. Chỉ sau 15 kho xăng dầu Đức Giang đã trở thành 1 kho trung tâm, là một vị trí trung chuyển bước vào thời kỳ đổi mới, vừa chiến đấu vừa sản xuất. - Trước những năm 1976 kho Đức Giang bị Mỹ tấn công bằng máy bay ném bom. Và sau 29/6/1956 kho ngưng không còn chứa dầu. - Năm 1976, kho Đức Giang được khôi phục và mở rộng là đầu mối quan trọng để tiếp nhận, cung ứng dự trữ xăng dầu cho các đơn vị trung ương và địa phương ở Hà Nội và trung chuyển xăng dầu cho Hà Sơn Bình, Sơn la v.v… - Năm 1983 Công ty đã tổ chức nhập khối lượng xăng dầu trên 300.000 lần với nhiều chủng loại khác nhau và trung chuyển trên 11 tỉnh thành phố. 2. CÁC THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC - Qua 50 năm xây dựng và phát triển Công ty xăng dầu khu vực I đã trải qua nhiều chặng đường khi hoà bình lúc chiến tranh với những thăng trầm gắn liền với vận mệnh của dân téc, với sự phát triển của thủ đô. - Ngày nay Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc. Đóng góp tích cực cho ngành và cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội an ninh quốc phòng. - Từ cơ ngơi nhỏ bé ban đầu với mười cán bộ công nhân viên, sau 50 năm, Công ty xăng dầu khu vực I đã trở thành doanh nghiệp lớn của Nhà nước trên địa bàn Hà Nội với gần 2000 cán bộ, nhân viên. Sau 50 năm, năm 2005 Công ty xăng dầu khu vực I đã nhập và xuất vượt một triệu tấn xăng dầu hơn 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 56 tỷ đồng nép ngân sách Nhà nước 232 tỷ đồng chỉ con số này thôi đã nói lên sự phát triển rất mạnh mẽ của Công ty xăng dầu khu vực I. - Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị là tổ chức sản xuất kinh doanh đã đáp ứng đúng đủ xăng dầu cho nền kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, Công ty còn tham gia tích cực mọi công tác xã hội từ thiện, từ phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng đến đỡ đầu con liệt sĩ, xây dựng trường líp nơi các đơn vị của Công ty dừng chân. Từ việc ủng hộ đồng bào các vùng miền trong bị thiên tai lũ lụt đến các phong trào do uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội phát động. - Ghi nhận đóng góp, thành tựu của Công ty Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội, Bộ thương mại, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đã tặng thưởng cho Công ty và nhiều cá nhân, đơn vị những danh hiệu cao quý, với ba danh hiệu anh hùng: Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ 4/2000, Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (8/2000), Anh hùng lao động cho đồng chí Nguyễn Bá Hựu (1985) Công ty cũng được tặng thưởng huân chương độc lập hạng nhì (2005), huân chương độc lập hạng ba (1996) và rất nhiều huân, huy chương khác. 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG KHO ĐỨC GIANG - Đặc điểm tình hình: Tổng kho xăng dầu Đức Giang là một cơ sở thành viên của Công ty xăng dầu khu vực I, làm nhiệm vụ xuất nhập, bảo quản, dự trữ và cung ứng xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu cho thủ đô Hà Nội và 24 tỉnh thành phố phía Bắc với khối lượng chính khoảng 900.000m3/năm. - Để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, Tổng kho xăng dầu Đức Giang đã hình thành một mô hình sản xuất khép kín gồm 3 phòng nghiệp vụ, 2 kho, 3 đội sản xuất. - Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay thì bất c mét doanh nghiệp nào cũng muốn đạt hiệu quả cao ngoài việc tìm kiếm khách hàng, các đối tác làm ăn ra thì cơ cấu tổ chức lao động một cách hợp lý tốt hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm một cách tối đa về mặt tài chính của doanh nghiệp. Theo quy chế mới của Nhà nước, Tổng kho quy định mỗi tuần làm việc 5 ngày, mỗi ngày làm 8 tiếng. Tuy nhiên do đặc thù công việc, cán bộ công nhân tổng kho có thể làm cả thứ 7 và Chủ nhật nhưng được nghỉ bù vào ngày khác các ngày lễ tết cán bộ công nhân viên có thể làm việc ngoài giê theo quy định ca trực của mình. - Tổng kho có một đội ngò quản lý điều hành có năng lực phẩm chất tốt có bản lĩnh trưởng thành từ thực tế sản xuất kinh doanh, có đội ngò công nhân kỹ thuật lành nghề, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa sự chỉ đạo của Đảng uỷ, ban giám đốc và các đoàn thể luôn luôn phát huy yếu tố con người. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra nhằm phát huy tinh thần làm chủ cảu tập thể lao động. Hình 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức tổng kho Đức Giang 4. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT - Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài và tàn phá hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty vẫn chưa ổn định, hệ thống chưa tập chung và các trang thiết bị còn thiếu thốn gây cho việc xuất nhập xăng dầu gặp nhiều khó khăn. - Để giải quyết hiện trạng này, Tổng kho đã quyết định từ thiết kế lắp đặt thêm 6 họng xuất mới, nâng công suất hàng từ 150 xe/ ngày lên 300 xe/ngày. Cải tạo hệ thống công nghệ, lắp đặt thêm 500m đường ống xuất riêng cho Bộ quốc phòng, mở rộng cổng số 7 để cho 2 làn xe vào, nâng cấp 5000m2 đường bãi trong kho, đặt ống thoát nước và mở rộng trục đường vào kho. - Cuối năm 1988 Tổng kho Đức Giang được tập chung cải tạo, tăng thêm sức chứa ở tại kho và khu cảng H101. - Đến năm 1993 - 1994 Tổng kho Đức Giang được quyết định của Công ty xăng dầu khu vực I cải tạo lại kho giàn xuất xitéc được thay thế bằng cân xuất, chế lắp giàn thao tác mới, bố trí lại công nghệ bơm điều khiển từ xa, nối mạng vi tính để truyền số liệu, phát hành chứng từ, đổi mới quy trình kiểm tra nhận hàng. - Tổng kho Đức Giang còn được đổi mới lại công nghệ đo nhiệt độ hợp đồng bằng máy đo nhiệt độ điện tử, tiến hành cải tạo công nghệ nâng sức chưas tại các bể lên 2000 m3 - 3000 m3 và cải tạo hệ thống vệ sinh môi trường, và tại cảng H101 cũng được cải tạo để tăng sức chứa lên gấp đôi. - Đến năm 1995 Tổng kho được sự chỉ đạo của Công ty xăng dầu khu vực I đã tự khảo sát thiết kế và chỉ đạo thi công hoàn thành giàn xuất toa P với công nghệ hiện đại và mở rộng giàn xuất Wagon thành 18 hạng, thi công mở rộng thêm 30.000 m3 sức chứa tại tổng kho, sức chứa hiện nay của tổng kho Đức Giang lên đến 8 vạn m3. - Để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh cũng như nhiệm vụ chính trị của mình. Tổng kho giao khai thác và quản lý một cơ sở vật chất hiện đại với giá trị tài sản đến hàng trăm tỷ đồng gòm các cơ sở vật chất kỹ thuật và các hạng mục công trình sau: * Hệ thống bể chứa: Tổng kho có một hệ thống bể chưa bao gồm 28 bể trụ đứng có sức chứa từ 2000m3 đến 15000m3 và hệ thống bể nằm ngang có sức chứa từ 25m3 đến 75 m3. - Từ bể số 1 đến bể số 16 là loại bể 2000m3 có đường kính là 9.906m, chu vi là 48m, diện tích là 76,94m2, có chiều cao là 6,103m - Bể sè 21 và bể số 22 là loại bể 3000 m3 có đường kính là 8,968m, chu vi 69,68m, diện tích là 270 m2 có chiều cao bể là 12m. - Bể sè 17, 18, 19, 20 đã cải tạo song là loại bể 3000m3 - Bể sè 23, 24 là loại bể 15000m3 có đường kính bể là 37m, chu vi bể là 116,2m, diện tích là 1074,7 m2, chiều cao 15m. - Tất cả các bể được lắp đặt các thiết bị an toàn như cột thu lôi, hệ thống van hô hấp, cầu thang bộ chiếu sáng, hệ thống cứu hoả, làm mát, lỗ người chui đảm bảo cho quá trình tồn chứa và bảo quản. - Bể sè 1, 2, 3, 4, 5, 6 là loại bể 2000m3 và bể 23 là loại bể 15000 m3 chứa Mogas 92, có tổng sức chứa là 27000 m3. - Bể sè 17, 18, 19, 20, 21, 22 chứa Mogas 95 là loại bể 3000m3, tổng sức chứa là 18000m3 + Bể 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 là loại bể 2000m3 và bể số 24 là loại bể 15000 m3 chứa dầu Diesel (DO) tổng sức chứa 31000m3 + Bể sè 15, 16 là loại bể 2000 m3 chứa dầu hoả (KO), có tổng sức chứa là 4000 m3 - Bể A1, A 2, loại bể 400m3 A3, A4 loại bể 500m3 Hai loại bể này dùng để tồn chứa FO, có tổng sức chứa 2925m3 - Ngoài ra còn có các bể. + Bể B và C là loại bể 25m3 là bể phòng sự cố khi nhập hàng từ đường ống từ Công ty xăng dầu B12 về. + Bể A và D là loại bể 25m3 là bể dùng để tách lẫn khi 2 loại hàng bơm đuổi nhau nhập từ đường ống thuốc Công ty xăng dầu B12 về + Bể E và F là loại bể ngầm có tác dụng tích 25m3 để thu hồi xăng dầu từ giàn xuất về. * Hệ thống nhà bơm Hợp đồng được xuất ra chủ yếu qua các phương tiện vận tải đường bộ và đường sắt. Công ty đã đầu từ nâng cấp thay thế các hệ thống máy bơm cũ bằng các loại máy bơm mới có lưu lượng cao hơn giảm thời gian xuất hàng, đồng thời Công ty đã tích cực sử dụng hệ thống đồng hồ lưu lượng nhằm đảm bảo xuất hàng đầy đủ khong bị thiếu hay thừa hàngvà các trang thiết bị báo lẫn, tách lẫn đảm bảo cho việc xuất hàng đúng yêu cầu chất lượng hàng hoá ra không bị lẫn. - Nhà bơm trung tâm hệ thống bơm có công năng suất 150m3/h/máy với các thiết bị điều khiển tự động và các thiết bị tự động hoá như đồng hồ do áp suất và các thiết bị đo nhiệt độ. - Đồng hồ đo lưu lượng kế được gồm trên từng họng xuất với số liệu chính xác cho từng xe. * Hệ thống đường ống: - Tổng kho từ những ngày đầu đã được trang bị một hệ thống đường ống với tổng chiều dài lên tới hàng nghìn mét gồm hệ thống đường ống nổi và hệ thống đường ống chìm dưới lòng đất nổi thông các bể với nhau và đường nhập xăng dầu từ K 132 về. + Mogas 92: đường ống có màu trắng - xanh. + Mogas 95: Đường ống có màu nhò trắng + Dầu Diesel (DO): đường ống có màu xanh + Dầu hoả (KO): đường ống có màu vàng + Hệ thống đường ống cứu hoả được sơn màu đỏ * Hệ thống chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng hiện đại cùng với hệ thống hàng rào xung điện và hệ thống cao áp quanh kho luôn luôn bảo vệ sự an toàn tuyệt đối cho hàng hoá ở trong kho. * Hệ thống phòng cháy chữa cháy: - Việc PCCC của tổng kho luôn được đặt lên hàng đầu với trang thiết bị PCCC hiện đại gồm 3 xe chữa cháy loại mới nhất trị giá hàng tỷ đồng và bình chữa cháy các loại được trang bị ở khắp mọi nơi trong kho cùng một đội ngò chữa cháy được đào tạo chuyên nghiệp trực 24/24h. - Công ty còn xây dựng một hệ thống PCCC cố định là một nhà bơm cứu 3 máy bơm loại 6mC - 5T của Liên xô cũ với lưn lượng chạy là 150 m3/h. + Máy 1: máy bơm làm mát chủ yếu được nối qua các đường óng lên bể tạo mưa. + Máy 2: máy bơm thuốc chữa cháy và phun bọt + Máy 3: máy bơm dự phòng. - Hệ thống PCCC di động của Công ty gồm 4 xe ô tô cứu hoả có hơn 30 nhân viên làm việc cả ngày và đêm thwcs trực (24/24h). Ngoài ra Công ty có hệ thống trang thiết bị phòng cháy như bình MFZ 8, MFZ- 10, bình CO2, loại MFZ - 35, MFT - 50. MFT - 70, và các bình chữa cháy kiểu lọ hoa và đèn với số lượng lớn được lắp và đặt các thiết bị chữa cháy tự đòng bằng rơle nhiệt tại các dàn xuất ô tô xi tec và dàn xuất P loại bình ZYW10. * Kế hoạch triển khai chữa cháy của Tổng kho Đức Giang - Bảo vệ cốt gác phát hiện thấy cháy, báo bảo vệ các cổng đồng thời báo động toàn đơn vị bằng loa, kẻng cho tất cả mọi người biết để tham gia chữa cháy, đồng chí lãnh đạo tổng kho gọi điện báo cháy đến các đồng chí lãnh đạo Công ty. Đồng thời gọi điện khẩn cấp cho xưởng PCCC chuyên nghiệp. - Khi chưa có lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp thì lãnh đạo tổng kho trực tiếp chỉ huy chữa cháy và gọi điện cho cảnh sát 113 công an quân Long Biên đến tổ chức giữ gìn an ninh trật tự và đảm bảo an toàn giao thông. - Gọi điện cấp cứu y tế đến để cứu người bị nạn (nếu có). Đội giao nhận ngừng xuất nhập, đóng các van liên quan, tỏ truyền thông báo người nhập hàng trên truyền ống (nếu có). Phòng quản lý hàng hoá, quản lý kỹ thuật tổng kho xem xét việc rút hàng tại các bể gần với khu vực xảy ra đám cháy. Xuất ngay hai xe ô tô chữa cháy AIL 130, trực chữa cháy tổ chức đội hình 2 làm mát bể bị cháy để chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến vận hành bảo vệ chốt giữ các cống tuần tra, bảo vệ anh ninh trật tự. Khi lực lượng PCCC đã chữa cháy song khi được lệnh của ban chỉ huy mới được thu quan để phòng cháy lại. Bảo vệ hiện trường phối hợp điều tra, xác định rõ nguyên nhân và thiệt hại do cháy gây ra, lập biên bản thu dọn hiện trường, rút kinh nghiệm, khắc phục hậu quả, tiếp tục triển khai sản xuất kinh doanh. PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ XĂNG ĐỘNG CƠ VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ KINH DOANH XĂNG TẠI KHO XĂNG DẦU I. TỔNG QUAN VỀ XĂNG ĐỘNG CƠ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ XĂNG 1.1. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong a) Quá trình công tác Là tổng số tất cả những biến đổi của môi chất công tác trong xilanh động cơ và trong các bộ phận khác. b) Chu trình công tác Là tập hợp những biến đổi của môi chất công tác trong xi lanh của động cơ với một khoảng thời gian nhất định mang tính chất chu kỳ (hót – nén – cháy giãn nở sinh công – xả). c) Kỳ công tác Là một phần của chu trình công tác xảy ra giữa hai vị trí của pít tông trong xi lanh động cơ có thể tích xi lanh lớn nhất và nhỏ nhất, ngược lại. d) điểm chết. Là vị trí của pitton mà tại đó ta tác dụng một lực dù lớn đến đâu nên nó theo chiều vuông góc với đỉnh pitton thì cũng không làm cho trục khuỷu quay. + Điểm chết trên: mà tại đó trục khuỷu hướng từ tâm trục vào trong cơ cấu. + Điểm chết dưới: Là điểm chết mà tại đó trục khuỷu hướng từ tâm trục ra ngoài cơ cấu. e) Các loại thể tích xi lanh + Khảng không gian giới hạn bởi thanh xi lanh, đỉnh piton và nắp máy gọi là thể tích xi lanh. Trong khoảng thời gian làm việc, thể tích xi lanh X thay đổi liên tục. Nhưng có ba loại thể tích không thay đổi. + Thể tích vùng cháy: Vùng cháy là thể tích xi lanh khi pitton ở điểm chết trên. + Thể tích toàn phần VA: là thể tích xi lanh khi pitton ở điểm chết dưới. + Thể tích làm việc VH: là hiệu số (VA – VC). f) Hành trình pitton Là khoảng cách giữa ĐCông ty và ĐCD g) Tỷ số nén:  Là tỷ số giữa thể tích toàn phần xi lanh và thể tích vùng cháy   =  VA     VC   1.1.2. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ: Sơ đồ cấu tạo: Hình 2: Sơ đồ cấu tạo động cơ xăng 4 kỳ b) Nguyên lý làm việc: Quá trình làm việc của động cơ xăng 4 kỳ được chia làm 4 giai đoạn: b1) Kỳ hót: Pitton đi từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết dưới (ĐCD) van sè 5 mở, van sè 6 đóng. Thể tích xi lanh tăng dần làm cho áp xuất trong xi lanh giảm dần, trong khoảng xi lanh hình thành một khoảng chân không. Hỗn hợp cháy được nạp vào xi lanh qua van sè 5 đang mở. b2) Kỳ nén: Pitton đi từ ĐCD lên ĐCT, hai van sè 5 và 6 cùng đóng. Thể tích xi lanh giảm, áp suất và nhiệt độ trong xi lanh tăng, khi pitton gần tới ĐCT, nhiệt độ và áp suất trong xi lanh tăng rất cao. Lúc này buzi sè 7 bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp cháy. b3) Kỳ nổ (cháy, giãn nì sinh công): Ở đầu kỳ này hỗn hợp cháy bốc cháy mãnh liệt, nhiệt độ và áp suất tăng rất nhanh, hai van sè 5 và số 6 vẫn đóng, sau đó hỗn hợp cháy giãn nở đẩy pitton đi xuống và sinh công. b4) Kỳ xả: Pitton đi từ ĐCD lên ĐCT, an sè 5 đóng, van sè 6 mở. Thể tích xi lanh giảm, áp suất trong xi lanh tăng, đẩy sp cháy ra ngoài qua van sè 6 (quá trình này thường kèm theo tiếng nổ). + Kết luận: Mét chu trình công tác của động cơ xăng 4 kỳ được t
Tài liệu liên quan