Đề tài Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích doanh thu của công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Phương

Thuật ngữ “ thống kê” có hai nghĩa: theo nghĩa thứ nhất, thống kê là các con số được ghi chép để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế, xã hội. Theo nghĩa thứ hai, thống kê được hiểu là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập và phân tích các con số về những hiện tượng tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế, xã hội để tìm hiểu các bản chất và tìm qui luật vốn có của những hiện tượng ấy.

doc49 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích doanh thu của công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ Lời mở đầu Thống kê học là gì ? Thuật ngữ “ thống kê” có hai nghĩa: theo nghĩa thứ nhất, thống kê là các con số được ghi chép để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế, xã hội. Theo nghĩa thứ hai, thống kê được hiểu là hệ thống các phương pháp ghi chép, thu thập và phân tích các con số về những hiện tượng tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế, xã hội để tìm hiểu các bản chất và tìm qui luật vốn có của những hiện tượng ấy. Do vậy, thống kê học chính là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập , xử lí và phân tích các con số ( mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính qui luật vốn có của chúng ( mặt chất) trong những điều kiện, địa điểm và thời gian cụ thể. Tính qui luật của thống kê có ý nghĩa rất là quan trọng đối với các hoạt động quản lí kinh tế- xã hội vì qua đó nó cho ta biết mối liên hệ giữa các hiện tượng ( trong đó quan hệ nhân quả được chú ý ), xu thế phát triển của hiện tượng cũng như các dao động chu kỳ của hiện tượng đó, qui luật phân phối của các tổng thể chứa đựng đang nghiên cứu... Hiện nay khoa học thống kê đang có những bước phát triển mạnh do đã vận dụng tốt các thành quả của môn khoa học tính toán, các phương tiện công cụ tính toán mới rất hiện đại như máy tính, máy vi tính...và chỉ số cũng là một trong các phương pháp của thống kê học, đang có những bước nhảy vọt đáng kể. Như trước đây, phương pháp chỉ số chỉ được vận dụng để đánh giá biến động của giá cả. Còn hiện nay, phương pháp chỉ số đã được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế nhằm phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Do vậy, phương pháp chỉ số trở thành một phương pháp nghiên cứu quan trọng của thống kê học. Ngày nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, sản xuất phát triển mạnh mẽ, cơ cấu và chủng loại sản phẩm thay đổi nhanh chóng, sản phẩm mới xuất hiện nhiều...Phương pháp chỉ số cũng đặt ra nhiều vấn đề mới cần được kiểm nghiệm và nghiên cứu để đưa ra những kết luận chính xác nhất như: quan niệm về chỉ số, vận dụng chỉ số để phân tích các nhân tố, nguyên tắc so sánh trong chỉ số, vận dụng các phương pháp toán học trong chỉ số trong dự đoán kinh tế... Trước những thực tế đó, em chọn đề tài: “ Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích doanh thu của công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Phương” Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân, các thầy cô trong khoa Thống kê và đặc biệt là giáo sư phó tiến sĩ Trần Ngọc Phác đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này. B/ Nội dung Chương I: Vai trò của thống kê trong phân tích sự biến động của công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Phương. Thống kê học chính là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập và xử lí, phân tích được qui mô, kết cấu, quan hệ so sánh, trình độ phổ biến, tốc độ và xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội. Hay thống kê thông qua mặt “lượng” để nói lên bản chất và tính qui luật phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội. Ta nhận thấy khi các mặt hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng phát triển thì thống kê càng đóng vai trò quan trọng. Do đó, chúng ta cần phải nghiên cứu và ngày càng phải hoàn thiện nó bằng lí luận và thực tiễn. Thực tiễn là ngày nay bất cứ một nền kinh tế nào hay các hãng kinh doanh nói chung và đặc biệt “ Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Phương” nói riêng cần phải sử dụng thống kê một cách rộng rãivà phải coi nó như một công cụ sắc bén để phân tích và dự đoán trong kinh doanh. Vì thông qua phân tích các nhà kinh doanh (các nhà quản lí) có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình để rút ra được những mâu thuẫn tồn tại, những nguyên nhân khách quan và chủ quan để từ đó đưa ra được các mục tiêu và biện pháp hợp lí làm cơ sở cho việc để ra những quyết định tối ưu trong hoạt động kinh doanh và trong lĩnh vực quản lí doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh là quá trình sử dụng đồng vốn đầu tư một cách có hiệu quả. Muốn sử dụng có hiệu quả đòi hỏi các nhà đầu tư phải đưa ra được các dự án cũng như kế hoạch kinh doanh đòi hỏi phải phân tích và đưa ra được các chỉ tiêu. Qua phân tích, giúp cho nhà quản lí nhìn nhận đúng, đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình thực tiễn các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, cũng như các chỉ tiêu định mức kinh tế- kĩ thuật để thấy được mức độ hoàn thành, lượng tăng giảm tương đối và tuyệt đối...từ đó xem xét các mục tiêu cần phải đạt tới. Trong bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào chỉ tiêu về doanh thu là chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh lợi nhuận kinh doanh cũng như kết quả về tiêu thụ hàng hoá. Khi doanh thu của doanh nghiệp biến động tăng hay giảm cũng là một nhân tố tác động đến thu nhập, thông qua đó để tái sản xuất mở rộng và giản đơn...Do đó dựa vào thống kê để phân tích tình hình doanh thu của công ty để nắm bắt và đánh giá một cách chính xác và khách quan tình hình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp mình trong từng chu kì kinh doanh. Từ đó ta thấy được những kết quả đạt được cũng như những mâu thuẫn tồn tại trong quá trình tiêu thụ hàng hoá để tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, để tìm ra những chủ trương, biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình cung ứng, trao đổi và tiêu thụ nhằm mục đích tăng doanh thu để tăng lợi nhuận cho công ty. Như vậy, phân tích doanh thu bằng “phương pháp thống kê” giúp ta thấy được những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến doanh thu. Ngược lại, để từ đó giúp cho nhà quản lí đưa ra những chính sách và quyết định tối ưu trong việc chủ đạo hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và xác định được kết quả tài chínha của doanh nghiệp mình. Chương II: Phương pháp chỉ số và ứng dụng phương pháp chỉ số trong phân tích doanh thu. I- ý nghĩa, tác dụng của chỉ số. 1- Khái niệm chỉ số. Chỉ số trong thống kê là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng kinh tế. Ví dụ: Sản lượng lúa của địa phương X năm 2001 so với năm 2000 bằng 1,978 lần ( hay 197,8 %). Như vậy, chỉ số này được biểu hiện bằng số tương đối phát triển. Với những mục đích nghiên cứu khác nhau, thì số tương đối có thể là số tương đối nhiệm vụ kế hoạch và số tương đối hoàn thành kế hoạch. Ngoài ra số tương đối còn có thể là so sánh mức giá của một hoặc một nhóm sản phẩm của thị trường này so với giá cũng của loại hàng hoá đó ở thị trường khác... Vậy trong thống kê chỉ số được áp dụng rộng rãi, với mục đích so sánh và nghiên cứu các đối tượng các hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp. Khi tính các chỉ tiêu này chúng ta phải đưa ra các tiêu thức về cùng một dạng đồng nhất để từ đó ta tính toán đưa về một kết quả. Khi so sánh xem xét các nghiên cứu, các hiện tượng chưa đầy đủ và xác đáng, không phân tích chỉ tiêu này với các chỉ tiêu có liên quan thì việc nhận định và đưa ra kết luận không chínhẫác. Trái lại, nếu chúng ta so sánh kết hợp giữa các chỉ tiêu một cách đầy đủ thì chúng ta sẽ đưa ra các kết luận đánh giá tình hình cần nghiên cứu sẽ rõ nét hơn. 2- Đặc điểm của phương pháp chỉ số. Bất kỳ một nội dung kinh tế nào biểu hiện bằng số mà đứng riêng rẽ, tự nó không so sánh với những con số khác về nội dung kinh tế cùng loại thì vẫn không có tính chất tiêu biểu , nghèo nàn về nội dung. Nhưng nếu đem so sánh nó với nhưng con số cùng loại , nó trở nên sáng rõ hơn, tiêu biểu hơn, nội dung phản ánh cũng phong phú hơn. Tuy nhiên việc so sánh, đánh giá nhận định phải đảm bảo những nghuyên tắc nhất định sau: - Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp, trước hết ta phải chuyển các đơn vị hoặc phàn tử có tính chất khác nhau thành dạng cùng loại để có thể cộng chúng lại với nhau. Ví dụ như khối lượng các loại sản phẩm được sản xuất trong một xí nghiệp không giống nhau, ta không thể cộng chúng được lại với nhau. Muốn cộng chúng lại ta phải chuyển về dạng giống nhau, thường là dạng giá trị để so sánh. Những số tương đối phải là những thước đo các nội dung kinh tế cụ thể. Mỗi một số tương đối hay chỉ số phải là sự so sánh giữa hai chỉ tiêu kinh tế. Như tính chỉ số: Ipq= Sp1q1 = Sp1q1 x Spoq1 Spoqo Spoq1 Spoqo Ta đã so sánh chỉ tiêu về tổng doanh thu kì nghiên cứu so với kì gốc của một tổng thể sản phẩm nào đó. Trong đó tử số là tổng doanh thu kì nghiên cứu, còn mẫu số là tổng chi phí. Chỉ số cho ta biết biến động về giá cảc và sản lượng. Thông qua chỉ số là số “tương đối” thì hiệu quả kinh tế còn được biểu hiện ở số “tuyệt đối” là hiệu số của tử số và mẫu số. Vậy khi tính chỉ số, ta nên tính cả chỉ số tuyệt đối vì thông qua đó cho ta biết được mức chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí của doanh nghiệp là bao nhiêu thông qua sự tác động của giá và sản lượng. Đây là một trong những đặc điểm của lí luận của chỉ số trong thống kê thời kì hiện nay và đặc biệt lí luận này ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các nước. -Thứ hai là khi nghiên cứu, thường có nhiều nhân tố cùng tác động và tham gia vào việc tính toán chỉ số. Vì vậy, để tiện cho việc nghiên cứu ta phải giả định chỉ có một nhân tố thay đổi, còn các nhân tố khác giữ nguyên. Ví dụ như khi tính chỉ số tổng doanh thu thì có nhân tố giá cả và sản lượng tham gia vào quá trình tính toán. Bây giờ ta phải cố định một trong hai nhân tố là giá cả hoặc là sản lượng ( kì gốc, kì nghiên cứu) cố định.Do đó tạo khả năng loại trừ ảnh hưởng biến động của yếu tố không nghiên cứu đối với kết quả so sánh. Vậy phân tích kinh tế phải căn cứ vào sự thực của hiện tượng đã được lượng hoá và làm cho con số biết nói để rút ra kết luận về sự biến đổi của hiện tượng trên cơ sở chọn cho chỉ số đó một công thức tính và một hệ thống quyền số phù hợp. Do đó một công thức không thể có tính vạn năng để tính và áp dụng cho hàng loạt các hiện tượng kinh tế khác nhau được. Ngoài ra đó là sự tư duy lí thuyết các sự kiện kinh tế nhưng không phải miêu tả các sự kiện, không phải tính xem cái gì đó hoàn thành, mà là nhằm phát hiện ra các mối liên hệ tất yếu bên trong của hiện tượng kinh tế xã hội. 3- Tác dụng của chỉ số. Chỉ số ngày nay được nghiên cứu và vận dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung, và nó được vận dụng không chỉ phạm vi của một nước mà lan rộng ra trên toàn cầu. Phương pháp chỉ số đã được vận dụng phục vụ các mục đích nghiên cứu sau: +) Chỉ số không gian: Nói lên sự biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau. So sánh một chỉ tiêu kinh tế giữa hai xí nghiệp ( hoặc nhóm xí nghiệp) giữa hai địa phương...Các chỉ số loại này thường được gọi là chỉ số không gian hoặc chỉ số địa phương... +) Chỉ số phát triển: Nói lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Các chỉ số tính theo mục đích này thường được gọi là chỉ số phát triển tính được bằng cách so sánh mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau (kì nghiên cứu so kì gốc): giá thành, giá cả, năng suất lao động, năng suất thu hoạch, chi phí sản xuất... +) Chỉ số kế hoạch: Nói lên tình hình thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế. Vậy thực chất phân tích các chỉ số này chính là chúng ta đi phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố cấu thành đối với một hiện tượng phức tạp. Từ đó cho ta các thông tin mới về sự biến động của hiện tượng theo sự tác động của các nhân tố câú thành đó. Phương pháp chỉ số ngày nay và sau này ngày càng được vận dụng rộng rãi, nên chúng ta phải phát triển và hoàn thiện hệ thống chỉ số này. Qua đó cho thấy chỉ số khối lượng sản phẩm là chỉ tiêu có tính chất tổng hợp, biểu hiện biến động của một tổng thể sản phẩm bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối với chỉ số năng suất lại là chỉ tiêu có tính chất phân tích sự biến động của một trong các nhân tố quyết định biến động của khối lượng sản phẩm, có những chỉ số lại bao gồm được cả hai tính chất tổng hợp và phân tích. Hai chức năng tổng hợp và phân tích được kết hợp chặt chẽ trong cùng một chỉ số và điều đó làm cho hệ thống chỉ số ngày càng đa dạng. 4- Các loại chỉ số Trong thống kê thì chỉ số và hệ thống chỉ chỉ số được chia thành nhiều loại tuỳ theo mục đích nghiên cứu và yêu cầu sử dụng. Nên chúng ta phân loại thường dựa vào phạm vi tính toán... +) Chỉ số đơn( chỉ số cá thể). Khi ta muốn so sánh trị số của hiện tượng nào đó ở một thời kì với một thời kì làm gốc. Ví dụ chỉ số giá cả của từng mặt hàng , doanh thu của một doanh nghiệp , chỉ số khối lượng từng sản phẩm...ta có thể dùng chỉ số đơn. Đó là tỉ lệ giữa trị số của hiện tượng kì nghiên cứu với kì gốc nào đó. Vậy chỉ số tác dụng có tác dụng quan trọng đối với việc nghiên cứu sự phát triển của những sản phẩm chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân. Chỉ số này còn là chỉ số bộ phận để tính chỉ số chung. +) Chỉ số tổng hợp. Cho ta biết biến động của tất cả các đơn vị, các phần tử của hiện tượng phức tạp như chỉ số giá cả của toàn bộ các mặt hàng, chỉ số tổng hợp khối lượng toàn bộ các sản phẩm của một doanh nghiệp, chỉ số năng suất lao động của công nhân trong một doanh nghiệp. Chỉ số tổng hợp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích thống kê. Ta còn có thể dùng chỉ số chung để nêu lên sự biến động của từng tổ, nhóm, đơn vị của hiện tượng phức tạp. Ngoài ra khi chúng ta xét tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu thường phân biệt hai loại chỉ số: chỉ số chỉ tiêu “ chất lượng” và chỉ số chỉ tiêu “ khối lượng “. Hai khái niệm này hiện nay vẫn còn là vấn đề tranh luận, bên cạnh đó việc lựa chọn công thức chỉ số, chọn quyền số cho vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng. ++) Chỉ tiêu khối lượng: chỉ tiêu khối lượng nói lên số lượng sản phẩm , số lượng hàng hoá, số lượng cây trồng, khối lượng vận chuyển...Chỉ tiêu này nói lên qui mô, khối lượng chung của tổng thể chúng ta nghiên cứu. Ngoài ra nó còn là tổng lượng tiêu thức hoặc số lượng đơn vị có cùng một tiêu thức nào đó. Khối lượng của tổng thể không phụ thuộc vào tính chất và trị số của tiêu thức chúng ta nghiên cứu. Chỉ tiêu khối lượng thường được biểu hiện bằng số tuyệt đối, đôi khi cả bằng số tương đối kết cấu. ++) Chỉ tiêu chất lượng: xét theo qưi ước, ta có một số chỉ tiêu như: giá thành, tiền lương, năng suất lao động, năng suất thu hoạch, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết...Chỉ tiêu này nói lên chất lượng thực hiện công việc của một đơn vị, mức tổn sức lao động, trình độ áp dụng khoa học công nghệ. Chỉ tiêu chất lượng nói biểu hiện mức độ của hiện tượng đối với một đơn vị tổng thể. Năng suất lao động được tính bằng cách chia số lượng sản phẩm cho số lượng lao động, hoặc chia thời gian lao động cho số lượng sản phẩm...Vậy chỉ tiêu chất lượng phần lớn được biểu hiện bằng số trung bình, ngoài ra có một vài chỉ tiêu chất lượng là số tương đối cường độ như: tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết... Trong thực tế, phân biệt chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu khối lượng thường gặp nhiều khó khăn. Bởi vì sự phân biệt này còn phụ thuộc vào vai trò của mỗi chỉ tiêu trong từng trường hợp nghiên cứu. Nên một chỉ tiêu kinh tế trong từng trường hợp cụ thể , vừa là chỉ tiêu khối lượng và cũng là chỉ tiêu chất lượng. Như năng suất lao động (tháng, quí, năm) không phải là một chỉ tiêu chất lượng thuần tuý. Tại sao lại nói như vậy ?Vì không những nó nói lên trình độ của sức sản xuất (chất lượng lao động) mà nó còn nói lên khối lượng sản xuất trong một thời gian( tháng, quí, năm) của người công nhân. Năng suất lao động chúng ta có thể chia thành năng suất lao động ngày ( một nhân tố chất lượng và một nhân tố khối lượng). Cuối cùng năng suất lao động ngày cũng không phải là yếu tố chất lượng thuần tuý, vì một mặt nói lên trình độ sản xuất, nhưng mặt khác còn biểu hiện khối lượng sản phẩm được làm ra trong ngày. Vậy mỗi chỉ tiêu kinh tế chất lượng hay khối lượng đều có những ý nghĩa rất quan trọng. Chúng ta không thể khẳng định cái nào là chủ yếu và cái nào là thứ yếu, mà chỉ có thông qua tính toán cụ thể mới xác định được vai trò của nó trong hệ thống. II- Phương pháp chỉ số. Chỉ số là gì ? Chỉ số là một số tương đối biểu hiện bằng số lần( %) tính được bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu và hai mức độ này có thể cùng loại hoặc khác loại. Thường thì người ta nghiên cứu hai mức độ của hiện tượng cùng loại. 1-Chỉ số phát triển: Nói lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Chỉ số này tính được bắng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau( 1: kì nghiên cứu; 0: kì gốc ) 1.1- Chỉ số đơn. Chúng ta muốn so sánh trị số của hiện tượng nào đó ở một thời kì với một thời kì làm gốc. Ví dụ như doanh thu của một doanh nghiệp kì nghiên cứu so với một kì trước nào đó , ta có thể dùng chỉ số đơn. Đó là tỉ lệ giữa trị số của hiện tượng kì nghiên cứu với kì gốc nào đó. Ta tính chỉ số đơn về giá: ip = p1 trong đó: ip: chỉ số đơn về giá cả po p1: giá bán lẻ từng mặt hàng kì nghiên cứu po: giá bán lẻ từng mặt hàng kì gốc. Tính chỉ số về lượng: iq = q1 trong đó: iq: chỉ số đơn về lượng hàng hoá qo q1: lượng hàng hoá kì nghiên cứu qo: lượng hàng hoá kì gốc. Các chỉ số có những đặc tính mà các chỉ số tổng hợp không có. Tính nghịch đảo: Nếu ta hoán vị kì gốc và kì này, kết quả thu được sẽ là nghịch đảo của trị số cũ. Tính liên hoàn; Tích của hai chỉ số liên hoàn ( năm này so với năm kế trước) Tính thay đổi gốc: Vậy cách chỉ số đơn có công dụng lớn trong việc phản ánh sự thay đổi các hiện tượng đơn giản, đồng chất. Ngoài ra chúng còn quan trọng do tác dụng hỗ trợ cho việc tính các chỉ số tổng hợp, khi chỉ số tổng hợp không tính trực tiếp được. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là không nói lên được biến động của tất cả các đơn vị, các phần tử của hiện tượng phức tạp. VD: Ip = Sp1 chỉ số giá của nhiều mặt hàng. Spo Từ đó cho thấy phương pháp này không chú ý đến tầm quan trọng đối với sự thay đổi giá của đối tượng nghiên cứu nhiều hay đối tượng nghiên cứu có khối lượng thấp. Sự thay đổi về giá của các đối tượng có khối lượng được sử dụng nhiều có thể ảnh hưởng đến kết quả tính trị số giá. Bên cạnh đó việc cộng giá của các loại hàng có giá trị sử dụng khác nhau, đơn vị đo lường khác nhau nên tổng giá cả không có ý nghĩa kinh tế. Ngoài ra có công thức không thể sử dụng được vì công thức không xem xét đến sự khác nhau về số lượng và kết cấu hàng hoá bán ra của các loại hàng hoá. Hơn nữa nó cúng không so sánh đượck với số tuyệt đối. Công thức đó: Sp1/po S ip Ip = ắ ắ = n n Muốn khắc phục nhược điểm này, ta phải chọn quyền số để đưa vào áp dụng cho công thức chỉ số. 1.2- Chỉ số tổng hợp. 1.2.1- Chỉ số tổng hợp giá cả. Như trên đã thấy chỉ số đơn chưa cho ta biết tình hình so sánh giá của toàn bộ các hàng hoá trên thị trường. Do đó để khắc phục nhược điểm này ta xây dựng hệ thống chỉ số giá cả, chỉ số phản ánh sự biến động của giá cả, nhất là phải đảm bảo so sánh sự biến động giá cả của những sản phẩm có cùng chất lượng ở kì này so với kì khác hoặc giữa hai khu vực với nhau...Khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố giá cả, thì giá cả của hai kỳ phải được tính cùng một lượng hàng hoá tiêu thụ. Vậy phải cố định một kì nào đó, phải cố định cả tử số và mẫu số. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta chọn quyền số của chỉ số giá cả, có thể là kì gốc, kì nghiên cứu hay kì cố định. Tuỳ theo cách chọn quyền số phục vụ mục đích nghiên cứu mà ta có thể loại chỉ số của laspayres và của paashe. 1.2.1.1- Nếu chọn quyền số kì gốc, ta có chỉ số giá cả của laspayres: I lp = Sp1qo Spoqo 1.2.1.2- Nếu chọn quyền số ở kỳ nghiên cứu, ta có chỉ số giá của paashe. I pp = Sp1q1 Spoq1 Từ 1.2.1.1 và 1.2.1.2 ta thấy: Trong nhiều trường hợp, việc tính các trị số Sp1qo của laspayres hoặc Spoq1 của paashe quá khó khăn do không có số lượng hàng hoá từng loại ( qo hoặc q1) mà ta lại có sẵn các chỉ số giá đơn ( ip; iq) do đó các công thức trên có thể thay đổi cách tính cho việc tính toán dễ dàng hơn: +) I lp = Sp1qo = Sp1/po x poqo = Sip x poqo = Sipdo = SipDo Spoqo Spoqo Spoqo 100 Với: ip = p1 (lần) ; do = poqo (lần); và Do = poqo . 100 = do. 100(%) po Spoqo Spoqo +) I pp = Sp1q1 = Sp1q1 = 1 = 100 Spoq1 S 1p1q1 S 1 .d1 S 1 .D1 ip ip ip Với po = pi ; d1 = p1qo (lần) và D1 = p1q1 . 100 = 100 d1(%) ip Sp1q1 Sp1q1 - Chỉ số tổng hợp giá cả của laspayres nói lên sự ảnh hưởng biến động riêng biệt của nhân tố giá cả đối với biến động của mức tiêu thụ hà
Tài liệu liên quan