Đề tài Xây dựng website kinh doanh điện thoại di động

Ngày nay, phương tiện truyền thông đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là các thiết bị truyền thông phổ thông như điện thoại di động. Cùng với sự phát triển rộng lớn của các mạng di động, điện thoại di động đã làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông tin mọi lúc, mọi nơi. Tại Việt Nam, với cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu trao đổi thông tin qua thiết bị di động ngày càng tăng. Tận dụng được những cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực nhằm mong muốn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Với qui mô rộng lớn nhưng hoạt động bán hàng, marketing, quảng cáo vẫn gặp phải những khó khăn nhất định: hoạt động kinh doanh hầu như dựa trên phương pháp thủ công, truyền thống là chủ yếu: khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thì trực tiếp đến công ty để liên hệ, chọn sản phẩm và thanh toán. Qua đó cho ta thấy: cả doanh nghiệp và khách hàng phải mất một khoảng chi phí và thời gian nhất định đáng lẻ không nên có. Doanh nghiệp phải tốn kém thời gian và chi phí cho việc quảng cáo, marketing, bán hàng nhưng lại không thu hút được đông đảo khách hàng. Về phía khách hàng thì phải mất thời gian, chi phí đi lại mà đôi lúc không chọn được sản phẩm mình mong muốn.

doc67 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng website kinh doanh điện thoại di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG WEBSITE KINH DOANH ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Sinh viên thực hiện: Phan Thanh Việt Lớp : L10TXCN02-N Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Minh Hóa TP Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CẢM ƠN “Cơm cha áo mẹ chữ thầy”, câu nói từ xưa đã thấm nhuần vào tâm tư tình cảm của mỗi người Việt Nam để nói lên công ơn nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, thầy cô. Trong thời gian học tập tại Học Viện công nghệ bưu chính viễn thông Tp. HCM, câu nói ấy ngày càng in sâu vào tâm trí em. Ngày hôm nay, được nhận đề tài tốt nghiệp do nhà trường giao phó, em cảm thấy rất vinh dự. Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, tuy đã rất nỗ lực nhưng em nhận thấy kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn rất hạn hẹp. Để vượt lên những trở ngại đó, cha mẹ luôn động viên, bạn bè, các thầy cô đã không quản ngại hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Nếu không có cha mẹ, không có thầy cô chắc chắn em sẽ không có được như ngày hôm nay. Trước tiên, con xin thành kính cảm ơn cha mẹ đã cho con tất cả để con vững bước trên con đường đời. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Minh Hóa đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em sẽ luôn trân trọng và gìn giữ những tình cảm tốt đẹp ấy. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô Học Viện công nghệ bưu chính viễn thông Tp. HCM đã giảng dạy, giúp đỡ em trong thời gian vừa qua. TP.HCM, tháng 09 năm 2012 Sinh viên thực hiện Phan Thanh Việt MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1 Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử 6 2.1 Chức năng tìm kiếm thông tin sản phẩm 16 2.2 Chức năng đăng ký thành viên 17 2.3 Chức năng đăng nhập 17 2.4 Chức năng hiển thị danh mục sản phẩm 17 2.5 Chức năng chi tiết sản phẩm 18 2.6 Chức năng thống kê truy cập 18 2.7 Phân tích chức năng giỏ hàng 18 2.8 Phân tích chức năng thanh toán 18 2.9 Chức năng thêm sản phẩm 18 2.10 Chức năng sửa thông tin sản phẩm 19 2.11 Chức năng xóa sản phẩm 19 2.12 Chức năng quản lý đơn hàng 19 2.13 Chức năng quản lý khách hàng 19 3.1 Bảng Products 29 3.2 Bảng ProductCategory 30 3.3 Bảng ProductImages 30 3.4 Bảng Orders 30 3.5 Bảng OrderDetails 31 3.6 Bảng OrderStatus 32 3.7 Bảng EndUser 33 3.8 Bảng EndUserType 34 3.9 Bảng Address 34 3.10 Bảng ContactInformation 35 3.11 Bảng ShoppingCart 35 3.12 Bảng Contact 36 3.13 Bảng News 37 DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 2.1 Mô hình tổ chức công ty 13 2.2 Quy trình mua hàng của khách hàng 14 2.3 Quy trình sửa chữa, bảo hành 15 3.1 Biểu đồ phân rã chức năng 20 3.2 Mức ngữ cảnh 21 3.3 Mức o 22 3.4 Mức 1 về quản lý bán hàng 23 3.5 Mức 1 về quản lý sản phẩm 24 3.6 Mức 1 về quản lý người dùng 25 3.7 Mức 1 về quản lý liên hệ, tin tức 26 3.8 Mức 1 về thống kê 26 3.9 Biểu đồ thực thể quan hệ 27 3.10 Thiết lập các mối quan hệ 28 3.11 Cơ sở dữ liệu 38 4.1 Quy trình tìm kiếm sản phẩm 42 4.2 Quy trình mua hàng và thanh toán 43 4.3 Quy trình đăng ký tài khoản 44 4.4 Trang chủ 44 4.5 Trang giới thiệu công ty 45 4.6 Trang liên hệ 46 4.7 Trang sản phẩm của hãng Nokia 47 4.8 Trang chi tiết sản phẩm 47 4.9 Trang giỏ hàng 48 4.10 Trang đăng nhập 49 4.11 Trang đăng ký 49 4.12 Trang hiển thị lại thông tin đơn hàng 50 4.13 Trang đơn hàng 51 4.14 Trang chi tiết đơn hàng 52 4.15 Trang đăng nhập quản trị 52 4.16 Trang sản phẩm 53 4.17 Trang cập nhật sản phẩm 53 4.18 Trang thêm sản phẩm 54 4.19 Trang xem thông tin đơn hàng 55 4.20 Trang thêm thông tin chi tiết đơn hàng 55 4.21 Trang xem thông tin liên hệ 56 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TMĐT Thương mại điện tử SP Sản phẩm DMSP Danh mục sản phẩm CSDL Cơ sở dữ liệu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, phương tiện truyền thông đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là các thiết bị truyền thông phổ thông như điện thoại di động. Cùng với sự phát triển rộng lớn của các mạng di động, điện thoại di động đã làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông tin mọi lúc, mọi nơi. Tại Việt Nam, với cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu trao đổi thông tin qua thiết bị di động ngày càng tăng. Tận dụng được những cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực nhằm mong muốn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Với qui mô rộng lớn nhưng hoạt động bán hàng, marketing, quảng cáo vẫn gặp phải những khó khăn nhất định: hoạt động kinh doanh hầu như dựa trên phương pháp thủ công, truyền thống là chủ yếu: khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thì trực tiếp đến công ty để liên hệ, chọn sản phẩm và thanh toán. Qua đó cho ta thấy: cả doanh nghiệp và khách hàng phải mất một khoảng chi phí và thời gian nhất định đáng lẻ không nên có. Doanh nghiệp phải tốn kém thời gian và chi phí cho việc quảng cáo, marketing, bán hàng nhưng lại không thu hút được đông đảo khách hàng. Về phía khách hàng thì phải mất thời gian, chi phí đi lại mà đôi lúc không chọn được sản phẩm mình mong muốn. Xuất phát từ nhu cầu trên, em quyết định chọn đề tài “Xây dựng Website kinh doanh điện thoại di động” nhằm giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, quảng bá hình ảnh, sản phẩm doanh nghiệp mình trên mạng Internet. Bên cạnh đó, Website còn hỗ trợ khách hàng trong việc đăng ký, đặt hàng qua Website, cập nhật thông tin về những sản phẩm hiện có và sắp ra mắt trên thị trường một cách nhanh nhất đem lại sự hài lòng cao nhất từ phía khách hàng. 2. Mục đích nghiên cứu - Vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học để tiến hành xây dựng Website Thương mại điện tử. - Tìm hiểu thực trạng Thương mại điện tử tại Việt Nam để triển khai hệ thống Thương mại điện tử tại doanh nghiệp cho phù hợp. - Khai phá lợi ích của Internet để hướng đến một môi trường kinh doanh toàn cầu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng Thương mại điện tử tại Việt Nam. - Tìm hiểu một số công cụ và ngôn ngữ hỗ trợ quá trình xây dựng Website. - Các chức năng của Website Thương mại điện tử. - Quy trình xây dựng Website Thương mại điện tử. - Một số kỹ thuật trong Thương mại điện tử. 4. Phương pháp nghiên cứu - Tiến hành thu thập và phân tích những thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài để hình thành nên những ý tưởng tổng quan (mục đích cần đạt đến của Website, đối tượng cần hướng đến là ai?, thông tin gì đã có trong tay và sử dụng chúng như thế nào?). - Xác định các yêu cầu nhằm phân tích thiết kế hệ thống chương trình cho phù hợp. - Xây dựng chương trình theo những yêu cầu đã đặt ra. - Triển khai chương trình và đánh giá kết quả đạt được. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đề tài sẽ là một ví dụ minh họa thu nhỏ về “Ứng dụng Thương mại điện tử” nói chung và “mua bán hàng qua mạng” nói riêng. - Đề tài sẽ giúp doanh nghiệp có một cái tổng quan về Thương mại điện tử cũng như lợi ích mà Website Thương mại điện tử mang lại. - Thông qua Website, doanh nghiệp có được một kênh bán hàng mới vượt giới hạn về không gian và thời gian. - Tối ưu chi phí (cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng), nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. 6. Bố cục đề tài Nội dung đồ án gồm các thành phần sau: Mở đầu - Chương 1. Tổng quan về Thương mại điện tử. - Chương 2. Tổng quan về đề tài. - Chương 3. Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu. - Chương 4. Xây dựng chương trình. Kết luận và hướng phát triển. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Định nghĩa Thương mại điện tử (TMĐT) Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. Phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT. Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử. TMĐT gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến đến người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. 1.2 Các đặc trưng của Thương mại điện tử So với các hoạt động Thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản như sau: - Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước: Trong Thương mại truyền thống các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex... chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong Thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. TMĐT cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau. - Các giao dịch Thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu: TMĐT càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với TMĐT, một doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê... mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm. - Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực: Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực là những người tạo ra môi trường cho các giao dịch TMĐT. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT. - Đối với Thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường: Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng, các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính. 1.3 Cơ sở để phát triển Thương mại điện tử Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở: - Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng Internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc v.v. trực tiếp. Chi phí kết nối Internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng Internet đủ lớn. - Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng, phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v. để điều chỉnh các giao dịch qua mạng. - Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp. - Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy. - Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác. - Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, TMĐT để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng. 1.4 Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C... Sau đây là các loại hình giao dịch Thương mại điện tử: Bảng 1.1 Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử Chủ thể Doanh nghiệp (Business) Khách hàng (Customer) Chính phủ (Government) Doanh nghiệp (Business) B2B thông qua Internet, Extranet, EDI B2C bán hàng qua mạng B2G thuế thu nhập và thuế doanh thu Khách hàng (Customer) C2B bỏ thầu C2C đấu giá trên Ebay C2G thuế thu nhập Chính phủ (Government) G2B mua sắm công cộng G2C quỹ hỗ trợ trẻ em, sinh viên, học sinh G2G giao dịch giữa các cơ quan chính phủ Trong các loại hình giao dịch TMĐT trên thì 2 loại hình: B2B và B2C là 2 loại hình quan trọng nhất: B2B (Business To Business): Là mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. B2C (Business To Customer): Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cả hai hình thức thươnng mại điện tử này đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet. Tuy nhiên, giữa chúng tồn tại sự khác biệt. Trong khi Thương mại điện tử B2B được coi là hình thức kinh doanh bán buôn với lượng khách hàng là các doanh nghiệp, các nhà sản xuất thì thương mại điện tử B2C lại là hình thức kinh doanh bán lẻ với đối tượng khách hàng là các cá nhân. Trên thế giới, xu hướng thương mại điện tử B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong việc lựa chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến. Trong thương mại điện tử B2B, việc giao dịch giữa một doanh nghiệp với một doanh nghiệp khác thường bao gồm nhiều công đoạn: từ việc chào bán sản phẩm, mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cho đến đàm phán giá cả, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán...Chính vì vậy mà các giao dịch này được coi là phức tạp hơn so với bán hàng cho người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2B được coi như là một kiểu “phòng giao dịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực tuyến giữa các công ty với nhau, hoặc có thể gọi là phòng giao dịch mà tại đó các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hóa trên cơ sở sử dụng một nền công nghệ chung. Khi tham gia vào sàn giao dịch này, khách hàng có cơ hội nhận được những giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, các chương trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể. 1.5 Các hình thức hoạt động chủ yếu của Thương mại điện tử 1.5.1 Thư điện tử Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước,... sử dụng thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt là e-mail). Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào. 1.5.2 Thanh toán điện tử Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ: trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng. Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: - Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI). - Tiền lẻ điện tử (Internet Cash). - Ví điện tử (electronic purse). - Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking). 1.5.3 Trao đổi dữ liệu điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form), từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận bán buôn với nhau. Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”. 1.5.4 Truyền dung liệu Dung liệu (Content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin mà nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hóa có thể được giao qua mạng thay vì trao đổi bằng cách đưa vào các băng đĩa, in thành văn bản... Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery). 1.5.5 Mua bán hàng hóa hữu hình Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa đến quần áo,... đã làm xuất hiện một loạt hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” hay “mua hàng qua mạng”. Ở một số nước, Internet đã trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hóa hữu hình. Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng “các cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một. 1.6 Lợi ích của Thương mại điện tử 1.6.1 Thu thập được nhiều thông tin TMĐT giúp người ta tham gia thu được nhiều thông tin về thị truờng, đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng. Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thị trường, nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đang được nhiều nước quan tâm, một trong những động lực phát triển kinh tế. 1.6.2 Giảm chi phí sản xuất TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm rất nhiều lần (trong đó khâu in ấn được bỏ hẳn). Theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm theo hướng này đạt tới 30%. Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài. 1.6.3 Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch TMĐT giúp giảm thấp chi bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời. Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ, đã có tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng qua Internet (và nhiều các đơn hàng về lao vụ kỹ thuật), và mỗi ngày giảm bán được 600 cuộc gọi điện thoại. TMĐT qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là từ quá trình quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch thanh toán). Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0.5 phần nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng từ 10% đến 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường. Tổng hợp tất cả các lợi ích trên, chu trình sản xuất (cycle time) đ