Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010

Ngày nay với nền kinh tếphát triển theo hướng toàn cầu hóa, việc người lao động ra nước ngoài làm việc theo một tổchức hay cá nhân tựtìm kiếm việc làm là hiện tượng phổbiến nhưmột tất yếu của xã hội. Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động đã trởthành một lĩnh vực hoạt động đem lại lợi ích kinh tế- xã hội quan trọng cho nhiều quốc gia. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi giải quyết vấn đềviệc làm và thất nghiệp đang là một bài toán hóc búa đối với các nền kinh tế. Vì vậy tìm kiếm mọi biện pháp nhằm giải quyết vấn đềviệc làm nói chung, xuất khẩu lao động nói riêng đều đang được Chính phủcác nước đang phát triển chú trọng. ỞViệt Nam với sốdân gần 80 triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm 60%, tỷlệthất nghiệp vào khoảng 6,3%( năm 2001) lực lượng lao động thì sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã được chính phủViệt Nam phê duyệt theo quyết định số126/QĐngày 11/7/1998, đi liền với nó là việc bổxung nguồn vốn cho quỹquốc gia vềviệc làm . Điều này thểhiện cốgắng rất lớn của Việt Nam trong việc thực hiện tuyên bốvà chương trình hành động của hội nghịthượng đỉnh thếgiới về"Phát triển xã hội" họp tại Copenhagen-Đan Mạch (3-1995). Xuất phát từchủtrương đó, Chính phủ đã có những đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong vấn đềgiải quyết việc làm, từ đó đã có những định hướng đúng đắn:"Đẩy mạnh dịch vụXKLĐ và các dịch vụthu ngoại tệkhác với sựtham gia của các thành phần kinh tế". Thực tiễn một vài năm gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kểtrong vấn đềgiải quyết việc làm cho một bộphận không nhỏlao động, tạo sự ổn định cho xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệlớn cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng " Câu lạc bộnhững mũi nhọn xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu từ1 tỉUSD/năm trởlên". Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 2 Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, hoạt động XKLĐcủa ta cũng bộc lộnhiều hạn chếcần phải được khắc phục đểlĩnh vực này phát huy hơn nữa thếmạnh sẵn có của đất nước. Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động XKLĐtrên cảhai khía cạnh Kinh tế- Văn hoá, xã hội nên việc nghiên cứu thực trạng và đềra những giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quảcủa hoạt động này là việc làm hết sức cần thiết. Vì những lý do đó cho nên khi được sự đồng ý của các thầy, các cô trong khoa Kinh tếngoại thương - Đại học Ngoại thương Hà nội, tôi đã chọn lĩnh vực này làm đềtài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Do mọi hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đều có liên quan đến con người vì vậy rất phức tạp và nhạy cảm, đây đồng thời cũng là một đề tài rất rộng. Tuy nhiên do hạn chếvềthời gian và khuôn khổbài viết nên khoá luận này chỉ đi vào 3 vấn đềchính theo từng chương cụthểsau: *Tên đềtài:Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010. + Chương I :Cơsởlý luận của hoạt động xuất khẩu lao động. + Chương II : Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn từ1990 trởlại đây. + Chương III : Định hướng và triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn từ2003 - 2010.

pdf102 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 1 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu hóa, việc người lao động ra nước ngoài làm việc theo một tổ chức hay cá nhân tự tìm kiếm việc làm là hiện tượng phổ biến như một tất yếu của xã hội. Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực hoạt động đem lại lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng cho nhiều quốc gia. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp đang là một bài toán hóc búa đối với các nền kinh tế. Vì vậy tìm kiếm mọi biện pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm nói chung, xuất khẩu lao động nói riêng đều đang được Chính phủ các nước đang phát triển chú trọng. Ở Việt Nam với số dân gần 80 triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm 60%, tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 6,3%( năm 2001) lực lượng lao động thì sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt theo quyết định số 126/QĐ ngày 11/7/1998, đi liền với nó là việc bổ xung nguồn vốn cho quỹ quốc gia về việc làm . Điều này thể hiện cố gắng rất lớn của Việt Nam trong việc thực hiện tuyên bố và chương trình hành động của hội nghị thượng đỉnh thế giới về "Phát triển xã hội" họp tại Copenhagen-Đan Mạch (3-1995). Xuất phát từ chủ trương đó, Chính phủ đã có những đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong vấn đề giải quyết việc làm, từ đó đã có những định hướng đúng đắn:"Đẩy mạnh dịch vụ XKLĐ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác với sự tham gia của các thành phần kinh tế". Thực tiễn một vài năm gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kể trong vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động, tạo sự ổn định cho xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng " Câu lạc bộ những mũi nhọn xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD/năm trở lên". Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 2 Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, hoạt động XKLĐ của ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được khắc phục để lĩnh vực này phát huy hơn nữa thế mạnh sẵn có của đất nước. Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ trên cả hai khía cạnh Kinh tế - Văn hoá, xã hội nên việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động này là việc làm hết sức cần thiết. Vì những lý do đó cho nên khi được sự đồng ý của các thầy, các cô trong khoa Kinh tế ngoại thương - Đại học Ngoại thương Hà nội, tôi đã chọn lĩnh vực này làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Do mọi hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đều có liên quan đến con người vì vậy rất phức tạp và nhạy cảm, đây đồng thời cũng là một đề tài rất rộng. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khuôn khổ bài viết nên khoá luận này chỉ đi vào 3 vấn đề chính theo từng chương cụ thể sau: *Tên đề tài: Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010. + Chương I : Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu lao động. + Chương II : Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn từ 1990 trở lại đây. + Chương III : Định hướng và triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn từ 2003 - 2010. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Ngoài phần lý thuyết, khoá luận chủ yếu đi sâu vào thực trạng của ngành từ đó tìm ra những yếu kém và đề xuất những giải pháp. + Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của khoá luận được tổng hợp từ nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp tổng hợp và phân tích; Phương pháp thống kê và so sánh...kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 3 Để hoàn thành được khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình của PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh giáo viên hướng dẫn, Trung tâm thông tin tư vấn XKLĐ và Chuyên gia (Cục quản lý lao động với nước ngoài), Công ty Dịch vụ xuất khẩu lao động và Chuyên gia Thanh Hóa, cùng bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn và mọi người đã giúp tôi trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành được bài viết này. Do thời gian và khả năng trình độ có hạn nên khoá luận này còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy,các cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 04 năm 2003. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1. Một số khái niệm Hơn 30% lực lượng lao động (khoảng trên 1 tỷ người) trên Thế giới thiếu việc làm trong đó 150 triệu người không có cơ hội kiếm sống bằng sức lao động của bản thân. Theo ước tính của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khoảng 60 triệu lao động trong độ tuổi từ 15- 24 không thể tìm được việc làm. Hiện nay tình hình kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm, kinh tế Nhật phục hồi còn mỏng manh, kinh tế Châu Phi và Mỹ Latinh còn tụt hậu về sản xuất... khó đảm bảo tạo ra việc làm cho 500 triệu việc làm vào năm 2010. Điều đó cho thấy việc làm là một trong những vấn đề kinh tế xã hội có tính chất toàn cầu, chứ không phải của riêng bất kỳ quốc gia nào. Bởi an toàn việc làm, cùng với an toàn về lương thực và môi trường là những yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển bền vững. Ở các nước đang phát triển, do tỉ lệ tăng dân số còn cao giải quyết việc làm cho người đến tuổi lao động là một gánh nặng cho các quốc gia. Do đó cùng với các biện pháp khác, xuất khẩu lao động trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Để có thể đi sâu nghiên cứu lĩnh vực hoạt động vừa mang tính chất kinh tế, vừa mạng tính chất xã hội này chúng ta cần chú trọng một số khái niệm có liên quan trong lĩnh vực lao động, việc làm sau: 1.1.1. Nguồn lao động Là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Nguồn lao động được nghiên cứu ở đây là nhằm vào khía cạnh khác: Trước hết nó là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, sau nữa xét về khía cạnh kinh tế - xã hội, nó là khả năng lao động của xã hội. Ngoài ra, còn có thể hiểu nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 5 chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi). 1.1.2. Lao động Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động là sự vận dụng sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất. 1.1.3. Sức lao động Là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong qúa trình tạo ra của cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường sức lao động cũng là một loại hàng hóa và cũng được trao đổi trên thị trường ngoài nước. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt không chỉ vì sự khác biệt với hàng hóa thông thường là khi sử dụng nó sẽ tạo ra một giá trị lơn hơn giá trị bản thân nó, mà còn được thể hiện ở chất lượng hàng hóa này phụ thuộc chặt chẽ vào một loạt các nhân tố có tính đặc thù. Chất lượng của hàng hóa sức lao động ở đây được phản ánh ở khả năng dẻo dai, bền bỉ trong lao động của người lao động, khả năng thành thạo và sáng tạo trong công việc và khối lượng công việc hoặc sản phẩm được hoàn thành bởi Người lao động trong một đơn vị thời gian. 1.1.4. Việc làm Theo quy định của Bộ luật lao động: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. - Tỷ lệ người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức: Tvl (%) = Nvl/Dkt Trong đó: .Tvl: % người có việc làm . Nvl: Số người có việc làm Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 6 . Dkt: Dân số hoạt động kinh tế 1.1.5. Thất nghiệp Là tình trạng người có sức lao động, từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động kinh tế tại thời điểm điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc. - Tỉ lệ người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức: Ttn (%) =Ntn/Dkt Trong đó: . Ttn: Tỷ lệ thất nghiệp . Ntn: Số người thất nghiệp . Dkt: Dân số hoạt động kinh tế 1.1.6. Thị trường lao động Là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường. Một thị trường lao động tốt là thị trường mà ở đó lượng cầu về lao động tương ứng với lượng cung về lao động. - Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hóa sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động (tiền lương), khi giá cả tăng ( hoặc giảm) sẽ làm cho cầu về lao động giảm (hoặc tăng). - Cung về lao động là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng, lượng cung lao động sẽ tăng và ngược lại Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 7 - Điểm cân bằng cung - cầu là điểm gặp nhau của đường cung- cầu (điểm E). Tại đó lượng cầu bằng lượng cung (hình 1.1). (Hình 1.1) 1.1.7. Xuất khẩu lao động Là một hiện tượng kinh tế - xã hội, chính thức xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, xuất khẩu lao động trở nên rất phổ biến và trở thành xu thế chung của Thế giới. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa xuất khẩu lao động (XKLĐ). Nếu như trước đây với thuật ngữ " hợp tác quốc tế lao động", XKLĐ được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia thông qua các hiệp định được thoả thuận và ký kết giữa các quốc gia đó hay là sự di chuyển lao động có thời hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp và có tổ chức. Trong hành vi trao đổi này, nước đưa lao động đi được coi là nước XKLĐ, còn nước tiếp nhận sử dụng lao động thì được coi là nước nhập khẩu lao động. Ngày nay với cách sử dụng thống nhất thuật ngữ XKLĐ để nhấn mạnh hơn đến tính hiệu quả kinh tế cuả hoạt động này, từ các khái niệm trên có thể hiểu: XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động. W W* L* L SSL DDL E O Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 8 Trong nền kinh tế thị trường, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại, mang đặc thù của xuất khẩu nói chung. Thực chất XKLĐ là một hình thức di cư quốc tế. Tuy nhiên, đây chỉ là sự di cư tạm thời và hợp pháp. 1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động 1.2.1. Chia theo hàng hóa sức lao động  Xuất khẩu lao động có nghề: Là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việc đã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước ngoài làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ ra thời gian và chi phí để đào tạo nữa.  Xuất khẩu lao động không có nghề: Là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm việc chưa được đào tạo một loại nghề nào cả. Loại lao động này thích hợp với những công việc đơn giản, không cần trình độ chuyên môn hoặc phía nước ngoài cần phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sử dụng. 1.2.2. Chia theo cách thức thực hiện  Xuất khẩu lao động trực tiếp là hình thức các công ty cung ứng lao động trực tiếp cho các chủ sử dụng ở nước ngoài thông qua hợp đồng cung ứng đi làm việc ở nước ngoài.  Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước.  XKLĐ tại chỗ là hình thức người lao động làm việc cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài đóng tại nước của người lao động 1.2.3. Các hình thức XKLĐ mà nước ta đã sử dụng Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 9 Trong quá trình phát triển lĩnh vực XKLĐ, với chỉ hơn 20 năm kinh nghiệm nước ta bước đầu đã áp dụng được một số hình thức khác nhau trong hoạt động XKLĐ như: Đưa lao động đi bồi dưỡng, học nghề, nâng cao trình độ và làm việc có thời gian ở nước ngoài. Đây là hình thức được chúng ta thực hiện chủ yếu trong giai đoạn 1980 -1990. Thông qua việc ký hiệp định hợp tác, sử dụng lao động với các nước: Liên xô (cũ), CHDC Đức, Tiệp Khắc trước đây, lao động của nước ta ở tại các nước này được sống, sinh hoạt theo đoàn, đội, có sự quản lý thống nhất từ trên xuống dưới và làm việc xen ghép với lao động của các nước. Đây là hình thức được áp dụng cho cả hai đối tượng là lao động có nghề và lao động không có nghề. Hợp tác lao động và chuyên gia: Đây là hình thức được áp dụng đối với các nước Trung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên gia sang làm việc tại một số nước. Số lao động này có thể đi theo các đoàn, đội hay các nhóm, cá nhân… Đưa lao động đi làm tại các công trình doanh nghiệp Việt Nam nhân thầu khoán xây dựng, liên doanh hay liên kết tạo ra sản phẩm ở nước ngoài hay đầu tư ra nước ngoài. Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Đây là hình thức người lao động thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam được đi nước ngoài làm việc đồng bộ tại các công trình cho doanh nghiệp Việt Nam. Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua các hợp đồng lao động được ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động. Được hình thành từ sau khi có nghị định 370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hình thức này đã trở nên phổ biến nhất hiện nay. Việc cung ứng lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài chủ yếu được giao cho các tổ chức kinh tế có chức năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là các doanh Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 10 nghiệp chuyên doanh về XKLĐ, được Nhà nước cấp giấy phép hành nghề, thực hiện việc ký kết, đưa lao động đi nước ngoài làm việc và quản lý số lao động đó theo quy định của Nhà nước. Hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động tương đối đa dạng, tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc mà bên nước ngoài yêu cầu lao động giản đơn hay lao động có tay nghề cao. Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, với tổ chức kinh tế đưa đi và cũng là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Hình thức này hiện nay ở nước ta chưa phổ biến lắm. Do người lao động vẫn chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu về các công ty nước ngoài đang cần thuê lao động một cách trực tiếp và phổ biến. XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm: Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam. 1.3. Những đặc điểm của xuất khẩu lao động và thị trường thế giới về xuất khẩu lao động 1.3.1. Đặc điểm của hoạt động XKLĐ * XKLĐ là một hoạt động kinh tế Ở nhiều nước trên thế giới, XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích khác. Những lợi ích này đã buộc các nước xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức cao nhất thị trường lao động ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh được hay không lại dựa trên quan hệ cung cầu sức lao động - nó chịu sự điều tiết, sự tác động của Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 11 các quy luật của kinh tế thị trường. Bên cung phải tính toán mọi hoạt động của mình làm sao để bù đắp được chi phí và có phần lãi vì vậy cần phải có cơ chế thích hợp để tăng khả năng tối đa về cung lao động. Bên cầu cũng phải tính toán kỹ lưỡng hiệu quả của việc nhập khẩu lao động. Như vậy, việc quản lý Nhà nước, sự điều chỉnh pháp luật luôn luôn bám sát đặc điểm này của hoạt động XKLĐ: Làm sao để mục tiêu kinh tế phải là mục số 1 của mọi chính sách pháp luật về XKLĐ. * Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội Thực chất, XKLĐ không tách rời khỏi người lao động. Do vậy, mọi chính sách pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với các chính sách xã hội: Phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao động như cam kết trong hợp đồng lao động, cũng như đảm bảo các hoạt động công đoàn… hơn nữa, người lao động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời hạn, do vậy, cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng người lao động sau khi họ hoàn thành hợp đồng lao động ở nước ngoài và trở về nước. * XKLĐ là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động, tự chiụ trách nhiệm của tổ chức XKLĐ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. XKLĐ thực hiện trên cơ sở hiệp định, thoả thuận nguyên tắc của các Chính phủ và trên cơ sở của hợp đồng cung ứng lao động. Nếu như trước đây (giai đoạn 1980 - 1990), Việt Nam tham gia thị trường lao động quốc tế đã xuất khẩu lao động của mình qua các hiệp định song phương, trong đó quy định khá chi tiết về điều kiện lương, ăn ở, đi lại, bảo vệ người lao động ở nước ngoài. Nghĩa là, về cơ bản Nhà nước vừa thực hiện quản lý Nhà nước về hợp tác lao động, vừa quản lý sự nghiệp hợp tác lao động với nước ngoài, Nhà nước làm thay cho các tổ chức kinh tế cụ thể. Ngày nay, trong cơ chế của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu như toàn bộ hoạt động xuất khẩu lao động đều do các tổ chức xuất khẩu lao Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 12 động thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký. Đồng thời, các tổ chức xuất khẩu lao động cũng chịu trách nhiệm tổ chức đưa đi và quản lý người lao động, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế trong hoạt động xuất khẩu lao động. Và như vậy, các hiệp định, các thoả thuận song phương chỉ có tính nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm Nhà nước ở tầm vĩ mô. * XKLĐ diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tính gay gắt trong cạnh tranh của XKLĐ xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu. Một là, xuất khẩu lao động mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các nước đang có khó khăn về giải quyết việc làm. Do vậy, đã buộc các nước xuất khẩu lao động phải cố gắng tối đa để chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Nghĩa là, họ phải đầu tư nhiều cho chương trình marketing, cho chương trình đào tạo, tập huấn nhằm tăng giá trị sử dụng của sức lao động. Hai là, XKLĐ đang diễn ra trong môi trường suy giảm kinh tế trong khu vực. Nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số thị trường các nước Châu Phi…cũng đang phải đối đầu với tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Mặt khác các thị trường trọng điểm nhập nhiều lao động đã bị các nước khác chiếm lĩnh từ nhiều năm trước. Điều này hạn chế rất lớn đến việc tiếp nhận lao động nước ngoài trong thời gian từ 5 - 10 năm đầu của thế kỷ 21. Như vậy, các chính sách và pháp luật của Nhà nước cần phải lường trước được tính chất gay gắt trong cạnh tranh xuất khẩu lao động để có chương trình dài hạn cho marketing, đào tạo nguồn lao động c
Tài liệu liên quan