Điều trị gãy cuống cung C2 do chấn thương bằng phẫu thuật nẹp vít xuyên cuống cung

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị gãy cuống cung C2 do chấn thương bằng phẫu thuật nẹp vít xuyên cuống cung. Phương pháp. Tiến cứu tất cả bệnh nhân gãy cuống cung C2 do chấn thương được phẫu thuật bằng phương pháp nẹp vít xuyên cuống cung C2 và qua khối bên C3 tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 2 năm 2012. Kết quả. Có 31 trường hợp được mổ. Đa số là nam (83,9%). Tuổi trung bình 38,23. Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông (54,8%). Lâm sàng: đau cổ (96,8%), rối loạn cảm giác (54,8%), rối loạn vận động (45,2%), rối loạn cơ vòng (9,7%). Các loại gãy cuống cung C2 theo phân loại của Levine/Effendi: Type I (16,1%), Type II (45,2%), Type IIA (19,4%), Type III (19,4%). 27 trường hợp được phẫu thuật nẹp vít xuyên cuống cung C2 và qua khối bên C3 (87,1%), 3 trường hợp bắt vít C1C2C3 (9,7%), 1 trường hợp bắt vít xuyên cuống cung C2 (3,2%). Sau sáu tháng đều hết đau cổ và phục hồi hoàn toàn về thần kinh. Có 29 trường hợp hàn xương (93,5%), 2 trường hợp không hàn xương (6,5%). Kết luận. Phẫu thuật nẹp vít xuyên cuống cung trong điều trị gãy cuống cung C2 do chấn thương là một lựa chọn thích hợp. Phẫu thuật cho tỉ lệ hàn xương và phục hồi thần kinh cao,và có rất ít biến chứng.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị gãy cuống cung C2 do chấn thương bằng phẫu thuật nẹp vít xuyên cuống cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 313 ĐIỀU TRỊ GÃY CUỐNG CUNG C2 DO CHẤN THƯƠNG BẰNG PHẪU THUẬT NẸP VÍT XUYÊN CUỐNG CUNG Nguyễn Đức Viễn*, Nguyễn Đình Tùng*, Trần QuangVinh* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị gãy cuống cung C2 do chấn thương bằng phẫu thuật nẹp vít xuyên cuống cung. Phương pháp. Tiến cứu tất cả bệnh nhân gãy cuống cung C2 do chấn thương được phẫu thuật bằng phương pháp nẹp vít xuyên cuống cung C2 và qua khối bên C3 tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 2 năm 2012. Kết quả. Có 31 trường hợp được mổ. Đa số là nam (83,9%). Tuổi trung bình 38,23. Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông (54,8%). Lâm sàng: đau cổ (96,8%), rối loạn cảm giác (54,8%), rối loạn vận động (45,2%), rối loạn cơ vòng (9,7%). Các loại gãy cuống cung C2 theo phân loại của Levine/Effendi: Type I (16,1%), Type II (45,2%), Type IIA (19,4%), Type III (19,4%). 27 trường hợp được phẫu thuật nẹp vít xuyên cuống cung C2 và qua khối bên C3 (87,1%), 3 trường hợp bắt vít C1C2C3 (9,7%), 1 trường hợp bắt vít xuyên cuống cung C2 (3,2%). Sau sáu tháng đều hết đau cổ và phục hồi hoàn toàn về thần kinh. Có 29 trường hợp hàn xương (93,5%), 2 trường hợp không hàn xương (6,5%). Kết luận. Phẫu thuật nẹp vít xuyên cuống cung trong điều trị gãy cuống cung C2 do chấn thương là một lựa chọn thích hợp. Phẫu thuật cho tỉ lệ hàn xương và phục hồi thần kinh cao,và có rất ít biến chứng. Từ khóa: Gãy cuống cung C2, hàn xương ABSTRACT THE TREATMENT OF TRAUMATIC SPONDYLOLISTHESIS OF THE AXIS BY TRANSPEDICULAR SCREW FIXATION Nguyen Duc Vien, Nguyen Dinh Tung, Tran Quang Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 313 - 320 Objective: Transpedicular screw fixation of axis have good point is simple, easy work out, no limitation of the range of cervical motion, high bony union and lower complication rate. Methods: Prospective study all the traumatic spondylolisthesis of the axis patients who were operated by transpedicular screw of axis and lateral mass of C3 fixation at Cho ray Hospital between the July 2009 and February 2012. Follow–up bone healing and neurologic recovery. Results: Thirty one were surgery. Most patient is male (83.9%). Mean age is 38.23. The cause are traffic accidents (54.8%). Clinical presentations include high neck pain (96.8%), sensory dysfunction (54.8%), quadriparesis (45.2%), sphincter dysfunction (9.7%). The pedicular fracture of axis of classifications of Levine/Effendi: Type I (16.1%), Type II (45.2%), Type IIA (19.4%), Type III (19.4%). 27 patients were of C2C3 fixations (87.1%), 3 of C1C2C3 fixations (9.7%), 1 of C2 pedicular screw fixation (3.2%). At 6-month follow-up, the all patients no pain neck and neurologic recovery. 29 cases bone healing (93.5%), 2 cases nonunion (6.5%). Conclusions: Transpedicular screw fixation of axis for the traumatic spondylolisthesis of the axis is suitable * Khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BSCKII Nguyễn Đức Viễn ĐT: 0913775070 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 314 option. This technique has high bone healing and neurologic recovery and lower complication rate. Key words: Spondylolisthesis of the axis, bone healing. MỞ ĐẦU Gãy cuống cung C2 (còn gọi là gãy Hangman) chiếm khoảng 4% gãy cột sống cổ. Haughton là người đầu tiên mô tả một trường hợp gãy cuống cung C2 do bị treo cổ vào năm 1866. Nhưng gần đây nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông. Cơ chế chủ yếu là ngửa và dồn dọc trục, cơ chế cúi ít gặp hơn. Chẩn đoán dựa vào hình ảnh X quang và CT-Multislice cột sống cổ. MRI được chỉ định trong một số trường hợp có dấu thần kinh khu trú. Có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật gãy cuống cung C2 do chấn thương. Phương pháp cột chỉ thép hoặc calbe C1-C3 lối sau như kỹ thuật của Gallie, Brooks và Jenkins hoặc Sonntag và Dickman có tỉ lệ hàn xương kém, có thể có biến chứng thần kinh do phải luồn dưới cung sau C1và cần có cấu trúc cung sau của C1 và C2 nguyên vẹn. Phương pháp phẫu thuật đường trước (lấy nhân đệm C2-C3, ghép xương, làm cứng khớp C2-C3) là kỹ thuật phức tạp. Đường vào phía trước rất cao, có thể tổn thương các dây thần kinh VII, XII, bao cảnh. Phương pháp phẫu thuật nẹp vít xuyên cuống cung C2 của Judet và Leconte là một lựa chọn thích hợp, vì có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, không giới hạn cử động cổ, cho tỉ lệ hàn xương và phục hồi thần kinh cao, và có rất ít biến chứng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm bước đầu thực hiện phương pháp này. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng 31 bệnh nhân được chẩn đoán gãy cuống cung C2 do chấn thương và được phẫu thuật bằng phương pháp nẹp vít xuyên cuống cung C2 tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 2 năm 2012. Phương pháp nghiên cứu Tiền cứu mô tả. Thu thập thông tin về tuổi, giới, nguyên nhân, các dấu hiệu lâm sàng, tổn thương thần kinh theo Frankel, hình ảnh học chẩn đoán, phân loại Levine/Effendi, sự hàn xương. Các dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Phân loại gãy cuống cung C2 của Levine/Effendi: 4 type Type I: Đường gãy dọc qua eo phía sau thân sống. Di lệch giữa C2 và C3 dưới 3mm, không gập góc. Type II: Đường gãy dọc qua eo, phá vỡ đĩa đệm C2-3 và dây chằng dọc sau. Di lệch giữa C2 và C3 trên 3mm và/hoặc có gập góc (> 100). Type IIA: Đường gãy chéo. Ít di lệch (dưới 3mm), nhưng gập góc nhiều hơn (> 150). Type III: Type II + Vỡ bao khớp C2-3 hai bên, cung sau lỏng lẻo, dây chằng dọc trước có thể bị phá vỡ. Mặt khớp C2-3 có thể bị trật hoặc khóa. Phân loại tổn thương thần kinh theo Frankel, Bảng 1 Bảng 1. Phân loại tổn thương thần kinh theo Frankel Loại Đặc điểm A Mất hoàn toàn vận động hay cảm giác B Cảm giác còn, mất vận động C Cảm giác còn, vận động giảm (sức cơ 2/5 đến 3/5) D Cảm giác còn, vận động giảm ít (sức cơ 4/5) E Chức năng vận động và cảm giác bình thường Kỹ thuật mổ Tư thế: Dưới gây mê nội khí quản, bệnh nhân được đặt nằm sấp, đầu được gắn vào khung Sugita. Rạch da bắt đầu từ ụ chẩm ngoài và dọc theo đường giữa tới mỏm gai C6. Vách ngăn gáy được cắt dọc theo đường giữa. Các cơ được tách khỏi xương chẩm và cung sau C1, C2 và C3. Cẩn thận không làm tổn thương động mạch cột sống ở bờ trên C1 (tránh bóc tách xa hơn 1,5cm từ đường giữa ở cung sau C1). Ở mức C2, phải bộc lộ đến bờ ngoài của mỏm khớp dưới. Điều này cần thiết để xác định vị trí điểm vào của vít trên bề mặt sau của mỏm khớp dưới của C2. Bề mặt trên của C2 được bộc lộ. Bộc lộ bề mặt trên của cuống cung C2 sẽ chỉ ra Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 315 hướng của vít cuống cung và có thể thấy vị trí gãy thật sự. Để bộc lộ bề mặt trên của cung sau C2, màng trục đội được tách ở hai bên. Nếu cần màng cứng được tách nhẹ từ cung sau để thấy rõ bờ trong và bờ trên của cuống cung C2. Có thể thấy được khoảng cách 1cm và hướng để kiểm tra. Xác định điểm vào của vít: ở mặt sau của mỏm khớp dưới, khoảng 3-4mm phía trên bờ dưới của mặt khớp dưới C2, ở điểm giữa mặt trong- mặt ngoài của mỏm khớp dưới (hình 1). Hướng: Hướng vào trong 20-300 và lên trên 20- 250 qua trục của cuống cung C2 (hình 2). Trong quá trình khoan người phụ giữ spatula ở bờ trong cuống cung C2 để nhìn rõ hướng cuống cung và bảo vệ tủy. Khoan: Dùng khoan 2 lần. Lần một: Khoan đường kính 2,5 mm vào điểm vào đã xác định ở trên đến 12 mm thì dừng lại. Rồi đưa C-arm vào, dùng que thăm dò xác định hướng. Nếu hướng tốt khoan tiếp cho đến khi tới 30 mm dừng lại. Khoan đi qua phía sau cuống cung, vị trí gãy và cuống cung thật sự ở phía trước và dừng lại trong thân sống C2. Lần 2: Dùng khoan đường kính 3,5 mm, và đưa vào qua lỗ trước, chỉ khoan tới chỗ gãy. Kiểm tra lại bằng C-arm. Bắt vít: Dùng vít đa trục, đường kính 3,5 mm và chiều dài 30 mm. Siết chặt vít trong lỗ khoan phía trước hẹp cho phép đè ép đoạn gãy và giúp kéo đoạn gãy lại với nhau. Thực hiện tương tự bên kia. Khoan trước khi bắt vít. Vít được đưa vào phải siết chặt và tránh di lệch đoạn gãy. Vị trí cuối cùng của vít được xác định trên C-arm. Hình 1. Điểm vào của vít xuyên C2 Nguồn: Greenberg MS (2010) (6) Hình 2. Hướng của vít xuyên C2 Nguồn: Greenberg MS (2010) (6) Vít qua khối bên C3: Bộc lộ tới bờ ngoài của khối bên C3. Điểm vào: 1mm phía trong điểm giữa của khối khớp bên C3. Hướng của khoan: 150 về phía đầu và hướng ra ngoài 300 (hình 3) để tránh tổn thương động mạch cột sống. Vít: 3.5mm đường kính, 14- 16 mm chiều dài. Đặt Rod nối C2-C3: 3,5mm đường kính (hình 4). Hình 3. Điểm vào, hướng của vít qua khối khớp bên C3 Nguồn: Greenberg MS (2010) (6) Hình 4. Hình vẽ phẫu thuật và hình trong lúc mổ Xác định bờ trong cuống cung C2 Giữa mặt khớp Nhìn bên Lỗ ngang ĐM. Cột sống Điểm vào Nhìn trên Nhìn bên Điểm vào C3 Hướng vít Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 316 KẾT QUẢ Tuổi và giới Tuổi trung bình của bệnh nhân là 38,23. Nhỏ nhất: 17 tuổi và lớn nhất: 78 tuổi. Giới: Hầu hết là nam, chiếm 83,9%. Nguyên nhân Tai nạn giao thông là 17 trường hợp (54,8%), tai nạn lao động 6 trường hợp (19,4%), tai nạn sinh hoạt 6 trường hợp (19,4%), đả thương 2 trường hợp (6,5%). Lâm sàng Hầu hết bệnh nhân có đau cổ (chiếm 96,8%), rối loạn cảm giác (tê) (54,8%), rối loạn vận động (yếu chi) 45,2%), rối loạn cơ vòng (9,7%) (bảng 2). Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng Số trường hợp Tỉ lệ (%) Đau cổ 30 96,8 Rối loạn cảm giác (tê) 17 54,8 Rối loạn vận động (yếu chi) 14 45,2 Rối loạn cơ vòng 3 9,7 Tổn thương thần kinh theo phân loại của Frankel Trong 31 trường hợp nghiên cứu, đa số không có rối loạn cảm giác và vận động (Frankel E) chiếm 54,8%, mà triệu chứng chính là đau cổ. Rối loạn cảm giác và vận động một phần có tỉ lệ thấp hơn (Frankel C chiếm 16,1% và Frankel D chiếm 29%). Không có trường hợp nào có rối loạn vận động hoàn toàn (liệt hoàn toàn) (Frankel A và Frankel B). Hình ảnh học chẩn đoán Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bằng Xquang cột sống cổ thẳng, nghiêng, C2 há miệng và CT-Multislice cột sống cổ. CT giúp chẩn đoán gãy cuống cung C2 và các tổn thương phối hợp như gãy mấu răng C2, gãy mảnh sống C2 hoặc gãy các đốt sống cổ khác (đặc biệt là C1 và C3). MRI được chỉ định trong một số trường hợp có dấu thần kinh khu trú. Đặc điểm đường gãy Đường gãy chéo chiếm đa số (77,4%), dọc (22,6%). Đường gãy không đối xứng (1 bên qua eo, 1 bên qua lỗ ngang) chiếm đa số 80,6%), đường gãy đối xứng (qua eo 2 bên hoặc qua lỗ ngang 2 bên) thấp hơn (19,4%). Di lệch ra trước của C2 so với C3 trung bình là 3,94 mm (nhỏ nhất 1mm, lớn nhất 10mm). Có 21 trường hợp có gập góc của C2 so với C3 (66,7%). Độ gập góc của C2 so với C3 trung bình là 17,860 (nhỏ nhất 80, lớn nhất 300). Tổn thương phối hợp Gãy cuống cung C2 phối hợp tại C2 là 15 trường hợp: gãy thân C2 12 (38,7%), gãy mảnh sống C2 3 (9,7%), gãy mỏm răng 0%. Gãy cuống cung C2 phối hợp với các đốt sống cổ khác là 19 trường hợp: gãy C3 11 (35,5%), gãy C1 5 (16,1%), gãy C4, C5, C7 là 3,2%, không gãy C6. Phân loại gãy cuống cung C2 theo Levine/Effendi Đa số là type II (14 trường hợp 45,2%), type I 5 trường hợp (16,1%), type IIA 6 trường hợp (19,4%), type III 6 trường hợp (19,4%). Phương pháp phẫu thuật Đa số các bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp cố định vít xuyên cuống cung C2 và qua khối bên C3, kết hợp nẹp vít C2-C3, 27 trường hợp chiếm 87,1%. Có 3 bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp cố định vít xuyên cuống cung C2 và qua khối bên C1 và C3, kết hợp nẹp vít C1-C2-C3. Có 1 bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp cố định vít xuyên cuống cung C2. Phục hồi thần kinh Theo dõi sau mổ 1 tháng Đa số đều giảm hoặc hết đau cổ. 2 trường hợp rối loạn cơ vòng hồi phục. Đa số đều cải thiện chức năng thần kinh về vận động và cảm giác: Frankle E 26 trường hợp (83,9%), Frankle D 5 trường hợp (16,1%), Frankel (A, B, C) 0%. Theo dõi sau mổ 6 tháng Đau cổ: tất cả các trường hợp đều hết đau cổ. Tất cả bệnh nhân không giới hạn vận động cúi, ngửa. 1 trường hợp rối loạn cơ vòng còn lại Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 317 cũng hồi phục. Tất cả các bệnh nhân đều hồi phục hoàn toàn về thần kinh: Frankel E 100%. Không có trường hợp nào gãy hoặc lỏng vít. Sự hàn xương Đánh giá sự hàn xương sau mổ 6 tháng trên Xquang và CTscan cột sống cổ. Hàn xương được ghi nhận khi thấy có sự lành xương băng qua vị trí xương gãy, không gãy vít và không mất vững trên phim cúi-ngửa. Trong 31 trường hợp có 29 trường hợp hàn xương chiếm 93,5%, có 2 trường hợp không hàn xương chiếm 6,5%. Biến chứng Trong nghiên cứu của chúng tôi, không gặp các biến chứng tổn thương thần kinh (tủy sống cổ cao, rách màng cứng), gãy hoặc lỏng vít. Không có trường hợp nào tử vong. Có một trường hợp tổn thương động mạch cột sống trong lúc khoan. Có một trường hợp nhiễm trùng vết mổ nông. BÀN LUẬN Tuổi và giới Tuổi Tuổi trung bình trong nghiên của của chúng tôi là 38,23. Kết quả này cũng không khác so với nghiên cứu khác (Bảng 3). Bảng 3. So sánh độ tuổi Tác giả Tuổi trung bình Boullosa JL (2004) 35,5 ElMiligui Y (2010) 37,0 Kaptan WMT (2004) 38,0 Chúng tôi (2012) 38,23 Giới Đa số các tác giả đều cho rằng tỉ lệ nam nhiều hơn nữ. Tuy nhiên tỉ lệ chênh lệch có khác nhau (Bảng 4). Bảng 4. So sánh tỉ lệ nam và nữ Tác giả Nam (%) Nữ (%) Nam: Nữ Boullosa JL (2004) 80,0 20,0 4: 1 Borne GM (1984) 72,0 28,0 2,6: 1 ElMiligui Y (2010) 60,0 40,0 1,5: 1 Chúng tôi (2012) 83,9 16,1 5,2: 1 Lâm sàng Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng đau cổ (chiếm 96,8%), rối loạn cảm giác (tê) (54,8%), rối loạn vận động (yếu chi) 45,2%), rối loạn cơ vòng (9,7%). Triệu chứng đau cổ trong lô nghiên cứu của chúng tôi cũng không có sự khác biệt lớn so với các tác giả khác: El-Miligui Y, Kaptan WMT (100% đau cổ) (4,8). Phục hồi thần kinh Theo dõi sau mổ 6 tháng: tất cả các trường hợp đều hết đau cổ. Tất cả bệnh nhân không giới hạn vận động cúi, ngửa. 1 trường hợp rối loạn cơ vòng còn lại cũng hồi phục. Tất cả các bệnh nhân đều hồi phục hoàn toàn về thần kinh: Frankel E 100%. Không có trường hợp nào gãy hoặc lỏng vít. Hình ảnh học chẩn đoán Đặc điểm gãy cuống cung C2 trên X quang và CT Đa số là đường gãy chéo (77,4%) và không đối xứng (1 bên qua eo, 1 bên qua lỗ ngang) chiếm 80,6%. Di lệch ra trước của C2 so với C3 trung bình là 3,94 mm. So với tác giả ElMiligui Y, thì khoảng di lệch ra trước của C2 và C3 trước và sau mổ trong nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn (bảng 5). Bảng 5: So sánh khoảng di lệch của C2 và C3. Tác giả Trước mổ Sau mổ Số bệnh nhân ElMiligui Y 6 mm 1,5 mm 15 Chúng tôi 3,94 mm 1,06 mm 31 Tổn thương phối hợp Gãy cuống cung C2 phối hợp với các đốt sống cổ khác là 19 trường hợp (61,3%): gãy C3 11 (35,5%), gãy C1 5 (16,1%), gãy C4, C5, C7 là 3,2%, không gãy C6. Kết quả trên cũng không khác so với tác giả Levine và Edwards, nghiên cứu 52 trường hợp gãy cuống cung C2, có 20 trường hợp (38,5%) gãy cuống cung C2 đơn thuần và 32 trường hợp (61,5%) có gãy phối hợp Hàn xương Đường gãy Hàn xương Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 318 với các đốt sống cổ khác. Trong đó tỉ lệ gãy C3 chiếm tỉ lệ cao nhất 24 trường hợp (46,1%), gãy C1 16,6%. Phân loại gãy cuống cung C2 theo Levine/Effendi Trong số 31 trường hợp gãy cuống cung C2 thì có đến 14 trường hợp Type II (45,2%) chiếm tỉ lệ cao nhất. Kết quả này cũng không khác với nghiên cứu của các tác giả khác: Đa số là type II (bảng 6). Bảng 6. So sánh phân loại gãy cuống cung C2 theo Levine/Effendi(3,9) Tác giả Type I Type II Type IIA Type III Tổng số Boullosa JR 2 8 10 Kaptan WMT 2 8 2 12 ElMiligui Y 12 3 15 Chúng tôi 5 14 6 6 31 Phương pháp điều trị Phương pháp điều trị tối ưu cho các trường hợp gãy cuống cung C2 do chấn thương (còn gọi là gãy Hangman) đang còn bàn cãi. Theo Francis và Effendi, Levine AM và Edwards CC: Hầu hết bệnh nhân gãy Hangman do chấn thương được điều trị ban đầu bằng bất động ngoài cột sống cổ (Halo hoặc Halo vest). Thời gian bất động ngoài phải duy trì đủ 8-14 tuần. Họ kết luận rằng điều trị phẫu thuật nên thực hiện ở những bệnh nhân gãy Hangman Type III và những trường hợp thất bại đối với sự lành xương mặc dù đã điều trị bằng dụng cụ Halo 3 tháng. Bất lợi chính của phương pháp điều trị bảo tồn bằng bất động ngoài Halo hoặc Halo - vest là thời gian bất động kéo dài (trung bình khoảng 3-6 tháng) ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc và có thể có một số biến chứng (lỏng ốc, nhiễm trùng nơi gắn đinh, thủng màng cứng). Một số tác giả điều trị gãy Hangman bằng cách bất động ngoài bằng nẹp cổ cứng 2 mảnh Cervical Collar như Grady và Cosan T.E. Bất lợi của phương pháp điều trị bảo tồn gãy Hangman bằng bất động ngoài Halo, Halo-vest hoặc bất động ngoài bằng nẹp cổ Cervical Collar là thời gian bất động kéo dài (trung bình 3 tháng). Sau thời gian này phải chụp Xquang kiểm tra nếu không hàn xương và còn mất vững thì cần phải phẫu thuật. Một số tác giả đề nghị phẫu thuật lối trước cho các trường hợp gãy Hangman không vững: Kết hợp lối trước bằng cách lấy nhân đệm C2- C3, ghép xương vào khoang C2-C3 và cố định bằng plate lối trước. Phương pháp này bảo tồn cử động cúi ngửa. Tuy nhiên, không áp dụng được cho gãy Hangman Levine Type III, vì trật khóa C2 và C3 nên khó nắn. Đường mổ lối trước vùng C2-C3 này được xem như là một kỹ thuật phức tạp; đường vào phía trước rất cao (đường rạch da ngang cổ trước từ dưới góc xương hàm dưới và sụn giáp). Do đó có thể có nguy cơ tổn thương các cấu trúc sống, đặc biệt là tổn thương thần kinh mặt, thần kinh hạ thiệt, các nhánh của động mạch cảnh ngoài, các thành phần của bao cảnh và thần kinh thanh quản trên. Một số tác giả đề nghị phẫu thuật lối sau cho các trường hợp gãy Hangman không vững. Trong đó có kỹ thuật cố định C1-C2 hoặc C1-C3 bằng chỉ thép hoặc cable và ghép xương lối sau. Kỹ thuật này được mô tả đầu tiên bởi Hadra (1891), cải biên bởi Cone (1937), sau đó Gallie (1939), Brooks và Jenkins (1978), Sonntag và Dickman (1991) áp dụng. Kỹ thuật này được chỉ định khi cấu trúc phía sau của C1 và C2 còn nguyên vẹn. Kỹ thuật này có một số nhược điểm: hạn chế cử động cổ (cúi, ngửa, xoay), tỉ lệ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 319 không hàn xương cao, biến chứng thần kinh (liệt tứ chi) có thể xảy ra, có thể đứt thép, cable. Vì vậy, một số tác giả khác đề nghị kỹ thuật cố định vít xuyên cuống cung C2 để điều trị các trường hợp gãy cuống cung C2 do chấn thương nhằm hạn chế các nhược điểm kể trên. Judet và Leconte lần đầu tiên mô tả kỹ thuật cố định vít xuyên cuống cung C2 vào năm 1962(7,9). Ưu điểm của phương pháp này là: không giới hạn cử động cổ, tỉ lệ hàn xương cao, đơn giản, dễ thực hiện, an toàn, thời gian nằm viện ngắn. Tuy nhiên phẫu thuật này có thể có một số biến chứng: tổn thương động mạch cột sống (tỉ lệ thấp), tổn thương thần kinh: ít gặp (tổn thương tủy sống cổ cao hoặc rễ C2, rách màng cứng). Nhiều tác giả áp dụng kỹ thuật này cho kết quả tốt như: Borne GM, Verheggen R và Jansen J, Kaptan WMT, Boullosa JLR, Elmilligui Y(1,2,4,8,11) Trong lô nghiê
Tài liệu liên quan