Đồ án Kỹ năng giao tiếp cho người xin việc khi tham dự phỏng vấn

Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, nhu cầu tìm kiếm việc làm của con người cũng ngày càng tăng lên, để đáp ứng lại điều đó, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp thật tốt, trong đó kỹ năng giao tiếp trong phỏng vấn xin việc cũng là một nghệ thuật và rất cần thiết cho những ai có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong xã hội hiện nay – một xã hội mà đòi hỏi ở bạn một kỹ năng giao tiếp ứng xử trong tất cả các mối quan hệ, công việc cũng như đời sống. Nó là một trong những yếu tố không nhỏ tạo nên sự thành công cho mỗi người góp phần tìm được một công việc tốt thích hợp với năng lực và chuyên môn của bản thân, và là một trong những tiêu chuẩn được đặt ra trên hàng đầu của tất cả các nhà tuyển dụng hiện nay.

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Kỹ năng giao tiếp cho người xin việc khi tham dự phỏng vấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, nhu cầu tìm kiếm việc làm của con người cũng ngày càng tăng lên, để đáp ứng lại điều đó, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp thật tốt, trong đó kỹ năng giao tiếp trong phỏng vấn xin việc cũng là một nghệ thuật và rất cần thiết cho những ai có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong xã hội hiện nay – một xã hội mà đòi hỏi ở bạn một kỹ năng giao tiếp ứng xử trong tất cả các mối quan hệ, công việc cũng như đời sống. Nó là một trong những yếu tố không nhỏ tạo nên sự thành công cho mỗi người góp phần tìm được một công việc tốt thích hợp với năng lực và chuyên môn của bản thân, và là một trong những tiêu chuẩn được đặt ra trên hàng đầu của tất cả các nhà tuyển dụng hiện nay. Nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho người xin việc khi tham dự phỏng vấn nhóm chúng em đã chủ động lựa chọn đề tài “Kỹ năng giao tiếp cho người xin việc khi tham dự phỏng vấn”. Qua quá trình thu thập, tham khảo và nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Chọn lọc ra những vấn đề mà nhóm chúng em cảm thấy đó là vấn đề quan trọng cần quan tâm. Kết cấu của đồ án gồm: + Chương I : Cơ sở lý luận. + Chương II : Thực trạng kỹ năng phỏng vấn xin việc ngày nay. + Chương III: Nâng cao kỹ năng phỏng vấn trong xin việc. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm em rất mong các quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài đồ án được hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Hải Vân đã giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình làm đồ án. NHẬN XÉT (Của giảng viên hướng dẫn) MỤC LỤC PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái quát về giao tiếp 1.1.1. Khái niệm về giao tiếp Là những thông điệp về nhận thức và tình cảm thực về ý thức hay vô thức. Là những chuỗi hành động nghe, nói, cảm nhận và phản ứng với nhau. Nó là việc quản lí thông điệp nhằm tạo ra sự hiểu biết. Là cách ta trao đổi tin tức và thông điệp cho nhau. Đó là những gì ta nói và cách mà ta nói, thông qua từ ngữ, âm sắc, giọng điệu, tiếng hát, điệu bộ, hiệu lệnh, tư thế, phục trang, sự biểu lộ cảm xúc, lắng nghe, hành động, khiêu vũ, và thậm chí cả… bằng cách im lặng. Vậy giao tiếp là một quá trình tiếp xúc tâm lý giữa những người nhất định trong xã hội, có mục đích và mang tính hệ thống chuẩn mực về hành vi, ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, từ ngữ, vốn sống…tạo nên những ảnh hưởng, tác động qua lại để con người đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau. 1.1.2. Vai trò của giao tiếp 1.1.2.1. Vai trò trao đổi thông tin - Vai trò thu thập thông tin Tiếp nhận, xử lý, phân tích và đánh giá thông tin trong và ngoài liên quan đến các hoạt động giao tiếp của con người. Thông qua việc trao đổi, tiếp xúc với mọi người qua các văn bản, báo chí…để nắm bắt thông tin, thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh chung quanh để kịp thời nhận ra và vận dụng những cơ hội tốt, né tránh những đe dọa bất lợi trong quá trình giao tiếp. - Vai trò truyền đạt thông tin Chuyển tải thông tin liên quan đến các hoạt động giao tiếp của con người. Việc phổ biến thông tin được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như nói chuyện thường ngày, điện thoại, bản thông báo, báo cáo thông qua các cuộc họp, các mệnh lệnh, các bản thuyết trình… 1.1.2.2. Vai trò trao đổi tình cảm Con người sinh ra và lớn lên không thể thiếu được hoạt động giao tiếp. Nó giúp phân biệt loài người với loài vật, giảm bớt phần "con" trong con người, và làm tăng thêm phần "người”,bên cạnh đó hoạt động giao tiếp còn giúp con người mở rộng thêm được kiến thức, phát triển các mối quan hệ xã hội-thứ không thể thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.Nếu con người không giao tiếp thì sẽ ngày càng trở nên ù lì, chậm chạp, không tiến bộ.Điều này làm con người càng ngày càng trở về với thời kỳ nguyên thủy hơn. Nhờ có hoạt động giao tiếp mà con người có thể hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhau. Từ đó tạo nên các mối quan hệ trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.Tính cách và tâm lí của mỗi người khác nhau, nên biểu hiện các hành vi,cử chỉ, thái độ của cá nhân cũng khác nhau. Chính vì vậy các hoạt động giao tiếp cũng thể hiện các cung bậc tình cảm phong phú và đa dạng hơn. 1.1.3. Đặc điểm của giao tiếp 1.1.3.1. Tính mục đích Giao tiếp của con người luôn mang tính mục đích. Mục đích ở đây chính là nhằm trao đổi thông tin. Tính mục đích luôn được thể hiện rõ nhất khi đối tượng tham gia giao tiếp đạt được mục đích đó là truyền tải được thông tin,suy nghĩ của mình cho người khác. Khi đó là họ đã giao tiếp thành công. 1.1.3.2. Tính chuẩn mực Trong hoạt động giao tiếp tính chuẩn mực cũng được thể hiện khá rõ nét. Đó chính là thứ bậc, địa vị xã hội hay nói cách khác đó chính là sự điều tiết cách giao tiếp phù hợp với từng đối tượng để từ đó góp phần đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp. 1.1.4. Phương tiện giao tiếp 1.1.4.1. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. - Ngôn ngữ nói Là ngôn ngữ hướng vào người khác, biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp nhận phân tích bằng cơ quan phân tích thị giác nó tồn tại dưới 2 hình thức: + Độc thoại: là ngôn ngữ nói một chiều, liên tục và ít khi không có sự phụ trợ hay phản hồi trực tiếp. P Ưu điểm: - Người nói được chuẩn bị trước, nội dung và hình thức được thể hiện chính xác. -Không có sự đối thoại-> người nói chủ động, kiểm soát được thời gian và nội dung. P Nhược điểm: - Chỉ giao tiếp một chiều nên khiến người nghe thụ động. + Đối thoại: là ngôn ngữ trao đổi, đối đáp giữa 2 hay nhiều người trở nên 1 cách trực tiếp và gián tiếp. P Ưu điểm: - Quá trình đối thoại phải dựa vào diễn biến cuộc tiếp xúc nên phải chuẩn bị trước nội dung - Có sự đối thoại nên mọi đối tượng giao tiếp chủ động trao đổi thông tin - Giao tiếp hai chiều nên làm cho người nghe chủ động trao đổi thông tin và quá trình giao tiếp mang tính tự nhiên P Nhược điểm: - Đối thoại có sự tiếp nhận thông tin qua lại tuy nhiên đôi khi vẫn tạo nên sự cố như hiểu sai ý của người nói.... - Ngôn ngữ viết Là ngôn ngữ thể hiện các ký hiệu chữ viết và được tiếp nhận và phân tích bằng cơ quan thị giác. P Yêu cầu đối với ngôn ngữ viết: + Chính xác, rõ ràng, ngắn gọn và logic + Tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, ngữ pháp, cấu trúc câu, chính tả. + Những từ ngữ phát triển cao hơn so với những lời nói bóng bẩy, nói so sánh hàm ngôn, hiển ngôn. 1.1.4.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Là tất cả kích thích bên ngoài và tâm lý bên trong của con người, không phải lời nói và chữ viết,bao gồm sự chuyển động của thân thể, các đặc điểm của cơ thể được biểu lộ ra bên ngoài, các đặc điểm về giọng nói và sự sử dụng không gian và thời gian. - Ngôn ngữ thân thể: P Sự biểu cảm +Nét mặt: Biểu lộ thái độ cảm xúc của con người, các công trình nghiên cứu thống nhất rằng nét mặt của con người biểu lộ 6 cảm xúc: Vui mừng, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi, ghê tởm. Ngoài ra, nét mặt còn cho ta biết về cá tính của con người. +Nụ cười: Trong giao tiếp, người ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái độ của mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính. Do đó, trong giao tiếp ta phải biết tinh nhạy quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp. + Ánh mắt: Nó phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước nguyện của con người. Trong giao tiếp, nó phụ thuộc vào vị trí xã hội của mỗi bên. + Các cử chỉ: Gồm các chuyển động của đầu, bàn tay, cánh tay… vận động của chúng có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp. +Tư thế: Nó liên quan mật thiết với vai trò vị trí xã hội của cá nhân, thông thường một các vô thức nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân đảm nhận. + Diện mạo: Là những đặc điểm tự nhiên ít thay đổi như: Dáng người, màu da và những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu, trang điểm trang sức. - Đặc điểm cơ thể: + Ngoại hình là những đặc điểm tự nhiên như tạng người, sắc da, mùi…. +Dựa vào ngoại hình để lựa chọn trang phục phù hợp trong mỗi môi trường giao tiếp P Tư thế: + Sự đi đứng: dáng đi, thế đứng nói lên được phong cách của người giao tiếp +Thế ngồi: thể hiện được đức tính và bản chất của người giao tiếp P Giọng nói: Là nhịp điệu, âm thanh, ngữ điệu được sử dụng khi nói để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ của người nói đồng thời tạo tâm lý thoải mái và hứng thú cho người nghe. 1.1.5. Kỹ năng giao tiếp cơ bản Giao tiếp là điều có tính sống còn đối với bất kì sự quan hệ nào của nhân loại. Và kỹ năng giao tiếp là phương tiện tiên quyết cho sự thành bại trong giao tiếp, nó là chìa khóa để bắt đầu những thành công khác. Quan trọng hơn nữa, nó hoàn toàn có thể được hình thành trong quá trình rèn luyện bản thân. 1.1.5.1. Kỹ năng nghe - Biết lắng nghe. Trong quá trình hoạt động giao tiếp chúng ta cần biết lắng nghe thông tin, ý kiến từ người khác, để có thể nắm bắt và hiểu nội dung mà mình đang nghe, đang tiếp nhận. Đó không chỉ là kỹ năng mà qua đó còn thể hiện thái độ là bạn đang tôn trọng người nói. Điều đó cũng làm cho người nói được thoải mái và tự tin hơn. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng sự lắng nghe thật nhiệt tình . - Tập trung cao độ. Khi giao tiếp thì việc tập trung không được nhiều người chú ý, để tâm. Đa số luôn coi nhẹ yếu tố này, họ luôn nghĩ rằng nó không cần thiết.Nhưng để có được kỹ năng này thì điều cần ở người nói cũng như người nghe tập cho bản thân thói quen 1.1.5.2. Kỹ năng nói - Nói ra suy nghĩ Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra. Trước khi nói ra suy nghĩ của mình bạn cần phải có sự chuẩn bị trước hoặc cân nhắc trước khi phát ngôn. Rằng nội dung mình nói có trọng tâm và then chốt không? Có phù hợp với môi trường hiện tại không? Để kỹ năng này được hiệu quả yêu cầu đối với người nói cần thể hiện nội dung rõ ràng, rành mạch, tránh gây sự hiểu lầm từ người nghe là bạn đang áp đặt suy nghĩ cho mọi người. - Quan sát Giao tiếp là một quá trình hoạt động hai chiều liên quan đến việc gửi đi và nhận về những dấu hiệu. Những người được giao trách nhiệm truyền đạt thông tin phải học cách tiếp nhận những dấu hiệu nhờ đó họ có thể là người tiên phong thực hiện việc giao tiếp chứ không phải chỉ là người phản ứng trở lại những gì họ được nhận. Trong khi giao tiếp, hãy đi vào thế giới của người đối thoại. Hãy đọc ngôn ngữ của cơ thể, âm thanh của giọng nói, những lời nói và cả những sự im lặng. - Hỏi những câu hỏi mở Hãy nhớ rằng, mục đích của bạn là nhận đủ thông tin để bạn có thể làm việc với người khác nhằm giải quyết các vấn đề và tăng cường năng suất làm việc. Một câu hỏi Có/ Không (hay một câu hỏi đóng) sẽ chỉ đem lại cho bạn một câu trả lời Có hay Không mà thôi. Một câu hỏi được bắt đầu với từ „Tại sao” có thể đặt người khác vào thế phòng thủ. Hãy nghĩ về phản ứng của bạn sẽ như thế nào khi được hỏi câu hỏi như “tại sao bạn lại đến muộn?”, “tại sao bạn lại hành động như vậy?”... - Tránh xen vào những vấn đề của người khác Khá thường xuyên những ý định tốt khiến chúng ta đưa ra cách giải quyết cho những vấn đề của người khác trong khi họ thực sự không muốn nhận lời khuyên, nhưng thay vào đó đơn giản là họ muốn được lắng nghe. Một khi người ta cảm thấy được lắng nghe một cách thực sự, họ sẽ trao cho bạn nhiều thông tin hơn, đó là những gì mà bạn muốn bởi vì nó đem lại cho bạn quyền điều khiển. - Nối kết những câu nói của bạn với ngôn ngữ của cơ thể Nếu bạn là một người chân thật, ngôn ngữ của cơ thể bạn sẽ khẳng định điều đó. Nếu bạn cảm thấy giận dữ và phủ nhận nó, âm thanh giọng nói của bạn có thể đưa bạn đi xa. Là một người chân thật, sau đó thực hiện một cuộc kiểm tra cơ thể để chắc chắn rằng những lời nói của bạn phù hợp với những cử chỉ phi lời nói của bạn. Vì vậy việc nối kết những câu nói của bạn với ngôn ngữ cơ thể là điều rất cần thiết và hữu dụng trong quá trình giao tiếp. 1.1.5.3. Kỹ năng đọc - Đọc nhanh Đọc nhanh (đọc lướt): mục đích của việc đọc lướt nhằm tìm hiểu thông tin một cách khái quát.Việc đọc lướt này chỉ mất khoảng từ 15 – 30 phút, nhưng sẽ giúp cho người đọc hiểu được tổng thể nội dung. Tiến hành các bước trong quá trình đọc lướt có nhiều ý nghĩa, tạo dấu ấn, tăng thêm độ tin tưởng ban đầu, gây sự hưng phấn cho việc tìm hiểu sâu hơn. - Đọc kỹ Sau khi đọc lướt để nắm sơ bộ, khái quát nội dung của thông tin cần tìm hiểu. người đọc có thể đọc một lần, hoặc đọc nhiều lần, đọc nhanh hay đọc chậm, tất cả đều phụ thuộc vào mục đích và khả năng của mỗi cá nhân.Nếu chỉ mục đích lấy tư liệu trích dẫn thì có thể đọc một lần, nếu với mục đích đọc nghiên cứu, học tập thì phải đọc nhiều lần. Đối với từng loại thông tin thì cần có những kỹ năng đọc khác nhau.Tuy nhiên, khi đọc các lần sau không phải đọc như lần đầu đọc kỹ mà các lần sau chỉ đi sâu vào các luận điểm cơ bản hoặc đi sâu vào những chỗ mà lần đầu chưa hiểu. Việc đọc đi đọc lại nhiều lần đối một tài liệu rất cần thiết với những cá nhân đang đi sâu nghiên cứu vào một vấn đề nào đó, nó giúp cho người đọc thông hiểu sâu sắc và ghi nhớ lâu hơn. 1.1.5.4. Kỹ năng viết - Sử dụng các đại từ quan hệ thật sự rõ ràng Khi viết cần nhớ chú ý đến các đại từ sử dụng vì nó sẽ cho người đọc biết ai hoặc cái gì đang được bạn đề cập đến? Nếu không thích trình bày theo cách nối câu bằng các đại từ quan hệ thì bạn có thể viết lại một câu mới để diễn đạt rõ ràng hơn. - Ngắn gọn và chính xác Kỹ năng viết không hề đơn giản, đó là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Bạn sẽ nhận được những gì bạn nói, do vậy bạn cần phải viết một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác. Để có được một bài viết thành công dù đó là một bức thư, một công văn, một báo cáo hay bất cứ thứ gì khác cũng cần phải có một công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, sau đó là sự thống nhất và tầm quan trọng, kế đến là bố cục và cách làm nổi bật, sự mạch lạc và cuối cùng là độ dài vừa phải 1.2. Kỹ năng phỏng vấn.  Tìm việc làm là một quá trình xây dựng. Đó là một bài toán đố. Đó là việc gieo hạt trồng cây. Đó là một trò chơi với những con số.  Đó có thể là tất cả những đặc tính trên hoặc nhiều hơn thế nữa, nhưng cho dù bạn coi đó là gì thì đó vẫn là một quá trình cần có những buổi phỏng vấn vì nếu không có chúng bạn sẽ không nhận được việc làm. Kể cả trong trường hợp khả năng thắng cuộc của bạn là dễ dàng do có “tay trong” thì bạn vẫn cần trải qua vòng phỏng vấn trong xin việc. Vài năm trước đây tại một ngân hàng lớn diễn ra cuộc cắt giảm nhân công. Một công chức quản lý bậc trung đã được đề nghị nghỉ hưu sớm mặc dù ông ta đã có thời gian phục vụ 20 năm. Ngân hàng đó đãi ngộ tử tế với người này bằng cách tính thêm thâm niên công tác để ông ta có chế độ hưu trí tốt hơn đồng thời có thể nhận được những trợ cấp y tế khi về hưu. Ngân hàng cũng giúp ông ta tìm một công việc mới. Sau khi ông rời ngân hàng này, ông nhận được việc làm tại một ngân hàng khác quy mô nhỏ hơn với mức lương thấp hơn. Ông vẫn giữ liên lạc với người chủ củ của mình, người ông từng có quan hệ rất tốt. Tám năm sau, người chủ cũ của ông đề nghị hai người cùng dung bữa trưa. Trong bữa trưa, người chủ cũ ấy đã đề nghị làm một việc tương tự như trước đây. Điểm mấu chốt ở đây là mặc dù người chủ cũ đã rất hiểu ông nhưng cuộc gặp gỡ để thảo luận vẫn rất cần thiết. Nếu buổi thảo luận đó không đạt kết quả tốt, người đàn ông kia cũng sẽ không nhận được việc làm. Như vậy để có được việc làm, bạn luôn luôn cần một cuộc phỏng vấn. 1.2.1. Phỏng vấn là gì? 1.2.1.1. Khái niệm về phỏng vấn.        Phỏng vấn là một kỹ năng  cho cả hai phía ngồi bên bàn phỏng vấn, phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận trực tiếp thông tin từ một  đối tượng.        Một buổi phỏng vấn tuyển dụng là một nổ lực của công ty tuyển dụng nhằm đánh giá ba tiêu chuẩn quan trọng sau của người xin việc.          Bạn khó có thể kiểm soát được những định kiến và kinh nghiệm của nhà tuyển dụng, nhưng chắc chắn bạn có thể trở thành một người được phỏng vấn có kinh nghiệm, hoạt bát, tự tin và thể hiện được năng lực của mình. Bạn sẽ đạt đựợc điều này nếu nhận thức rằng cả hai phía, bạn và nhà tuyển dụng, đều có trách nhiệm tạo dựng một cuộc trao đổi thoải mái và hiệu quả.        Tỷ  lệ thất bại của những người mới được tuyển dụng thường rất cao, khoảng 40% những ngừơi mới nhận nhiệm vụ quản lý đã thất bại ngay trong vòng 18 tháng đầu tiên. Tại sao lại như vậy? Hãy chứ ý vào những lý do quan trọng mà nhà tuyển dụng đưa ra dưới đây: +  Những trục trặc giữa các cá nhân. Họ không thể  tạo dựng được các mối quan hệ trong công viêc với đồng nghiệp hoặc tập thể. +  Họ không hiểu được những gì người khác kỳ vọng ở mình +  Thiếu nhạy cảm về những vấn đề nội bộ  trong công ty +  Khong hoàn thành được những ưu tiên hay mục tiêu chính của công việc +  Chậm thích ứng với công việc mới +  Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư Bạn có  thể tránh những vấn đề trên như thế  nào? + Giải quyết tận gốc vấn đề hiện có, chứ không phải chỉ chú ý vào những dấu hiệu của vấn đề với hy vọng nó sẽ không xảy ra. + Thoát khỏi cái “ vỏ ốc” của mình và nghĩ đến những điều xung quanh. Hãy ra khỏi khu vực an toàn và thoải mái của mình  để làm việc gì đó khác lạ. + Hãy là một người linh hoạt và thích ứng với nhiều loại người, nhiều cách tổ chức và nhiều cách làm việc. + Hãy giữ bình tĩnh. Đừng để hoàn cảnh chế ngự bạn. + Khi phải đưa ra một quyết định quan trọng, hãy nghiên cứu rồi đưa ra quyết định.        Những nhà tuyển dụng và chuyên gia tiến hành phỏng vấn  đều ý thức được những tiêu chí trên. Họ  biết công ty của mình đang gặp phải khó khăn gì và rất mong muốn tìm kiếm được nguồn nhân lực thích hợp. Đây chính là những yếu tố sẽ tác động đến nội dung câu hỏi trong buổi phỏng vấn. 1.2.1.2. Các loại hình phỏng vấn.        Phỏng vấn sơ bộ có thể chỉ đơn giản là một người nào đó sẽ hỏi xem bạn có X năm kinh nghiệm sử dụng một máy móc hay công nghệ nào đó hay không, hay hỏi bạn có bằng tốt nghiệp đại học hay không. Phỏng vấn sơ bộ có thể nhằm xác định ứng viên đó được vào danh sách hoặc loại khỏi danh sách nhóm ứng viên vòng 1. Những buổi phỏng vấn này có thể được thực hiện qua điện thoại bởi người tiếp nhận bản sơ yếu lí lịch. Tất nhiên hình thức phỏng vấn này không nên để cho một nhân viên lễ tân hay thư ký cấp dưới chưa được huấn luyện tiến hành, tuy nhiên trên thực tế, trường hợp này thường xảy ra. Nó có thể được thực hiện bởi những thành viên trong công ty chịu trách nhiệm thu hút người nộp đơn xin việc, và thậm chí bới giám đóc nhân sự hoặc chính người phụ trách tuyển dụng. Hình thức phỏng vấn cơ bản này nhằm xác định xem các yêu cầu cần thiết có được đáp ứng hay không, chủ yếu tập trung vào kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và trình độ học vấn. Những cuộc phỏng vấn có tính kiểm tra thường được nhà tuyển dụng thực hiện ở trường đại học hoặc hội chợ việc làm. Đôi khi, quá trình kiểm tra này sẽ loại bỏ nhu cầu cần tổ chức một cuộc phỏng vấn, việc công ty tuyển dụng xem qua bản sơ yếu lý lịch có thể sẽ đưa bạn vào hoặc loại bạn ra khỏi danh sách.        Phỏng vấn kĩ lưỡng được tiến hành khi nhà tuyển dụng đã xác định được ứng viên “ lý tưởng” và phỏng vấn người đó chỉ để đưa ra quyết định cuối cùng, hoặc để đáp ứng yếu cầu của Ủy ban cơ hội việc làm bình đẳng. Cơ may tuyển dụng vẫn còn dù cuộc phỏng vấn diễn ra ngắn ngủi và người ta nói với bạn luc ra về “ anh không cần liên hệ lại, có gì chúng tôi sẽ gọi”. Quá trình này tuy làm mất thời gian của bạn nhưng cũng là cơ hội giúp bạn biết về công ty tuyển dụng và mài giũa khẳ năng phỏng vấn của mình.        Buổi phỏng vấn xã giao diễn ra khi đồng nghiệp của một người bạn khác giới thiệu bạn. Ông chủ hiện tại là một người hàng xóm. Họ hàng của bạn là thành viên cùng câu lạc bộ với trường phòng PR của công ty tuyển dụng. Dù bạn có đến phỏng vấn chẳng nữa thì có thể có hoặc không có vị trí làm việc phù hợp đang cần người. Tuy vậy, bạn có ưu thế đặc biệt, đó là hầu hết vị tr
Tài liệu liên quan