Đồ án Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước ngầm khu công nghiệp Phú An Thạnh, công suất 3000 m3/ngày

Hiện nay Long An đang trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, thu hút nhiều loại hình đầu tư trên địa bàn tỉnh, tạo nên những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên việc hình thành và phát triển các nhà máy công nghiệp nằm rải rác, xen lẫn trong khu dân cư và tập trung dọc các trục giao thông chính đã, đang nảy sinh nhiều vần đề gây ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Vì thế việc hình thành các KCN và cụm công nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp cũng như quản lý, kiểm soát, giảm thiểu các vấn đề nói trên. Chính vì vậy UBND tỉnh Long An đã quyết định chuyển đổi khu đất nông trường K45, do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An quản lý, thuộc xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An thành KCN tập trung và giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Long An làm chủ đầu tư. KCN này có vị trí địa lý thuận lợi về giao thủy lẫn giao thông đường bộ. Nhận thấy được tiềm năng của vị trí này và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh doanh của mình, Công ty cổ phần Phú An Thạnh đã đề nghị và được sự đồng ý của UBND tỉnh Long An về việc làm chủ đầu tư dự án xây dựng KCN Phú An Thạnh tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An thay Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Long An. KCN Phú An Thạnh nằm dọc theo đường tỉnh 830, xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An với diện tích: giai đoạn 1 là 307,23 ha, giai đoạn 2 sẽ mở rộng thành quần thể công nghiệp – dân cư và dịch vụ Phú An Thạnh với tổng diện tích: 1.002,23 ha trong đó đất công nghiệp là 692,23 ha và khu dân cư đô thị mới là 310 ha. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước đến tìm hiểu, ký hợp đồng giữ đất và thuê đất. Trong tương lai gần, KCN Phú An Thạnh giai đoạn 1 sẽ tiếp nhận nhiều nhà đầu tư với đủ các ngành nghề “thân thiện với môi trường” như chủ trương của chủ đầu tư đã cam kết trước đây. Việc đảm bảo cung cấp một lượng nước rất lớn cho hoạt động của các doanh nghiệp thuê đất trong KCN hoạt động hiệu quả ổn định là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy Ban Quản Lý KCN đã triển khai công tác xây dựng nhà máy nước cấp cho KCN để phục vụ cho nhu cầu trên. Việc lựa chọn phương án khả thi nhất để mang lại hiệu quả cao cho công tác xây dựng nhà máy cung cấp nước sạch là hết sức cấp thiết . Đây cũng chính là lý do mà đề tài “Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước ngầm KCN Phú An Thạnh, công suất 3000 m3/ngày” được lựa chọn

doc84 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước ngầm khu công nghiệp Phú An Thạnh, công suất 3000 m3/ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - BYT: Bộ Y Tế - KCN: Khu Công Nghiệp - UBND: Uỷ Ban Nhân Dân - QCVN: Quy Chuẩn Việt Nam - TCXD: Tiêu Chuẩn Xây Dựng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: thống kê quy hoạch sử dụng đất toàn khu. 8 Bảng 2.1: Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước bề mặt. 11 Bảng 2.2: Thành phần có trong nước ngầm, nước mặt. 14 Bảng 3.1: Thành phần các chất ô nhiễm trong nước ngầm tại KCN Phú An Thạnh 31 Bảng 3.2: Phân tích ưu ngược điểm hai phương án 37 Bảng 4.1: Bảng tổng hợp nhu cầu dùng nước 61 Bảng 4.2: Thể tích bể chứa 62 Bảng 4.3: Tóm tắt thông số kích thước của các công trình đơn vị. 66 Bảng 5.1: Dự toán xây dựng và thiết bị trạm xử lý nước ngầm 68 Bảng 5.2: Chi phí hóa chất 74 Bảng 5.3: Chi phí điện 74 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH Hình 2.1: Tổng quan về vòng tuần hoàn nước cấp. 9 Hình 2.2: Các sơ đồ công nghệ xử lý xử lý với nguồn nước mặt có hàm lượng cặn Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ xử lý với nguồn mặt có hàm lượng cặn >2500 mg/l 23 Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ xử lý xử lý với nguồn nước ngầm. 24 Hình 2.5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước của công ty cấp thoát nước số 2 24 Hình 2.6: Sơ đồ công nghệ CNH xử lý nước giếng nhiễm phèn. 24 Hình 2.7: Xử lý nước nhiễm sắt dùng trong sinh hoạt và công nghiệp. 25 Hình 2.8: Sơ đồ xử lý nước ngầm của Tp.HCM. 25 Hình 2.9: Sơ đồ xử lý nước của nhà máy nước Thủ Đức. 26 Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm phương án 1. 34 Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm phương án 2. 35 LỜI MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay Long An đang trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, thu hút nhiều loại hình đầu tư trên địa bàn tỉnh, tạo nên những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên việc hình thành và phát triển các nhà máy công nghiệp nằm rải rác, xen lẫn trong khu dân cư và tập trung dọc các trục giao thông chính đã, đang nảy sinh nhiều vần đề gây ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Vì thế việc hình thành các KCN và cụm công nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp cũng như quản lý, kiểm soát, giảm thiểu các vấn đề nói trên. Chính vì vậy UBND tỉnh Long An đã quyết định chuyển đổi khu đất nông trường K45, do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An quản lý, thuộc xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An thành KCN tập trung và giao cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Long An làm chủ đầu tư. KCN này có vị trí địa lý thuận lợi về giao thủy lẫn giao thông đường bộ. Nhận thấy được tiềm năng của vị trí này và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh doanh của mình, Công ty cổ phần Phú An Thạnh đã đề nghị và được sự đồng ý của UBND tỉnh Long An về việc làm chủ đầu tư dự án xây dựng KCN Phú An Thạnh tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An thay Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Long An. KCN Phú An Thạnh nằm dọc theo đường tỉnh 830, xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An với diện tích: giai đoạn 1 là 307,23 ha, giai đoạn 2 sẽ mở rộng thành quần thể công nghiệp – dân cư và dịch vụ Phú An Thạnh với tổng diện tích: 1.002,23 ha trong đó đất công nghiệp là 692,23 ha và khu dân cư đô thị mới là 310 ha. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước đến tìm hiểu, ký hợp đồng giữ đất và thuê đất. Trong tương lai gần, KCN Phú An Thạnh giai đoạn 1 sẽ tiếp nhận nhiều nhà đầu tư với đủ các ngành nghề “thân thiện với môi trường” như chủ trương của chủ đầu tư đã cam kết trước đây. Việc đảm bảo cung cấp một lượng nước rất lớn cho hoạt động của các doanh nghiệp thuê đất trong KCN hoạt động hiệu quả ổn định là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy Ban Quản Lý KCN đã triển khai công tác xây dựng nhà máy nước cấp cho KCN để phục vụ cho nhu cầu trên. Việc lựa chọn phương án khả thi nhất để mang lại hiệu quả cao cho công tác xây dựng nhà máy cung cấp nước sạch là hết sức cấp thiết . Đây cũng chính là lý do mà đề tài “Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước ngầm KCN Phú An Thạnh, công suất 3000 m3/ngày” được lựa chọn. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Xây dựng một hệ thống xử lý nước cấp đảm bảo phù hợp với thực tế tại KCN Phú An Thạnh, mang tính khả thi cao, có thể nâng cấp nhà máy khi triển khai giai đoạn 2, 3, thích hợp với quan điểm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. NỘI DUNG THỰC HIỆN Nội dung nghiện cứu gồm: Điều tra thu thập số liệu cơ sở về điều kiện tự nhiên, hiện trạng vấn đề cấp nước tại khu vực nghiên cứu. Chọn lựa nguồn nước, các nguồn nước có sẵn trong vùng, thu thập số liệu cơ bản để đánh giá tính chất – thành phần của nguồn chọn cung cấp. Xác định lưu lượng nước cần cung cấp cho khu Công Nghiệp Phú An Thạnh. Lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp cho Trạm xử lý nước cấp cho khu vực. Tính toán thiết kế phương án đã chọn lựa, triển khai chi tiết các công đơn vị trong hệ thống xử lý trên bản vẽ, khái toán chi phí đầu tư, chi phí vận hành của hệ thống. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về KCN, tìm hiểu thành phần, tính chất nước ngầm và các số liệu cần thiết khác. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước cấp cho các KCN qua các tài liệu chuyên ngành. Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước ngầm phù hợp. Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước ngầm, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý. Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Xây dựng trạm xử lý nước ngầm đạt tiêu chuẩn môi trường giải quyết được vấn đề cấp nước cho KCN. Góp phần nâng cao ý thức về môi trường cho nhân viên cũng như Ban quản lý KCN. Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các doanh nghiệp, sinh viên tham quan, học tập. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ AN THẠNH GIỚI THIỆU CHUNG Khu công nghiệp Phú An Thạnh tọa lạc trên tỉnh lộ 830, xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Phú An Thạnh. Quy mô khu công nghiệp Phú An Thạnh. Quần thể công nghiệp – dân cư và dịch vụ Phú An Thạnh đã được quy hoạch với tổng diện tích là 1.002,23ha và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: KCN có quy mô 307,23 ha Giai đoạn 2: KCN có quy mô là 385 ha và khu dân cư – dịch vụ 310 ha. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KCN Phú An Thạnh nằm cách đường cao tốc khoảng 2,5 km và cách Quốc lộ 1A (ngã tư Long Kim) khoảng 6,5 km theo đường Tỉnh 830. Có các mặt giáp giới như sau: Phía Bắc giáp: Kênh Rạch Vong. Phía Nam giáp: Kênh Nước Mục. Phía Tây giáp: Đường Tỉnh 830 và ruộng lúa. Phía Đông giáp: Ruộng lúa. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN Địa hình Khu đất quy hoạch KCN có địa hình tương đối bằng phẳng, nhưng thấp, được chia cắt bởi những bờ đất. Phần lớn là đất trồng mía, còn lại là đất ruộng lúa, kênh rạch và một số nền đất được đào đắp tôn cao.Cao độ bình quân mặt ruộng thấp hơn đường Tỉnh 830 là 1,2 - 1,5 m. Khí hậu thuỷ văn Khí hậu của khu vực dự án mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ Bình quân: 27oC Cao nhất: 38oC Thấp nhất: 13,8oC Độ ẩm Bình quân: 79,5% Cao nhất: 90% (tháng 9) Thấp nhất: 65% (tháng 3) Lượng mưa Trung bình một năm có 159 ngày mưa. Lượng mưa trung bình năm 2.109mm. Lượng mưa tập trung phần lớn vào mùa mưa. Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình 1.350mm/năm (3,7mm/ngày) Tổng bức xạ mặt trời Trung bình: 11,7 Kcl/cm2/tháng. Cao nhất: 14,2 Kcl/cm2/tháng. Thấp nhất: 10,2 Kcl/cm2/tháng. Gió Mùa khô hướng gió chính Đông Nam, tần suất 30 - 40%, tốc độ bình quân 2 – 3 m/s. Mùa mưa hướng gió chính Tây Nam, tần suất 66%, tốc độ 2 – 3 m/s. Khu vực quy hoạch không bị ảnh hưởng lũ lụt, có ảnh hưởng triều cường trong mùa lũ, tuy nhiên nước không lớn, nước lớn nhất không ảnh hưởng đến đường Tỉnh 830 và thổ cư trong khu vực. ĐỊNH HƯỚNG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRONG KCN Công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp Sản xuất, chế biến nông hải sản, thực phẩm. Sản xuất, chế biến thức ăn cho gia cầm, gia súc, và chế phẩm thuốc thú y. Sản xuất các chế phẩm phục vụ cho nông nghiệp: thuốc trừ sâu, phân bón. Các ngành công nghiệp cơ khí chính xác, máy móc, thiết bị, công cụ. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu: Gia công giập viên, đóng gói và sản xuất thuốc tân dược. Sản xuất dụng cụ và thiết bị y tế. Thiết bị điện, đồ điện gia dụng, thiết bị viễn thông và nguyên phụ liệu, phụ tùng cho ngành công nghiệp điện và viễn thông. Công nghiệp dệt, in ấn và các dịch vụ ngành in. Sản xuất dụng cụ, đồ dùng thể thao, gia đình, thiết bị – dụng cụ văn phòng, đồ chơi trẻ em bằng chất liệu các loại. Chế tác nữ trang, đá quí, sản xuất đồ sứ. Các ngành sản xuất bao bì nhựa, giấy, gỗ. Sản xuất mỹ phẩm. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Công nghiệp chế biến gỗ gia dụng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản xuất vật liệu trang trí nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ. Sản xuất cấu kiện nhà lắp ghép, tấm lợp, gạch ốp lát, thép hình các loại… PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU CÔNG NGHIỆP Phân cụm chức năng Đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp Gồm 5 cụm chia thành 110 lô: Cụm A: 25 lô, diện tích: 58,81 ha. Cụm B: 26 lô, diện tích: 66,39 ha. Cụm C: 29 lô, diện tích: 52,17 ha. Cụm D: 28 lô, diện tích: 46,59 ha. Cụm E: 02 lô, diện tích: 2,83 ha. Tổng diện tích đất xí nghiệp công nghiệp: 226,76 ha. Mỗi lô có diện tích từ 1 đến 3 ha tùy theo từng lô đất. Mật độ xây dựng 50% (hoặc có thể hơn tùy theo loại hình sản xuất), hệ số sử dụng đất 0,7. Đất công trình điều hành và dịch vụ công cộng Tổ chức khu điều hành quản lý và khu thương mại - dịch vụ cho cụm công nghiệp tại vị trí thuận tiện nhất nằm tại khu vực cổng vào cụm công nghiệp. Diện tích đất 2 khu là 3,38 ha, mật độ xây dựng 30 - 40%. Hệ số sử dụng đất từ 0,6 - 0,7. Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật Đất dự kiến xây dựng các công trình đầu mối gồm 4,33 ha, trong đó xây dựng các công trình : Trạm biến thế: 0,82 ha. Trạm cấp nước: 0,63 ha. Khu xử lý nước thải: 2,10 ha. Bãi rác trung chuyển: 0,78 ha. Bố trí khu xử lý nước thải nằm ở phía Tây Nam khu quy hoạch để thuận tiện cho việc dẫn đường ống thoát nước bẩn ra kênh Nước Mục và dẫn ra sông Vàm Cỏ Đông. nước bẩn phải được xử lý triệt để trước khi thải ra kênh. Bố trí bãi rác phải thuận tiện cho việc vận chuyển đến bãi rác tập trung của huyện hoặc khu vực. Đất giao thông Trục đường chính nối từ đường Tỉnh 830 vào KCN theo hướng Đông Nam và đường nhánh xen kẽ tạo thành mạng giao thông khép kín, thuận tiện quan hệ bên trong cũng như bên ngoài KCN. Diện tích đất đường bộ cụm công nghiệp: 37,22 ha. Mặt đường: 199.305 m2. Vỉa hè: 106.013 m2. Dãy phân cách: 66.882 m2. Đất cây xanh Tổng diện tích đất cây xanh tập trung và công viên là: 35,54 ha. Ngoài các mảng cây xanh tập trung, trong từng xí nghiệp có tỷ lệ cây xanh nhất định (ít nhất 20% diện tích đất). Trong KCN bố trí trồng cây xanh theo 3 loại hình : Trồng cây xanh cách ly giữa các khu vực không cùng chức năng hoặc tính chất sản xuất. Có thể trồng cây xanh bóng mát kết hợp với cách ly. Cây xanh bóng mát, chủ yếu trồng theo đường phố, đường nội bộ trong khu vực hoặc đường nội bộ trong từng nhà máy, xí nghiệp. Cây xanh thảm cỏ trang trí tạo cảnh, chủ yếu trồng tập trung tại những quảng trường, dãy phân cách, trước công trình, xí nghiệp. Có thể kết hợp trồng cây bóng mát với cây trang trí tạo cảnh. Quy hoạch sử dụng đất Bố trí quy hoạch sử dụng đất như sau: Bảng 1.1: thống kê quy hoạch sử dụng đất toàn khu. STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % 1 Đất công nghiệp 226,76 73,80 2 Đất trung tâm điều hành, dịch vụ 3,38 1,10 3 Đất kỹ thuật, công trình đầu mối 4,33 1,40 4 Đất cây xanh 35,54 11,56 5 Đất giao thông 37,22 12,14 Tổng cộng 307,23 100 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC CẤP Nước là một nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật. Không có nước cuộc sống trên trái đất không tồn tại. Nhu cầu dùng nước của con người là từ 100 - 200 l/ngày.đêm cho các hoạt động bình thường (theo tiêu chuẩn 20 TCN 33 - 85) chưa kể đến hoạt động sản xuất. Lượng nước này thông qua con đường thức ăn nước uống đi vào cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, sau đó theo đường bài tiết (nước giải, mồ hôi...) thải ra ngoài. Ngày nay với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt và ô nhiễm dần. Vì thế, con người phải xử lý các nguồn nước để có đủ số lượng và đảm bảo đạt chất lượng cho mọi nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Tổng quan về vòng tuần hoàn nước cấp như sau: Các nguồn nước tự nhiên Khai thác và xử lý Thu gom và xử lý Phân phối và sử dụng Hình 2.1 Tổng quan về vòng tuần hoàn nước cấp. Con người khai thác nước từ các nguồn nước tự nhiên, dùng các biện pháp lý, hoá, sinh để xử lý nhằm đạt được số lượng và chất lượng nước mong muốn sau đó cấp đến hệ thống phân phối cho người tiêu dùng. Nước sau khi sử dụng được thu gom và xử lý tại hệ thống xử lý nước thải, rồi trả lại vào các nguồn nước tự nhiên, thực hiện vòng tuần hoàn mới. Ứng dụng của nước cấp Trong sinh hoạt: nước dùng cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh, các hoạt động giải trí, các hoạt động công cộng như cứu hoả, phun nước, tưới cây, rửa đường ... Trong công nghiệp: nước dùng làm lạnh, sản xuất như đồ hộp, nước giải khát, rượu bia… Hầu hết mọi ngành công nghiệp đều sử dụng nước như là một nguồn nguyên liệu không gì thay thế trong sản xuất. Tuỳ thuộc vào mức độ phát triển công nghiệp và mức sinh hoạt cao thấp mà nhu cầu về nước với chất lượng khác nhau cũng rất khác nhau. Ở các nước phát triển, nhu cầu về nước có thể gấp nhiều lần so với các nước đang phát triển. Các yêu cầu chung về chất lượng nước Mỗi quốc gia đều có những tiêu chuẩn riêng về chất lượng nước cấp trong đó có thể có các chỉ tiêu cao thấp khác nhau, nhưng nhìn chung các chỉ tiêu này phải đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh về mặt vi sinh của nước và không có chất độc hại làm nguy hại đến sức khoẻ con người. Thông thường nước cấp cho sinh hoạt cần phải đảm bảo các chỉ tiêu lý học, hoá học cùng các chỉ tiêu vệ sinh an toàn khác như số vi sinh vật trong nước. Nước cấp cho nhu cầu công nghiệp ngoài các chỉ tiêu chung về chất lượng, còn tuỳ thuộc vào từng mục đích sử dụng mà đặt ra những yêu cầu riêng. Trong xử lý nước cấp tuỳ thuộc vào chất lượng nguồn nước và yêu cầu về chất lượng nước cấp mà quyết định quá trình xử lý để có được chất lượng nước cấp đảm bảo các chỉ tiêu và ổn định chất lượng cấp cho các nhu cầu sử dụng. CÁC NGUỒN NƯỚC TỰ NHIÊN Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác nước từ các nguồn nước thiên nhiên (thường gọi là nước thô) gồm : Nước mưa. Nước bề mặt: nước sông, hồ,suối.. Nước ngầm. Tuỳ thuộc vào địa hình và các điều kiện môi trường xung quanh mà các nguồn nước tự nhiên có thể có chất lượng khác nhau. Thành phần và chất lượng nước mưa Nước mưa, dân gian còn gọi là nước không rễ được nhiều người coi là nước sạch. Một số người dân thích uống nước mưa không đun sôi vì nhiều lý do: nó chứa ít các loại muối khoáng hoà tan, chứa ít sắt làm cho nước không tanh… người ta còn cho rằng nước mưa, nước tuyết tan không có thành phần nước nặng, nên rất có lợi cho sức khoẻ con người. Thực tế, khi mưa rơi xuống một phần bụi bặm và vi khuẩn sẽ bám vào hạt mưa. Gần những khu vực có nhà máy lớn, các chất khói độc hại thải ra và khí có hại cho sức khoẻ như NOx, SOx,… gây ra mưa axit. Hơn nữa nước mưa được hứng từ mái nhà là nơi tích luỹ rất nhiều chất bẩn. Vì thế không nên uống trực tiếp nước mưa hứng được. Thành phần và chất lượng nước bề mặt Bao gồm nước trong các hồ chứa, sông suối. Do sự kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là: Các chất hoà tan dưới dạng ion, phân tử có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ. Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (riêng trường hợp nước ao, đầm, hồ chứa ít chất rắn lơ lửng hơn và chủ yếu ở dạng keo) Hàm lượng chất hữu cơ cao. Chứa nhiều vi sinh vật. Có sự hiện diện của nhiều loại tảo. Bảng 2.1 Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước bề mặt. Chất rắn lơ lửng d>1µm Các chất keo d=0,001 ¸1 µm (chủ yếu 0,05¸0,2 mm) Các chất hoà tan d<0,001 µm -Đất sét -Cát -Keo Fe(OH)3 -Chất thải hữu cơ,vsvật -Vi trùng 1 -10 µm -Tảo -Đất sét -Protein -Silicat SiO2 -Chất thải sinh hoạt hữu cơ -Cao phân tử hữu cơ -Virut 0,03¸0,3 µm - Các ion K+, Na+, Ca2+, NH4+, SO42- ,Cl- , PO43-… - Các chất khí CO2, 02, N2, CH4, H2S… - Các chất hữu cơ - Các chất mùn Nguồn: Hoàng Văn Huệ, Công nghệ môi trường, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội, 2004. Nước bề mặt là nguồn nước tự nhiên gần gũi với con người nhất và cũng chính vì vậy mà nước bề mặt cũng là nguồn nước dễ bị ô nhiễm nhất. Ngày càng hiếm có một nguồn nước bề mặt nào đáp ứng được chất lượng tối thiểu cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp mà không cần xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Do hàm lượng cao của các chất có hại cho sức khoẻ và có nhiều vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho con người nên trong nước bề mặt phải giám định chất lượng nguồn nước, kiểm tra các thành phần hoá học, lý học, sinh học, mức độ ô nhiễm phóng xạ nguồn nước và nhất thiết phải khử trùng nếu như nước cấp được dùng cho mục đích sinh hoạt. Đối với nước sông thì chất lượng nước phụ thuộc vào các yếu tố xung quanh như mức độ phát triển công nghiệp, mật độ dân số trong lưu vực, hiệu quả của công tác quản lý các dòng thải vào sông. Ngoài ra chất lượng nước sông còn phụ thuộc vào điều kiện thuỷ văn, tốc độ dòng chảy, thời gian lưu và thời tiết trong khu vực. Khu vực có mật độ dân số cao, công nghiệp phát triển mà công tác quản lý các dòng thải công nghiệp, dòng thải sinh hoạt không được chú trọng thì nước sông thường bị ô nhiễm bởi các hoá chất độc hại, các chất hữu cơ ô nhiễm… nơi có lượng mưa nhiều, điều kiện xói mòn, phong hoá dễ dàng thì nước sông thường bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, độ đục cao do các chất huyền phù và các chất rắn, chất mùn có trong nguồn nước. Chất lượng nước hồ phụ thuộc vào thời gian lưu vào các điều kiện thời tiết, sinh thái môi trường và chất lượng các nguồn nước chảy vào hồ, trong đó có cả nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Nơi thiếu ánh sáng mặt trời, điều kiện lưu thông kém và chất thải hữu cơ nhiều, nước hồ sẽ có lượng oxy hoà tan thấp, điều kiện yếm khí tăng, nước sẽ có mùi vị khó chịu. Nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, điều kiện quang hợp dễ dàng, các chất dinh dưỡng tích tụ nhiều sẽ thúc đẩy quá trình phú dưỡng cũng gây tác hại đến chất lượng nước hồ. Thường nước hồ cũng không đảm bảo chất lượng của tiêu chuẩn nước cấp. Tuy nhiên nước sông, hồ vẫn thường xuyên xảy ra quá trình tự làm sạch như quá trình lắng các chất huyền phù trong thời gian lưu, quá trình khoáng hoá các chất hữu cơ, quá trình nitrat hoá các hợp chất chứa nitơ, quá trình bốc hơi. Thành phần và chất lượng nước ngầm Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết trong các khe nứt có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn nước mặt. Đặc trưng chung của nước ngầm: Độ đục thấp. Nhiệt độ, thành phần hoá học tương đối ổn định. Không có oxi nhưng chứa nhiều H2S và CO2… Chứa nhiều chất khoáng hoà tan chủ yếu là Fe, Mn, Ca, Mg, Flo... Ít sự hiện diện của vi sinh vật. Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng nông và nước ngầm tầng sâu: Nước ngầm tầng nông: thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt vì thế thành phần và mực nước biến thay đổi nhiều, phụ thuộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docIN DOAN.doc
  • doc01-BIA.doc
  • doc02-PHIEU GIAO DE TAI.doc
  • doc03-LOI CAM DOAN.doc
  • doc04-LOI CAM ON.doc
  • dwghoanchuinh.dwg
Tài liệu liên quan