Giá trị của bộ câu hỏi GERDQ trong chẩn đoán các trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản có hội chứng thực quản

Đặt vấn đề: Bộ câu hỏi GERDQ được xem là một công cụ chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (BTNDD-TQ) đơn giản và hiệu quả tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định giá trị của GERDQ ở người Việt Nam. Mục tiêu: Xác định điểm cắt tốt nhất của tổng điểm GERDQ để chẩn đoán BTNDD-TQ ở bệnh nhân Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang trên các bệnh nhân ngoại trú tại BV ĐHYD TP. HCM có các triệu chứng tiêu hóa trên. Đánh giá triệu chứng lâm sàng theo GERDQ và đánh giá tổn thương VTNDD-TQ trên nội soi theo phân loại Los Angeles. BTNDD-TQ được chẩn đoán theo định nghĩa của đồng thuận Montreal. Người đánh giá nội soi không biết các triệu chứng lâm sàng để đảm bảo tính khách quan khi đối chiếu. Sử dụng đường cong ROC để xác định điểm cắt thích họp cho chẩn đoán. Kết quả: Có 201 bệnh nhân với tuổi trung bình là 39,4 ± 11,8 và tỉ lệ nam:nữ là 1,3. BTNDD-TQ chiếm tỉ lệ 45,3% (91/201), trong đó VTNDD-TQ chiếm tỉ lệ 16,9% (34/201). Đau thượng vị là than phiền chính thường gặp nhất của các bệnh nhân này, chiếm tỉ lệ 46,2% (42/91). 97,1% các trường hợp VTNDD-TQ ở mức độ độ nhẹ. Điểm cắt GERDQ ≥ 6 cho độ nhạy và độ chuyên biệt trong chẩn đoán BTNDD-TQ lần lượt là 70,3% và 72%. Kết luận: Điểm cắt của tổng điểm GERDQ để chẩn đoán BTNDD-TQ ở người Việt Nam thấp hơn so với Phương Tây. Triệu chứng đau thượng vị phổ biến ở bệnh nhân BTNDD-TQ ở Việt Nam góp phần lý giải cho giá trị điểm cắt thấp hơn này.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của bộ câu hỏi GERDQ trong chẩn đoán các trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản có hội chứng thực quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 15 GIÁ TRỊ CỦA BỘ CÂU HỎI GERDQ TRONG CHẨN ĐOÁN CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN CÓ HỘI CHỨNG THỰC QUẢN Quách Trọng Đức*, Hồ Xuân Linh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bộ câu hỏi GERDQ được xem là một công cụ chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (BTNDD-TQ) đơn giản và hiệu quả tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định giá trị của GERDQ ở người Việt Nam. Mục tiêu: Xác định điểm cắt tốt nhất của tổng điểm GERDQ để chẩn đoán BTNDD-TQ ở bệnh nhân Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang trên các bệnh nhân ngoại trú tại BV ĐHYD TP. HCM có các triệu chứng tiêu hóa trên. Đánh giá triệu chứng lâm sàng theo GERDQ và đánh giá tổn thương VTNDD-TQ trên nội soi theo phân loại Los Angeles. BTNDD-TQ được chẩn đoán theo định nghĩa của đồng thuận Montreal. Người đánh giá nội soi không biết các triệu chứng lâm sàng để đảm bảo tính khách quan khi đối chiếu. Sử dụng đường cong ROC để xác định điểm cắt thích họp cho chẩn đoán. Kết quả: Có 201 bệnh nhân với tuổi trung bình là 39,4 ± 11,8 và tỉ lệ nam:nữ là 1,3. BTNDD-TQ chiếm tỉ lệ 45,3% (91/201), trong đó VTNDD-TQ chiếm tỉ lệ 16,9% (34/201). Đau thượng vị là than phiền chính thường gặp nhất của các bệnh nhân này, chiếm tỉ lệ 46,2% (42/91). 97,1% các trường hợp VTNDD-TQ ở mức độ độ nhẹ. Điểm cắt GERDQ ≥ 6 cho độ nhạy và độ chuyên biệt trong chẩn đoán BTNDD-TQ lần lượt là 70,3% và 72%. Kết luận: Điểm cắt của tổng điểm GERDQ để chẩn đoán BTNDD-TQ ở người Việt Nam thấp hơn so với Phương Tây. Triệu chứng đau thượng vị phổ biến ở bệnh nhân BTNDD-TQ ở Việt Nam góp phần lý giải cho giá trị điểm cắt thấp hơn này. Từ khóa: GERDQ, viêm trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ABSTRACT THE ROLE OF GERDQ QUESTIONAIRE IN THE DIAGNOSIS OF GASTRO-ESOPHAGEAL REFLUX DISEASE WITH ESOPHAGEAL SYNDROME Quach Trong Duc, Ho Xuan Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 15 - 22 Background: GERDQ questionnaire has been considered as a simple and effective tool for GERD diagnosis in primary care in Western countries. This questionnaire has not been validated in Vietnamese population. Aim: To determine the optimal cut-off point of GERDQ score for the diagnosis of GERD in Vietnamese patients. Subjects and methods: A prospective cross-sectional study was conducted on out-patients who had upper gastrointestinal symptoms at the University Medical Center of Hochiminh City. Patients’ symptoms were assessed according to GERDQ questionnaire and the severity of reflux esophagitis was assessed according to the Los Angeles classification. The criteria for GERD diagnosis was based on the GERD definition of Montreal consensus. The endoscopist who evaluated endoscopic finding was masked from patients’ symptoms. ROC curve  Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. HCM,  khoa Nội Tiêu Hóa BV Nhân Dân Gia Định Tác giả liên lạc: TS BS Quách Trọng Đức ĐT: 091.8080225, email: drquachtd@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 16 was used to define the optimal cut-off GERDQ score for the diagnosis of GERD. Results: There were 201 patients with the mean age of 39.4 ± 11.8 and the male-to-female ratio of 1.3. The rates of GERD and RE were 45.3% (91/201) and 16.9% (34/201), respectively. Epigastric pain was the most common chief complaint of GERD with the rate of 46.2% (42/91). 97.1% patients with RE were in mild grade (i.e. LA-A or LA-B). Using the GERDQ cut-off score of 6, the sensitivity and specificity for GERD diagnosis were 70.3% and 72%, respectively. Conclusion: The optimal GERDQ cut-off in Vietnamese is lower than that in Western population, which is partly explained by the common of epigastric pain in Vietnamese patients with GERD. Key words: reflux esophagitis, GERDQ, GERD ĐẶT VẤN ĐỀ Tần suất bệnh trào ngược dạ dày thực quản (BTNDD-TQ) có xu hướng ngày càng tăng ở các nước Châu Á(3,6,7). Một tiến bộ gần đây trong lĩnh vực chẩn đoán BTNDD-TQ là sự ra đời của bộ câu hỏi GerdQ, được xây dựng cơ sở tích hợp điểm của các triệu chứng cơ năng. Ưu điểm nổi bật của bộ câu hỏi này là giúp nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán BTNDD-TQ của bác sĩ đa khoa tổng quát lên ngang với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, đồng thời giúp đánh giá mức độ nặng của bệnh và theo dõi đáp ứng điều trị.(8) Đây là một công cụ chẩn đoán đơn giản và không xâm lấn, do đó có tiềm năng ứng dụng cao tại các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuy nhiên, điểm cắt (cut-off point) của tổng điểm GERDQ nhằm chẩn đoán BTNDD-TQ được xác định dựa trên nghiên cứu ở dân số Âu – Mỹ, việc ứng dụng trên người Việt Nam có thể có một số điểm khác biệt. Nghiên cứu trước đây của chúng tôi cho thấy bệnh nhân Việt Nam bị VTNDD-TQ thường ít có biểu hiện triệu chứng trào ngược điển hình, trong khi đau thượng vị lại là triệu chứng thường gặp nhất.(11) Do đó điểm cắt của tổng điểm GERDQ khi sử dụng để chẩn đoán BTNDD-TQ ở bệnh nhân Việt Nam có thể thấp hơn so với nghiên cứu gốc. Hiện tại trong nước chưa có công trình nào về vấn đề này. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định giá trị của bộ câu hỏi GerdQ để chẩn đoán các trường hợp BTNDD-TQ có hội chứng thực quản ở bệnh nhân Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Các bệnh nhân ngoại trú đến khám tại BV Đại Học Y Dược TP. HCM từ tháng 03/2011 đến tháng 07/2011 thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn nhận bệnh Tuổi ≥ 18 Có triệu chứng nghi ngờ bệnh đường tiêu hóa trên Được chỉ định nội soi tiêu hóa trên. Tiêu chuẩn loại trừ Dùng thuốc ức chế bơm proton, ức chế thụ thể H2, kháng sinh, NSAIDs, aspirine và corticoid trong vòng 4 tuần trước khi đến khám. Tiền căn phẫu thuật đường tiêu hóa trên hoặc ung thư đường tiêu hóa. Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang, với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu được tính theo công thức:   2 2 2/1 1 d ppZ n    Trong đó: n là cỡ mẫu, chọn d (độ chính xác tuyệt đối mong muốn) là 0,05;  = 0,05 tương ứng với Z1-/2 = 1,96; p là tỉ lệ ước đoán của quần thể, được tính dựa trên tỉ lệ VTNDD-TQ theo nghiên cứu trước đây tại BV ĐHYD TP HCM. (11) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 17 Áp dụng vào công thức trên tính được cỡ mẫu tối thiểu n = 197. Phương pháp tiến hành Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu được hỏi và đánh giá triệu chứng lâm sàng theo một mẫu bệnh án khai thác triệu chứng cơ năng thống nhất, bao gồm bộ câu hỏi GERQ đã được Việt hóa do công ty Astra-Zeneca cung cấp. Bảng Việt hóa này đã được xác định là đảm bảo được ý nghĩa của bản GERDQ gốc bằng tiếng Anh khi kiểm tra bằng phương pháp dịch ngược. Việc đánh giá GERDQ và đánh giá tổn thương trên nội soi được tiến hành độc lập: để đảm bảo tính khách quan, người đánh giá kết quả nội soi hoàn toàn biết các thông tin lâm sàng của bệnh nhân. Sau khi khai thác triệu chứng cơ năng, các bệnh nhân được tiến hành nội soi tiêu hóa với máy nội soi Olympus Video Exera GIF-160. Trên nội soi, mức độ viêm trào ngược dạ dày thực quản (VTNDD-TQ) được đánh giá theo phân loại Los Angeles. Tiêu chuẩn chẩn đoán Các tiêu chuẩn chẩn đoán được thiết lập dựa trên đồng thuận Montreal: BTNDD-TQ bao gồm các trường hợp có hội chứng tại thực quản và hội chứng ngoài thực quản.(14) Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên nhằm chẩn đoán BTNDD-TQ có hội chứng tại thực quản. BTNDD-TQ: bệnh nhân có triệu chứng ợ nóng hoặc ợ trớ gây khó chịu và / hoặc có tổn thương thực quản do trào ngược quan sát thấy trên nội soi. VTNDD-TQ: đánh giá mức độ theo tiêu chuẩn của phân loại Los Angeles. BTNDD-TQ không viêm trào ngược trên nội soi: bệnh nhân có triệu chứng ợ nóng hoặc ợ trớ gây khó chịu nhưng không kèm tổn thương thực quản do trào ngược trên nội soi. Quản lý và phân tích số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để quản lý số liệu và phân tích thống kê. Sử dụng thống kê mô tả để tính tần suất, trung tình và tỉ lệ. Sử dụng đường cong ROC để xác định diện tích dưới đường cong và điểm cắt thích hợp để chẩn đoán BTNDD-TQ và VTNDD-TQ. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Có 201 bệnh nhân với tuổi trung bình là 39,4 ± 11,8 (nhỏ nhất 19, lớn nhất 82). Tỉ lệ nam: nữ là 1,3:1. Trình độ học vấn, đặc điểm triệu chứng cơ năng và kết quả nội soi của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu được trình bày ở bảng 1,2 và 3. Bảng 1. Trình độ học vấn của bệnh nhân tham gia nghiên cứu Trình độ học vấn n % % tích lũy Mù chữ 2 1 1 Cấp I 31 15,4 16,4 Cấp II 64 31,8 48,3 Cấp III 42 20,9 69,2 Trung cấp 11 5,5 74,6 Cao đẳng / đại học 45 22,4 97 Sau đại học 6 3 100 Tổng cộng 201 100 Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân học dưới cấp III chiếm phân nữa các trường hợp đến khám. Đây là nhóm bệnh nhân rất khó tự đánh giá triệu chứng theo bộ câu hỏi GERDQ. Bảng 2. Triệu chứng cơ năng của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu Than phiền chính Triệu chứng kèm theo* Triệu chứng n % n % Ợ nóng 16 8 43 21,4 Ợ trớ 17 8,5 102 50,7 Đau thượng vị 107 53,2 135 67,2 Nóng thượng vị 6 3 50 24,9 Khó chịu thượng vị sau ăn 44 21,9 111 55,2 Cảm giác no sớm 2 1 84 41,8 Buồn nôn / nôn 2 1 0 0 Đầy hơi 7 3,5 0 0 Tổng cộng 201 100 Bệnh nhân có thể có kèm một hoặc nhiều triệu chứng cơ năng nên tổng số n ở cột triệu chứng cơ năng kèm theo cao hơn số bệnh nhân thực tế. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 18 Nhận xét: than phiền thường gặp của bệnh nhân là đau thượng vị, kế đến là khó chịu thượng vị sau ăn. Bảng 3. Kết quả nội soi của các bệnh nhân trong nghiên cứu Chẩn đoán nội soi n** % Viêm trào ngược DD – TQ LA-A LA-B LA-C LA-D 34 30 3 1 0 16,9 14,9 1,5 0,5 0 Nghi Barrett’s thực quản trên nội soi *8 4 Nấm thực quản 5 2,5 Viêm dạ dày 142 70,6 Loét dạ dày 4 2 Ung thư dạ dày 0 0 Loét tá tràng 8 4 Viêm tá tràng 7 3,5 Bình thường 5 2,5 * 3 trường hợp có kèm và 5 trường hợp không kèm VTNDD-TQ. ** một bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều chẩn đoán trên nội soi. Nhận xét: Tỉ lệ VTNDD-TQ cao hơn rõ rệt so với tỉ lệ loét dạ dày tá tràng. Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản BTNDD-TQ chiếm tỉ lệ 45,3% (91/201), trong đó có 34 là VTNDD-TQ và 57 là BTNDD-TQ không có tổn thương trên nội soi. VTNDD-TQ chiến tỉ lệ 37,3% (34/91) trên tổng số bệnh nhân BTNDD-TQ. Có 14 (7%) trường hợp VTNDD- TQ nhưng không có triệu chứng trào ngược điển hình trên lâm sàng. Mức độ nặng ở các trường hợp VTNDD-TQ và than phiền chính của các bệnh nhân bị BTNDD-TQ được trình bày ở bảng 4 và 5. Bảng 4. Mức độ nặng của viêm trào ngược dạ dày – thực quản trên nội soi Mức độ VTNDDTQ trên nội soi n % % tích lũy LA-A 30 88,2 88,2 LA-B 3 8,8 97,1 LA-C 1 2,9 100 LA-D 0 0 100 Tổng cộng 34 100 Nhận xét: Hầu hết các trường hợp VTNDD- TQ là ở mức độ nhẹ. Có 6,6% (6/91) trường hợp BTNDD-TQ phối hợp với tổn thương thực thể. Đặc điểm của 6 trường hợp này là: 3 kèm loét dạ dày và 3 kèm loét tá tràng; 5/6 (83,3%) là nam; 5/6 (83,3%) có triệu chứng báo động (thức giấc về đêm: 3, nuốt khó: 1, sụt cân: 1, thiếu máu: 1, xuất huyết tiêu hóa: 1). Bảng 5. Than phiền của các trường hợp BTNDD- TQ Triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân BTNDD-TQ n % Ợ nóng 40 44 Ợ trớ 69 75,8 Đau thượng vị 63 69,2 Nóng thượng vị 28 30,8 Khó chịu sau ăn 49 53,8 Buồn nôn / nôn 1 1,1 No sớm 41 45,1 Nuốt khó 5 5,5 Đầy hơi 1 1,1 Nhận xét: hơn 2/3 các trường hợp BTNDD- TQ có triệu chứng đau thượng vị. Điều này góp phần làm giảm tổng điểm GERDQ ở các bệnh nhân BTNDD-TQ. Bảng 6. Than phiền chính ở các trường hợp BTNDD-TQ Than phiền chính BTNDD-TQ không kèm VTQ VTNDD- TQ n % n % Ợ nóng 10 17,5 5 14,7 Ợ trớ 11 19,3 5 14,7 Đau thượng vị 26 45,6 16 47,1 Khó chịu sau ăn 9 15,8 6 17,6 Buồn nôn / nôn 0 0 1 2,9 Đầy hơi 1 1,8 1 2,9 Tổng cộng 57 100 34 100 Kiểm 2, p = 0,817. Nhận xét: Triệu chứng trào ngược điển hình không phải là than phiền thường gặp ở cả hai nhóm bệnh nhân có VTNDD-TQ và BTNDD-TQ không kèm viêm thực quản. Triệu chứng cơ năng chính không giúp bác sĩ lâm sàng phân biệt các trường hợp có / không có tổn thương VTNDD-TQ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 19 Giá trị của các phương pháp chẩn đoán BTNDD-TQ Độ nhạy của chẩn đoán BTNDD-TQ khi dựa trên triệu chứng than phiền chính là ợ nóng / ợ trớ là 34% (31/91) và khi dựa trên nội soi là 37,3% (34/91). Với định nghĩa BTNDD-TQ trong nghiên cứu, cả hai phương pháp chẩn đoán này đều có độ chuyên biệt là 100%. Khi sử dụng GERDQ, chúng tôi xác định được giá trị cắt tốt nhất của GERDQ để chẩn đoán BTNDD-TQ là 6, với độ nhạy và độ chuyên biệt lần lượt là 70,3% và 72% (biểu đồ 1). Có mối tương quan thuận giữa tổng điểm GERDQ với tổn thương VTNDD-TQ (Pearson’s correlation = 0,182, p = 0,01). Biểu đồ 2 và bảng 7 mô tả tỉ lệ và nguy cơ mắc VTNDD-TQ tại các điểm cắt của GERDQ. 1 - Specificity 1.00.80.60.40.20.0 S e n s it iv it y 1.0 0.8 0.6 0.4 0.2 0.0 Diện tích dưới đường cong = 0,806 Điểm GERDQ Độ nhạy Độ chuyên ≥ 6 70,3% 72% ≥ 7 53,8% 93% ≥ 8 47,3% 100% Biểu đồ 1. Giá trị chẩn đoán BTNDD-TQ của bộ câu hỏi GERDQ Nhận xét: Tổng điểm GERDQ ≥ 6 cho độ nhạy và độ chuyên biệt trong chẩn đoán BTNDD-TQ tốt nhất. Biểu đồ 2. Mối liên quan giữa điểm cắt GERDQ và tỉ lệ VTNDD-TQ Nhận xét: Bệnh nhân có điểm GERDQ là 6 – 8 thì nguy cơ kèm VTNDD-TQ không khác biệt đáng kể so với nhóm GERDQ ≤ 5, tuy nhiên nguy cơ VTNDD-TQ tăng cao dần khi điểm GERD ≥ 9. Bảng 7. Nguy cơ có VTNDD-TQ trên nội soi ở các mức điểm GERDQ Mức điểm GERDQ VTNDD-TQ n (%) OR (95%CI) p 0-5 14/106 (13,2%) 1 - 6-8 8/65 (12,3%) 0,92 (0,36- 2,34) 0,8649 ≥ 9 12/30 (40%) 4,38 (1,67- 11,49) 0,001 Nhận xét: So với nhóm bệnh nhân có GERDQ < 6: nguy cơ VTNDD-TQ ở nhóm bệnh nhân có điểm GERDQ 6 – 8 không khác biệt, trong khi nguy cơ VTNDD-TQ ở nhóm GERDQ ≥ 9 cao gấp 4,38 lần. BÀN LUẬN Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỉ lệ loét dạ dày tá tràng ngày càng giảm đi, trong khi tỉ lệ BTNDD-TQ ngày càng gia tăng là xu hướng chung trên thế giới; khuynh hướng này ở Châu Á cũng tương tự như ở phương Tây nhưng xuất hiện muộn hơn.(7) Nghiên cứu của chúng tôi cho Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 20 thấy tỉ lệ VTNDD-TQ là 16,9%, cao hơn so với tỉ lệ loét dạ dày tá tràng là 6%. Trong một nghiên cứu trước đây cũng được thực hiện tại BV ĐHYD TP. HCM năm 2005 trên 3302 trường hợp được nội soi tiêu hóa trên, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ VTNDD-TQ là 15,4% và tỉ lệ loét dạ dày – tá tràng là 14,9%.(11) Khi kiểm thống kê chúng tôi nhận thấy tần suất loét dạ dày – tá tràng có xu hướng giảm dần (p < 0,001) tuy nhiên không có sự khác biệt về tỉ lệ VTNDD-TQ trong thời gian 6 năm qua. Phần lớn các trường hợp VTNDD-TQ trong nghiên cứu này ở mức độ nhẹ. Kết quả này cũng tương tự như số liệu chúng tôi công bố năm 2005, và cũng như hầu hết các nghiên cứu trên bệnh nhân gốc châu Á khác.(1,4) Chúng tôi ghi nhận có 5 trường hợp nghi ngờ Barrett’s trên nội soi không kèm VTNDD-TQ. Một điểm yếu của nghiên cứu này là các trường hợp kể trên không được sinh thiết để chẩn đoán xác định. Tuy nhiên số liệu của một công trình nghiên cứu trong nước mới đây cho thấy tỉ lệ thực quản Barrett’s thực sự được chẩn đoán ở những tổn thương này chỉ chiếm 19,3%.(9) Do đó, điều này cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng số bệnh nhân BTNDD-TQ và việc đánh giá kết quả theo mục tiêu nghiên cứu. Chẩn đoán VTNDD-TQ thường không gây tranh cãi do tổn thương viêm do trào ngược trên nội soi rất điển hình. Tuy nhiên chẩn đoán BTNDD-TQ không kèm tổn thương viêm trên nội soi là một vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận do không có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán _ kể cả khi sử dụng phương pháp đo pH thực quản 24 giờ. Trong nghiên cứu này tỉ lệ VTNDD-TQ là 16,9%. Các nghiên cứu trên thế giới nói chung và nghiên cứu tại Châu Á nói riêng (12) đều cho thấy VTNDD-TQ chỉ chiếm 1/3 số trường hợp BTNDD-TQ thực sự được chẩn đoán. Như vậy, kết quả xác định được tỉ lệ BTNDD-TQ trong nghiên cứu này dựa theo định nghĩa của đồng thuận Montreal (14) là 45,3%, xấp xỉ gấp 3 lần so với tỉ lệ VTNDD-TQ được phát hiện qua nội soi, thực sự không có sự khác biệt so với số liệu đã được thế giới công bố. Điều này đánh động về vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý bệnh lý tiêu hóa trên này trong chuyên ngành tiêu hóa ở nước ta và cho thấy sự cần thiết của việc đẩy mạnh các nghiên cứu về lĩnh vực này. Tỉ lệ BTNDD-TQ phối hợp với bệnh thực thể là 6,6%. Trong nghiên cứu này chúng tôi không gặp trường hợp bệnh ác tính. Điểm lý thú là hầu hết các trường hợp BTNDD-TQ có kèm loét dạ dày tá tràng trong nghiên cứu này đều có triệu chứng báo động, do đó thăm dò bằng nội soi đều đã được đặt ra. Điều này ủng hộ cho quan điểm có thể điều trị thử và không nhất thiết phải thực hiện nội soi ở những trường hợp BTNDD- TQ không kèm theo triệu chứng báo động. Biểu đồ 1 cho thấy điểm cắt tốt nhất để chẩn đoán BTNDD-TQ trong nghiên cứu này là 6, thấp hơn điểm cắt để chẩn đoán của bảng GERDQ nguyên thủy do Jones và cộng sự đề xuất là 8 (8). Với điểm cắt này thì độ nhạy và độ chuyên biệt để chẩn đoán BTNDD-TQ lần lượt là 70,3% và 72%; gần như tương đương với kết quả trong nghiên cứu của Jones và cs là 65% và 71%, đồng thời có độ nhạy cao hơn so với khi chẩn đoán dựa trên than phiền chính là triệu chứng trào ngược điển hình. Chúng tôi cho rằng điểm cắt thấp hơn ở bệnh nhân Việt Nam là do triệu chứng đau thượng vị chiếm tỉ lệ đến 62,9% ở các bệnh nhân trong nghiên cứu đã góp phần đáng kể làm giảm trị số của tổng điểm GERDQ trên bệnh nhân BTNDD-TQ. Nghiên cứu này cũng cho thấy triệu chứng trào ngược điển hình (ợ nóng, ợ trớ) rất ít khi là than phiền chính, trong khi đau thượng vị lại khá thường gặp ở các bệnh nhân BTNDD-TQ (bảng 5, 6). Đây cũng là đặc điểm chung của BTNDD-TQ ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương(3). Điều này dẫn đến một khó khăn cho bác sĩ lâm sàng là rất dễ chẩn đoán nhầm giữa BTNDD-TQ và rối loạn tiêu hóa (Dyspepsia), đặc biệt là hội chứng đau thượng vị (Epigastric Pain Syndrome _ EPS) theo tiêu chuẩn ROME III. Một nghiên cứu gần đây tại Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 21 Nhật cho thấy có sự chồng lắp đáng kể giữa hai chẩn đoán này(10). Trên thực tế, yếu tố quyết định thái độ xử trí bệnh nhân là cần xác định xem bệnh nhân có bị VTNDD-TQ và bệnh lý thực thể của dạ dày – tá tràng hay không. Việc phân biệt giữa BTNDD-TQ không kèm tổn thương viêm trên nội soi và EPS thường không đặt ra sự khác biệt đáng kể trong chiến lược điều trị vì thuốc ức chế bơm proton thường được chỉ định trong những trường hợp này với liều khởi đầu tương đương.(3,13) Đồng thời, mục tiêu điều trị chính trong cả hai tình huống trên chỉ là cải thiện triệu chứng, không kèm mục tiêu làm lành tổn thương trên nội soi. Một nghiên cứu tại Singapore cho thấy rằng liều Esomeprazole 20mg hoặc Rabeprazole 10mg cũng đủ hiệu quả để kiểm soát triệu chứng ở những trường hợp BTNDD-TQ không có tổn thương trên nội soi: triệu chứng trào ngược hết hẳn trong ngày ở cả hai nhóm đều đạt được sau 9 ngày và tỉ lệ cải thiện triệu chứng đáng kể đạt 81,
Tài liệu liên quan