Giá trị của các phân loại Child-Pugh, Meld, Okuda và Barcelona trong đánh giá tiên lượng sống ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan

Cơ sở và mục tiêu nghiên cứu: Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là một trong những ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Có rất nhiều hệ thống phân loại ra đời để tiên lượng bệnh nhân HCC nhưng giá trị của các phân lọai này vẫn còn đang bàn cãi. Mục tiêu của chúng tôi là xác định tỉ lệ tử vong, các yếu tố liên quan đến tử vong và so sánh giá trị của bốn thang điểm: Child-Pugh, Meld, Okuda, Bacelona trong đánh giá tiên lượng sống ở bệnh nhân HCC. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được thực hiện trên 397 bệnh nhân HCC tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 01/02/2009 đến 30/09/2009. Thời gian theo dõi là 24 tuần. Các yếu tố nguy cơ được xác định dựa trên phân tích đơn biến và đa biến Cox. Chúng tôi dùng LRχ2, tiêu chuẩn thông tin Akaike, thống kê Harrell’s C và diện tích dưới đường cong ROC để so sánh giá trị của các thang điểm ChildPugh, Meld, Okuda, và Bacelona. Kết quả: Thời gian sống trung bình của bệnh nhân là 18,2 ± 7,3 tuần. Tỉ lệ tử vong chiếm 40,6%. Có sáu yếu tố liên quan độc lập đến tình trạng sống còn, bao gồm vàng da (Tỉ số nguy hại [HR] = 2,07, khoảng tin cậy (KTC) 95% 1,26-3,39); báng bụng (HR=2,19, KTC 95% 1,45-3,29); huyết khối tĩnh mạch cửa (HR = 2,34, KTC 95% 1,60-3,29); kích thước khối u ≥ 6.5 cm (HR=2,32, KTC 95% 1,67-3,22); nồng độ AFP huyết thanh ≥ 200ng/ml (HR=1,47, KTC 95% 1,06-2,04) và nồng độ Albumin huyết thanh ≤ 3.5 g/dl (HR=0,49, KTC 95% 0,32-0,77). Cả 4 thang điểm đều có giá trị trong đánh giá tiên lượng sống ở bệnh nhân HCC. Thang điểm Barcelona có giá trị tiên lượng tốt nhất qua tất cả các phép tính thống kê, kế đến là thang điểm Okuda. Kết luận: Kết quả của chúng tôi cho thấy thang điểm Barcelona có giá trị tiên lượng tốt nhất trên mẫu nghiên cứu bệnh nhân HCC Việt Nam, vì vậy, nên áp dụng rộng rãi thang điểm này.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của các phân loại Child-Pugh, Meld, Okuda và Barcelona trong đánh giá tiên lượng sống ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 276 GIÁ TRỊ CỦA CÁC PHÂN LOẠI CHILD-PUGH, MELD, OKUDA VÀ BARCELONA TRONG ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG SỐNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN Vũ Thị Hạnh Như*, Bùi Hữu Hoàng TÓM TẮT Cơ sở và mục tiêu nghiên cứu: Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là một trong những ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Có rất nhiều hệ thống phân loại ra đời để tiên lượng bệnh nhân HCC nhưng giá trị của các phân lọai này vẫn còn đang bàn cãi. Mục tiêu của chúng tôi là xác định tỉ lệ tử vong, các yếu tố liên quan đến tử vong và so sánh giá trị của bốn thang điểm: Child-Pugh, Meld, Okuda, Bacelona trong đánh giá tiên lượng sống ở bệnh nhân HCC. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được thực hiện trên 397 bệnh nhân HCC tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 01/02/2009 đến 30/09/2009. Thời gian theo dõi là 24 tuần. Các yếu tố nguy cơ được xác định dựa trên phân tích đơn biến và đa biến Cox. Chúng tôi dùng LRχ2, tiêu chuẩn thông tin Akaike, thống kê Harrell’s C và diện tích dưới đường cong ROC để so sánh giá trị của các thang điểm Child- Pugh, Meld, Okuda, và Bacelona. Kết quả: Thời gian sống trung bình của bệnh nhân là 18,2 ± 7,3 tuần. Tỉ lệ tử vong chiếm 40,6%. Có sáu yếu tố liên quan độc lập đến tình trạng sống còn, bao gồm vàng da (Tỉ số nguy hại [HR] = 2,07, khoảng tin cậy (KTC) 95% 1,26-3,39); báng bụng (HR=2,19, KTC 95% 1,45-3,29); huyết khối tĩnh mạch cửa (HR = 2,34, KTC 95% 1,60-3,29); kích thước khối u ≥ 6.5 cm (HR=2,32, KTC 95% 1,67-3,22); nồng độ AFP huyết thanh ≥ 200ng/ml (HR=1,47, KTC 95% 1,06-2,04) và nồng độ Albumin huyết thanh ≤ 3.5 g/dl (HR=0,49, KTC 95% 0,32-0,77). Cả 4 thang điểm đều có giá trị trong đánh giá tiên lượng sống ở bệnh nhân HCC. Thang điểm Barcelona có giá trị tiên lượng tốt nhất qua tất cả các phép tính thống kê, kế đến là thang điểm Okuda. Kết luận: Kết quả của chúng tôi cho thấy thang điểm Barcelona có giá trị tiên lượng tốt nhất trên mẫu nghiên cứu bệnh nhân HCC Việt Nam, vì vậy, nên áp dụng rộng rãi thang điểm này. Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào gan, Child-Pugh, Meld, Okuda, Bacelona, tiên lượng sống. ABSTRACT THE VALIDITY OF CHILD-PUGH, MELD, OKUDA, AND BARCELONA CLINIC LIVER CANCER STAGING SYSTEMS FOR THE SURVIVAL PROGNOSIS OF PATIENTS WITH HEPATOCELLULAR CARCINOMA Vu Thi Hanh Nhu, Bui Huu Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 276 - 283 Background and aim: Hepatocellular carcinoma (HCC) is one of the most common malignancies in the world. Many staging systems for the survival prognosis of patients with HCC have been proposed but the validity of these staging systems is still controversial. Our objectives were to determine the mortality rate, to identify the risk factors and to compare the value of four different staging systems: Child-Pugh, Meld, Okuda, and Barcelona Clinic Liver Caner (BCLC) for predicting survival in patients with HCC. Patients and methods: A retrospective study was carried out on 397 patients with HCC in ChoRay *Bộ Môn Nội, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh Địa chỉ liên hệ: BS Vũ Thị Hạnh Như ĐT: 0907513827 Email: vuhanhnhu2000@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 277 Hospital from 01/02/2009 to 30/09/2009. The follow-up time was 24 weeks. The risk factors were identified by univariate and multivariate Cox model analyses. The value of Child-Pugh, Meld, Okuda, and BCLC scores was compared by using LRχ2, Akaike information criterion, Harrell’s C statistics and area under the ROC curve. Results: The median survival was 18.2 ± 7.3 weeks. The mortality rate was 40.6%. Six factors were independently associated with survival, including jaundice (Hazard ratio [HR] = 2.07, 95% confidence interval [CI] 1.26-3.39), ascites (HR = 2.19, 95% CI 1.45-3.29), portal vein thrombosis (HR = 2.34, 95% CI 1.60-3.29), tumor size ≥ 6.5 cm (HR=2.32, 95%CI 1.67-3.22), AFP level ≥ 200ng/ml (HR=1.47, 95% CI 1.06-2.04) and serum albumin level ≤ 3.5 g/dl (HR = 0.49, 95% CI 0.32-0.77). All four staging systems had the validity for prognosis of patients with HCC (p<0.001). For all statistics, BCLC staging system had a best prognostic ability, the next was the Okuda score. Conclusion: Our results indicate that BCLC staging system has the best prognostic stratification in a Vietnamese study on HCC patients, and therefore, should be widely applied. Keywords: Hepatocellular carcinoma, Child-Pugh, Meld, Okuda, Barcelona Clinic Liver Caner (BCLC), survival prognosis. ĐẶT VẤN ĐỀ Carcinôm tế bào gan (HCC) là một trong những ung thư khá phổ biến, đứng hàng thứ năm và cũng là loại ung thư gây tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới(1,17). Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y Tế năm 2000 về tình hình bệnh ung thư trong cả nước, HCC đứng hàng thứ ba ở nam giới và đứng hàng thứ sáu ở nữ giới. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ HCC đứng hàng đầu trong các loại ung thư ở nam(15). Việc tiên lượng HCC có một ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị nhằm đánh giá mức độ nặng của bệnh, khả năng sống của bệnh nhân và chọn thời điểm thích hợp nhất để can thiệp điều trị. Hiện nay, có nhiều hệ thống phân loại ra đời để tiên lượng khả năng sống của bệnh nhân HCC(2,8,13,16,20). Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất là thang điểm nào có giá trị hơn trong đánh giá tiên lượng sống của bệnh nhân. Bên cạnh sự ra đời của các hệ thống phân loại này, đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới so sánh giá trị và tính ứng dụng thực tế của các hệ thống phân loại nêu trên (7,8,12,14,5,21). Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào khảo sát về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh các thang điểm Child-Pugh, MELD, Okuda, Barcelona trong đánh giá tiên lượng sống của bệnh nhân HCC. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Tiêu chuẩn chọn Bệnh nhân được chẩn đoán HCC nhập khoa U gan Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 01/02/2009 – 30/09/2009 đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại Bệnh nhân < 18 tuổi Ung thư gan thứ phát Tiền căn bệnh tim phổi nặng Suy thận do nguyên nhân tại thận Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu. Cỡ mẫu Áp dụng công thức sau n: cỡ mẫu z (1-α/2) : hệ số tin cậy = 1,96 p : tỉ lệ mắc. Chọn p = 27,8% (tỉ lệ sống còn sau 1 năm ở bệnh nhân HCC) theo một nghiên cứu tại Pháp (6) q : 1-p Ö q = 72,2% 2 2 )2/1( d pqzn α−= Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 278 d : độ chính xác tương đối, d = 5% Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 308. Phương pháp thu thập số liệu Chúng tôi ghi nhận hồ sơ bệnh án, phỏng vấn trực tiếp và theo dõi bệnh nhân trong khoảng 6 tháng. HCC được chẩn đoán dựa vào 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: - AFP > 200 ng/ml và một kết quả hình ảnh phù hợp ung thư gan dựa trên CT scan hoặc MRI. - Nếu 1 trong 2 yếu tố AFP ≤ 200 ng/ml hoặc kết quả hình ảnh chưa phù hợp với ung thư gan dựa trên CT scan hoặc MRI, cần tiến hành sinh thiết gan. Số lượng khối u, hình thái khối u được xác định trên CT scan hoặc MRI bụng. Huyết khối tĩnh mạch cửa được xác định trên CT scan bụng và/hoặc trên siêu âm Doppler mạch máu gan. Các thang điểm Bảng 1: Các thang điểm Child-Pugh, Okuda, MELD (10,16,18): Thang điểm Điểm Child-Pugh 1 2 3 Báng bụng Không Nhẹ Nhiều Bệnh não gan Không Độ 1-2 Độ 3-4 Bilirubin (mg%) 3.0 Albumin (mg/L) > 3.5 2.8 – 3.5 < 2.8 TQ (%) hoặc INR > 60 < 1.7 40 – 60 1.7 - 2.3 < 40 > 2.3 Okuda 0 1 Kích thước khối u > 50% ≤ 50% Dịch báng Không Có Albumin ≤ 3 g/dL > 3 g/dL Bilirubin > 3 mg/dL ≤ 3 mg/dL MELD = 3,8 [Ln bilirubin huyết thanh (mg/dL)] + 11,2[Ln INR + 9,6[Ln creatinine huyết thanh (mg/dL)] + 6,4 Giai đoạn Child-Pugh: A = 5-6 điểm, B = 7-9 điểm, C = 10-15 điểm Giai đoạn Okuda: I = 0 điểm, II = 1-2 điểm, III = 3-4 điểm Sơ đồ 1: Phân loại Barcelona: (13) Định nghĩa tình trạng hoạt động thể lực (PS): 0: không hạn chế hoạt động thể lực. 1: hạn chế hoạt động thể lực nhẹ, đi lại được bình thường và có thể làm công việc nhẹ. 2: có khả năng tự chăm sóc bản thân nhưng không thể hoạt động thể lực nặng. 3: tự chăm sóc bản thân bị hạn chế, nằm tại giường > 50%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 279 4: không thể tự chăm sóc bản thân, nằm tại giường hoàn toàn. Phân tích số liệu Chúng tôi xử lý số liệu bằng Excel 2007 và Stata 10.0. Các đường biểu diễn thời gian sống được xác định bằng phương pháp Kaplan-Meier và so sánh bằng test log-rank. Để xác định các yếu tố liên quan, chúng tôi phân tích đơn biến và đa biến, dùng kiểm định Cox để ước tính tỉ số nguy hại. Các thang điểm được so sánh với nhau bằng diện tích dưới đường cong ROC, LRχ2, thống kê Harrell’s C, tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC). Nếu LRχ2, thống kê Harrell’s C càng lớn và AIC càng thấp thì thang điểm càng có giá trị tiên lượng tốt. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 397 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu Tuổi 56,2 ± 13,6 Tỉ số nam/nữ 3,6/1 Triệu chứng lâm sàng Đau hạ sườn phải 72,8% Chán ăn 62,5% Sụt cân 60,7% Gan to 39,3% Lách to 28,2% Báng bụng 27,7% Vàng da 24,9% Sốt nhẹ 7,8% Không triệu chứng 4,1% Đặc điểm liên quan HCC Bảng 3: Đặc điểm liên quan HCC Yếu tố bệnh sinh HCC: Viêm gan virút B Viêm gan virút C Viêm gan virút B và C Viêm gan mạn và xơ gan Nghiện rượu 197 82 11 266 79 49,6% 20,7% 2,8% 67% 19,9% Không rõ nguyên nhân 19 4,8% Di căn ngoài gan 14% Phương pháp điều trị Gây thuyên tắc bằng hóa chất qua động mạch Điều trị nâng đỡ Phẫu thuật Hủy u bằng sóng cao tần Hóa trị toàn thân 212 149 17 17 2 53,4% 37,5% 4,3% 4,3% 0,5% Đặc điểm về thời gian sống và tử vong Chúng tôi theo dõi bệnh nhân 24 tuần và ghi nhận thời gian sống trung bình là 18,2 ± 7,3 tuần. Sau khi kết thúc nghiên cứu, tỉ lệ tử vong là 40,6%. Yếu tố liên quan đến tỉ lệ tử vong Chúng tôi tiến hành phân tích đơn biến và đa biến các yếu tố liên quan đến tử vong. Bảng 4: Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến tử vong Yếu tố liên quan Tử vong Không tử vong P Nam 128 183 Giới tính Nữ 33 53 0,5 < 60 109 121 Tuổi ≥ 60 52 115 0,008 Không 85 213 Vàng da Có 76 23 0,000 Không 86 199 Lách to Có 75 37 0,000 Không 87 218 Huyết khối tĩnh mạch cửa Có 74 18 0,000 Không 72 215 Báng bụng Có 89 21 0,000 Không 72 134 Viêm gan vi rút B Có 89 102 0,009 Không 128 192 Viêm gan vi rút C Có 28 44 0,3 < 6,5 65 172 Kích thước khối u (cm) ≥ 6,5 96 64 0,000 < 200 78 151 AFP (ng/ml) ≥ 200 83 85 0,003 < 2 65 188 Bilirubin toàn phần (mg/dl) ≥ 2 96 48 0,000 < 3,5 96 32 Albumin (g/dl) ≥ 3,5 65 204 0,000 < 1 84 74 Creatinin (mg/dl) ≥ 1 77 162 0,000 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 280 Yếu tố liên quan Tử vong Không tử vong P < 100 26 43 Tiểu cầu (x109/l)) ≥ 100 135 193 0,6 Nhận xét: khi phân tích đơn biến, các yếu tố tuổi, vàng da, lách to, huyết khối tĩnh mạch cửa, báng bụng, kích thước khối u, AFP, Bilirubin toàn phần, Albumin, Creatinin là các yếu tố liên quan đến tình trạng sống còn của bệnh nhân (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê). Bảng 5: Phân tích đa biến Cox của các yếu tố liên quan đến tử vong Yếu tố liên quan HR (KTC 95%) p Tuổi ≥ 60 0,84 (0,6-1,2) 0,319 Vàng da 2,07 (1,26-3,39) 0,04 Lách to 1,10 (0,75-1,60) 0,5 Huyết khối tĩnh mạch cửa 2,34 (1,6-3,3) <0,001 Báng bụng 2,19 (1,45-3,29) <0,001 Kích thước khối u ≥ 6,5cm 2,32 (1,67-3,22) <0,001 AFP ≥ 200 ng/ml 1,47 (1,06-2,04) 0,02 Bilirubin toàn phần ≥ 2 mg/dl 1,19 (0,68-2,08) 0,52 Albumin ≥ 3,5 g/dl 0,49 (0,32-0,77) 0.02 Creatinin ≥ 1 mg/dl 0,86 (0,62-1,2) 0,40 Nhận xét: Bệnh nhân có vàng da, huyết khối tĩnh mạch cửa, báng bụng, kích thước khối u ≥ 6,5cm, AFP ≥ 200 ng/ml và Albumin < 3,5 g/dl là các yếu tố liên quan độc lập đến tình trạng sống của bệnh nhân. Các thang điểm trong đánh giá tiên lượng sống Bảng 6: Phân bố tỉ lệ bệnh nhân dựa trên các thang điểm khác nhau Thang điểm Mẫu nghiên cứu Child-Pugh Child-Pugh A Child-Pugh B Child-Pugh C 62% 26% 12% MELD 11,1 ± 6,4 Okuda Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III 48% 39% 13% Barcelona Giai đoạn A Giai đoạn B Giai đoạn C Giai đoạn D 34,3% 25,4% 24,7% 15,6% Khi khảo sát độ nhạy và độ đặc hiệu của thang điểm MELD, dựa vào đường cong ROC (biểu đồ 2), chúng tôi chọn điểm cắt là 12, tương ứng với độ nhạy = 82,2%; độ đặc hiệu = 50,9%, giá trị tiên đoán dương = 71,1%, giá trị tiên đoán âm = 61,1%. Mối liên quan của các thang điểm với tình trạng sống còn C A B 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1.0 0 Tæ le ä s oán g 0 5 10 15 20 25 Thôøi gian soáng (tuaàn) Biểu đồ 1: Đường cong sống còn theo giai đoạn Child-Pugh 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1.0 0 ño ä n ha ïy 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1 - ñoä ñaëc hieäu Dieän tích döôùi ñöôøng cong ROC= 0.6887 Biểu đồ 2: Đường cong ROC của thang điểm MELD < 12 > 12 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1.0 0 Tæ le ä s oán g 0 5 10 15 20 25 Thôøi gian soáng (tuaàn) Biểu đồ 3: Đường cong sống còn theo thang điểm MELD p<0,001 p<0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 281 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1.0 0 Tæ le ä s oán g 0 5 10 15 20 25 Thôøi gian soáng (tuaàn) I II III Biểu đồ 4: Đường cong sống còn theo giai đoạn Okuda D C B A 0. 00 0. 25 0. 50 0. 75 1.0 0 Tæ le ä s oán g 0 5 10 15 20 25 Thôøi gian soáng (tuaàn) Biểu đồ 5: Đường cong sống còn theo giai đoạn Barcelona Nhận xét: Cả 4 thang điểm đều có giá trị trong đánh giá tiên lượng sống ở bệnh nhân HCC (p<0,001). So sánh giữa các thang điểm trong đánh giá tình trạng sống Bảng 7: So sánh các thang điểm trong đánh giá tình trạng sống Thang điểm AUR LRχ2 Harrell’sC AIC MELD 0,687 68,0 0,686 1743 Child-Pugh 0,774 153,5 0,747 1657 Okuda 0,864 247,1 0,815 1564 Barcelona 0,939 319,7 0,861 1491 AUR (Area under ROC curve): diện tích dưới đường cong ROC Nhận xét: Khi so sánh 4 thang điểm với nhau thì thang điểm Barclona có LRχ2 cao nhất, AIC thấp nhất và Harrell’s C cao nhất. Điều này chứng tỏ đây là thang điểm có giá trị tốt nhất trong tiên lượng tình trạng sống còn của bệnh nhân. Kế đến lần lượt là thang điểm Okuda và Child-Pugh. Thang điểm MELD có giá trị tiên lượng thấp nhất. BÀN LUẬN Thời gian theo dõi bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 24 tuần. Do có những hạn chế về thời gian nghiên cứu nên thời gian theo dõi bệnh nhân của chúng tôi tương đối ngắn hơn so với các nghiên cứu khác. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian sống trung bình là 18,2 ± 7,3 tuần. Kết quả này cũng tương tự với một nghiên cứu tại Mexicô (17,4 tuần)(11). Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu khác tại Châu Âu. Tại Ý, thời gian sống trung bình là 32 tháng(9). Tại Pháp, theo Collet S thì thời gian sống trung bình là 5,3 tháng(6). Do trong các nghiên cứu này, bệnh nhân HCC được phát hiện ở giai đoạn sớm hơn nghiên cứu chúng tôi. Phân loại Barcelona bao gồm các thông số đánh giá chức năng gan, giai đoạn khối u, tình trạng thể chất của bệnh nhân và bao gồm phân loại Child-Pugh, Okuda. Phân loại Barcelona đã được nghiên cứu nhiều tại Châu Âu và Mỹ và đều chứng tỏ đây là phân loại có giá trị tốt trong tiên lượng sống ở bệnh nhân HCC phẫu thuật và không phẫu thuật, bệnh nhân giai đoạn sớm và giai đoạn muộn(9,14,19). Mục tiêu của phân loại này không chỉ để tiên lượng mà còn đề ra chiến lược điều trị. Vì vậy rất thích hợp để áp dụng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phân loại hơi phức tạp về phương diện áp dụng nên có một số nơi chưa sử dụng một cách thường qui. Nghiên cứu của chúng tôi cũng nhận thấy phân loại Barcelona có giá trị tốt nhất trong tiên lượng tình trạng sống còn ở bệnh nhân HCC. Do vậy, chúng tôi hy vọng phân loại này sẽ được các nhà lâm sàng sớm áp dụng để đánh giá chính xác bệnh nhân hơn. Phân loại Okuda là phân loại đầu tiên có kết hợp những thông số về chức năng gan và đặc điểm khối u để tiên lượng bệnh nhân HCC. p<0,001 p<0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 282 Nhiều nghiên cứu ở các nước Phương Tây đã chứng minh đây là thang điểm có giá trị tốt trong tiên lượng bệnh nhân HCC giai đoạn tiến triển với thời gian sống trung bình là 4,1 tháng(3). Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân loại Okuda có giá trị tiên lượng tốt thứ hai sau phân loại Barcelona. Phân loại Okuda có ưu điểm là dễ nhớ, đơn giản và dễ áp dụng trên lâm sàng. Vì vậy, trong một số trường hợp không thể áp dụng phân loại Barcelona một cách nhanh chóng trên lâm sàng, có thể tạm thời sử dụng phân loại Okuda để tiên lượng cho bệnh nhân. Phân loại Child-Pugh thường được sử dụng nhất trên lâm sàng do ra đời từ rất lâu, dễ nhớ, ngắn gọn. Tuy nhiên, các thông số trong phân loại Child-Pugh chỉ dùng để đánh giá chức năng gan, không đánh giá tình trạng khối u. Kết quả của chúng tôi cho thấy, phân loại Child-Pugh vẫn có giá trị trong đánh giá tiên lượng sống cho bệnh nhân nhưng kém hơn so với phân loại Barcelona và Okuda. Thang điểm MELD đã khắc phục những khuyết điểm của phân loại Child-Pugh là đánh giá khách quan. Tuy nhiên, thang điểm MELD cũng chỉ đánh giá chức năng gan mà không xét đến tình trạng khối u. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thang điểm MELD có giá trị kém nhất để tiên lượng tình trạng sống của bệnh nhân HCC. Do đó, chúng tôi không khuyến khích sử dụng thang điểm này để đánh giá tiên lượng sống trên bệnh nhân HCC người Việt Nam. KẾT LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thang điểm Barcelona có giá trị tiên lượng tốt nhất trong đánh giá tiên lượng sống ở bệnh nhân HCC người Việt Nam, kế đến lần lượt là thang điểm Okuda, Child-Pugh và MELD. Do đó, chúng tôi khuyến khích nên áp dụng phân loại Barcelona trong đánh giá tiên lượng sống cho tất cả bệnh nhân HCC ngay thời điểm phát hiện bệnh và trong suốt quá trình theo dõi và điều trị bằng phương pháp khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bosch F. X, et al., Primary liver cancer: worldwide incidence and trends. Gastroenterology, 2004. 127(5 Suppl 1): p. S5-S16. 2. Chevret S, Trinchet JC, Mathieu D, et al, A new prognostic classification for predicting survival in patients with hepatocellular carcinoma. Groupe d'Etude et de Traitement du Carcinome Hepatocellulaire. J Hepatol, 1999. 31: p. 133. 3. Cho YK, Chung JW, Kim JK, et al, Comparison of 7 staging systems for patients with hepatocellular carcinoma undergoing transarterial chemoembolization. Cancer 2008. 112: p. 352. 4. Cillo U, Bassanello M, Vitale A, et al, The critical issue of hepatocellular carcinoma prognostic classification: Which is the best tool available? J Hepatol 2004. 40: p. 124-131. 5. Cillo U, Vitale A, Grigoletto F et al, Prospective validation of the Barcelona Clinic Liver Cancer staging system. J Hepatol, 2006. 44: p. 723-731. 6. Collette S, Bonnetain F, Prognosis of advanced hepatocellular carcinoma: comparison of three staging systems in two French clinical trials. Annals of Oncology, 2008. 19: p. 1117-1126. 7. Dilou N, Patouillard B, Audigier JC, Les classifications de prédiction de survie du carc
Tài liệu liên quan