Giáo trình Khoa học giao tiếp và hành vi giao tiếp

Chương I KHOA HỌC GIAO TIẾP VÀ HÀNH VI GIAO TIẾP I- GIAO TIẾP VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIAO TIẾP A. VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP TRONG XÃ HỘI 1. Giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân và cả với sự phát triển, tiến bộ của xã hội nói chung Trong diễn tiến của xã hội các cá nhân có sự tác động qua lại với nhau, mỗi cá nhân qua giao tiếp sẽ học hỏi được những hành vi xã hội thích hợp và hiểu được tác dụng, ý nghĩa của những hành vi đó trong điều kiện xã hội mà họ đang sống. Nói theo quan diểm xã hội học thì đó chính là văn hoá xã hội, là các yếu tố đảm bảo cho sự hợp tác, sự chung sống của các cá nhân trong xã hội. - Giao tiếp có tính quần chúng (Mass Communication) hay còn gọi là truyền thông đại chúng (Mass Media) lại càng có vai trò và tác dụng quan trọng trong xã hội hiện đại. Thuộc phạm vi này có báo chí, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, sách báo, áp phích ; thông qua các phương tiện ấy một lượng thông tin văn hoá khổng lồ được chuyển tải tới mọi người. Siberman (1981) gọi chúng là những truyền bá tập thể, tức là Media. Theo ông, trước khi tính đến giai đoạn Media, xã hội loài nguời đã trải qua giai đoạn văn hoá nói (truyền miệng) và sau đó là giai đoạn văn hoá viết mà đỉnh cao là Kỹ thuật in. Kỹ thuật in vẫn giữ vai trò quan trọng giai đoan Media, nhưng dần dần các Kỹ thuật truyền thanh và truyền hình ngày càng có vai trò nổi bật. - Xã hội càng phát triển và càng tiến bộ thì con người càng chuyển sang trạng thái mới của xã hội hoá và cá nhân hoá: một mặt người ta cảm thấy mình ngày càng hội nhập, gắn với cộng đồng, nhân loại: Mọi việc xảy ra trên toàn cầu như chiến tranh, xung đột sắc tộc, ô nhiễm môi trường, thiên tai, nạn khủng bố hầu như được tất cả mọi người chứng kiến và qua các phương tiện truyền thông cảm nhận được sự liên quan Nhưng mặt khác, cũng lại do các phương tiện kỹ thuật truyền thông (truyền thanh, truyền hình, điện thoại di động ) mà chúng ta cảm thấy cuộc sống mỗi cá nhân ngày càng biệt lập, chia tách hơn trước với xã hội, với cộng đồng. Theo Mold (1986) với kỹ thuật hiện đại, con người qua “giao tiếp công nghệ” gắn mình với các nguồn văn hoá theo sự lựa chọn riêng và hầu như sống ngoài xã hội sinh động. Nhưng đôi khi toàn thế giới có thể đạt tới từng độ cao, các Media có tính quần chúng như (báo chí, phát thanh, truyền hình ) đã gây sức ép xã hội rất lớn đến mỗi cá nhân, thậm chí có thể xuyên tạc, nhào nặn lại cả các thông tin trước khi cung cấp cho mọi người. Khi còn có bất công trong xã hội, các tổ chức độc quyền, lũng đoạn trong xã hội nắm các phương tiện này thì các cá nhân sẽ mất tính độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động do chịu ảnh hưởng ấy. Ngày nay nhân loại rất chú ý đến ảnh hưởng của truyền hình, nhất là đối với sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ em. Như vậy là các Media có ảnh hưởng rất lơn đến cuộc sống cá nhân, với sự phát triển của văn hoá giáo dục nói chung. Trong xã hội hiện đại, chính các Media chuyển tải các nội dung văn hoá và tạo ra cái gọi là “văn hoá quần chúng”, ảnh hưởng tới sự phát triển chung. - Giao tiếp không lời (Noverbal Communication) cũng có tác dụng quan trọng. Đó là sự giao tiếp bằng các cử chỉ, các biểu hiện của cơ thể của con người. Trong quá trình giao tiếp, sự vận động của cơ thể có chức năng truyền đạt các nội dung thông tin, đồng thời biểu lộ các sắc thái xúc cảm, tình cảm của con người từ các phía giao tiếp với nhau. Các dân tộc bán khai thiên về lối giao tiếp không lời. Trong các công trình nghiên cứu gần đây người ta cũng thấy ở các dân tộc với các nền văn hoá khác nhau cũng đều có những biểu lộ xúc cảm (yêu thương, giận dữ, buồn bã, sợ hãi ), tuy mức độ và cách biểu hiện có khác nhau (người châu Âu, châu Phi biểu lộ tình cảm sôi nổi; trái lại người châu Á kín đáo, ít biểu lộ tình cảm ở nơi công cộng). Trong công trình nghiên cứu giao tiếp của Birdwhistell, tác giả này đã giả định là những tư thế, cử chỉ trong giao tiếp không lời là kết quả của sự lựa chọn tự nhiên- nhưng các cử chỉ này tự nó không có nghĩa gì, mà chúng chỉ trở nên có ý nghĩa khi đặt trong mối tương tác giữa các cá nhân. Trong trường hợp này, văn hoá có vai trò rất quan trọng- bởi vì thông qua văn hoá, người ta lựa chọn từ hàng ngàn cử động của thân thể tạo thành hệ thống giao tiếp (văn hoá) đúng với ý nghĩa của nó.

doc52 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Khoa học giao tiếp và hành vi giao tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học giao tiếp và hành vi giao tiếp Chương I KHOA HỌC GIAO TIẾP VÀ HÀNH VI GIAO TIẾP I- GIAO TIẾP VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIAO TIẾP A. VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP TRONG XÃ HỘI 1. Giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân và cả với sự phát triển, tiến bộ của xã hội nói chung Trong diễn tiến của xã hội các cá nhân có sự tác động qua lại với nhau, mỗi cá nhân qua giao tiếp sẽ học hỏi được những hành vi xã hội thích hợp và hiểu được tác dụng, ý nghĩa của những hành vi đó trong điều kiện xã hội mà họ đang sống. Nói theo quan diểm xã hội học thì đó chính là văn hoá xã hội, là các yếu tố đảm bảo cho sự hợp tác, sự chung sống của các cá nhân trong xã hội. Giao tiếp có tính quần chúng (Mass Communication) hay còn gọi là truyền thông đại chúng (Mass Media) lại càng có vai trò và tác dụng quan trọng trong xã hội hiện đại. Thuộc phạm vi này có báo chí, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, sách báo, áp phích ; thông qua các phương tiện ấy một lượng thông tin văn hoá khổng lồ được chuyển tải tới mọi người. Siberman (1981) gọi chúng là những truyền bá tập thể, tức là Media. Theo ông, trước khi tính đến giai đoạn Media, xã hội loài nguời đã trải qua giai đoạn văn hoá nói (truyền miệng) và sau đó là giai đoạn văn hoá viết mà đỉnh cao là Kỹ thuật in. Kỹ thuật in vẫn giữ vai trò quan trọng giai đoan Media, nhưng dần dần các Kỹ thuật truyền thanh và truyền hình ngày càng có vai trò nổi bật. Xã hội càng phát triển và càng tiến bộ thì con người càng chuyển sang trạng thái mới của xã hội hoá và cá nhân hoá: một mặt người ta cảm thấy mình ngày càng hội nhập, gắn với cộng đồng, nhân loại: Mọi việc xảy ra trên toàn cầu như chiến tranh, xung đột sắc tộc, ô nhiễm môi trường, thiên tai, nạn khủng bốhầu như được tất cả mọi người chứng kiến và qua các phương tiện truyền thông cảm nhận được sự liên quan Nhưng mặt khác, cũng lại do các phương tiện kỹ thuật truyền thông (truyền thanh, truyền hình, điện thoại di động) mà chúng ta cảm thấy cuộc sống mỗi cá nhân ngày càng biệt lập, chia tách hơn trước với xã hội, với cộng đồng. Theo Mold (1986) với kỹ thuật hiện đại, con người qua “giao tiếp công nghệ” gắn mình với các nguồn văn hoá theo sự lựa chọn riêng và hầu như sống ngoài xã hội sinh động. Nhưng đôi khi toàn thế giới có thể đạt tới từng độ cao, các Media có tính quần chúng như (báo chí, phát thanh, truyền hình) đã gây sức ép xã hội rất lớn đến mỗi cá nhân, thậm chí có thể xuyên tạc, nhào nặn lại cả các thông tin trước khi cung cấp cho mọi người. Khi còn có bất công trong xã hội, các tổ chức độc quyền, lũng đoạn trong xã hội nắm các phương tiện này thì các cá nhân sẽ mất tính độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động do chịu ảnh hưởng ấy. Ngày nay nhân loại rất chú ý đến ảnh hưởng của truyền hình, nhất là đối với sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ em. Như vậy là các Media có ảnh hưởng rất lơn đến cuộc sống cá nhân, với sự phát triển của văn hoá giáo dục nói chung. Trong xã hội hiện đại, chính các Media chuyển tải các nội dung văn hoá và tạo ra cái gọi là “văn hoá quần chúng”, ảnh hưởng tới sự phát triển chung. Giao tiếp không lời (Noverbal Communication) cũng có tác dụng quan trọng. Đó là sự giao tiếp bằng các cử chỉ, các biểu hiện của cơ thể của con người. Trong quá trình giao tiếp, sự vận động của cơ thể có chức năng truyền đạt các nội dung thông tin, đồng thời biểu lộ các sắc thái xúc cảm, tình cảm của con người từ các phía giao tiếp với nhau. Các dân tộc bán khai thiên về lối giao tiếp không lời. Trong các công trình nghiên cứu gần đây người ta cũng thấy ở các dân tộc với các nền văn hoá khác nhau cũng đều có những biểu lộ xúc cảm (yêu thương, giận dữ, buồn bã, sợ hãi), tuy mức độ và cách biểu hiện có khác nhau (người châu Âu, châu Phi biểu lộ tình cảm sôi nổi; trái lại người châu Á kín đáo, ít biểu lộ tình cảm ở nơi công cộng). Trong công trình nghiên cứu giao tiếp của Birdwhistell, tác giả này đã giả định là những tư thế, cử chỉ trong giao tiếp không lời là kết quả của sự lựa chọn tự nhiên- nhưng các cử chỉ này tự nó không có nghĩa gì, mà chúng chỉ trở nên có ý nghĩa khi đặt trong mối tương tác giữa các cá nhân. Trong trường hợp này, văn hoá có vai trò rất quan trọng- bởi vì thông qua văn hoá, người ta lựa chọn từ hàng ngàn cử động của thân thể tạo thành hệ thống giao tiếp (văn hoá) đúng với ý nghĩa của nó. 2. Tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống con người Trong cuộc sống, xây dựng được mối quan hệ với người khác là một nhu cầu có tính chất bắt buộc của con người. Một người bình thường bao giờ cung mong muốn có quan hệ với người khác, nhất là khi có những nhu cầu riêng tư muốn được đáp ứng, thoả mãn qua việc tương giao, ảnh hưỏng lẫn nhau. Sự thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc gia đình, tình cảm bạn bè- tất cả đều tuỳ thuộc vào việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ giao tiếp với mọi người. Giao tiếp chính là khía cạnh đặc biệt nhất, là tiềm năng thể hiện niềm hân hoan, sự vui thích, hứng thú trong sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau, tạo cho nhau sự ấm cúng, thúc đẩy mỗi người tự hoàn thiện mình trong mối tương giao với người khác. Tình bạn sâu sắc, đằm thắm trong cuộc sống đời thường, tuổi trẻ, quan hệ tình yêu,tạo ra sự hoà nhập với người khác giới- tất cả chính là các nhân tố thúc đẩy con người sống hoà hợp, gắn bó với nhau, cùng phấn đấu cho mục đích chung, làm cho cuộc sống có ý nghĩa và ngày càng đậm đà, phong phú hơn. Nói cụ thể hơn, cuộc sống của mỗi chúng ta có ngày càng hoàn chỉnh, phong phú, có ý nghĩa và ta cảm thấy thoả mãn hay không là tuỳ thuộc vào tính chất của các mối quan hệ giữa ta và người khác; điều đó nói lên rằng trong cuộc sống của mỗi người, nếu chúng ta muốn có hạnh phúc cá nhân đích thực thì phải tự khẳng định mình và thông qua các mối quan hệ với những người khác mà góp phần xây dựng hạnh phúc chung của toàn xã hội. Mối quan hệ giao tiếp giữa người và người, như trên đã nêu là rất thiết yếu đối với hạnh phúc cá nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau: tương giao, quan hệ giúp chúng ta tích luỹ tri thức, hiểu thấu đáo về “thế thái nhân tình”; giao tiếp, hội nhập giúp ta hiểu rõ mình hơn, hình thành được phẩm chất nhân cách theo hướng tích cực và thuần phác, tạo ra sự hài hoà cân đối trong cuộc sống vật chất và tinh thần. Không thể hình dung sự phát triển nhân cách của mỗi người mà không có sự phát triển đồng thời các phẩm chất, năng lực của cá nhân với sự phát triển của người khác, bởi vì sự phát triển các mối tương quan này luôn luôn diễn ra song song, phụ thuộc lẫn nhau. Đặc biệt là đối với trẻ em; chúng cần được lớn lên, được nuôi dưỡng, săn sóc và giáo dục trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường và xã hội- nhất là khi bắt đầu rời gia đình, vào học ở nhà trường,. Ở đây, các mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, với mọi người đột ngột được mở rộng. Sau này lớn lên khi đi làm, mối giao tiếp với xã hội, với những đồng nghiệp của chúng ta càng ngày càng mở rộng và phức tạp hơn. Nhìn chung từ gia đình, các bạn bè cùng trang lứa, đồng nghiệp, thầy cô giáo mà con người lần lượt thu nhận, thể nghiệm được các hiểu biết, các kỹ năng, hình thành được khả năng mới, có thái độ rõ ràng, sâu sắc. Những điều này rất có ý nghĩa đối với sự phát triển nhân cách của bản thân. Cùng với thời gian, và sự trưởng thành, số lượng các quan hệ với những người mà chúng ta cần có quan hệ, giao tiếp ngày càng đông càng phức tạp thêm mãi. Điều này cũng có nghĩa là nhờ giao tiếp, và thông qua giao tiếp mà chúng ta xây dựng quan hệ lành mạnh với mọi người xung quanh. Sự tăng trưởng và phát triển của chúng ta về tri thức, về ý thức xã hội ở các mức độ nhất định được quyết định bởi tính chất của các mối quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh và trên thực tế, bản sắc cá nhân của mỗi người được hình thành trong quá trình quan hệ giao tiếp với mọi người. Mỗi khi giao tiếp, tương tác với người khác, chúng ta có dịp quan sát, ghi nhận các phản ứng, các thái độ phản hồi của họ, nhờ đó mà biết cách tự tìm hiểu, nhìn nhận, đánh giá mình qua thái độ và cách nhìn nhận của họ đối với bản thân ta một cách sinh động, chân thực và khách quan: khi được đánh giá cao, ta thiên về sự phấn đấu để xứng đáng như vậy. Chúng ta sẽ có dịp học hỏi những điều hay rút ra từ quan hệ giao tiếp với người khác, từ đó tự tin hơn, tự khẳng định được mình. Hơn thế nữa khi chúng ta timg hiểu thế giới xung quanh- để có thể tin tưởng, phê phán cái gì là ảo tưởng cái gì là chân lý, một phần chúng ta cũng học hỏi, rút ra được từ trong các quan hệ giao tiếp mà củng cố nhận thức và cảm nghĩ của chính mình. Thậm chí cả khi chiêm ngưỡng một cảnh đẹp, ngâm một bài thơ, thưởng thức một áng văn, một tác phẩm nghệ thuật, để có thể kiểm chứng cảm nghĩ và kiến thức của mình, chúng ta đều cần phải trao đổi “thông tin” với người khác và tốt hơn cả là chia sẻ cách hiểu, cách cảm ấy thông qua quan hệ giao tiếp với mọi người. Ngay cả sức khoẻ và tâm lý của một người cũng cần được xây dựng trên mối quan hệ tương tác với những người khác. Theo Johnson (1980), khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau với những người khác thường được xen như là sự biểu lộ sơ khởi của sức khoẻ tâm lý. Một ssó người vì một vài ký do nào đó không thể xác định nổi mối quan hệ giao tiếp với mọi người, thường có thái độ lo âu, suy nghĩ, bất lực và cô đơn. Hầu như kỹ năng giao tiếp vụng về cũng là sự biểu lộ nguyên nhân của tâm bệnh ở người. Chúng ta, những người bình thường cần phải tham gia vào đời sống cộng đồng, và thông qua các quan hệ giao tiếp, giao lưu trong đời sống ấy mà giữ lấy tâm hồn lành mạnh, tạo ra sự bình an trong cuộc sống. Các công trình nghiên cưú về xã hội học y học cho thấy nhiều bệnh trầm trọng như bệnh tim mạch, bệnh tâm thầnthường xảy ra nhiều hơn ở những người luôn luôn bị cô lập, bị ức chế về tâm lý và có cuộc sống cô đơn không bình thường. Chính “cuộc sống bình thường” mà chúng ta thường quan niệm đã được tạo ra nhờ mối giao tiếp với người khác và tạo cho chúng ta cơ hội để đáp ứng lẫn nhau, kăhngr định nhau, trở thành con người có văn hoá, có sức khoẻ, có giá trị và “bình thường”. Với quan điểm hoà nhập, cởi mở hơn để xem xét mối quan hệ giao tiếp và tác dụng của nó, chúng ta khẳng định rằng: sự tiến hoá và sự tồn tại- phát triển có ý nghĩa của loài người luôn luôn gắn chặt với khả năng con người đề xuất, tạo lập và phát triển được mối quan hệ giao tiếp ổn định với mọi người. Theo con đường phát triển và tiến hoá, chúng ta được sinh ra, được nuôi dưỡng và phát triển trong mối quan hệ gắn bó với mọi người (trước hết ở gia đình), được giáo dục bởi người khác về văn hoá- đạo đức, khoa học, ngôn ngữ, được học và rèn luyện một cách sáng tạo theo khuôn mẫu các giá trị của xã hội, trong một nền văn hoá đích thực. Nền tảng của mọi nền văn minh và của mọi xã hội được sáng tạo, lưu truyền, phát triển thông qua khả năng loài người hợp tác với nhau, cùng phối hợp hành động để đạt tới mục tiêu chung. Xã hội càng phát triển càng trở nên phức tạp; ảnh hưởng tới đời sống xã hội của khoa học kỹ thuật càng mạnh mẽ thì vai trò của giao tiếp giữa người và người càng có ý nghĩa sâu sắc và mang tính nhân văn. Cho dù kinh tế phát triển, khoa học và công nghệ đem lại mức sống và lối sống cao đến đâu thì con người vẫn phải hợp tác, liên kết với nhau vì lợi ích, hạnh phúc chung, chia sẻ ngọt bùi, trao đổi với nhau về tài nguyên, về sản vật, hàng hoá và cùng nhau làm lụng mưu cầu hạnh phúc cho nhau vì một xã hội văn minh, hiện đại. Cái khó nhất ở đây là chúng ta phụ thuộc vào nhau khá chặt chẽ, cho nên lại cần trang bị cho nhau kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết trong giao tiếp hàng ngày. Trong một xã hội tốt đẹp thì phần đông con người và hoạt động của họ dường như dựa trên tình thương yêu đùm bọc, mến mộ nhau giữa người và người. Con người có bản chất là con người xã hội. Niềm hạnh phúc và sự hoàn thiện của mỗi chúng ta phụ thuộc khá nhiều vào khả năng xây dựng quan hệ tốt đẹp và biết giao tiếp với người khác một cách có định hướng, có hiệu quả. Nếu thật sự có tính nhân loại, có tính hướng thiện ở con người thì các tính đó trước hết phải thể hiện thông qua sự hội nhập vào các nền văn hoá của những con người, nhờ đó thể hiện được bản sắc, bản lĩnh người của mình, trước hết xuất phát từ việc giao tiếp và thông qua giao tiếp. Rất nhiều từ ngữ, thể hiện mối tương quan này, phản ánh tính chất của các quan hệ trong giao tiếp như lòng tử tế, lòng nhân từ, đức khoan dung, sự suy xét, tính dịu dàng, tình yêu, sự thông cảm, sự quan tâm, sự đáp ứng, sự tế nhị trong quan hệ- tất cả vừa là đạo đức, vừa mang tính nhân đạo cao. Hướng vào việc xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”, trước hết chúng ta phải xây dựng được mối quan hệ đoàn kết, gắn bó và hợp tác với nhau coi trọng vai trò của giao tiếp. B. CÁC QUAN NIỆM TRIẾT HỌC VỀ GIAO TIẾP Trước đây, trong một thời gian dài, giao tiếp chỉ được xem như là một phạm trù của triết học duy tâm nghiên cứu về hoạt động giao tiếp giữa người với người, qua đó cái “tôi” được biểu lộ ở người khác. Giao tiếp được nghiên cứu đầy đủ trong Chủ nghĩa hiện sinh của Iaxpecxơ Cáclơ (1883-1969)- đại diện cho những người theo chủ nghĩa hiện sinh Đức. Ông là bác sĩ tâm thần, sau chuyển sang nghiên cứu triết học) và theo chủ nghĩa nhân cách Pháp hiện nay. Về lịch sử, thuyết giao tiếp được hình thành để đối lập lại thuyết “khế ước xã hội” bắt nguồn từ phong trào khai sáng (trào lưu chính trị xã hội chủ trương thay đổi xã hội hiện tại). Những người theo thuyết giao tiếp như Iaxpecxơ, O.Bonnóp, E.Muniênhấn mạnh rằng khế ước xã hội về cơ bản chỉ “là một sự thoả thuận, một sự hợp đồng trong đó những người tham gia bị hạn chế bởi những lời cam kết từ hai phía; họ chỉ tự giác và hiểu nhau dưới ánh sáng của các lời cam kết này, tức là một cách trừu tượng, không có cá tính” (Từ điển Triết học). Khế ước- theo họ đó là một liên hệ dựa trên sự chia tách thực tế của những con người. Còn giao tiếp thì được xem là một sự lệ thuộc lẫn nhau được thiết lập một cách tự giác và đối lập lại khế ước. Biện pháp để xác lập sự giao tiếp là tranh luận và trong quá trình này, người ta thấy rõ ràng các tiêu chuẩn tư duy được mọi người thừa nhận lại chia tách họ ra, còn những điều làm họ gắn bó nhau lại là ở chỗ họ khác nhau mỗi người mỗi vẻ. “Mỗi người mỗi vẻ” thật ra là những điều sợ hãi, lo lắng và băn khoăn chủ quan được che đậy công phu, trong đó con người theo cách riêng của mình, rút cuộc lại chỉ thấy mình trên thực tế bị lệ thuộc vào một tập đoàn xã hội nhất định trong xã hội hiện tại. Do đó tranh luận chẳng qua là để làm rõ tính chất lệ thuộc ấy, và học thuyết về giao tiếp phải tìm ra mối liên hệ có tính biện chứng giữa “con người xã hội” với nhau. Hoạt động giao tiếp thật ra vốn tồn tại trong đời sống xã hội từ khi xã hội loài người xuất hiện. Trong các lễ hội, hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá các miền cổ đại (La Mã, Hy Lạp, Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á), các dân tộc đã có những giao lưu văn hoá còn được ghi nhận trong các văn vật, trong các truyền thuyết, trường ca cổ đại (trường ca Iliát Ôđixê; Kinh thi, Trường ca Đam San” Những hình thức giao lưu, giao tiếp về văn hoá, kinh tếgắn liền với trình độ văn minhvà quá trình phát triển tiến bộ của xã hội loài người. Ngày nay, vận dụng triết học duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chúng ta đi đầu nghiên cứu về giao tiếp, tìm ra những yếu tố hợp lý để phát triển, tiếp cận với nhu cầu phát triển và của xã hội hiện nay. Tất nhiên chúng ta vừa gạt bỏ các định kiến hẹp hòi đối với việc nghiên cứu về giao tiếp trước đây nhưng mặt khác, vừa thừa nhận rằng nhiều tác giả ở thế kỷ 18 chủ trương làm thay đổi phong tục, tập quán, chính trịbằng cách phổ biến cái thiện, chính nghĩa và khoa học. Đại diện cho họ là Vônte, Rútxô, Môngtextkiơ, Hécde, Letinh, Silơ, GớtĐây là phong trào có ảnh hưởng lớn đến các quan điểm xã hội ở Tây Âu hồi đó cho rằng giao tiếp giữa người và người là nhu cầu nảy sinh gắn liền với những điều kiện lịch sử phát triển của xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Những yếu tố như thời gian, không gian, các thể chế xã hội, phong tục tập quán trong một xã hộiluôn luôn quy định phạm vi mức độ của các hoạt động giao tiếp. Như vậy, cũng như hoạt động văn hoá, sự giao tiếp của con người luôn luôn mang tính chất lựa chọn, kế thừa và phát triển những thành tựu, tinh hoa của các thế hệ đi trước truyền lại và góp phần xây dựng nên nền văn hoá cũng như trình độ văn minh của một dân tộc, một quốc gia. Nghiên cứu về giao tiếp để lĩnh hội hết ý nghĩa, nội dung sâu xa của nó phải gắn liền với việc nghiên cứu về lịch sử văn hoá, về văn hoá học nói chung. II- KHÁI NIỆM GIAO TIẾP VÀ CÁC CÁCH TIẾP CẬN A. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP 1. Định nghĩa về giao tiếp (Hải thêm) Trong những lúc thức tỉnh, con người thường xuyên đang giao tiếp theo những cách khác nhau và trong những môi trường khác nhau, vừa gửi và vừa nhận các thông điệp. Người lớn sử dụng 42,1% tổng số thời gian giao tiếp bằng ngôn ngữ của mình cho việc lắng nghe, trong khi đó sử dụng 31,9% thời gian giao tiếp của mình cho việc nói. Chỉ có 15% thời gian giao tiếp của chúng ta dành cho việc đọc và 11% cho việc viết. (Paul Tory Rankin, 1930). Hằng ngày, bạn có thể nói chuyện với các bạn bè của mình, lắng nghe các thành viên trong gia đình, nhân được các thư từ, quan sát và phản ứng với các cử chỉ, điệu bộ và nét mặt của những người khác, thậm chí tiếp tục các cuộc “trò chuyện” với bản thân mình. Bạn - giống như mọi người- là một con người giao tiếp. Mỗi ngày, tuỳ theo những khả năng của mình chúng ta nói, lắng nghe, viết, đọc, suy nghĩ và giải thích các thông điệp. Không có những khả năng này thì chúng ta sẽ mất đi nhiều thứ mà loài người đã tạo ra cho chúng ta. Giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định hay không chủ định, có ý thức hay không ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Giao tiếp của con người được diễn ra ở các mức độ: trong con người (intrapersonal), giữa con người với con người (interpersonal) và công cộng (public). Giao tiếp của con người là một quá trình năng động, liên tục, bất thuận nghịch tác động qua lại và có tính chất ngữ cảnh. (David K.Berlo, 1960). Giao tiếp trong con người xảy ra trong bản thân con người. Nó gồm các hoạt động như quá trình suy nghĩ (tư duy), ra quyết định cá nhân và xác định khái niệm về bản thân. Giao tiếp giữa con người với con người là sự giao tiếp mà từ đó những người tham gia trao đổi các cảm xúc và tư tưởng với nhau. Các hình thức giao tiếp giữa con người với con người là nói chuyện, phỏng vấn và thảo luận theo nhóm nhỏ. Giao tiếp công cộng có đặc điểm là một người nói gửi một thông điệp cho một đám đông thính giả. Giao tiếp công cộng có thể là trực tiếp như: một thông điệp mặt đối mặt mà người nói chuyển tới một đám đông thính giả, hoặc là gián tiếp như: một thông điệp nhận được thông qua một phương tiện truyền thông đại chúng như rađiô hay tivi. Giao tiếp của con người là một quá trình năng động bởi vì nó thường xuyên ở trong trạng thái thay đổi. Vì thái độ, kì vọng, cảm xúc và tình cảm của các cá nhân đang giao tiếp thay đổi, nên bản chất của sự giao tiếp của họ cũng thay đổi. Giao tiếp là một quá trình liên tục bởi vì nó không dừng lại. Dù là đang ngủ hay thức dậy, mỗi chúng ta đều đang chế biến các tư tưởng và thông tin qua các giấc mơ, sự suy nghĩ và biểu cảm của chúng ta. Bộ não của chúng ta còn hoạt động thì chúng ta còn đang giao tiếp. Giao tiếp là một quá trình bất thuận nghịch (không đảo ngược được). Một thông điệp vừa mới được gởi đi thì nó không thể bị huỷ bỏ. Điều vừa mới được hé miệng ra, một cái nhìn thoáng qua đầy ý nghĩa vừa mới được ghi nhận, hay một lời nói đầy tức giận vừa trót thốt rađều không thể xoá bỏ được. Chúng ta có thể xin lỗi hay phủ nhận, nhưng điều đó không trừ khử được những gì đã xảy ra. Giao tiếp là một quá trình tác động qua lại. Chúng ta thường xuyên tiếp xúc với người khác và với bản thân mình. Người khác phản ứng lại những lời nói và hành động của chúng ta, và mỗi chúng ta cũng phản ứng lại lời nói và hành động của chính mình. Lần lượt, chúng ta phản ứng với những phản ứng
Tài liệu liên quan