Hiện trạng đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam

Thảm thực vật tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (KBTTN Ngọc Linh), tỉnh Quảng Nam khá đa dạng và phong phú. Thảm thực vật phân bố theo các đai cao khác nhau. Thảm thực vật KBTTN Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam bao gồm: (1) Rừng lá rộng thường xanh núi cao (1.800 - 2.600 m); (2) Rừng lá rộng thường xanh núi trung bình (1.000 - 1.800 m); (3) Rừng lá rộng thường xanh núi thấp (< 1000 m); (4) Kiểu phụ thứ sinh nhân tác (< 1.800 m). Sự đa dạng của các kiểu thảm thực vật đã góp phần tạo nên tính đa dạng hệ thực vật rừng ở đây. Hệ thực vật KBTTN Ngọc Linh đa dạng và phong phú với tổng số 947 loài thuộc 488 chi, 174 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong tổng số 947 loài thực vật của khu vực có 464 loài có giá trị sử dụng. Hệ thực vật có giá trị bảo tồn cao với 72 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); Danh lục Đỏ IUCN (2018) và nhiều loài có tên trong Danh lục các loài nguy cấp, quý, hiếm của Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Đặc biệt, kết quả khảo sát cho thấy tại KBTTN Ngọc Linh ghi nhận loài Sâm ngọc linh (Panax vietnamense) là loài đặc hữu của KBTTN.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00031 HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC LINH, TỈNH QUẢNG NAM Đỗ Thị Mỹ Lương1,*, Ngô Thị Định1, Trần Thanh Lâm1, Lê Anh Tú1, Ngô Đức Thuận1, Mai Thị Huyền1, Mai Thanh Hải1, Phạm Văn Toản2, Ngô Trần Quốc Khánh3 Tóm tắt: Thảm thực vật tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (KBTTN Ngọc Linh), tỉnh Quảng Nam khá đa dạng và phong phú. Thảm thực vật phân bố theo các đai cao khác nhau. Thảm thực vật KBTTN Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam bao gồm: (1) Rừng lá rộng thường xanh núi cao (1.800 - 2.600 m); (2) Rừng lá rộng thường xanh núi trung bình (1.000 - 1.800 m); (3) Rừng lá rộng thường xanh núi thấp (< 1000 m); (4) Kiểu phụ thứ sinh nhân tác (< 1.800 m). Sự đa dạng của các kiểu thảm thực vật đã góp phần tạo nên tính đa dạng hệ thực vật rừng ở đây. Hệ thực vật KBTTN Ngọc Linh đa dạng và phong phú với tổng số 947 loài thuộc 488 chi, 174 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong tổng số 947 loài thực vật của khu vực có 464 loài có giá trị sử dụng. Hệ thực vật có giá trị bảo tồn cao với 72 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); Danh lục Đỏ IUCN (2018) và nhiều loài có tên trong Danh lục các loài nguy cấp, quý, hiếm của Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Đặc biệt, kết quả khảo sát cho thấy tại KBTTN Ngọc Linh ghi nhận loài Sâm ngọc linh (Panax vietnamense) là loài đặc hữu của KBTTN. Từ khóa: Đa dạng thực vật, thảm thực vật, khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (KBTTN Ngọc Linh) nằm trong địa phận hành chính huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Rừng ở đây đặc trưng cho khu vực rừng ở vùng cao của dãy Trường Sơn, là nơi có tính đặc hữu cao và là điểm nóng về đa dạng sinh học của cả nước. Nhiều loài động, thực vật quý, hiếm đã được phát hiện trong khu vực. Về thực vật có các loài quý, hiếm như Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis), Sa nhân (Amomum villosum), Đương quy (Angelica sinensis), Giảo cổ lam (Gynostemmapentaphyllum), Đẳng sâm (Codonopsis javanica),... Về động vật có loài Khướu ngọc linh (Garrulax ngoclinhensis), một số loài chim được xác định có ở núi Ngọc Linh. Nghiên cứu về tính đa dạng của hệ thực vật góp phần bổ sung thêm cơ sở dữ liệu về đa dạng hệ thực vật của Việt Nam, tài nguyên thực vật của Việt Nam nói chung và tài nguyên thực vật tại KBTTN Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam nói riêng. Trên quan điểm xây dựng một bộ số liệu cập nhật chính xác, thống nhất làm cơ sở cho việc đánh giá, rà soát tính đa dạng thực vật của KBTTN Ngọc Linh cả về mặt đa dạng loài, đa dạng giá trị sử dụng, giá trị các loài nguy cấp, quý, hiếm cần bảo tồn nhằm phục vụ công tác quản lý bảo 1Viện Khoa học Môi trường và Biến đổi khí hậu 2Trường Đại học Lâm nghiệp 3Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội *Email: myluongiescc@gmail.com PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 257 ,tồn hệ sinh thái rừng tại KBTTN Ngọc Linh có hiệu quả hơn. Do đó, “Nghiên cứu hiện trạng đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam” sẽ cho thấy cái nhìn toàn diện và cập nhật hơn về hệ thực vật, thảm thực vật tại khu vực. Đồng thời góp phần xây dựng cơ sở khoa học để bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý, hiếm nói riêng và hệ thực vật nói chung cho KBTTN Ngọc Linh. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra đánh giá hiện trạng thảm thực vật - Kế thừa các tài liệu, thông tin liên quan về hiện trạng tài nguyên rừng KBTTN Ngọc Linh được đề xuất thành lập và phân tích đánh giá để xây dựng cơ sở khoa học và thực tế xây dựng bản đồ và quy hoạch thành khu bảo tồn. - Sử dụng bản đồ địa hình để khoanh vẽ hiện trạng rừng khu vực xác định thành lập khu bảo tồn làm cơ sở khoa học để đi khảo sát điều chỉnh hiện trường bằng địa bàn cầm tay GPS. - Điều tra theo tuyến để nghiên cứu bổ sung hệ sinh thái, sinh cảnh, kiểu rừng để phúc tra ranh giới kiểu rừng, các loại rừng và một số đặc điểm khác của hệ sinh thái rừng với sự trợ giúp của công cụ GPS. - Điều tra tại các ô tiêu chuẩn điển hình: Tại các kiểu thảm và đai cao khác nhau, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn điển hình. Mỗi một kiểu rừng ở một đai cao được lập ít nhất 3 ô tiêu chuẩn điển hình. Diện tích ô tiêu chuẩn là 500 m2 (20 x 25 m). Trong ô tiêu chuẩn các nhân tố sau sẽ được đo đếm, thống kê và mô tả: Mô tả chung cấu trúc về không gian, tầng thứ, các loài thực vật ngoại tầng, dây leo và dạng thảm tươi trong ô tiêu chuẩn; Xác định tên cây, đo đếm các chỉ tiêu đường kính, chiều cao cây gỗ có đường kính từ 6 cm trở lên; Vẽ trắc đồ dọc, trắc đồ ngang của trạng thái rừng ở ô tiêu chuẩn; Lập 4 ô đo đếm cây tái sinh tại 4 góc của ô tiêu chuẩn, với kích thước (2 x 2,5 m). Các nhân tố cần thu thập: tên cây, chiều cao, nguồn gốc - Xử lý số liệu: + Căn cứ vào chỉ tiêu phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng (1998) để xây dựng bản đồ thảm thực vật rừng khu vực. + Bản đồ lý thuyết thảm thực vật rừng KBTTN Ngọc Linh sau khi kiểm tra ngoài thực địa sẽ được biên tập, số hóa lại thông qua việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng như: Microstation, Mapinfo,. + Sử dụng số liệu thu thập tại các ô tiêu chuẩn để tính toán một số nhân tố của các kiểu thảm và trạng thái rừng. - Trên cơ sở số liệu, thông tin thu thập trong quá trình điều tra trên ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra, xác định tình hình phân bố các loài thực vật, đặc biệt là các loài thực vật quý, hiếm. - Sử dụng phương pháp chuyên gia, phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu và viết báo cáo kết quả điều tra thảm thực vật rừng KBTTN Ngọc Linh. 258 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Điều tra khu hệ thực vật - Thu thập, kế thừa các tài liệu đã điều tra về khu hệ thực vật trong KBTTN Ngọc Linh của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước đã thực hiện. - Điều tra thực địa trên các tuyến kết hợp với mở ô tiêu chuẩn điển hình cho các kiểu rừng: + Tuyến điển hình: bố trí qua các loại địa hình, các kiểu thảm và đai cao khác nhau nhằm phát hiện các loài thực vật theo đặc tính sinh thái và phân bố của chúng. Trên tuyến ghi chép về phân bố của các loài cây gỗ, cây bụi, dây leo, cây phụ sinh và cây thân thảo,... Với các loài thông thường ghi chép bằng phiếu; các loài phát hiện lạ sẽ thu tiêu bản, chụp ảnh, mô tả kỹ. Dùng bản đồ VN2000, tỷ lệ 1/25.000 và máy định vị GPS để xác định phân bố của các loài thực vật quý hiếm phát hiện trên tuyến. + Ô tiêu chuẩn kết hợp với ô tiêu chuẩn điển hình của chuyên đề thảm thực vật và mở mới ô tiêu chuẩn để thống kê toàn bộ các loài cây có mặt trong ô và dạng sống của chúng. Dùng phiếu điều tra ô tiêu chuẩn để ghi chép về loài, các chỉ số đường kính ngang ngực, chiều cao, vút ngọn, dưới cành, phẩm chất. Điều tra cây tái sinh giống như điều tra cây tái sinh ở ô tiêu chuẩn cho điều tra thảm thực vật rừng. - Sử dụng các tài liệu chuyên ngành và kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương và cán bộ trong KBTTN để đánh giá về giá trị sử dụng. - Xác định tên khoa học dựa theo các tài liệu của các tác giả: Nguyễn Tiến Bân (1997), Thái Văn Trừng (1978), Trần Hợp (2002), Brummitt R.K. (1992), Brummitt và Powell (1992), Danh lục các loài thực vật Việt Nam; - Chỉnh lý tên khoa học: Khi đã có tên khoa học của các mẫu thu thập, thống nhất tên gọi mới nhất của họ và chi đã được Bộ luật về tên gọi thực vật Tokyo (1994) quy định đối với họ và được Brummitt, chuyên gia tên gọi thực vật của Bảo tàng thực vật Hoàng gia Kew, Anh tập hợp năm 1992 đối với tên chi. Tên khoa học đầy đủ theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. - Kết hợp với kết quả điều tra về thảm thực vật rừng để bổ sung xây dựng bảng danh lục các loài thực vật và bảng Danh lục các loài thực vật quý, hiếm cho KBTTN Ngọc Linh. - Sử dụng phương pháp chuyên gia, phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu và viết báo cáo kết quả điều tra khu hệ thực vật rừng KBTTN Ngọc Linh. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đa dạng thảm thực vật rừng Kế thừa các báo cáo thống kê liên quan đến khu vực nghiên cứu, kết hợp với phân tích các thảm thực vật dựa theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của Thái Văn Trừng (1978, 2000), thảm thực vật rừng tại KBTTN Ngọc Linh bao gồm các kiểu chính sau: (1) Rừng lá rộng thường xanh núi cao (1.800 - 2.600 m) Kiểu thảm này phân bố từ độ cao 1.800-2.000 m trở lên nhưng cũng có thể mở rộng xuống 1.700 m dọc theo dải dông nối các đỉnh cao, nền đất ở đây mỏng và được che phủ PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 259 bởi tầng rêu xốp. Kiểu rừng này đặc trưng bởi sự có mặt của các loài thuộc chi Sồi (Quercus spp.), Dẻ (Lithocarpus spp.), các loài Đỗ quyên (Rhododendron spp.) và các loài thuộc họ Long não (Lauraceae) như Bời lời đỏ (Machilus odoratissima), Chắp tay (Alseodaphne petiolaris), Quế (Cinnamomum spp.). Kiểu rừng này ít bị tác động, cơ bản còn giữ được tính nguyên sinh. Độ tàn che trung bình dao động từ 0,7 - 0,8; có lâm phần độ tàn che đạt 0,9. Các loài cây gỗ của kiểu rừng này có đường kính tương đối lớn trung bình 20 - 30 cm, chiều cao bình quân từ 16 - 20 m, trữ lượng bình quân 230 m³/ha. Một số diện tích nhỏ ở độ cao trên 2.000 m rải rác tại các sườn đỉnh, đỉnh và dông núi cao được đặc trưng bởi kiểu thảm thực vật rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim mà tiêu biểu của các loài lá kim là loài Thông đà lạt (Pinus dalatensis) và Du sam (Keteleeria evelyniana). Do kiểu thảm này phân bố tản mạn nên được xếp chung vào kiểu rừng này. Thực vật ở đây là những loài có chiều cao thấp, cằn cỗi. Về mặt hình thái học đây là những loài thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt như hạn hán, gió mạnh và nghèo chất dinh dưỡng. (2) Rừng lá rộng thường xanh núi trung bình (1.000 - 1.800 m) Rừng lá rộng thường xanh núi trung bình phân bố ở độ cao 1.000 - 1.800 m. Đây là dạng chuyển tiếp giữa kiểu rừng kín thường xanh núi cao và rừng kín thường xanh núi thấp. Kiểu rừng này đặc trưng bởi sự có mặt của các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae) và họ Long não (Lauraceae). Tại ô tiêu chuẩn ở độ cao 1.600 m thuộc tiểu khu 830 địa phận xã Trà Tập, các cá thể thuộc họ Dẻ chiếm tới 31% tổng số cây có đường kính trên 6 cm. Các loài thuộc những họ này cũng là đặc trưng cho kiểu rừng trên 1.000 m của Việt Nam và là đặc trưng cho yếu tố thực vật của núi Ngọc Linh - Quảng Nam. Kiểu rừng này phân bố khá xa khu dân cư vì vậy mức độ tác động của người dân tới tài nguyên của kiểu rừng này cũng rất thấp. Độ tàn che rừng kín nằm trong khoảng từ 0,6 đến 0,8. Các khoảng trống trong rừng hình thành chủ yếu do thành phần cây đổ tự nhiên gây ra. (3) Rừng lá rộng thường xanh núi thấp (< 1000 m) Kiểu rừng này phân bố ở độ cao dưới 1.000 m. Đây là kiểu rừng có diện tích không lớn so với các kiểu rừng còn lại nhưng đã đóng góp tính đa dạng hệ sinh thái nơi đây. Với đặc điểm phân bố thấp gần các khu dân cư sinh sống nên chịu những hoạt động từ phía cộng đồng cư dân bản địa đến tài nguyên rừng rất lớn. Đặc biệt khu vực phía nam của khu bảo tồn thuộc các xã Trà Cang và Trà Linh, rừng đã bị chặt làm nương rẫy và trồng các loài cây lâm nghiệp ở rất nhiều nơi. Thành phần loài của kiểu rừng này rất phong phú do quá trình phục hồi một số diện tích thảm đã bị tác động trước đây nên các loài thực vật đã và đang xâm lấn mạnh vào diện tích này. Tuy vậy hiện nay mức độ tác động của người dân đối với diện tích rừng còn lại không lớn, điều này thể hiện qua sự phân bố và hiện diện của diện tích rừng giàu gần thôn bản. (4) Kiểu phụ thứ sinh nhân tác (< 1.800 m) Kiểu phụ thứ sinh nhân tác phân bố ở độ cao từ 150 đến dưới 1.800 m, gần các bản làng và được hình thành chủ yếu do kết quả của quá trình làm nương rẫy. Kiểu rừng này cũng có nguồn gốc là rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới do tác động trực 260 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM tiếp hoặc gián tiếp của con người như khai thác quá mức, làm nương rẫy, đã làm cho rừng kiệt quệ và đang phục hồi lại, loài cây chủ yếu là Tre nứa thuần loại hay hỗn loại với diện tích 231,24 ha. Qua nhiều năm đất bị bạc màu, tầng đất mỏng và xương xẩu chỉ thích hợp với các loài cây như: Tiểu sim (Rhodamnia dumetorum), các loài Mua (Melastoma spp.), Guột (Dicranopteris linearis), Thành ngạnh (Cratoylon spp.), Ba gạc lá xoan (Euodia melifolia), Bưởi bung (Acronychia paniculata), Vạng trứng (Endospermum chinense), Sòi (Sapium discolor),... nếu được bảo vệ tốt rất có thể phục hồi thành rừng nhưng phải cần một thời gian dài. Ngoài ra, còn gặp một số loài cây gỗ tái sinh mọc rải rác và một phần diện tích nhỏ rừng trồng. Hình 1. Hiện trạng thảm thực vật KBTTN Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam Đa dạng hệ thực vật Kết quả điều tra đã thu thập thông tin, xác định được 947 loài thuộc 488 chi, 174 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (Bảng 1). Cấu trúc thành phần của hệ thực vật KBTTN Ngọc Linh có mặt đầy đủ cả sáu ngành thuộc hệ thực vật bậc cao có mạch Việt Nam. Chiếm ưu thế gần như tuyệt đối là ngành Ngọc lan - Magnoliophyta với 86,91% tổng số loài; 85,86% tổng số chi và 81,61% tổng số họ của hệ thực vật. Riêng trong ngành Ngọc lan - Magnoliophyta, lớp Hai lá mầm - Magnoliopsida chiếm tỉ lệ cao hơn trong tất cả các bậc taxon thấp hơn. Đây là quy luật chung của các hệ thực vật thuộc hệ thực vật Việt Nam. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 261 Bảng 1. Cấu trúc hệ thực vật bậc cao có mạch tại khu vực nghiên cứu TT Tên khoa học Tên tiếng Việt Họ Chi Loài SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1 Psilotophyta Ngành Khuyết lá thông 1 0,57 1 0,20 1 0,11 2 Lycopodiophyta Ngành Thông đất 2 1,15 3 0,61 8 0,84 3 Equisetophyta Ngành Cỏ tháp bút 1 0,57 1 0,20 1 0,11 4 Polypodiophyta Ngành Dương xỉ 23 13,22 56 11,48 102 10,77 5 Pinophyta Ngành Thông 5 2,87 8 1,64 12 1,27 6 Magnoliophyta Ngành Ngọc lan 142 81,61 419 85,86 823 86,91 A. Magnoliopsida Lớp Ngọc lan (Hai lá mầm) 120 68,97 333 68,24 635 67,05 B. Liliopsida Lớp Loa kèn (Một lá mầm) 22 12,64 86 17,62 188 19,85 Tổng số 174 100,00 488 100,00 947 100,00 Chú thích: SL-Số lượng; TL-Tỉ lệ (%) Trong tổng số 947 loài thực vật bậc cao có mạch ghi nhận được có 72 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và trong Danh lục Đỏ IUCN (2018). Trong đó, 9 loài có tên trong cả 2 danh lục này với đại diện là Trầm hương (Aquilaria crassna), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Chò nâu (Dipterocarpus retusus),... Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007): - Rất nguy cấp (CR - Critically Endangered) ghi nhận được 1 loài: Mật hương (Hedyosmum orientale). - Nguy cấp (EN - Endangered) ghi nhận được 11 loài: Sâm ngọc linh (Panax vietnamense), Biến hoá núi cao (Asarum balansae), Trầm hương (Aquilaria crassna),... - Sẽ nguy cấp (VU - Vulnerable) ghi nhận được 21 loài: Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Màu cau trắng (Goniothalamus macrocalyx), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Chò nâu (Dipterocarpus retusus),... Theo Danh lục Đỏ IUCN (2018): - Rất nguy cấp (CR - Critically Endangered) ghi nhận được 2 loài: Dầu lông (Dipterocarpus baudii), Trầm hương (Aquilaria crassna). - Nguy cấp (EN - Endangered) ghi nhận được 2 loài: Lim xanh (Erythrophleum fordii), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa). - Sẽ nguy cấp (VU - Vulnerable) ghi nhận được 11 loài: Giáng hương ấn (Pterocarpus indicus), Máu chó trái dầy (Knema pachycarpa), Chò nâu (Dipterocarpus retusus),... Còn lại là 33 loài với mức đánh giá ít nguy cấp và thiếu dẫn liệu. Đặc biệt, kết quả điều tra khảo sát thực địa cho thấy tại KBTTN Ngọc Linh chỉ ghi nhận được loài Sâm ngọc linh (Panax vietnamense) là loài đặc hữu của KBTTN này. Ngoài ra, theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì tại KBTTN Ngọc Linh xác định 262 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM có nhiều loài thực vật nằm trong Nhóm I, Nhóm II Danh lục các loài nguy cấp, quý, hiếm như: Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis), Cốt toái bổ (Drynaria fortune), Đẳng sâm (Codonopsis javanica), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Hoàng đằng (Fibraurea recisa), Cẩu tích (Cibotium barometz), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Về giá trị sử dụng của các loài thực vật thuộc KBTTN Ngọc Linh cho thấy trong tổng số 947 loài toàn hệ đã ghi nhận được 464 loài có giá trị sử dụng (chiếm 49,0% tổng số loài của hệ thực vật) với 12 công dụng đã được ghi nhận như: Sâm ngọc linh (Panaxvietnamense), Đảng sâm (Codonopsisjavanica), Dần toòng (Gynostemmapentaphyllum), Trong đó, nhóm cây làm thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất với 310 loài; chiếm 32,73%. 4. KẾT LUẬN Thảm thực vật KBTTN Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam khá đa dạng với các kiểu thảm thực vật chính bao gồm: (1) Rừng lá rộng thường xanh núi cao (1.800 - 2.600 m); (2) Rừng lá rộng thường xanh núi trung bình (1.000 - 1.800 m); (3) Rừng lá rộng thường xanh núi thấp (< 1000 m); (4) Kiểu phụ thứ sinh nhân tác (< 1.800 m). Trong đó, có thể thấy sự thay đổi về số lượng các kiểu thảm cũng như đặc điểm cấu trúc và thành phần loài các kiểu thảm tại khu vực. Về hệ thực vật, theo kết quả điều tra đánh giá, thu thập đã xác định được 947 loài thuộc 488 chi, 174 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch phân bố tại KBTTN Ngọc Linh. Trong đó 72 loài có tên Sách Đỏ Việt Nam (2007) và trong Danh lục Đỏ IUCN (2018) và nhiều loài có tên trong Danh lục các loài nguy cấp, quý, hiếm của Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Đặc biệt, kết quả ghi nhận 01 loài đặc hữu tại KBTTN Ngọc Linh-Sâm ngọc linh (Panax vietnamense). Đây không chỉ là loài thực vật, thuốc quý hiếm của riêng KBTTN Ngọc Linh mà loài sâm này còn được đánh giá là quốc bảo. Đối với giá trị sử dụng, tại KBTTN này xác định có 464 loài (chiếm 49,0% tổng số loài của hệ thực vật). Trong đó, nhóm cây làm thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất với 310 loài, chiếm 32,73%. Như vậy, KBTTN Ngọc Linh là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học cao với thành phần và số lượng các loài động, thực vật phong phú, đa dạng. Đặc biệt KBTTN là vùng phân bố của nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị. Các loài này cần được nghiên cứu và có các biện pháp bảo tồn cấp bách. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện và hoàn thành nhờ sự hỗ trợ của nhiệm vụ: “Tư vấn xây dựng Đề án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam”. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Tiến Bân và nnk, 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập III. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1248 tr. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, Phần II thực vật. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 612 tr. Chi cục Thống kê huyện Nam Trà My, 2017. Niên giám Thống kê huyện Nam Trà My. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 263 Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 171 tr. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 276 tr. IUCN, 2018. IUCN Red List of Threatened Species. IUCN Species Survival Commission. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, U. K. CURRENT STATUS OF FLORA DIVERSITY IN NGOC LINH NATURE RESERVE, QUANG NAM PROVINCE Do Thi My Luong1,*, Ngo Thi Dinh1, Tran Thanh Lam1, Le Anh Tu1, Ngo Duc Thuan1, Mai Thi Huyen1, Mai Thanh Hải1, Pham Van Toan2, Ngo Tran Quoc Khanh3 Abstract: Natural vegetation in Ngoc Linh Nature Reserve (Quang Nam province), is quite diverse and rich, distributed according to latitude and altitude. The variety of vegetation types has contributed to the flora diversity of the forest. The vegetation of Ngoc Linh Nature Reserve consists of high- altitudinal evergreen broad-leaved forest (1,800 - 2,600 m), mid-altitudinal evergreen broad-leaved forest (1,000 - 1,800 m), low-altitudinal evergreen broad-leaved forest (&
Tài liệu liên quan