Hiệu quả cải thiện vận nhãn của can thiệp cơ trực dưới trong điều trị gãy sàn có tổn thương cơ trực dưới

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn vận nhãn của việc can thiệp vào cơ trực dưới trong phẫu thuật lót sàn điều trị gãy sàn hốc mắt có tổn thương cơ trực dưới sau chấn thương. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiền cứu có so sánh đối chứng không ngẫu nhiên, thực hiện trên 120 bệnh nhân gãy sàn hốc mắt có biểu hiện tổn thương cơ trực dưới sau chấn thương tại Bệnh viện Mắt Thành Phố từ 10/2005 đến 04/2010. Kết quả: Tại các thời điểm 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và 18 tháng, tỷ lệ khỏi song thị ở lô nghiên cứu là 33,3%, 46,7%, 61,7%, 71,7%, 75%, 78,3% và 78,3% so với lô chứng là 5%, 8,3%, 21,7%, 41,7%, 43,3%, 45%, và 45%, tỷ lệ khỏi lé đứng ở lô nghiên cứu là 80%, 90%, 90%, 90%, 90%, 90%, và 90% so với lô chứng là 12,5%, tỷ lệ khỏi HCVN xuống ở lô nghiên cứu là 28%, 44%, 56%, 64%, 68%, 72% và 72% so với lô chứng là 4,8%, 4,8%, 9,5%, 19%, 23,8%, 28,6% và 28,6%, tỷ lệ khỏi HCVN lên ở lô nghiên cứu là 50%, 55,8%, 73,1%, 80,8%, 82,7%, 84,6%, và 84,6% so với lô chứng là 5,6%, 7,4%, 25,9%, 63%, 64,8%, 66,7%, và 66,7%.Biến chứng gặp phải sau mổ thường không trầm trọng và hồi phục sau sau 6 tháng theo dõi. Kết luận: Việc can thiệp cơ trực dưới khi phẫu thuật lót sàn cho hiệu quả điều trị song thị, lé đứng lên, HCVN lên xuống cao hơn so với phẫu thuật lót sàn đơn thuần.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả cải thiện vận nhãn của can thiệp cơ trực dưới trong điều trị gãy sàn có tổn thương cơ trực dưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Mắt 113 HIỆU QUẢ CẢI THIỆN VẬN NHÃN CỦA CAN THIỆP CƠ TRỰC DƯỚI TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY SÀN CÓ TỔN THƯƠNG CƠ TRỰC DƯỚI Trần Kế Tổ, Lê Minh Thông* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn vận nhãn của việc can thiệp vào cơ trực dưới trong phẫu thuật lót sàn điều trị gãy sàn hốc mắt có tổn thương cơ trực dưới sau chấn thương. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiền cứu có so sánh đối chứng không ngẫu nhiên, thực hiện trên 120 bệnh nhân gãy sàn hốc mắt có biểu hiện tổn thương cơ trực dưới sau chấn thương tại Bệnh viện Mắt Thành Phố từ 10/2005 đến 04/2010. Kết quả: Tại các thời điểm 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và 18 tháng, tỷ lệ khỏi song thị ở lô nghiên cứu là 33,3%, 46,7%, 61,7%, 71,7%, 75%, 78,3% và 78,3% so với lô chứng là 5%, 8,3%, 21,7%, 41,7%, 43,3%, 45%, và 45%, tỷ lệ khỏi lé đứng ở lô nghiên cứu là 80%, 90%, 90%, 90%, 90%, 90%, và 90% so với lô chứng là 12,5%, tỷ lệ khỏi HCVN xuống ở lô nghiên cứu là 28%, 44%, 56%, 64%, 68%, 72% và 72% so với lô chứng là 4,8%, 4,8%, 9,5%, 19%, 23,8%, 28,6% và 28,6%, tỷ lệ khỏi HCVN lên ở lô nghiên cứu là 50%, 55,8%, 73,1%, 80,8%, 82,7%, 84,6%, và 84,6% so với lô chứng là 5,6%, 7,4%, 25,9%, 63%, 64,8%, 66,7%, và 66,7%.Biến chứng gặp phải sau mổ thường không trầm trọng và hồi phục sau sau 6 tháng theo dõi. Kết luận: Việc can thiệp cơ trực dưới khi phẫu thuật lót sàn cho hiệu quả điều trị song thị, lé đứng lên, HCVN lên xuống cao hơn so với phẫu thuật lót sàn đơn thuần. Từ khoá: giới hạn vận nhãn, cơ trực dưới, gãy sàn hốc mắt, tái tạo. ABSTRACT EFFECT OF SURGICAL REPAIR OF INJURED INFERIOR RECTUS MUSCLE IN A TREATMENT OF OCULAR MOVEMENT RESTRICTION DUE TO ORBITAL FLOOR FRACTURES WITH A INJURED INFERIOR RECTUS MUSCLE Tran Ke To, Le Minh Thong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 113 - 121 Purpose: To evaluate the effect of surgical repair of injured inferior rectus muscle in a treatment of ocular movement restriction due to orbital floor fractures with a injured inferior rectus muscle. Method: A non-randomized comparative clinical trial study was realized on the 120 cases of orbital foor fractures with injured inferior rectus muscle at Hochiminh Eye Hospital from Oct 2005 to Apr 2009. Results: After surgery, at 2th week, 1th month, 3th month, 6th month, 9th month, 12th month and 18th month, the outcomes of orbital floor reconstruction with a surgical repair of injured inferior rectus muscle for diplopia were 33.3%, 46.7%, 61.7%, 71.7%, 75%, 78.3% and 78.3% compared with simple orbital floor reconstruction were 5%, 8.3%, 21.7%, 41.7%, 43.3%, 45% and 45%, for vertical deviation were 80%, 90%, 90%, 90%, 90%, 90% and 90% compared with simple orbital floor reconstruction were 12.5%, for downgaze restriction were 28%, 44%, 56%, 64%, 68%, 72% and 72% compared with simple orbital floor reconstruction were 4.8%, 4.8%, 9.5%, 19%, 23.8%, 28.6% and 28.6%, for upgaze restriction were 50%, 55.8%, 73.1%, 80.8%, 82.7%, 84.6% and 84.6% compared with simple orbital floor reconstruction were 5.6%, 7.4%, 25.9%, 63%, 64.8%, 66.7% and 66.7%. The postoperative complications were not severe and *Bộ Môn Mắt, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Trần Kế Tổ ĐT: 0908453685 Email: bstranketo@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 114 disappeared gradually after 6 months. Conclusion: the surgical repair of injured inferior rectus muscle in orbital floor reconstruction had better outcomes of diplopia, vertical deviation and up- down gaze than the simple orbital floor reconstruction. Keywords: ocular movement restriction, inferior rectus muscle, orbital floor fracture, recontruction. ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy sàn hốc mắt sau chấn thương không những gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ qua biểu hiện mắt thụt, mắt thấp, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng về chức năng thị giác hai mắt qua biểu hiện song thị. Trong khi mắt thụt và mắt thấp đã được điều trị thành công qua phẫu thuật lót sàn đơn thuần bằng nhiều vật liệu khác nhau, thì việc điều trị song thị hiện nay vẫn còn đang bàn cải. Có hai trường phái điều trị song thị: - Trường phái lót sàn đơn thuần và chờ đợi song thị tự hồi phục vì cho rằng song thị sau gãy sàn là do sự co kéo của mô thoát vị qua lỗ gãy tác động đến hoạt động của cơ trực dưới(2, 5). - Trường phái can thiệp vào cơ trực dưới cùng lúc với phẫu thuật lót sàn hốc mắt vì cho rằng nguyên nhân của song thị sau gãy sàn hốc mắt là do tổn thương trực tiếp ở cơ trực dưới(17,16). Trong đề tài nghiên cứu trước đây của chúng tôi tiến hành phẫu thuật lót sàn hốc mắt đơn thuần cho thấy tỷ lệ khỏi song thị sau phẫu thuật chỉ đạt 45%(20). Dermer năm 2000 nghiên cứu vi thể cơ vận nhãn cho thấy cơ vận nhãn có cấu tạo 2 nhóm sợi cơ riêng biệt với các sợi cơ nhỏ liên kết với nhau lỏng lẻo và dễ bóc tách rời ra khi phẫu thuật hoặc chấn thương. Tác giả Ludwig(17) nhận thấy cơ trực dưới có thể bị rách hoặc đứt sau chấn thương và vạt cơ rách ra này có thể tự dính lại vào cơ giúp hồi phục được chức năng cơ. Điều này giải thích cho các trường hợp song thị tự hồi phục sau phẫu thuật lót sàn hốc mắt đơn thuần. Vạt rách ra này cũng có thể dính vào mô xung quanh hoặc dính vào bờ lỗ gãy sàn ra song thị kéo dài và rối loạn vận nhãn bất hồi phục. Tác giả Ludwig đã khâu lại vạt cơ bị rách khi phẫu thuật tái tạo sàn hốc mắt cho 3 trường hợp gãy sàn có tổn thương cơ trực dưới nhận thấy kết quả hồi phục vận nhãn và khỏi song thị sau mổ rất khả quan. Điều này cho thấy cần tiến hành thám sát đánh giá mức độ tổn thương của cơ trực dưới để có phương pháp can thiệp phù hợp và giảm thiểu khả năng xơ dính phần cơ bị rách vào mô xung quanh gây song thị khó hồi phục về sau. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiền cứu có so sánh đối chứng không ngẫu nhiên. Lô nghiên cứu bao gồm các trường hợp gãy sàn hốc mắt có biểu hiện tổn thương cơ trực dưới được phẫu thuật lót sàn hốc mắt có can thiệp trực tiếp vào cơ trực dưới và lô chứng là các trường hợp gãy sàn hốc mắt có biểu hiện tổn thương cơ trực dưới đã được phẫu thuật lót sàn hốc mắt đơn thuần. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân được chẩn đoán gãy sàn hốc mắt có biểu hiện tổn thương cơ trực dưới sau chấn thương đến khám và điều trị tại khoa Tạo Hình Thẩm Mỹ và Thần Kinh Nhãn Khoa, bệnh viện Mắt TP.HCM từ 10/2005 đến 04/2010. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân bị gãy sàn hốc mắt sau chấn thương có song thị đứng hoặc lé đứng, ±HCVN lên với thử nghiệm kéo cơ hướng lên trên dương tính, ±HCVN xuống. Tiêu chuẩn loại trừ Không có HCVN lên xuống hoặc HCVN lên xuống do nguyên nhân do liệt dây thần kinh vận nhãn hoặc do tổn thương các cơ khác không phải cơ trực dưới hoặc các bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Mắt 115 Cỡ mẫu Áp dụng công thức để kiểm định sự khác biệt giữa hai tỷ lệ trong quần thể. Với P1= 33,3%(4), và P2 = 8,3%(5), α = 0,05, Z(1-α) = 1,96 và Z(1-β) = 1,28 tính được n = 54. Dựa vào các tiêu chuẩn chọn bệnh chọn được 60 trường hợp cho mỗi nhóm bệnh nhân. Biến số nghiên cứu Biến số dịch tễ bao gồm tuổi, giới, bên bị, nguyên nhân, thời gian nhập viện. Biến số liên quan đến lỗ gãy bao gồm kích thước lỗ gãy sàn, kiểu gãy sàn trước hoặc sàn sau, gián tiếp hoặc trực tiếp lỗ gãy hẹp hoặc rộng, trũng ít hoặc nhiều. Biến số liên quan đến hình thái tổn thương cơ trực dưới. Biến số về kết quả điều trị bao gồm mắt thụt, mắt thấp, lé đứng, song thị, hạn chế vận nhãn. Quy trình phẫu thuật Bao gồm phẫu thuật phục hồi sàn hốc mắt bị gãy thực hiện trên tất cả bệnh nhân của cả hai lô và phẫu thuật can thiệp vào cơ trực dưới tiến hành trên các bệnh nhân thuộc lô nghiên cứu. Thì phẫu thuật phục hồi sàn hốc mắt Tiến hành trên cả hai lô. Tiêm tê thần kinh dưới hốc và tê cạnh cầu bằng 5ml lidocaine 2%,Thực hiện nghiệm pháp kéo cơ cưỡng bức lần 1 để đánh giá mức độ dính mô. Mở kết mạc và mạc bao mí gần sát bờ dưới sụn mí. Bộc lộ và tách rời màng xương khỏi bờ xương hốc mắt dưới. Giải phóng mô hốc mắt bị kẹt ra khỏi lỗ gãy, xác định hình dạng và kích thước lỗ gãy. Thực hiện nghiệm pháp cưỡng bức cơ lần 2 để bảo đảm mô liên kết hốc mắt và cơ trực dưới đã được giải phóng hoàn toàn khỏi lỗ gãy sàn hốc mắt. Đặt mảnh lót phục hồi sàn hốc mắt bị gãy.Thực hiện nghiệm pháp kéo cơ cưỡng bức lần 2 để loại trừ khả năng mảnh lót chèn vào thân cơ trực dưới và so sánh độ cân bằng của hai nhãn cầu. Phẫu thuật thám sát và can thiệp vào cơ trực dưới Thực hiện trên 60 bệnh nhân thuộc lô nghiên cứu. Mở kết mạc cạnh rìa bộc lộ chổ bám cơ và thân cơ trực dưới. Thám sát và ghi nhận các hình thái tổn thương cơ trực dưới và lựa chọn phương pháp can thiệp phục hồi cơ. Tổn thương dạng xơ dính bao cơ: tiến hành bóc tách giải phóng chỗ dính và khâu lại bao cơ. Tổn thương dạng rách thân cơ: Bóc tách tìm lại phần cơ bị rách và tiến hành khâu phục hồi cơ trực dưới. Tổn thương dạng đứt rời cơ: Bóc tách tìm lại phần cơ bị đứt và khâu phục hồi cơ trực dưới. Tổn thương dạng kẹt cơ trực dưới vào lỗ gãy sàn hốc mắt: Bóc tách giải phóng cơ khỏi chỗ gãy, đánh giá tổn thương thân cơ để lựa chọn phương pháp phục hồi cơ trực dưới. Khâu lại đường rạch kết mạc, màng xương hốc mắt và đường rạch bao mí. Sau phẫu thuật Bệnh nhân được hướng dẫn tập liếc mắt lên xuống ngay sau mổ, ít nhất 3 lần trong ngày, 1 lần buổi sáng khi thức giấc, 1 lần buổi trưa và 1 lần buổi tối trước khi đi ngủ. Việc tập liếc mắt kéo dài cho đến ngày tái khám. Tái khám sau mổ 1 ngày, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và 18 tháng để ghi nhận những biến số nghiên cứu về mức độ mắt thụt, mắt thấp, mức độ vận nhãn, song thị, lé và những biến chứng sau mổ. Phân tích thống kê Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 với mức ý nghĩa thống kê p<0,05. C D Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 116 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ của các bệnh nhân nghiên cứu. Lô NC Lô chứng Nam 45 (75%) 46 (76,7%) Nữ 15 (25%) 14 (23,3%) Giới tính p-χ2 0,831 TNGT 50 (83,3%) 53 (88,3%) Đánh nhau 6 (10%) 4 (6,7%) TNSH 4 (6,7%) 3 (5%) Tác nhân p-χ2 0,730 HCM 20 (33,3%) 19 (31,7%) Nơi khác 1 – 4 (1,7 – 6,7%) 1 – 4 (1,7-6,7%) Nơi cư trú p-χ2 0,307 6-17 tuổi 6 (10%) 2 (3,3%) 18-60 tuổi 53 (88,3%) 58 (96,7%) 61-65 tuổi 1 (1,7%) 0 (0%) p-χ2 0,199 Tuổi Trung bình 28±11 29±9,8 Trước ½ tháng 11 (18,3%) 4 (6,7%) Sau ½ tháng 49 (81,7%) 56 (93,3%) p-χ2 0,095 Thời gian nhập viện Trung bình 2,8±5,3 3,2±3,1 Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân nghiên cứu Lô nghiên cứu Lô chứng Mắt phải 34 (56,7%) 27 (45%) Mắt trái 26 (43,3%) 33 (55%) Bên bị p-χ2 0,831 Không 57 (95%) 54 (90%) Có 3 (5%) 6 (10%) Chấn thương dây II p-χ2 0,491 Không 35 (58,3%) 28 (46,7%) Có 25 (41,7%) 32 (53,3%)Tê dưới hố p-χ2 0,273 Không thụt 16 (26,7%) 7 (11,7%) Thụt mắt 44 (73,3%) 53 (88,3%) p-χ2 0,162 Mắt thụt Trung bình (mm) 3,0±1,3 3,5±1,1 Không thấp 25 (41,7%) 31 (51,7%) Mắt thấp 35 (58,3%) 29 (48,3%) p-χ2 0,360 Mắt thấp Trung bình (mm) 1,7±1,3 1,3±1,2 Không lé 50 (83,4%) 52 (86,7%) Lé đứng lên 6 (10,0%) 6 (10,0%) Lé đứng Lé đứng xuống 4 (6,6%) 2 (3,3%) Lô nghiên cứu Lô chứng p-χ2 0,703 Độ 1 4 (6,7%) 5 (8,3%) Độ 2 21 (35%) 18 (30%) Độ 3 24 (40%) 34 (56,7%) Độ 4 11 (18,3%) 3 (5%) p-χ2 0,084 Song thị Trung bình (độ) 2,7±0,8 2,5±0,7 Bình thường 8 (13,3%) 6 (10%) Hạn chế 52 (86,7%) 54 (90%) p-χ2 0,777 Vận nhãn nhìn lên Trung bình (độ) 2,2±1,1 2,3±1,0 Bình thường 36 (60,0%) 39 (65%) Hạn chế 24 (40,0%) 21 (35%) p-χ2 0,706 Vận nhãn nhìn xuống Trung bình (độ) 0,8±1,1 0,7±1,0 Bảng 3: Đặc điểm lỗ gãy sàn hốc mắt của các bệnh nhân nghiên cứu Đặc điểm lỗ gãy sàn Lô NC Lô chứng Gãy sàn đơn thuần 27 (45,0%) 25 (41,7%) Gãy sàn phối hợp 33 (55,0%) 35 (58,3%) p-χ2 0,315 Gián tiếp 49 (71,7%) 46 (76,7%) Trực tiếp 11 (18,3%) 14 (23,3%) Kiểu gãy sàn p-χ2 0,654 Bề ngang trung bình 16,2±3,5 16,7±4,2 p-Mann-Whitney U 0,252 Bề ngang <10mm 4 (6,7%) 5 (8,3%) Bề ngang ≥10mm 56 (93,3%) 55 (91,7%) p-χ2 0,729 Chiều dài trung bình 28,8±4,0 28,2±5,3 p-Mann-Whitney U 0,573 Chiều dài <20mm 4 (6,7%) 5 (8,3%) Chiều dài ≥20mm 56 (93,3%) 55 (91,7%) p-χ2 0,729 Độ trũng trung bình 13,6±5,8 11,6±5,7 p-Mann-Whitney U 0,063 Độ trũng <10mm 13 (21,7%) 26 (43,3%) Độ trũng ≥10mm 47 (78,3%) 34 (56,7%) p-χ2 0,067 Diện tích trung bình 372±107 378±136 p-Mann-Whitney U 0,753 Thể tích trung bình 3531± 1984 3225± 2410 Lỗ gãy sàn (mm) p-Mann-Whitney U 0,208 Bảng 4: Tỷ lệ các hình thái tổn thương cơ trực dưới trong lô nghiên cứu Hình thái Tần số Tỷ lệ P-χ2 Xơ dính bao cơ 35 58,3% Rách thân cơ 19 31,7% 0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Mắt 117 Hình thái Tần số Tỷ lệ P-χ2 Kẹt cơ lỗ gãy 4 6,7% Đứt rời cơ 2 3,3% Tổng cộng 60 100% Bảng 5: So sánh tỷ lệ từng hình thái tổn thương cơ trực dưới giữa hai lô Lô Ncứu Lô chứng Tsố % Tsố % P-χ2 Xơ dính bao cơ 35 58,3% 36 60,0% 0,906 Rách thân cơ 19 31,7% 21 35,0% 0,752 Kẹt cơ lỗ gãy 4 6,7% 2 3,3% 0,414 Đứt rời cơ 2 3,3% 1 1,7% 0.564 Tổng cộng 60 100% 60 100% Kết quả điều trị Biểu đồ 1: Biểu đồ Kaplan-Meier đánh giá tỷ lệ khỏi mắt thụt ở hai lô với p=0,856 (Log rank test) Biểu đồ 2: Biểu đồ Kaplan-Meier đánh giá tỷ lệ khỏi mắt thấp ở 2 lô với p=0,919 (Log rank test) Biểu đồ 3: Biểu đồ Kaplan-Meier đánh giá tỷ lệ khỏi song thị ở hai lô với p=0,001 (Log rank test) Bảng 6: So sánh tỷ lệ khỏi lé đứng của 2 lô tại từng thời điểm sau mổ Tỷ lệ khỏi lé đứng (%) Lô nghiên cứu Lô chứng Thời điểm Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ P-χ2 2 tuần 8/10 80,0% 1/8 12,5% 0,003 1 tháng 9/10 90,0% 1/8 12,5% 0,002 3 tháng 9/10 90,0% 1/8 12,5% 0,002 6 tháng 9/10 90,0% 1/8 12,5% 0,002 9 tháng 9/10 90,0% 1/8 12,5% 0,002 12 tháng 9/10 90,0% 1/8 12,5% 0,002 18 tháng 9/10 90,0% 1/8 12,5% 0,002 Biểu đồ 4: Biểu đồ Kaplan-Meier đánh giá tỷ lệ khỏi HCVN xuống ở 2 lô,với p=0,001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 118 Biểu đồ 5: Biểu đồ Kaplan-Meier đánh giá tỷ lệ khỏi HCVN lên của hai lô với p=0,001 (Log rank test) Kết quả điều trị rối loạn vận nhãn theo từng hình thái tổn thương cơ trực dưới Qua 60 trường hợp tổn thương cơ trực dưới ở lô nghiên cứu và 60 trường hợp ở lô chứng, kết quả điều trị theo từng hình thái tổn thương cơ được trình bày trong Bảng 7. Bảng 7: So sánh kết quả điều trị song thị, lé đứng và rối loạn vận nhãn theo từng hình thái tổn thương cơ trực dưới Dính bao cơ Rách thân cơ Kẹt cơ Đứt rời cơ Lô NC Chứ ng Lô NC Chứ ng Lô NC Chứ ng Lô NC Chứ ng Khỏi 34 22 11 4 0 1 2 0 Còn 1 14 8 17 4 1 0 1 Song thị p-χ2 0,001 0,021 0,333 0,333 Khỏi / / 5 0 3 1 2 0 Còn / / 0 5 0 1 0 1 Lé đứng p-χ2 / 0,008 0,400 0,333 Khỏi 34 23 9 13 1 0 / / Còn 1 13 4 4 3 1 / / HCVNlên p-χ2 0,001 0,698 0,800 / Khỏi / / 12 5 3 1 2 0 Còn / / 7 14 0 0 0 1 HCV N xuốn g p-χ 2 / 0,049 / 0,333 Biến chứng phẫu thuật Biến chứng gặp phải trong lô nghiên cứu bao gồm tụ máu dưới kết mạc (18,3%), kế đến là tụ máu mí (11,6%), tê dưới hố mới sau mổ (8,3%), nhãn cầu cao (6,6%), dãn đồng tử mới sau mổ (3,3%), dính mi cầu (1,6%), tụ mủ mí mắt (1,6%), và lộ mảnh lót sàn ra da (1,6%). Biến chứng ở lô chứng bao gồm xuất huyết dưới kết mạc (11,6%), kế đến là tụ máu mí (6,6%), tê dưới hố mới (6,6%), nhãn cầu cao (3,3%). Hầu hết các biến chứng ở cả hai lô đều tự khỏi sau 6 tháng theo dõi. Ngoại trừ biến chứng lộ mảnh lót sàn ra da ở lô nghiên cứu phải trãi qua phẫu thuật lấy bỏ mô hoại tử cùng với mảnh lót di lệch. BÀN LUẬN Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 1, bảng 2, bảng 3, bảng 4, bảng 5 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm dịch tể, biểu hiện lâm sàng, kích thước lỗ gãy và các hình thái tổn thương cơ trực dưới giữa lô nghiên cứu và lô chứng (p>0,05). Kết quả điều trị song thị Koide Rohei năm 2003(13) cho rằng phẫu thuật lót sàn giúp phục hồi sàn hốc mắt bị gãy và giải phóng mô thoát vị qua lỗ gãy có thể giúp giảm đi sự co kéo của mô liên kết lên cơ trực dưới nên cũng có thể phục hồi phần nào khả năng vận nhãn. Koide Rohei nghiên cứu điều trị nâng sàn đơn thuần cho 64 trường hợp gãy sàn hốc mắt có song thị nhận thấy tỷ lệ khỏi song thị khi phẫu thuật trong vòng 3 ngày sau chấn thương là 66%, từ 4-7 ngày là 52%, từ 8-14 ngày là 37% và sau 15 ngày là 28%, Gerbino năm 2010(8) nhận thấy tỷ lệ khỏi song thị khi phẫu thuật trong vòng 24 giờ đầu là 92,7%, từ 1-4 ngày là 62,5% và sau 4 ngày là 0%, Wang Ning- Chia năm 2010(20) ghi nhận tỷ lệ khỏi song thị khi can thiệp trong vòng 2 tuần sau chấn thương là 55%, từ 2 tuần đến 1 tháng là 45,4% và sau 1 tháng là 0%, Hawes năm 1983(10), Jordan năm 1998(12), Burnstine năm 2002(3), Edward năm 2005(4), Harris năm 2006(9), Mathison năm 2009(18) cũng cho rằng việc điều trị muộn sẽ làm hạn chế kết quả phẫu thuật do khó khăn trong việc bóc tách giải phóng mô thoát vị ra khỏi vị trí lỗ gãy và hiện tượng xơ hóa cơ trực dưới. Mức độ song thị trước mổ giữa lô nghiên cứu và lô chứng không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,419). Mức độ cải thiện song thị trung bình sau mổ 18 tháng của lô nghiên cứu là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Mắt 119 2,49 nhiều hơn so với 1,87 của lô chứng. Biểu đồ 3.3 cho thấy mức độ song thị trung bình ở hai lô đều giảm dần theo thời gian. Trong đó, lô nghiên cứu giảm nhanh và nhiều hơn so với lô chứng. Tỷ lệ khỏi song thị trong lô nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với lô chứng với p=0,001. Tỷ lệ này cũng cao hơn so với kết quả khỏi song thị của các tác giả khác khi nghiên cứu phẫu thuật lót sàn đơn thuần không can thiệp vào cơ trực dưới (Bảng 8). Bảng 8: So sánh tỷ lệ khỏi song thị giữa lô chứng với các nghiên cứu khác Tác giả Tỷ lệ khỏi song thị Emerry năm 1972(7) 51,0% Rubin năm 1994(19) 55,5% Biesman năm 1995(3) 57,4%, Cope năm 1999(5) 55,5% Sang Hun Lee năm 2005(20) 53,3% Furuta Minoru năm 2006(8) 55,0% Hong-Ryul Jin năm 2007(12) 53,9%, Trần Kế Tổ năm 2009(1) 45,0% Olivier Lieger năm 2010(18) 48,2% Wang Ning-Chia năm 2010(21) 43,2% Trần Kế Tổ năm 2010 78,3% Điều này cho thấy việc can thiệp vào cơ trực dưới trong các trường hợp gãy sàn có tổn thương cơ trực dưới đã mang lại tỷ lệ khỏi song thị sau mổ cao hơn so với phẫu thuật lót sàn đơn thuần. Harris năm 2006(9) cho rằng việc tái tạo sàn hốc mắt sau chấn thương có thể gây tổn thương thêm ở hệ thống mô liên kết hốc mắt với bao cơ đưa đến song thị bất hồi phục sau phẫu thuật. Như vậy, việc can thiệp bóc tách giải phóng hoàn toàn cơ trực dưới khỏi mô xơ dính xung quanh, khâu lại bao cơ và khâu tạo hình phần cơ bị rách đồng thời với phẫu thuật lót sàn đã giúp phục hồi chức năng cơ trực dưới nhiều hơn so với việc lót sàn đơn thuần. Điều này phù hợp với nhận xét của Ludwig năm 2002(17) khi phẫu thuật lót sàn hốc mắt kết hợp tách dính và khâu phục hồi phần cơ trực dưới bị rách trong 3 trường hợp đều giúp phục hồi được HCVN và bệnh nhân hết song thị sau mổ. Kết quả điều trị lé đứng Tỷ lệ bệnh nhân khỏi lé đứng sau mổ của các bệnh nhân thuộc lô nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với lô chứng với p = 0,002. Cơ chế
Tài liệu liên quan