Hiệu quả của các biện pháp giáo dục sức khỏe trong phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2008-2009

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của giáo dục sức khỏe (GDSK) bằng truyền thông trực tiếp (TTTT) kết hợp phát tờ bướm so với phát tờ bướm đơn thuần trong phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi, TP. HCM năm học 2008 - 2009. Phương pháp: Thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối chứng được tiến hành trên 1.576 phụ huynh (PH) có con học tại 6 trong 28 trường mẫu giáo thuộc huyện Củ Chi, năm học 2008-2009 (chọn trường bằng rút thăm). Mẫu nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm A: GDSK bằng TTTT và phát tờ bướm, nhóm B: phát tờ bướm đơn thuần. GDSK được nhắc lại bằng phát tờ bướm sau một tháng và thư nhắc sau hai tháng kể từ lần GDSK đầu tiên. Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin hành chánh, kiến thức (KT) và thực hành (TH) của PH. Tỷ lệ KT, TH được đánh giá trước và sau GDSK. Phân tích số liệu bằng Stata 10.0. Kết quả: KT, TH đúng trước GDSK ở nhóm A đạt 53,31% và 48,18%; nhóm B đạt 63,13% và 49,38%. Sau 3 lần GDSK trong 2 tháng, KT chưa đúng ở cả hai nhóm đều giảm với RR = 0,57 (0,45 – 0,70) ở nhóm A và 0,58 (0,44 – 0,78) ở nhóm B; TH sai giảm mạnh trong nhóm B, chỉ bằng 0,43 (0,31 – 0,58) so với trước GDSK, nhóm A giảm ít hơn: RR = 0,74 (0,60 – 0,91). KT, TH đúng sau GDSK có liên quan với nhau (OR = 1,89 (1,51 – 2,37)) và bị chi phối bởi KT, TH ban đầu, phân hiệu của trẻ, nghề nghiệp và quan hệ của PH với trẻ (p<0,01). Tuy nhiên, chưa chứng minh được mối liên quan giữa biện pháp GDSK với KT, TH (p>0,05). Kết luận & đề xuất: GDSK bằng phát tờ bướm hoặc TTTT đều đạt hiệu quả trong việc nâng cao KT, TH về phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi. Phát tờ bướm dễ thực hiện, ít tốn kém, có thể được khuyến cáo áp dụng rộng rãi cho cộng đồng và cần lập lại nhiều lần nhằm cung cấp và củng cố thông tin đúng cho PH, góp phần giảm tỉ lệ bệnh.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của các biện pháp giáo dục sức khỏe trong phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 11 HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRONG PHÒNG NGỪA NHIỄM GIUN KIM Ở TRẺ MẪU GIÁO HUYỆN CỦ CHI, TP. HCM, NĂM HỌC 2008-2009 Nhữ Thị Hoa, Nguyễn Hằng Giang*, Lê Thị Vân Trang* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của giáo dục sức khỏe (GDSK) bằng truyền thông trực tiếp (TTTT) kết hợp phát tờ bướm so với phát tờ bướm đơn thuần trong phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi, TP. HCM năm học 2008 - 2009. Phương pháp: Thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối chứng được tiến hành trên 1.576 phụ huynh (PH) có con học tại 6 trong 28 trường mẫu giáo thuộc huyện Củ Chi, năm học 2008-2009 (chọn trường bằng rút thăm). Mẫu nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm A: GDSK bằng TTTT và phát tờ bướm, nhóm B: phát tờ bướm đơn thuần. GDSK được nhắc lại bằng phát tờ bướm sau một tháng và thư nhắc sau hai tháng kể từ lần GDSK đầu tiên. Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin hành chánh, kiến thức (KT) và thực hành (TH) của PH. Tỷ lệ KT, TH được đánh giá trước và sau GDSK. Phân tích số liệu bằng Stata 10.0. Kết quả: KT, TH đúng trước GDSK ở nhóm A đạt 53,31% và 48,18%; nhóm B đạt 63,13% và 49,38%. Sau 3 lần GDSK trong 2 tháng, KT chưa đúng ở cả hai nhóm đều giảm với RR = 0,57 (0,45 – 0,70) ở nhóm A và 0,58 (0,44 – 0,78) ở nhóm B; TH sai giảm mạnh trong nhóm B, chỉ bằng 0,43 (0,31 – 0,58) so với trước GDSK, nhóm A giảm ít hơn: RR = 0,74 (0,60 – 0,91). KT, TH đúng sau GDSK có liên quan với nhau (OR = 1,89 (1,51 – 2,37)) và bị chi phối bởi KT, TH ban đầu, phân hiệu của trẻ, nghề nghiệp và quan hệ của PH với trẻ (p<0,01). Tuy nhiên, chưa chứng minh được mối liên quan giữa biện pháp GDSK với KT, TH (p>0,05). Kết luận & đề xuất: GDSK bằng phát tờ bướm hoặc TTTT đều đạt hiệu quả trong việc nâng cao KT, TH về phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi. Phát tờ bướm dễ thực hiện, ít tốn kém, có thể được khuyến cáo áp dụng rộng rãi cho cộng đồng và cần lập lại nhiều lần nhằm cung cấp và củng cố thông tin đúng cho PH, góp phần giảm tỉ lệ bệnh. Từ khóa: giun kim, tái nhiễm, giáo duc sức khỏe, kiểm soát nhiễm giun kim, phòng ngừa nhiễm giun kim ABSTRACT THE EFFECT OF HEALTH EDUCATION METHODS ON CONTROLLING ENTEROBIASIS IN KINDERGATEN CHILDREN IN CU CHI DISTRICT, HO CHI MINH CITY SCHOOL YEAR 2008 – 2009 Nhu Thi Hoa, Nguyen Hang Giang, Le Thi Van Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 11 - 17 Objective: to assess the effect of health education methods: direct communication and flyers versus unique flyers on preventing enterobiasis in kindergarten children in Cu Chi district, HCM City 2008 - 2009. Subjects & method: this community intervention study was carried out among 1576 parents of children belonging to 6 kindergartens that were randomly selected from 28 kindergartens in Cu Chi district, HCM City. The studied subjects were randomly divided into two groups: group A received direct health education & flyers, just flyers for group B. Distributing flyers and remind-letters was done after one month and two months,  Bộ môn Ký Sinh–Vi Nấm Học, trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: Ths. Nhữ Thị Hoa ĐT : 0903379566 Email : drnhuhoa@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 12 respectively, from first health education. Using the questionaire to collect data on administration, knowledge and practice of parents. The rates of knowledge and practice were assessed before and after intervention. Data was analysed by Stata 10.0. Results: The rates of correct knowledge and practice before intervention are 53.31% and 48.18% in group A; 63.13% and 49.38% in group B, respectively. After three times of health education in 2 months, the rate of incorrect knowledge and practice decreased in both groups: RR = 0.57 (0.45 – 0.70) and 0.74 (0.60 – 0.91) in group A; RR = 0.58 (0.44 – 0.78) and 0.43(0.31 – 0.58) in group B. The rate of correct knowledge and practice after intervention relates each other (OR =1.89(1.51 – 2.37)) and is influenced strongly by original cognition and behavior, the center or branch of school, career of parents and people who directly take care of children (p <0.01). However, this study has not yet demonstrated the relationship between health education methods and the rate of correct knowledge and practice (p>0.05). Conclusion & suggestion: Using flyers or direct communication improved equally on knowledge and practice of parents of kindergarten children in Cu Chi district. But the former is simplier and doesn’t require time or human resources, therefore, it is recommended for applying popularly to the community. It is also necessary to repeat health education in order to ameliorate knowledge and practice of parents, contributing to control of enterobiasis in kindergarten children. Key words: Enterobius vermicularis, pinworm, pinworm infestation, enterobiasis, pinworm control, prevention on enterobiasis, health education, reinfestaion. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm ký sinh trùng đường ruột khá phổ biến tại các nước nhiệt đới, nhất là những nước đang phát triển, trong đó giun kim (Enterobius vermicularis) xuất hiện khắp nơi trên thế giới do khả năng lây nhiễm trực tiếp, không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa lý. Yếu tố chính liên quan đến nhiễm giun kim là “vệ sinh”. Vào năm 1994, y văn thông báo khoảng 1 tỉ người nhiễm giun kim(1), tập trung chủ yếu ở trẻ sống trong môi trường đông đúc như nhà trẻ, mẫu giáo. Mười năm sau, Corry ước tính hơn 30% trẻ trên thế giới bị nhiễm Enterobius vermicularis(2). Ở Việt Nam, trước năm 2007, các tác giả ghi nhận nhiều kết quả khác nhau, thay đổi theo vùng: 18,5 – 47%(3,4,6,8,9,16,17), thậm chí lên đến 73,45%(10). Riêng tại Củ Chi, khoảng 22 – 31% phết Graham dương tính nhưng đôi khi 50% ở một vài xã(11,12,15). Ngoài tính phổ biến, bệnh có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe bệnh nhân nhất là trẻ em: suy dinh dưỡng, chậm phát triển tâm thần vận động(1,2) , hoặc gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, đường tiết niệu, ruột thừa, do biến chứng lạc chỗ. Tỷ lệ nhiễm cao cùng với tác hại lâu dài của bệnh đã đặt ra yêu cầu giải quyết mầm bệnh. Nhiều hoạt chất tẩy giun được tổng hợp với hiệu quả cao, > 90%(15). Tuy nhiên, hiện tượng tái nhiễm vẫn đáng lo ngại, khoảng 15,5% vào tháng thứ 3(15) hoặc 44,7% vào tháng thứ 6 sau điều trị(5). Như vậy, xổ giun định kỳ chưa đủ ngăn chặn bệnh vì các trường hợp không đáp ứng với thuốc vẫn tiếp tục phát tán mầm bệnh vào môi trường và gây tái nhiễm nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Nói cách khác, một khoảng trống đã tồn tại trong chiến lược tẩy giun định kỳ. Khoảng trống này phải được lấp đầy bằng các biện pháp phòng ngừa nhiễm giun kim. Nhưng bao nhiêu phần trăm trong cộng đồng đã biết cách phòng ngừa và đã thực hiện đúng? Thiết nghĩ tỷ lệ này không cao vì con số tái nhiễm không được khả quan như đã đề cập. Thật vậy, KT, TH đúng nói chung của PH về nhiễm giun kim tại Thái Bình lần lượt là >67% và >27%(6); tại Củ Chi khoảng 46% và 30,1%(13). Điều này chứng tỏ việc truyền thông cho cộng đồng về phòng ngừa nhiễm giun kim là cần thiết. Tuy nhiên “lựa chọn và kết hợp các biện pháp giáo dục sức khỏe như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?”. Vì thế nghiên cứu này được thực hiện tại huyện Củ Chi, nơi có tỉ lệ nhiễm giun kim khá cao, với mong muốn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 13 tìm ra phương pháp GDSK hiệu quả, khả năng ứng dụng cao và ít tốn kém, góp phần kiểm soát bệnh giun kim nói riêng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng nói chung. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng được tiến hành tại 6 trong 28 trường mẫu giáo thuộc huyện Củ Chi, TP. HCM (rút thăm ngẫu nhiên) năm học 2008-2009, với mong muốn ứng dụng kết quả lên trẻ 3 – 5 tuổi trong huyện. Tất cả PH của trẻ học tại 6 trường trên, có mặt suốt thời gian nghiên cứu và đồng ý tham gia đều được phân bố ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm A: TTTT & phát tờ bướm; nhóm B: phát tờ bướm đơn thuần. Cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm là 447 PH, được tính dựa trên công thức ước lượng một nguy cơ tương đối với α = 5%, độ chính xác mong muốn ε = 20%, p tham khảo về KT đúng, TH đúng của hai nhóm nghiên cứu lần lượt là: pKT-A= 95,9%, pKT-B = 67,5%, pTH-A= 72,6%, pTH-B = 28,4%(7), hệ số giảm hiệu ứng mẫu cụm = 2. GDSK được tiến hành 3 đợt, khoảng cách giữa 2 đợt là 1 tháng. Đợt 1: TTTT từng nhóm nhỏ cho tất cả PH trong nhóm A (khoảng 50 PH/nhóm); phát tờ bướm cho PH nhóm B. Đợt 2: phát tờ bướm cho PH cả 2 nhóm. Đợt 3: gửi thư nhắc đến tất cả PH tham gia. Nội dung GDSK của 3 hình thức trên đều nhấn mạnh đến các biện pháp phòng ngừa nhiễm giun kim. Thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi cấu trúc phát cho PH tự điền trước GDSK để đánh giá đầu vào và 1 tháng sau GDSK lần 3 để đánh giá hiệu quả can thiệp. Sử dụng tần số, tỷ lệ để đo lường KT, TH của PH; kiểm định χ2, MacNemar ở mức ý nghĩa 5% và RR (KTC 95%) để đo lường sự khác biệt về KT, TH trước và sau GDSK giữa 2 nhóm cũng như trong từng nhóm. Khử nhiễu bằng phương pháp hồi quy logistic. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Nhóm A (NA = 936) n (%) Nhóm B (NB = 640) n (%) p (χ2) Người chăm sóc trẻ (NCS trẻ) Mẹ 818 (87,4) 524 (819) < 0,01 Khác 118 (12,6) 116 (18,1) Dân tộc của PH Kinh 993 (99,7) 631 (98,6) < 0,02 Khác 3 (0,3) 9 (1,4) Nghề của PH Trí óc 26 (2,8) 97 (15,2) < 0,01 Chân tay 910 (97,2) 543 (84,8) TĐHV của PH > cấp 2 145 (15,5) 242 (37,8) < 0,01 ≤ cấp 2 791 (84,5) 398 (62,2) Tuổi của PH ≥30 559 (59,8) 396 (61,9) > 0,39 <30 377 (40,2) 244 (38,1) Phân hiệu Điểm lẻ 415 (48,6) 615 (96,1) < 0,01 Điểm chính 481 (51,4) 25 (3,9) Phân lớp Lá 692 (73,9) 324 (50,6) < 0,01 Chồi 244 (26,1) 316 (49,4) KT của PH Đúng 499 (53,3) 404 (63,1) < 0,01 Sai 437 (46,7) 236 (36,9) TH của PH Đúng 451 (48,2) 316 (49,4) > 0,64 Sai 485 (51,8) 324 (50,6) Ngoại trừ tuổi và thực hành trước GDSK của PH, các thuộc tính còn lại phân bố không đều giữa 2 nhóm. Bảng 2: So sánh kiến thức, thực hành trước và sau GDSK trong nhóm A (NA = 936). Đặc điểm Sau GDSK P McNemar RR (KTC 95%) Đúng Sai T rư ớ c G D S K KIẾN THỨC (nhóm A) Triệu chứng bệnh Đúng 330 146 <0,01 0,62 (0,50 – 0,77) Sai 234 226 Yếu tố nguy cơ Đúng 55 143 > 0,27 Sai 125 613 Biện pháp phòng ngừa Đúng 589 92 < 0,01 0,64 (0,49 – 0,84) Sai 143 112 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 14 Đặc điểm Sau GDSK P McNemar RR (KTC 95%) Đúng Sai Kiến thức chung Đúng 367 132 < 0,01 0,57 (0,45 – 0,70) Sai 233 204 THỰC HÀNH (nhóm A) Cắt móng tay cho trẻ Đúng 466 185 > 0,4 Sai 170 115 Rửa hậu môn cho trẻ Đúng 448 121 <0,01 0,61 (0,48 – 0,77) Sai 197 170 Vệ sinh nhà cửa Đúng 6 14 <0,01 0,31 (0,16 – 0,58) Sai 45 871 Thực hành chung Đúng 287 164 < 0,01 0,74 (0,60 – 0,91) Sai 222 263 GDSK giúp cải thiện KT và TH của PH nhóm A, cụ thể là hiểu biết về triệu chứng bệnh và biện pháp phòng ngừa, thực hành rửa hậu môn cho trẻ mỗi sáng sớm và lau nhà trước khi quét. Bảng 3: So sánh kiến thức, thực hành trước và sau GDSK trong nhóm B (NB = 640). Đặc điểm Sau GDSK P McNemar OR (KTC 95%) Đúng Sai T rư ớ c G D S K KIẾN THỨC (nhóm B) Triệu chứng bệnh Đúng 320 69 <0,01 0,56 (0,41 – 0,75) Sai 124 127 Yếu tố nguy cơ Đúng 43 101 >0,07 Sai 77 419 Biện pháp phòng ngừa Đúng 458 46 < 0,01 0,51 (0,35 – 0,74) Sai 90 46 Kiến thức chung Đúng 325 79 < 0,01 0,58 (0,44 – 0,78) Sai 135 101 THỰC HÀNH (nhóm B) Cắt móng tay cho trẻ Đúng 396 61 < 0,01 0,56 (0,41 – 0,78) Sai 108 75 Rửa hậu môn cho trẻ Đúng 340 57 <0,01 0,46 (0,33 – 0,63) Sai 125 118 Vệ sinh nhà cửa Đúng 4 12 >0,8 Đặc điểm Sau GDSK P McNemar OR (KTC 95%) Đúng Sai Sai 11 613 Thực hành chung Đúng 253 63 < 0,01 0,43 (0,31 – 0,58) Sai 148 176 Sau GDSK, KT và TH sai nói chung của PH nhóm B đều giảm; cụ thể là KT về triệu chứng bệnh và biện pháp phòng ngừa, thực hành cắt móng tay và rửa hậu môn cho trẻ mỗi sáng khi trẻ thức dậy. Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy đa biến sự khác biệt về các thành tố KT, TH giữa hai nhóm sau GDSK. Biến số RR (KTC 95%) p χ2 Kiến thức Triệu chứng bệnh 0,9 0,72 – 1,22 >0,65 Yếu tố nguy cơ 1,15 0,84 – 1,58 >0,38 Biện pháp phòng ngừa 0,97 0,69 – 1,36 >0,87 Thực hành Cắt móng tay cho trẻ 0,90 0,68 – 1,20 >0,48 Rửa hậu môn cho trẻ 0,97 0,73 >0,84 Vệ sinh nhà cửa 1,50 0,70 – 3,11 >0,30 Các thành tố về KT, TH phòng ngừa nhiễm giun kim của 2 nhóm PH đều như nhau sau GDSK. Bảng 5: Kết quả phân tích hồi quy đa biến sự khác biệt KT chung giữa hai nhóm sau GDSK. Biến số RR (KTC 95%) p χ 2 Biện pháp GDSK 1,06 0,81 – 1,39 >0,64 KT trước GDSK 2,49 1,99 – 3,10 <0,01 NCS trẻ 1,03 0,75 – 1,41 >0,87 Dân tộc PH 0,50 0,11 – 2,39 >0,38 Nghề PH 2,12 1,17 – 3,86 <0,02 Học vấn PH 1,32 0,97 – 1,80 >0,08 Tuổi PH 1,11 0,88 – 1,39 >0,37 Phân hiệu 1,55 1,18 – 2,05 <0,01 Lớp 1,03 0,80 – 1,32 >0,83 Nhóm PH có KT đúng trước GDSK, LĐ trí óc, trẻ học ở phân hiệu chính sẽ có tỷ lệ KT đúng sau GDSK cao hơn. Tuy nhiên chưa tìm thấy mối liên hệ giữa biện pháp GDSK và KT về bệnh giun kim. Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy đa biến sự khác biệt TH chung giữa hai nhóm sau GDSK. Biến số RR (KTC 95%) p χ2 Biện pháp GDSK 0,93 0,72 – 1,20 >0,58 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 15 Biến số RR (KTC 95%) p χ2 TH trước GDSK 2,79 2,25 – 3,45 <0,01 KT sau GDSK 1,89 1,51 – 2,37 <0,01 NCS trẻ 1,43 1,07 – 1,93 <0,02 Dân tộc PH 3,22 0,93 – 11,2 >0,05 Nghề PH 1,31 0,81 – 2,12 >0,05 Học vấn PH 1,15 0,86 – 1,54 >0,05 Tuổi PH 0,96 0,77 – 1,20 >0,05 Phân hiệu 1,55 1,18 – 2,04 <0,01 Lớp 1,00 0,85 – 1,19 >0,05 Nhóm PH là mẹ, trẻ học ở phân hiệu chính, có TH đúng trước GDSK sẽ TH đúng sau GDSK cao hơn các nhóm còn lại, nhưng chưa tìm thấy mối liên quan giữa biện pháp GDSK và TH phòng bệnh giun kim. BÀN LUẬN Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Tổng mẫu khảo sát bao gồm 1.576 PH, trong đó 936 PH thuộc nhóm A và 640 PH thuộc nhóm B. Với phương pháp chọn mẫu cụm, sự khác biệt đã xuất hiện giữa hai nhóm về các thuộc tính: phân hiệu, phân lớp, người trực tiếp chăm sóc trẻ (NCS) cũng như dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn và kiến thức về bệnh giun kim của PH (p < 0,05, bảng 1). Sự không tương đồng này có khả năng gây nhiễu khi so sánh kết quả giữa hai nhóm, do đó, phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để phân tích sự khác biệt về KT, TH giữa 2 nhóm sau can thiệp. So sánh tỷ lệ KT, TH đúng của PH trước và sau GDSK trong từng nhóm Sau TTTT và phát tờ bướm, tỷ lệ KT, TH sai của PH về nhiễm giun kim nói chung đều giảm: lần lượt thấp hơn so với trước GDSK 0,57 và 0,74 lần ở nhóm A, 0,58 và 0,45 lần ở nhóm B (p<0,01, bảng 2 và 3). Như vậy GDSK đã có tác dụng cải thiện KT và TH của PH. Khảo sát năm 2008 tại Củ Chi cũng chứng minh được vai trò tích cực của GDSK với RR = 0,45 (0,36-0,56) và 0,66 (0,52-0,83)(14). Xét chi tiết hơn, về KT, hiểu biết đúng các yếu tố thuận lợi chưa được cải thiện ở cả 2 nhóm. Hầu hết PH vẫn cho rằng ăn uống kém vệ sinh, đi chân đất đều liên quan đến nhiễm giun kim (bảng 2 và 3). Nguyên nhân có thể do việc truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về phòng ngừa nhiễm giun sán trước đây và hiện nay chủ yếu tập trung vào các loại giun sán gây nhiễm qua thức ăn nước uống hoặc tay chân dơ dính đất cát, khác với giun kim; trong khi việc GDSK chuyên về giun kim chỉ mới được thực hiện qua khảo sát này tại Củ Chi nên chưa đủ lực tạo “dấu ấn bền bỉ” trong nhận thức của phụ huynh sau khi ngưng GDSK. Qua đó đã nhấn mạnh nguyên tắc “nhắc lại đều đặn, thường xuyên” trong hoạt động truyền thông giáo dục. Ngoài ra, yếu tố nguy cơ thường đi đôi với các biện pháp phòng ngừa, nhưng bảng 2 và 3 đã không thể hiện được tính song hành này: nhận thức về các hành vi liên quan đến nhiễm giun kim chưa được nâng cao trong khi PH lại cải thiện tốt hiểu biết về cách phòng ngừa. Mâu thuẫn này được lý giải như sau: vấn đề ăn uống không hợp vệ sinh (ăn rau sống không rửa kỹ, uống nước không nấu chín) được đánh giá trong KT về điều kiện thuận lợi của bệnh nhưng các câu hỏi về phòng ngừa lại chuyên biệt cho nhiễm giun kim và chủ yếu nhấn mạnh đến việc rửa hậu môn cho trẻ mỗi buổi sáng khi trẻ thức dậy. Đây là điểm quyết định trong chu kỳ lây nhiễm của E. vermicularis và KT này đã được nâng cao sau GDSK, vì thế thực hành biện pháp này cũng gia tăng 1,6 lần ở nhóm A và 2,2 lần ở nhóm B, nói cách khác, số PH không rửa hậu môn cho trẻ đều đặn vào sáng sớm, sau khi trẻ thức dậy, chỉ còn 0,61 lần ở nhóm A và 0,46 lần ở nhóm B so với trước GDSK. So sánh tỷ lệ KT, TH đúng của PH sau can thiệp giữa 2 nhóm Sau khi xử lý hồi quy logistic, bảng 4, 5 và 6 đều không phát hiện sự khác biệt giữa 2 nhóm trong từng KT, TH thành phần nói riêng cũng như về KT, TH nói chung, nghĩa là không tồn tại mối liên quan giữa KT, TH về phòng ngừa nhiễm giun kim và các biện pháp GDSK (p >0,05). Tuy nhiên, một số yếu tố thuộc tính lại Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 16 ảnh hưởng đến việc tiếp thu KT và TH của PH sau GDSK. Đối với nhận thức sau can thiệp, bảng 5 và 6 đã ghi nhận tác động của KT đúng trước GDSK, nghề nghiệp của PH, và phân hiệu của trẻ với RR lần lượt là 2,49 (1,99-3,10); 2,12 (1,17-3,86) và 1,55 (1,18-2,05). Về TH sau khi tiến hành truyền thông, vai trò của hành vi đúng trước can thiệp, KT đúng sau can thiệp, người trực tiếp chăm sóc trẻ và phân hiệu của trẻ cũng được thể hiện (RR = 2,79 (2,25-3,45), 1,89 (1,51 – 2,37), 1,43 (1,07-1,93) và 1,55 (1,18-2,04)). KT, TH đúng trước can thiệp là nền tảng cơ bản nhưng có thể tồn tại những lỗ hổng. GDSK sẽ lấp đầy các lỗ hổng đó, điều chỉnh các sai sót và vun đắp thêm những gì đang sẵn có, giúp hoàn thiện nhận thức và thực hành. Vì vậy, sau truyền thông, KT, TH của PH đã tăng lên rõ rệt (> 2 lần). Ngoài ra, sự cải thiện nhận thức sau can thiệp cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy PH thực hiện biện pháp phòng ngừa tốt hơn. Một khảo sát năm 2008 trên 1677 trẻ mẫu giáo huyện Củ Chi đã đưa ra nhận định tương tự: nếu có kiến thức đúng, phụ huynh sẽ thực hành đúng về phòng ngừa nhiễm giun kim cao hơn nhóm không có kiến thức đúng 1,72 lần (1,27 – 2,33)(13). Quy luật này đáp ứng được trình tự logic trong chuyển biến tư duy, hành động của con người và đã được chứng minh một cách thực tế, từ đó chứng tỏ hiệu quả của GDSK trong việc lấp đầy khoảng trống của xổ giun định kỳ nhằm kiểm soát triệt để nhiễm giun kim. Các yếu tố thuộc tính khác bao gồm nghề nghiệp của PH, phân hiệu của trẻ đã ảnh hưởng gián tiếp đến nhận thức thông qua trình độ học vấn, và từ nhận thức đúng dẫn đến thực hành đúng như đã trình bày trong các phần bàn luận phía trên. Về yếu tố người trực tiếp chăm sóc trẻ, đây là người sẽ phải chịu đựng những phiền toái khi trẻ bị nhiễm giun kim: mất ngủ liên tục vào ban đêm do trẻ quấy khóc khi ngứa hậu môn, lo lắng khi trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, hơn nữa, mẹ thường quan tâm nhiều đến trẻ hơn những người kh
Tài liệu liên quan