Hiệu quả của tiêm Botulinum nhóm A (Dysport) kết hợp với phục hồi chức năng lên chức năng vận động thô ở trẻ bại não thể co cứng

Bại não thể co cứng là nguyên nhân gây ra khiếm khuyết vận động phổ biến nhất ở trẻ em, hậu quả của tổn thương tế bào thần kinh vận động trên. Co cứng cơ dẫn đến co rút, biến dạng cứng đờ khớp, nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động và tư thế. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả tiêm Botulinum nhóm A (Dysport) kết hợp với phục hồi chức năng lên chức năng vận động thô (GMFCS) ở trẻ bại não thể co cứng. 140 trẻ bại não thể co cứng từ 2 tuổi đến 12 tuổi vào điều trị tại khoa Phục hồi Chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017 được tuyển chọn vào nghiên cứu và chia vào hai nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau can thiệp 12 tháng, trung bình điểm GMFCS ở nhóm can thiệp giảm 0,87 ± 0,56 điểm so với trước can thiệp, p < 0,01, nhóm chứng giảm 0,31 ± 0,47, p < 0,01. Trung bình khác biệt của trung bình điểm CMFCS sau can thiệp giữa nhóm bệnh và nhóm chứng là 0,48 (p < 0,001). Trẻ bại não thể co cứng được tiêm Botulinum nhóm A kết hợp với tập phục hồi chức năng thì khả năng tiến bộ ở mức độ tốt và rất tốt cao gấp 7,36 trẻ chỉ tập luyện phục hồi chức năng đơn thuần có ý nghĩa thông kê với p < 0,001.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của tiêm Botulinum nhóm A (Dysport) kết hợp với phục hồi chức năng lên chức năng vận động thô ở trẻ bại não thể co cứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
126 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC HIỆU QUẢ CỦA TIÊM BOTULINUM NHÓM A (DYSPORT) KẾT HỢP VỚI PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LÊN CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ Ở TRẺ BẠI NÃO THỂ CO CỨNG Nguyễn Văn Tùng1, Cao Minh Châu2, Nguyễn Hữu Chút3, Nguyễn Thị Anh Đào1, Trương Thị Mai Hồng3 1Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - *NCS Trường Đại học Y Hà Nội, 2Trường Đại học Y Hà Nội, 3Bệnh viện Nhi Trung ương Bại não thể co cứng là nguyên nhân gây ra khiếm khuyết vận động phổ biến nhất ở trẻ em, hậu quả của tổn thương tế bào thần kinh vận động trên. Co cứng cơ dẫn đến co rút, biến dạng cứng đờ khớp, nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động và tư thế. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả tiêm Botulinum nhóm A (Dysport) kết hợp với phục hồi chức năng lên chức năng vận động thô (GMFCS) ở trẻ bại não thể co cứng. 140 trẻ bại não thể co cứng từ 2 tuổi đến 12 tuổi vào điều trị tại khoa Phục hồi Chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017 được tuyển chọn vào nghiên cứu và chia vào hai nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau can thiệp 12 tháng, trung bình điểm GMFCS ở nhóm can thiệp giảm 0,87 ± 0,56 điểm so với trước can thiệp, p < 0,01, nhóm chứng giảm 0,31 ± 0,47, p < 0,01. Trung bình khác biệt của trung bình điểm CMFCS sau can thiệp giữa nhóm bệnh và nhóm chứng là 0,48 (p < 0,001). Trẻ bại não thể co cứng được tiêm Botulinum nhóm A kết hợp với tập phục hồi chức năng thì khả năng tiến bộ ở mức độ tốt và rất tốt cao gấp 7,36 trẻ chỉ tập luyện phục hồi chức năng đơn thuần có ý nghĩa thông kê với p < 0,001. Từ khóa: Bại não thể co cứng, chức năng vận động thô Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Tùng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Email: drtung79@gmail.com Ngày nhận: 21/9/2018 Ngày được chấp thuận: 11/10/2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bại não thể co cứng là nguyên nhân gây ra khiếm khuyết vận động phổ biến nhất ở trẻ em, hậu quả của tổn thương tế bào thần kinh vận động trên. Tỷ lệ bại não chung từ 1/1000 dến 3/1000 trẻ sinh sống trong đó trẻ bại não thể co cứng chiếm từ 62,6% đến 65,0% [1; 2]. Tình trạng co cứng cơ ở trẻ bại não thể co cứng làm cho cử động của các khớp bị hạn chế dẫn đến co rút cơ và cứng khớp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động, sự phát triển và cuộc sống hàng ngày của trẻ. Trên thế giới việc sử dụng thuốc Botulinum nhóm A để giảm trương lực cơ, hỗ trợ cho các biện pháp can thiệp phục hồi chức năng khác đã được thực hiện từ năm 1993 [3]. Tại Việt Nam cũng đã có một số báo cáo về tác dụng hỗ trợ cũng như tính an toàn của Botulinum nhóm A trong điều trị cho trẻ bại não thể co cứng nhưng phần lớn các báo cáo này được đánh giá trên mẫu nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn [4; 5]. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả tiêm Botulinum nhóm A (Dysport) kết hợp với phục hồi chức năng lên chức năng vận động thô ở trẻ bại não thể co cứng. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng 140 trẻ bại não thể co cứng từ 2 tuổi đến 12 tuổi có mốc vận động đứng, đi kiễng gót TCNCYH 115 (6) - 2018 127 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC đang điều trị tại khoa Phục hồi Chức năng- Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017, thoả mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ sau: Lựa chọn trẻ bại não thể co cứng có độ co cứng có điểm MAS độ ≥ 1+. Có GMFCS độ I - IV. Được sự đồng ý của bố (mẹ) hoặc người chăm sóc trẻ. Loại trừ trẻ bại não thể co cứng có GMFCS độ V. Trẻ bại có chậm phát triển trí tuệ và động kinh nặng. Có tiêm Botulinum nhóm A, dùng các thuốc giãn cơ hoặc phẫu thuật trong vòng 6 tháng trước khi tham gia nghiên cứu. Trẻ có các bệnh lý nhiễm trùng toàn thân hoặc viêm nhiễm vùng cơ điều trị. 2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, có nhóm chứng. Các trẻ được chọn vào hai nhóm tương đồng về tuổi, định khu tổn thương, mức độ chức năng vận động thô (GMFCS): Nhóm can thiệp (n = 70): tiêm Botulinum nhóm A kết hợp tập phục hồi chức năng và nhóm chứng (n = 70): chỉ tập phục hồi chức năng. Điểm MAS và tầm vận động thụ động khớp cổ chân tại thời điểm trước can thiệp và sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. 3. Tiêu chuẩn đánh giá Chức năng vận động thô (GMFCS) của trẻ Bại não thể co cứng Chức năng vận động thô của trẻ bại não được đánh giá theo thang điểm phân loại chức năng vận động thô GMFCS (Gross Motor Function Classification System) với 5 mức độ trước và sau can thiệp [6]. Tiêu chuẩn cho điểm và phân loại mức độ tiến bộ sau can thiệp Tiêu chuẩn cho điểm Mức độ chức năng vận động thô - GMFCS Điểm Mức độ I 1 Mức độ II 2 Mức độ III 3 Mức độ IV 4 Mức độ V 5 Điểm tiến bộ = điểm trước can thiệp - điểm sau can thiệp Phân loại mức độ tiến bộ Mức độ tiến bộ Điểm tiến bộ Xấu đi Sau can thiệp điểm tiến bộ < 0 Không tiến bộ Sau can thiệp điểm tiến bộ = 0 Tiến bộ tốt Sau can thiệp điểm tiến bộ = 1 Tiến bộ rất tốt Sau can thiệp điểm tiến bộ ≥ 2 128 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 4. Xử lý số liệu Nhập số liệu và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Test thống kê được sử dụng là t-ghép cặp, t-độc lập và Fisher’s Exact. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,05. 5. Đạo đức nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu và người giám hộ hợp pháp được cung cấp đầy đủ thông tin về nghiên cứu. Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và có quyền rút lui khỏi nghiên cứu bất cứ khi nào. III. KẾT QUẢ 1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm can thiệp (n = 70) Nhóm chứng (n = 70) Tổng p Tuổi (tháng) (Mean ± SD) 60,66 ± 28,35 59,31 ± 27,24 59,99 ± 27,70 0,78 Giới Số trẻ (%) Số trẻ (%) Số trẻ (%) 0,12 Nam 47 (55,3) 38 (44,7) (100) Nữ 23 (41,8) 32 (58,2) 55 (100) Cân nặng (kg) (Mean ± SD) 17,91 ± 6,32 16,34 ± 5,73 17,13 ± 6,07 0,12 Định khu tổn thương Số trẻ (%) Số trẻ (%) Số trẻ (%) Thể liệt tứ chi 28 (44,4) 35 (55,6) 63 (100) 0,42 Thể liệt hai chi dưới 29 (56,9) 22 (43,1) 51 (100) Liệt nửa người (T/P) 13 (50,0) 13 (50,0) 26 (100) Mean = Trung bình; SD: standard deviation = Độ lệch chuẩn. Không có sự khác biệt có ỹ nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu về tuổi, giới, cân nặng với p > 0,05. Tỷ lệ trẻ bại não thể co cứng liệt tứ chi chiếm 45,0% (63/140), liệt cứng hai chi dưới chiếm 36,4% (51/140) và liệt cứng nửa người chiếm 18,6% (26/140). Sự khác biệt về định khu tổn thương giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. TCNCYH 115 (6) - 2018 129 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2. Kết quả can thiệp Bảng 2. So sánh trung bình điểm chức năng vận động thô (GMFCS) trước và sau can thiệp qua các thời điểm đánh giá giữa hai nhóm Thời điểm đánh giá Mức độ GMFCS (Mean ± SD) Trung bình khác biệt (95% CI) Nhóm can thiệp (n = 70) Nhóm chứng (n = 70) Trước can thiệp 2,61 ± 0,67 2,54 ± 0,65 0,07 (- 0,15; 0,30) Sau 1 tháng 2,57 ± 0,71 2,51 ± 0,70 0,06 (- 0,17; 0,29) Sau 3 tháng 1,77 ± 0,74 2,47 ± 0,72 - 0,70 (- 0,94; - 0,45)** Sau 6 tháng 1,54 ± 0,73 2,42 ± 0,73 - 0,88 (- 1,13; - 0,64)** Sau 12 tháng 1,74 ± 0,97 2,22 ± 0,91 - 0,48 (- 0,80; - 0,16)** Không có * = p > 0,05; có * = p < 0,05; có ** = p < 0,01. Kiểm định t- độc lập. Mean = Trung bình; SD: standard deviation = Độ lệch chuẩn; CI: confidence interval = Khoảng tin cậy. Không có sự khác biệt về trung bình điểm GMFCS giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng tại thời điểm trước can thiệp và sau can thiệp 1 tháng (p > 0,05). Có sự khác biệt về trung bình điểm GMFCS tại các thời điểm 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng sau điều trị giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng với p < 0,01. Biểu đồ 1. So sánh trung bình điểm chức năng vận động thô (GMFCS) qua các thời điểm đánh giá trong mỗi nhóm Kiểm định t-ghép cặp Sau 1 tháng can thiệp trung bình điểm GMFCS ở nhóm can thiệp giảm 0,04 điểm và ở nhóm chứng giảm 0,03 điểm. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ở cả nhóm chứng và nhóm can thiệp. 130 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Sau 1 tháng can thiệp trung bình điểm GMFCS ở nhóm can thiệp giảm 0,04 điểm và ở nhóm chứng giảm 0,03 điểm. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ở cả nhóm chứng và nhóm can thiệp. Sau 3 tháng can thiệp, trung bình điểm GMFCS ở nhóm can thiệp giảm 0,84 điểm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01); ở nhóm chứng giảm 0,07 điểm so với thời điểm bắt đầu điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trung bình điểm ở nhóm can thiệp giảm nhiều hơn 12 lần so với nhóm chứng. Sau 6 tháng can thiệp, trung bình điểm GMFCS ở nhóm can thiệp giảm ở nhóm can thiệp giảm 1,07 điểm; ở nhóm chứng là 0,11 điểm, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trung bình điểm ở nhóm can thiệp giảm nhiều hơn 9,7 lần so với nhóm chứng. Sau 12 tháng can thiệp, trung bình điểm GMFCS ở nhóm can thiệp ở nhóm can thiệp là 0,87 điểm (p < 0,01); ở nhóm chứng là 0,31 điểm (p < 0,01). Trung bình điểm ở nhóm can thiệp giảm nhiều hơn 2,8 lần so với nhóm chứng. Trong nhóm can thiệp thì trung bình điểm giảm mạnh nhất ở thời điểm sau can thiệp 6 tháng (1,07 điểm, p < 0,01), đối với nhóm chứng thì giảm mạnh nhất ở thời điểm sau can thiệp 12 tháng (0,31 điểm, p < 0,01). Bảng 3. Phân bố tỷ lệ mức tiến bộ GMFCS sau điều trị Mức độ tiến bộ n Tỷ lệ % Không tiến bộ 64 45,7 Tiến bộ tốt và rất tốt 76 54,3 Tổng 140 100 Tỷ lệ trẻ bại não thể co cứng có tiến bộ tốt và rất tốt chức năng vận động thô sau điều trị chiếm 54,3%. Bảng 4. Mối liên quan giữa mức độ tiến bộ với can thiệp Nhóm Mức độ tiến bộ Tổng (%) OR (95%CI) p Tiến bộ tốt và rất tốt Không tiến bộ Nhóm can thiệp (n = 70) 54 (77,1) 16 (22,9) 70 (100) 7,36 (3,47; 15,62) 0,001 Nhóm chứng (n = 70) 22 (31,4) 48 (68,6) 70 (100) Tổng 76 (54,3) 64 (45,7) 140 (100) OR: Odds Ratio = tỷ suất chênh; CI: Confidence Interval = Khoảng tin cậy; Kiểm định Fisher's Exact. Trẻ được tiêm Botulinum nhóm A kết hợp tập phục hồi chức năng thì khả năng tiến bộ về chức năng vận động thô cao gấp 7,36 lần so với trẻ chỉ điều trị PHCN đơn thuần, sự khác biệt này có ý nghĩa với p < 0,01. TCNCYH 115 (6) - 2018 131 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC IV. BÀN LUẬN Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 59,99 ± 27,77 tháng, thấp hơn tuổi trung bình trong nghiên cứu của Carlos Henrique (4,73 ± 2,18 tuổi) [4]. Nam chiếm đa số 60,7%, tương tự như nghiên cứu của Car- los Henrique [7]. Tỷ lệ trẻ bại não thể co cứng liệt tứ chi chiếm 45,0%, liệt cứng hai chi dưới chiếm 36,4% và liệt cứng nửa người chiếm 18,6%. Trước can thiệp, trung bình điểm GMFCS ở cả hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê. Sau can thiệp 1 tháng, trung bình điểm GMFCS ở cả 2 nhóm đều giảm, tuy nhiên sự khác biệt này cũng chưa có ý nghĩa thống kê (nhóm can thiệp 2,57 ± 0,71; nhóm chứng 2,51 ± 0,70). Điều này có thể do ở nhóm bệnh sau tiêm Botulinum nhóm A (Dysport) trẻ phải bó bột cố định 2 tuần nên khi tháo bột, trẻ bị đau do cố định vì vậy trẻ chưa vận động tích cực được. Sau can thiệp 03 tháng, trung bình điểm GMFCS ở nhóm bệnh giảm xuống 1,77 ± 0,74 và nhóm chứng là 2,47 ± 0,72 sự khác biệt là 0,7 có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể do trẻ ở nhóm bệnh sau khi tiêm Botulinum nhóm A (Dysport), trương lực cơ giảm kết hợp với tập luyện làm cho chức năng vận động thô của trẻ tốt hơn. Đặc biệt cơ sinh đôi và cơ dép được kéo dài, tầm vận động khớp cổ chân hạn chế ít hơn nên thăng bằng đứng và đi của trẻ tốt hơn, trẻ đi lại dễ dàng hơn và đỡ mất sức hơn. Đánh giá sau can thiệp 6 tháng ở nhóm bệnh cho thấy trung bình điểm GMFCS vẫn tiếp tục giảm, đối với nhóm chứng thì trung bình điểm GMFCS cũng giảm nhưng vẫn cao hơn nhóm bệnh. Sự khác biệt về trung bình điểm giữa 2 nhóm là 0,88 và sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê. Khi đánh giá sau 12 tháng can thiệp thì trung bình điểm GMFCS ở nhóm can thiệp bắt đầu tăng lên. Điều này là phù hợp vì theo các nghiên cứu trên thế giới thì tác dụng của Botulinum nhóm A kéo dài trong 3 - 6 tháng, sau khi đó tác dụng của thuốc hết thì trương lược cơ của trẻ bắt đầu tăng trở lại [3]. Do đó trẻ vận động khó khăn hơn, tuy nhiên đánh giá sau 12 tháng can thiệp thì trung bình điểm GMFCS ở nhóm bệnh vẫn thấp hơn ở nhóm chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Đây là một bằng chứng khẳng định tác dụng bền vững của việc tiêm Botulinum nhóm A (Dysport) kết hợp với phục hồi chức năng. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trung bình khác biệt điểm GMFCS khi so sánh trước can thiệp với các giai đoạn sau can thiệp ở nhóm tcan thiệp thì trung bình khác biệt lớn nhất là ở giai đoạn sau 6 tháng can thiệp, tiếp theo là ở giai đoạn sau 12 tháng can thiệp. Điều này cho thấy nếu tập luyện tích cực trong thời gian thuốc có tác dụng và tiếp tục tập luyện tích cực sau khi thuốc hết tác dụng thì chức năng vận động đã đạt được có thể được duy trì trong thời gian dài hơn. Tỷ lệ trẻ có tiến bộ chung sau thời gian can thiệp là 76 trẻ chiếm 54,3%. Tỷ lệ trẻ tiến bộ ở mức độ tốt và rất tốt ở nhóm can thiệp là 54/70, ở nhóm chứng là 22/70. Tỷ lệ tiến bộ ở mức độ tốt và rất tốt ở nhóm can thiệp cao hơn trong nghiên cứu của Trịnh Quang Dũng và Nguyễn Hữu Chút. Điều này có thể do nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện sau nghiên cứu của Trịnh Quang Dũng và Nguyễn Hữu Chút khi qui trình tiêm Botulinum nhóm A và tập luyện phục hồi chức năng của khoa đã được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ không tiến bộ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn trong nghiên cứu của Trịnh Quang Dũng và Nguyễn Hữu Chút. Điều này có thể do thời gian đánh giá trong nghiên cứu của 132 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC chúng tôi dài hơn (12 tháng), khi tác dụng của thuốc đã hết trước đó 6 tháng còn nghiên cứu của Trịnh Quang Dũng và Nguyễn Hữu Chút thì thời điểm đánh giá là thời điểm vừa hết tác dụng của thuốc (6 tháng) [4]. Phân tích mối liên quan cho thấy nếu trẻ bại não thể co cứng được tiêm Botulinum nhóm A (Dysport) kết hợp với tập phục hồi chức năng thì khả năng tiến bộ ở mức độ tốt và rất tốt cao gấp 7,36 lần trẻ chỉ tập luyện phục hồi chức năng đơn thuần có ý nghĩa thông kê. V. KẾT LUẬN Sau can thiệp 12 tháng trung bình điểm GMFCS ở nhóm can thiệp giảm 0,87 ± 0,56 điểm, p < 0,01. Trung bình điểm GMFCS ở nhóm chứng giảm 0,31 ± 0,47, p < 0,01. Trung bình khác biệt của trung bình điểm GMFCS sau can thiệp giữa nhóm bệnh và nhóm chứng là 0,48 có ý nghĩa thống kê. Trẻ bại não thể co cứng được tiêm Botulinum nhóm A (Dysport) kết hợp với tập phục hồi chức năng thì khả năng tiến bộ mức độ tốt và rất tốt cao gấp 7,36 lần trẻ chỉ tập luyện phục hồi chức năng đơn thuần, có ý nghĩa thông kê. Lời cám ơn Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các Giáo sư, chuyên gia, tập thể nhân viên và lãnh đạo khoa Phục hồi Chức năng- Bệnh viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, đóng góp ý kiến, chỉnh sửa để hoàn thiện bài báo này. Đặc biệt tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các bệnh nhân, gia đình bệnh nhân đã phối hợp, tham gia trong suốt quá trình nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Thu Hà (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và nhu cầu phục hồi chức năng ở trẻ bại não. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2. Blair E, Stanley FJ (1997). Issues in the classification and epidemiology of cerebral palsy. Ment Retard Dev Disabil Res Rev, 3, 184 - 193. 3. Ade-Hall RA, Moore AP (2000). Botulinum toxin type A in the treatment of lower limb spasticity in cerebral palsy. Coch- rane Database Syst Rev, (2), CD001408. 4. Trịnh Quang Dũng, Nguyễn Hữu Chút (2014). Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bại não thể co cứng bằng tiêm Dysport (Botulinum Toxin Type A) và các biện pháp phối hợp. Tạp chí Y học Thực hành, 912, 58 - 61. 5. Nguyễn Thi Hùng (2010). Nhận xét về 10 trường hợp co cứng cơ trong bại não điều trị bằng Toxin Botilinum. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14(1). 6. Palisano, R (1997). Development and reliability of a system to classify gross motor function in children with cerebral palsy. Dev Med Child Neurol, 39(4), 214 - 223. 7. Carlos Henrique F (2009). Botulinum Toxin Type A In The Treatment Of Lower Limb Spasticity In Children With Cerebral Palsy. Arq Neuropsiquiatr, 67(1), 62 - 68. TCNCYH 115 (6) - 2018 133 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Summary EFFECT OF BOTULINUM TOXIN TYPE A (DYSPORT) INJECTION COMBINED WITH REHABILITATION ON GROSS MOTOR FUNCTION IN CHILDREN WITH SPASTIC CEREBRAL PALSY Spastic cerebral palsy is the most common cause of motor disability in childhood, resulting from an upper motor neuron lesion. Spasticity can result in the development of joint contractures. If left untreated, they may result in fixed joint deformities, and can seriously affect gross motor function and posture. The aim of this study was to evaluate the effect of Botulinum toxin type A (Dysport) Injection in combination with rehabilitation on Gross Motor Function in children with spastic cerebral palsy. A group of 140 children aged 2 to 12 years with spastic cerebral palsy were recruited from the Rehabilitation Department of National Children’s Hospital from December 2015 to December 2017 and divided into two groups. In this study, the mean of GMFCS scores in the intervention group decreased significantly by 0.87 ± 0.56 (p < 0.01), while the mean of GMFCS scores in the control group decreased by 0.31 ± 0.47 with p < 0.01. The mean difference of GMFCS scores after 12 months of treatment between the intervention group and control group was 0.48 (p < 0.001). Children with spastic cerebral palsy treated with Botulinum toxin type A (Dysport) injection and rehabilitation therapy showed good progress and progressed 7.36 times higher than children who had rehabilitation therapy only (p < 0.001). Keywords: Spastic type of cerebral palsy, Gross Motor Function
Tài liệu liên quan