Kết quả đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng phương pháp cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Trong vài thập kỷ trở lại đây, cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, khoa học - kỹ thuật, con người đã khai thác các nguồn tài nguyên và làm hủy hoại môi trường tự nhiên. Thực tế đã có nhiều bài học về sử dụng lãnh thổ không thành công do thiếu hiểu biết một cách toàn diện và tổng hợp của con người gây ra. Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng phương pháp cảnh quan đã và đang được tiến hành ở nhiều nơi, đặc biệt là các nước tiên tiến. Bằng phương pháp này, trên mỗi đơn vị cảnh quan người ta có thể đánh giá mức độ thích nghi cho một số loại hình sản xuất chủ yếu để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Hải Lăng là một huyện bán sơn địa của tỉnh Quảng Trị. Lãnh thổ này có sự phân hóa phức tạp về điều kiện tự nhiên, đồng thời có điều kiện khí hậu khắc nghiệt và đã chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Việc sử dụng tài nguyên tự nhiên nhiều nơi còn mang tính chất tự phát, thiếu cơ sở khoa học và chưa được hoạch định một cách rõ ràng nên đời sống nhân dân đang gặp nhiều khó khăn. Để giúp cho người dân sử dụng hợp lý quỹ sinh thái của từng đơn vị cảnh quan vào phát triển kinh tế thì việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên cho phát triển nông - lâm nghiệp bền vững là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

doc7 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng phương pháp cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 20, 2003 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ Hà Văn Hành, Phạm Bá Thuấn Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vài thập kỷ trở lại đây, cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, khoa học - kỹ thuật, con người đã khai thác các nguồn tài nguyên và làm hủy hoại môi trường tự nhiên. Thực tế đã có nhiều bài học về sử dụng lãnh thổ không thành công do thiếu hiểu biết một cách toàn diện và tổng hợp của con người gây ra. Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng phương pháp cảnh quan đã và đang được tiến hành ở nhiều nơi, đặc biệt là các nước tiên tiến. Bằng phương pháp này, trên mỗi đơn vị cảnh quan người ta có thể đánh giá mức độ thích nghi cho một số loại hình sản xuất chủ yếu để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Hải Lăng là một huyện bán sơn địa của tỉnh Quảng Trị. Lãnh thổ này có sự phân hóa phức tạp về điều kiện tự nhiên, đồng thời có điều kiện khí hậu khắc nghiệt và đã chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Việc sử dụng tài nguyên tự nhiên nhiều nơi còn mang tính chất tự phát, thiếu cơ sở khoa học và chưa được hoạch định một cách rõ ràng nên đời sống nhân dân đang gặp nhiều khó khăn. Để giúp cho người dân sử dụng hợp lý quỹ sinh thái của từng đơn vị cảnh quan vào phát triển kinh tế thì việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên cho phát triển nông - lâm nghiệp bền vững là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. SỰ PHÂN HÓA VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HỆ THỐNG CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ: a. Vị trí địa lý: Hải Lăng là một huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh Quảng Trị với lãnh thổ kéo dài từ 16048’15” đến 16033’55” vĩ Bắc và từ 10704’15” đến 107023’10” kinh Đông. Do nằm trọn trong vùng khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam - Bắc và thuộc vòng đai nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á nên Hải Lăng chịu sự chi phối mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông, gió Tây Nam xuất phát từ vịnh Bengan (TBg) và khối khí xích đạo (Em) thổi đến vào mùa hè. Ngoài ra, với vị trí nằm trên trục Quốc lộ 1A, Hải Lăng có điều kiện giao thông thuận lợi, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ. b. Địa chất, địa hình: Hải Lăng có một nền nham tương đối đồng nhất và ít phức tạp. Toàn bộ lãnh thổ chủ yếu là nhóm đá trầm tích, trong đó phổ biến nhất là loại đá phiến sét và đá vôi. Về địa hình, nơi đây có dạng địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, trong đó đến 90% diện tích lãnh thổ có độ cao tuyệt đối dưới 100m. Toàn lãnh thổ được chia làm 2 kiểu là địa hình đồi và địa hình đồng bằng với góc nghiêng thoải dần về phía biển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. c. Khí hậu và thủy văn: Do nằm trọn trong vòng đai nhiệt đới nên hàng năm lãnh thổ nhận được lượng bức xạ phong phú và có nền nhiệt cao. Lượng bức xạ trung bình năm từ 125 - 130 kcal/cm2, tổng tích ôn đạt trên 8.5000C, trong đó hơn 2/3 diện tích lãnh thổ nằm sát biển có tổng nhiệt độ năm trên 9.0000C. Lượng mưa trung bình năm của huyện Hải Lăng từ 2.000 - 3.000 mm. Với lượng mưa lớn nên Hải Lăng có một hệ thống mạng lưới sông ngòi khá dày đặc và môđun dòng chảy năm đạt từ 40 - 50 l/s/km2. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, sự phân bố mưa không đồng đều theo không gian và thời gian cùng với những cực đoan của thời tiết, khí hậu như: hiệu ứng “phơn”, bão lụt, hạn hán... cũng gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân. d. Thổ nhưỡng và sinh vật: Hải Lăng có lớp phủ thổ nhưỡng khá phức tạp với 14 loại đất nằm trong 4 nhóm đất chủ yếu là: Nhóm đất đỏ vàng, đất phù sa, đất cát và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá. Trong 4 nhóm đất kể trên, nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất, chiếm tới 46,4% diện tích lãnh thổ. Do đã bị khai thác từ lâu và việc khai thác không hợp lý nên nguồn tài nguyên động, thực vật ở đây nghèo nàn. Các thảm thực vật rừng hiện nay chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng mới trồng với trữ lượng và độ che phủ thấp. e. Các nhân tố kinh tế - xã hội: Với diện tích tự nhiên là 48.945 ha và dân số khoảng 101.000 người, Hải Lăng có mật độ dân số khoảng 206,6 người/km2. Đất rộng, người thưa có thể coi là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Nhìn chung, bộ mặt kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trong những năm gần đây đã có những biến đổi đáng kể. Tăng trưởng GDP hàng năm đạt từ 6 - 7%. Các công trình cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng một cách tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Hải Lăng cũng gặp phải những khó khăn trong vấn đề tìm ra hướng sử dụng một cách có hiệu quả diện tích đất cát rộng lớn ở khu vực ven biển. 2.2. Hệ thống phân loại cảnh quan. Qua nghiên cứu đặc điểm cảnh quan, kết hợp với sự kế thừa các hệ thống phân loại đã có, lãnh thổ huyện Hải Lăng được nghiên cứu theo hệ thống phân loại cảnh quan là: Hệ cảnh quan ® phụ hệ cảnh quan ® lớp cảnh quan ® phụ lớp cảnh quan ® kiểu cảnh quan ® phụ kiểu cảnh quan ® loại cảnh quan (bảng 1). Như vậy, loại cảnh quan là cấp đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống và lãnh thổ nghiên cứu được phân ra 66 loại cảnh quan. Đây được coi là cấp cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên cũng như đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ. Bảng 1: Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Hải Lăng Cấp phân vị Dấu hiệu phân loại Tên gọi các đơn vị trong hệ thống phân loại CQ huyện Hải Lăng Hệ CQ Nền bức xạ chủ đạo, cân bằng nhiệt ẩm quyết định tính đới. - Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Phụ hệ CQ Chế độ hoàn lưu gió mùa làm phân phối lại nhiệt ẩm các đới. - Phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa với khí hậu chuyển tiếp Bắc - Nam. Lớp CQ Đặc điểm cấu trúc hình thái các đơn vị địa hình cấp lớn đã xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ. - Lớp cảnh quan đồi. - Lớp cảnh quan đồng bằng. Phụ lớp CQ Tính phân tầng của các điều kiện và quá trình tự nhiên. - Phụ lớp cảnh quan đồi trung bình. - Phụ lớp cảnh quan đồi thấp. - Phụ lớp cảnh quan đồng bằng đồi. - Phụ lớp cảnh quan đồng bằng. Kiểu CQ Đặc điểm sinh khí hậu trong mối quan hệ với kiểu thảm thực vật phát sinh và kiểu đất. - Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Phụ kiểu CQ Dựa trên các đặc trưng cực đoan của khí hậu ảnh hưởng tới các điều kiện sinh thái. - Mùa hè nóng - hơi khô. - Mùa đông ấm - rất ẩm. Loại CQ Sự giống nhau tương đối của các dạng địa lý ưu thế về hướng phát triển (tức là sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện đại với loại đất). Trong tổng số 66 loại thì: - Phụ lớp đồi trung bình: 5 loại - Phụ lớp đồi thấp: 10 loại. - Phụ lớp đồng bằng - đồi: 18 loại. - Phụ lớp đồng bằng: 33 loại. 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI CHO MỘT SỐ LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CHỦ YẾU 3.1. Lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá. Cảnh quan và các đơn vị trong hệ thống phân loại là đối tượng cơ bản của việc nghiên cứu lãnh thổ. Trong cấu trúc tự nhiên, lãnh thổ được phân chia thành những đơn vị theo các cấp khác nhau với những dấu hiệu xác định. Một trong những tính chất cơ bản của loại cảnh quan là có sự đồng nhất về nguồn gốc thành tạo, về cấu trúc bên trong và biểu hiện bên ngoài, tức là có sự đồng nhất tương đối giữa nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng vật chất rắn. Với sự đồng nhất tương đối đó đã tạo nên những khu vực khác nhau có điều kiện sinh thái riêng biệt, thích hợp cho một số cây trồng và vật nuôi nhất định. Ngoài ra, các chỉ tiêu phân loại của cấp loại cảnh quan có số lượng lớn, phản ánh được đặc điểm hiện tại của cảnh quan trong mối liên hệ với tự nhiên và chịu sự tác động sâu sắc của con người, đồng thời đây là cơ sở cho mọi đối tượng kinh tế phát triển trên nó. Qua phân tích đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu và theo mục tiêu đã đặt ra thì đối tượng được lựa chọn để đánh giá tổng hợp là các đơn vị cảnh quan với đơn vị cơ sở được chọn để đánh giá và phân hạng là cấp loại cảnh quan. Các bản đồ dùng cho phân hạng mức độ thích nghi và đề xuất sử dụng đều có tỷ lệ 1: 50 000. 3.2. Nguyên tắc và phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá. Khi lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải có sự phân hóa rõ rệt theo đơn vị lãnh thổ ở tỷ lệ bản đồ nghiên cứu. - Các chỉ tiêu được lựa chọn phải ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của đối tượng sản xuất. Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, các chỉ tiêu này phải có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp nói chung và sự phát triển của các loại cây trồng nói riêng. Ngoài ra, việc lựa chọn các chỉ tiêu còn tùy thuộc vào mục tiêu của đề tài đặt ra, điều kiện cụ thể của từng lãnh thổ và tỷ lệ của bản đồ nghiên cứu. Qua phân tích các nguồn số liệu kết hợp với khảo sát thực địa, việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên huyện Hải Lăng được dựa trên 10 chỉ tiêu chính là: loại đất, độ dốc (SL), tầng dày (D), hàm lượng mùn (H), độ pH (A), điều kiện tưới (I), khả năng thoát nước (F), nhiệt độ trung bình năm (T), số tháng đủ ẩm (L) và vị trí (P). 3.3. Kết quả đánh giá và phân hạng: Áp dụng công thức do Aivasian (1983) để tính toán khoảng cách điểm của mỗi hạng. Ở đây, điểm trung bình nhân tối đa (Smax) là 3 điểm, điểm trung bình nhân tối thiểu (Smin) là 1 điểm và số lượng loại cảnh quan được đưa vào đánh giá (H) là 61. Từ công thức: Smax - Smin S = ¾¾¾¾¾ thay các thông số vào công thức sẽ được giá trị: 1 + lgH 3 - 1 S = ¾¾¾¾¾ » 0,71. 1 + lg61 Như vậy, 0,71 là khoảng cách điểm trong mỗi hạng và trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu được phân hóa thành 4 hạng: - Hạng không thích nghi (N): Có điểm đánh giá là 0. - Hạng ít thích nghi (S3): Có điểm đánh giá từ 1,00 - 1,71. - Hạng thích nghi (S2): Có điểm đánh giá từ 1,72 - 2,43. - Hạng rất thích nghi (S1): Có điểm đánh giá trên 2,43. Trong tổng số 66 loại cảnh quan, có 61 loại được đưa vào đánh giá và phân hạng nhưng không có loại cảnh quan nào được xếp loại rất thích nghi (S1). Diện tích các hạng theo loại hình sử dụng được tính toán và tổng hợp ở bảng 2. Bảng 2: Tổng hợp diện tích các hạng theo loại hình sử dụng. Loại hình sử dụng Hạng Thích nghi (S2) Ít thích nghi (S3) Không thích nghi (N) Lúa nước 2 vụ có tưới. 11.373,95 ha 6.859,12 ha 30.923,88 ha Hoa màu và cây CNNN. 11.730,87 ha 11.374,83 ha 26.077,68 ha Cây CNDN và cây ăn quả. 6.433,11 ha 14.653,25 ha 27.973,74 ha Nông - lâm kết hợp. 8.750,55 ha 21.500,16 ha 18.897,38 ha Trên cơ sở đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kết hợp với phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và hiện trạng về các mặt như: nguồn lao động, khả năng tiêu thụ và chế biến sản phẩm... hướng sử dụng của các loại cảnh quan được đề xuất cụ thể ở bảng 3. Bảng 3: Đề xuất sử dụng tổng hợp lãnh thổ huyện Hải Lăng. Các loại cảnh quan Diện tích (ha) Chức năng chính Hướng sử dụng chủ yếu. Nhóm I 15, 32, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 54, 55, 60, 66. 10.705,02 Khai thác kinh tế. Thâm canh lúa 2 vụ ở những nơi chủ động nước, kết hợp trồng xen canh và tăng vụ cây CNNN và hoa màu. Nhóm II 18, 26, 39, 43, 53, 59, 63, 65. 4.914,13 Khai thác kinh tế. Thâm canh hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm III 6, 20, 25, 57. 5.550,72 Khai thác kinh tế. Phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Nhóm IV 3, 4, 8, 9, 21, 22, 23, 24, 27, 28, 29, 34, 35, 36, 37, 38, 40, 41, 42, 61, 62. 12.627,03 Khai thác kinh tế và phòng hộ. Phát triển các mô hình kinh tế sinh thái nông hộ và trang trại theo hướng nông - lâm kết hợp. Nhóm V 1, 2, 5, 7, 10, 11, 12, 13, 14, 16, 17, 19, 30, 31, 33, 56, 58, 64 15.384,04 Phòng hộ và khai thác kinh tế. Trồng rừng để phòng hộ, cải tạo đất, chống xói mòn và khai thác gỗ. Gây trồng dược liệu và cây đặc sản (Bời lời, Trầm hương...). 4. KẾT LUẬN - Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên là cơ sở vững chắc cho việc định hướng quy hoạch và sử dụng lãnh thổ một cách hợp lý trên quan điểm phát triển bền vững. - Trên lãnh thổ nghiên cứu, việc đánh giá tổng hợp theo quan điểm phát triển bền vững được thực hiện trên 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường. - Tiềm năng về các điều kiện tự nhiên trên lãnh thổ huyện Hải Lăng là tương đối lớn cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy vậy, tiềm năng đó lại chưa được tận dụng khai thác triệt để cho các mục đích sản xuất nói trên. Đất trống, đồi trọc chiếm diện tích rất lớn. - Hiện trạng sử dụng các điều kiện tự nhiên vào mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp còn nhiều bất cập và chưa hợp lý. Nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều nơi đã bị khai thác cạn kiệt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục thống kê tỉnh Quảng Trị, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2001, Nxb Cục Thống kê, Đông Hà (2002). Hà Văn Hành, Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Hà Nội (2002). Vũ Tự Lập , Cảnh quan Địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1976). Hoàng Đức Triêm và nnk, Đánh giá đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và đề xuất hệ thống sử dụng lãnh thổ đồi núi Quảng Trị cho mục đích nông, lâm nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Huế (2003). Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Trị, Đặc điểm khí hậu và khí hậu Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị, Xí nghiệp in Quảng Trị, Đông Hà (2002). GENERAL EVALUATION RESULT OF NATURAL CONDITIONS BY LANDSCAPE METHOD FOR AGRO - FORESTRY DEVELOPMENT IN HAI LANG DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE Ha Van Hanh, Pham Ba Thuan College of Sciences, Hue University SUMMARY Hai Lang has the area of 489.45 km2 and natural conditions suitable for agro-forestry development. However, people life here is very poor because of the backward cultivated habit and the irrational exploitation of natural resources. The report generally introduces on methods and results of evaluating and classifying natural conditions. Also, through the evaluation of natural potentials, the report sets forth some solutions to use the territory rationally.