Kết quả phân lập xạ khuẩn Streptosporangium từ mẫu đất Vườn quốc gia Cát Tiên

Xạ khuẩn Streptosporangium được phân lập từ 30 mẫu đất tại những vị trí và các hệ sinh thái khác nhau ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Ở đây các mẫu đất đã được phơi khô ở nhiệt độ phòng ngay sau khi mẫu được vận chuyển về phòng thí nghiệm. Sau đó một phần các mẫu đất này được đem đi xử lý nhiệt ở nhiệt độ 100oC trong một giờ. Việc pha loãng mẫu để phân lập chủng xạ khuẩn Streptosporangium được thực hiện đồng thời với mẫu đất được xử lý nhiệt và mẫu đất không được xử lý nhiệt nhằm gia tăng khả năng phát hiện được chủng xạ khuẩn nói trên trong các mẫu đất nghiên cứu

pdf48 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kết quả phân lập xạ khuẩn Streptosporangium từ mẫu đất Vườn quốc gia Cát Tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 41 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN Trang 42 3.1. Kết quả phân lập xạ khuẩn Streptosporangium từ mẫu đất Vườn quốc gia Cát Tiên Xạ khuẩn Streptosporangium được phân lập từ 30 mẫu đất tại những vị trí và các hệ sinh thái khác nhau ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Ở đây các mẫu đất đã được phơi khô ở nhiệt độ phòng ngay sau khi mẫu được vận chuyển về phòng thí nghiệm. Sau đó một phần các mẫu đất này được đem đi xử lý nhiệt ở nhiệt độ 100oC trong một giờ. Việc pha loãng mẫu để phân lập chủng xạ khuẩn Streptosporangium được thực hiện đồng thời với mẫu đất được xử lý nhiệt và mẫu đất không được xử lý nhiệt nhằm gia tăng khả năng phát hiện được chủng xạ khuẩn nói trên trong các mẫu đất nghiên cứu. Theo [16] các thành viên thuộc họ Streptosporangiaceae nói chung, Streptosporangium nói riêng, hiện diện với mật độ thấp trong đất, rất khó được phân lập bằng phương pháp nuôi cấy truyền thống bởi sự phát triển chậm trên môi trường thạch. Để phân lập chọn lọc xạ khuẩn Streptosporangium có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp xử lý nhiệt ở 100oC hay 120oC, phương pháp xử lý nhiệt kết hợp với xử lý bằng phenol hay bằng chlorhexidine gluconate, phương pháp tia vi sóng, xử lý mẫu bằng chloramine-T, benzethonium chloride [29]. Phương pháp xử lý nhiệt mẫu đất ở 100oC được chọn trong đề tài do tính đơn giản. Các chủng xạ khuẩn hiếm như Streptosporangium phát triển khá chậm trên môi trường thạch, thời gian nuôi cấy thường từ hai đến bốn tuần. Để hạn chế sự xâm nhiễm của vi khuẩn, nấm mốc có khả năng gây ức chế sự phát triển của Streptosporangium, người ta thường bổ sung các kháng sinh nalicidic acid (25mg/l), cycloheximide (50mg/l) và terbinafin (1mg/l) để ức chế vi khuẩn và nấm mốc trong môi trường phân lập xạ khuẩn. Hai môi trường được sử dụng xuyên suốt tiến trình thí nghiệm này là ISP-2 (International Streptomyces Project Agar) và Humic acid agar. Môi trường ISP-2 là môi trường cơ bản để phân lập các chủng xạ khuẩn, cho phép quan sát rõ ràng hình thái khuẩn lạc xạ khuẩn nhờ màu sắc hơi vàng trong của môi trường. Humic acid Agar cũng là môi trường thường được sử dụng để phân lập và nuôi cấy xạ khuẩn Trang 43 thuộc họ Streptosporangiaceae, cho phép quan sát hình thái xạ khuẩn trên đĩa thạch môi trường này trực tiếp dưới kính hiển vi quang học với vật kính dài [49]. Hình thái khuẩn lạc của các chủng phân lập khi quan sát trực tiếp trên đĩa thạch phân lập bằng kính hiển vi vật kính dài 40X được đối chiếu với hình chụp xạ khuẩn Streptosporangium trong Atlas để nhận dạng chủng cần tìm. Những khuẩn lạc xạ khuẩn có túi bào tử từ khuẩn ty khí sinh được chọn làm là khuẩn lạc Streptosporangium dự tuyển. Từ 30 mẫu đất được chọn để phân lập, bước đầu chúng tôi thu nhận được trên 1000 chủng có đặc điểm của xạ khuẩn. Các chủng này được đặt tên theo ký hiệu như sau CAT-a.b. Trong đó a là số ký hiệu mẫu đất, b là số ký hiệu chủng. Từ các chủng này, chúng tôi tiến hành quan sát hình thái thô đại (khuẩn lạc) và hiển vi (khuẩn ty, túi bào tử) để chọn ra các chủng xạ khuẩn Streptosporangium dự tuyển. Trong ba mươi mẫu đất thu từ Vườn quốc gia Cát Tiên, chúng tôi đã thu được khuẩn lạc xạ khuẩn dự tuyển là Streptosporangium từ bốn mẫu đất CAT-1, CAT-7, CAT-23, CAT-26 trong điều kiện không xử lý nhiệt mẫu đất và từ ba mẫu đất CAT- 56, CAT-58, CAT-63 được xử lý nhiệt. Như vậy phương pháp phân lập xạ khuẩn trên các mẫu đất được xử lý nhiệt giúp ta phát hiện thêm chủng xạ khuẩn Streptosporangium từ các mẫu đất nghiên cứu, nhưng không giúp phát hiện lại các chủng xạ khuẩn Streptosporangium đã được phân lập trên các mẫu đất chưa xử lý nhiệt. Điều này có thể giải thích là do độ lặp lại của thí nghiệm chưa nhiều, sự phân bố chủng xạ khuẩn trong mẫu đất không đồng nhất. Như vậy xác suất để phát hiện sự hiện diện của xạ khuẩn Streptosporangium trong các mẫu đất là 7/30. Các khuẩn lạc xạ khuẩn nghi ngờ là Streptosporangium được cấy chuyền và làm thuần trên hai môi trường ISP-2 và Humic Acid Agar ở nhiệt độ 28oC với thời gian nuôi cấy từ hai đến bốn tuần. Các chủng xạ khuẩn Streptosporangium thuần được mô tả hình thái khuẩn lạc dựa vào bảng màu NBS/IBCC Color System gồm 267 màu và hình dạng dưới kính hiển vi. Số lượng khuẩn lạc nghi ngờ là khuẩn lạc xạ khuẩn Streptosporangium phân lập Trang 44 được từ các mẫu đất đã xử lý nhiệt và không xử lý nhiệt được tổng hợp trong Bảng 3.1. Tổng cộng đã thu nhận được 13 chủng xạ khuẩn Streptosporangium dự tuyển. Bảng 3.1 Các mẫu đất phát hiện có sự hiện diện của Streptosporangium Ký hiệu mẫu Mẫu xử lý nhiệt (1) Mẫu không xử lý nhiệt (2) Số lượng Strep. ở mẫu (1) Số lượng Strep. ở mẫu (2) Tên các chủng Strep. dự tuyển CAT-1 có có 3 0 Streptosporangium sp. CAT-7 có có 1 0 Streptosporangium sp. CAT-23 có có 4 0 Streptosporangium sp. CAT-26 có có 1 0 Streptosporangium sp. CAT-56 có có 0 1 Streptosporangium sp. CAT-58 có có 0 2 Streptosporangium sp. CAT-63 có có 0 1 Streptosporangium sp. 3.2. Đặc điểm hình thái thô đại và hiển vi điển hình của Streptosporangium của các chủng phân lập Streptosporangium dự tuyển - Chủng CAT-1.20 Trên môi trường ISP-2, chủng CAT-1.20 có khuẩn lạc đều, nhô cao và nhăn ở tâm. Khuẩn lạc phát triển mạnh. Lượng bào tử khí sinh nhiều. Đường kính khuẩn lạc sau 1 tháng nuôi cấy 11-16mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh (hay bào tử): hồng nhạt 4. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: cam đỏ vừa 37 (Hình 3.1.A, B). Trên môi trường Humic acid agar (Hình 3.1.C), chủng CAT-1.20 có khuẩn lạc phẳng. Lượng bào tử khí sinh vừa phải. Đường kính khuẩn lạc sau một tháng nuôi cấy là 9-10mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: trắng hồng nhạt 9. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: nâu xám 80. Không có sắc tố hòa tan được hình thành trên các môi trường sử dụng. Khi quan sát dưới kính hiển vi (Hình 3.1.D, E, F) chủng CAT-1.20 có khuẩn ty khí sinh tạo túi bào tử hình cầu kích thước 6-9µm. Đây là đặc trưng của xạ khuẩn Streptosporangium. Trang 45 A B C D E F Hình 3.1 Hình thái thô đại và hiển vi của chủng Streptosporangium dự tuyển CAT-1.20. A, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt trước); B, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt sau); C, khuẩn lạc trên môi trường Humic acid agar; D, E, F, khuẩn ty và túi bào tử, độ phóng đại 40X LD; 40X; 100X. - Chủng CAT-1.21 Trên môi trường ISP-2, chủng CAT-1.21 có khuẩn lạc nhô cao, nhăn ở tâm. Bào tử khí sinh phát triển tốt. Đường kính khuẩn lạc 12-15mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: từ màu hồng nhạt tới màu hồng xám 4 tới 8. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: cam hơi nâu 54 (Hình 3.2.A, B). Trên môi trường Humic acid agar (Hình 3.2.C), chủng CAT-1.21 có khuẩn lạc phẳng. Đường kính khuẩn lạc 9-11mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: trắng hồng nhạt 9. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: nâu xám 80. Không có sắc tố hòa tan được hình thành trên các môi trường sử dụng. Khi quan sát dưới kính hiển vi (Hình 3.2.D, E, F) chủng CAT-1.21 có khuẩn ty Trang 46 khí sinh tạo túi bào tử hình cầu đường kính 8-11µm. Đây là đặc trưng của xạ khuẩn Streptosporangium. A B C D E F Hình 3.2 Hình thái thô đại và hiển vi của chủng Streptosporangium dự tuyển CAT-1.21. A, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt trước); B, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt sau); C, khuẩn lạc trên môi trường Humic acid agar; D, E, F, khuẩn ty và túi bào tử, độ phóng đại 40X LD; 40X; 100X. - Chủng CAT-1.22 Trên môi trường thạch nuôi cấy ISP-2, chủng CAT-1.22 có khuẩn lạc đều, nhô cao và nhăn ở tâm. Bào tử khí sinh phát triển tốt. Đường kính khuẩn lạc 12-15mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: hồng nhạt 4. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: cam nâu nhạt 54 (Hình 3.3.A,B). Trên môi trường Humic acid agar (Hình 3.3.C), chủng CAT-1.22 có khuẩn lạc phẳng. Đường kính khuẩn lạc 10-11mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: trắng hồng nhạt 9. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: nâu xám grayish 80. Không có sắc tố hòa Trang 47 tan được hình thành trên các môi trường sử dụng. Khi quan sát dưới kính hiển vi (Hình 3.3.D, E, F) chủng CAT-1.22 có khuẩn ty khí sinh tạo túi bào tử hình cầu đường kính 5-9µm. Đây là đặc trưng của xạ khuẩn Streptosporangium. A B C D E F Hình 3.3 Hình thái thô đại và hiển vi của chủng Streptosporangium dự tuyển CAT-1.22. A, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt trước); B, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt sau); C, khuẩn lạc trên môi trường Humic acid agar; D, E, F, khuẩn ty và túi bào tử, độ phóng đại 40X LD; 40X; 100X. - Chủng CAT-7.32 Trên môi trường thạch nuôi cấy ISP-2, chủng CAT-7.32 có khuẩn lạc đều và phát triển tốt. Bào tử khí sinh nhiều. Đường kính khuẩn lạc 9-12mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: trắng 263. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: vàng cam đậm 66 (Hình 3.4.A, B). Trên môi trường Humic acid agar (Hình 3.4.C), chủng CAT-7.32 có khuẩn lạc phẳng. Đường kính khuẩn lạc 8-10mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: trắng Trang 48 hồng nhạt 9. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: nâu xám 80. Không có sắc tố hòa tan được hình thành trên các môi trường sử dụng. Khi quan sát dưới kính hiển vi (Hình 3.4.D, E, F) chủng CAT-7.32 có khuẩn ty khí sinh tạo túi bào tử hình cầu đường kính 4-6µm. Đây là đặc trưng của xạ khuẩn Streptosporangium. A B C D E F Hình 3.4 Hình thái thô đại và hiển vi của chủng Streptosporangium dự tuyển CAT-7.32. A, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt trước); B, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt sau); C, khuẩn lạc trên môi trường Humic acid agar; D, E, F, khuẩn ty và túi bào tử, độ phóng đại 40X LD; 40X; 100X. - Chủng CAT-23.25 Trên môi trường thạch nuôi cấy ISP-2, chủng CAT-23.25 có khuẩn lạc phát triển không đều, nhăn nheo ở tâm. Bào tử khí sinh cực ít. Đường kính khuẩn lạc 13- 15mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: hồng nhạt 4. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: nâu đỏ nhạt 42 (Hình 3.5.A,B). Trên môi trường Humic acid agar (Hình 3.5.C), chủng Trang 49 CAT-23.25 có khuẩn lạc phẳng. Đường kính khuẩn lạc 6-7mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: trắng 263. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: nâu xám 80. Không có sắc tố hòa tan được hình thành trên các môi trường sử dụng. Khi quan sát dưới kính hiển vi (Hình 3.5.D, E, F) chủng CAT-23.25 có khuẩn ty khí sinh tạo túi bào tử hình cầu đường kính 6-9µm. Đây là đặc trưng của xạ khuẩn Streptosporangium. A B C D E F Hình 3.5 Hình thái thô đại và hiển vi của chủng Streptosporangium dự tuyển CAT-23.25. A, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt trước); B, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt sau); C, khuẩn lạc trên môi trường Humic acid agar; D, E, F, khuẩn ty và túi bào tử, độ phóng đại 40X LD; 40X; 100X. - Chủng CAT-23.26 Trên môi trường thạch nuôi cấy ISP-2, chủng CAT-23.26 có khuẩn lạc không đều. Bào tử khí sinh cực ít. Đường kính khuẩn lạc 11mm. Màu sắc khuẩn ty khí Trang 50 sinh: từ màu hồng nhạt 4. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: nâu đỏ vừa tới nâu hơi vàng đậm 43 tới strong 74 (Hình 3.6.A, B). Trên môi trường Humic acid agar (Hình 3.6.C), chủng CAT-23.26 có khuẩn lạc đều, hơi dẹp. Bào tử khí sinh phát triển mạnh. Đường kính khuẩn lạc 10-11mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: màu trắng 263. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: nâu xám 80. Không có sự hình thành sắc tố hòa tan trên các môi trường sử dụng. Khi quan sát dưới kính hiển vi (Hình 3.6.D, E, F) chủng CAT-23.26 có khuẩn ty khí sinh tạo túi bào tử hình cầu đường kính 6-8µm. Đây là đặc trưng của xạ khuẩn Streptosporangium. A B C D E F Hình 3.6 Hình thái thô đại và hiển vi của chủng Streptosporangium dự tuyển CAT-23.26. A, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt trước); B, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt sau); C, khuẩn lạc trên môi trường Humic acid agar; D, E, F, khuẩn ty và túi bào tử, độ phóng đại 40X LD; 40X; 100X. Trang 51 - Chủng CAT-26.27 Trên môi trường thạch nuôi cấy ISP-2, chủng CAT-26.27 có khuẩn lạc phát triển không đều và nhăn ở tâm. Bào tử khí sinh rất ít. Đường kính khuẩn lạc 11- 13mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: vàng nhạt 89. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: vàng sáng 83 (Hình 3.7.A, B). Trên môi trường Humic acid agar (Hình 3.7.C), chủng CAT-23.25 có đường kính 7-8mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: màu trắng 263. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: nâu xám 80. Không có sắc tố hình thành trên các môi trường sử dụng. Khi quan sát dưới kính hiển vi (Hình 3.7.D, E, F) chủng CAT-26.27 có khuẩn ty khí sinh tạo túi bào tử hình cầu đường kính 6-9µm. Đây là đặc trưng của xạ khuẩn Streptosporangium. A B C D E F Hình 3.7 Hình thái thô đại và hiển vi của chủng Streptosporangium dự tuyển CAT-26.27. A, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt trước); B, Khuẩn lạc trên môi Trang 52 trường ISP-2 (mặt sau); C, khuẩn lạc trên môi trường Humic acid agar; D, E, F, khuẩn ty và túi bào tử, độ phóng đại 40X LD; 40X; 100X - Chủng CAT-56.54 Trên môi trường thạch nuôi cấy ISP-2, chủng CAT-56.54 có khuẩn lạc phát triển không đều, hơi nhô cao và nhăn ở tâm. Bào tử khí sinh phát triển ít. Đường kính khuẩn lạc 11mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: hồng ánh vàng đậm 26. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: hồng ánh vàng 27 (Hình 3.8.A, B). Trên môi trường Humic acid agar (Hình 3.8.C), chủng CAT-56.54 có khuẩn lạc đều, hơi dẹp. Bào tử khí sinh phát triển tốt. Đường kính khuẩn lạc 7-8mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: màu trắng 263. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: nâu xám 80. Không có sắc tố hình thành trên các môi trường sử dụng. Khi quan sát dưới kính hiển vi (Hình 3.8.D, E, F) chủng CAT-56.54 có khuẩn ty khí sinh tạo túi bào tử hình cầu đường kính 6-12µm. Đây là đặc trưng của xạ khuẩn Streptosporangium. A B C D E Trang 53 Hình 3.8 Hình thái thô đại và hiển vi của chủng Streptosporangium dự tuyển CAT-56.54. A, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt trước); B, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt sau); C, khuẩn lạc trên môi trường Humic acid agar; D, E, khuẩn ty và túi bào tử, độ phóng đại 40X LD; 100X - Chủng CAT-58.56 Trên môi trường thạch nuôi cấy ISP-2, chủng CAT-58.56 có khuẩn lạc phát triển không đều, hơi nhô cao và nhăn ở tâm. Bào tử khí sinh phát triển tốt. Đường kính khuẩn lạc 11-15mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: trắng hơi hồng tới hồng nhạt 9 tới 7. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: cam đậm 51 (Hình 3.9.A, B). Trên môi trường Humic acid agar (Hình 3.9.C), chủng CAT-58.56 có khuẩn lạc phẳng. Bào tử khí sinh phát triển tốt. Đường kính khuẩn lạc 7-8mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: màu trắng 263. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: nâu xám 80. Không có sắc tố hình thành trên các môi trường sử dụng. Khi quan sát dưới kính hiển vi (Hình 3.9.D, E, F) chủng CAT-58.56 có khuẩn ty khí sinh tạo túi bào tử hình cầu đường kính 6-11µm. Đây là đặc trưng của xạ khuẩn Streptosporangium. A B C Trang 54 D E F Hình 3.9 Hình thái thô đại và hiển vi của chủng Streptosporangium dự tuyển CAT-58.56. A, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt trước); B, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt sau); C, khuẩn lạc trên môi trường Humic acid agar; D, E, F, khuẩn ty và túi bào tử, độ phóng đại 40X LD; 40X; 100X - Chủng CAT-63.46 Trên môi trường thạch nuôi cấy ISP-2, chủng CAT-63.46 có khuẩn lạc phát triển không đều, nhô cao và nhăn ở tâm. Bào tử khí sinh phát triển mạnh. Đường kính khuẩn lạc 11mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: từ hồng sáng tới hồng nhạt 4 tới 7. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: cam đậm tới cam nâu 51 tới 54 (Hình 3.10.A, B). Trên môi trường Humic acid agar (Hình 3.10.C), chủng CAT-63.46 có khuẩn lạc phẳng. Bào tử khí sinh phát triển tốt. Đường kính khuẩn lạc 7-8mm. Màu sắc khuẩn ty khí sinh: màu trắng 263. Màu sắc khuẩn ty cơ chất: nâu xám 80. Không có sắc tố hình thành trên các môi trường sử dụng. Khi quan sát dưới kính hiển vi (Hình 3.10.D, E, F) chủng CAT-63.46 có khuẩn ty khí sinh tạo túi bào tử hình cầu đường kính 6-14µm. Đây là đặc trưng của xạ khuẩn Streptosporangium. A B C Trang 55 D E Hình 3.10 Hình thái thô đại và hiển vi của chủng Streptosporangium dự tuyển CAT-63.46. A, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt trước); B, Khuẩn lạc trên môi trường ISP-2 (mặt sau); C, khuẩn lạc trên môi trường Humic acid agar; D, E, khuẩn ty và túi bào tử, độ phóng đại 40X LD; 100X. 3.3. Đặc điểm phân bố của xạ khuẩn Streptosporangium phân lập được tại Vườn quốc gia Cát Tiên Xạ khuẩn Streptosporangium thường hiện diện nhiều trong đất vườn giàu mùn, và hơi acid. Ngoài ra, chúng còn hiện diện trong trầm tích hồ và đất biển. Do vậy, chúng tôi muốn khảo sát mối tương quan phân bố của chủng xạ khuẩn Streptosporangium với hàm lượng hữu cơ và độ pH của mẫu đất. Độ pH và hàm lượng hữu cơ tương ứng của các mẫu đất có sự hiện diện của chủng xạ khuẩn Streptosporangium được trình bày trong Bảng 3.2. Có thể thấy rõ rằng các mẫu đất này đều có pH trong phạm vi hơi acid đến trung tính, là dãy pH khá thích hợp cho sự phát triển của chủng xạ khuẩn Streptosporangium. Trong khi hàm lượng hữu cơ thay đổi khá rộng từ 0.54% đến 2.03%. Bảng 3.2 Đặc điểm sinh thái pH và hàm lượng chất hữu cơ của những mẫu đất có sự hiện diện của Streptosporangium Trang 56 Ký hiệu mẫu Loại mẫu Hệ sinh thái pH Hàm lượng chất hữu cơ (%) CAT-1 Đất cát Rừng thường xanh 5,97 0,83 CAT-7 Đất gần vũng nước Rừng thường xanh 5,83 0,80 CAT-23 Đất Rừng thường xanh đất thấp 6,13 1,43 CAT-26 Đất quanh gốc cây Rừng thường xanh đất thấp 6,97 2,03 CAT-56 Đất quanh bụi tre Rừng tre nứa 5,30 1,18 CAT-58 Đất quanh bụi tre Rừng tre nứa 5,22 0,99 CAT-63 Đất quanh cây dầu Rừng dầu 5,68 0,54 3.4. Đặc điểm tăng trưởng và hình thái của các chủng Streptosporangium dự tuyển trên các môi trường thạch khác nhau Bảy loại môi trường khác nhau được khảo sát là môi trường ISP-2, ISP-2 M, A9, A9 M, Bennett’s agar, Glycerol agar và Humic acid agar. Đây là các môi trường điển hình trong việc phân lập và nuôi cấy các xạ khuẩn thuộc họ Streptosporangiaceae. Các đặc trưng được quan sát và ghi nhận bao gồm: sự phát triển và màu sắc của khuẩn ty cơ chất, khuẩn ty khí sinh, tính tan của sắc tố. Các chủng xạ khuẩn được quan sát sau 3 tuần nuôi cấy ở các môi trường khác nhau ở nhiệt độ 28oC. Màu sắc của chủng xạ khuẩn nuôi cấy được xác định dựa vào hệ thống bảng màu “NBS/ISCC Color System”. Đặc điểm của các chủng xạ khuẩn nuôi cấy trên các môi trường thử nghiệm được tóm tắt theo Bảng 3.3. Do xạ khuẩn Streptosporangium phát triển khá chậm trên môi trường thạch do đó chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm tăng trưởng và hình thái của các chủng trên các môi trường khác nhau để có thể chọn được môi trường nuôi cấy phù hợp với từng chủng, đồng thời để đặc trưng hóa chi tiết hơn đặc điểm hình thái của chủng. Qua khảo sát trên các môi trường thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng các chủng xạ khuẩn có khả năng hình thành khuẩn ty cơ chất và khuẩn ty khí sinh trên hầu hết các môi trường được thử nghiệm. Các chủng CAT-1.20, CAT-1.21, CAT- 1.22 và CAT-7.32 phát triển khá tốt trên hầu hết các môi trường thử nghiệm và đặc Trang 57 biệt phát triển mạnh đặc biệt trên môi trường ISP-2 và Bennett’s agar. Các chủng xạ khuẩn CAT- 56.54, CAT-58.56, CAT-63.46 thì phát triển tốt trên môi trường ISP-2 và A9 M. Như vậy có thể thấy rằng môi trường ISP-2 là môi trường chung thích hợp cho sự phát triển của các chủng xạ khuẩn Streptosporangium đã phân lập. Bảng 3.3 Mô tả hình thái của những chủng Streptosporangium phân lập Chủng xạ khuẩn Môi trường nuôi cấy Sự phát triển, màu sắc của khuẩn ty cơ chất Sự phát triển, màu sắc của khuẩn ty khí sinh Sắc tố hòa tan A9 Khá 10 Khá 4 Không A9 M Khá 28 Mạnh 4 27 Không ISP-2 M Mạnh 68 Mạnh 4 Không ISP-2 Mạnh 37 Mạnh 4 Không Bennett’s agar Mạnh 50 Mạnh 7 9 Không Glycerol agar Mạnh 52 Mạnh 7 Không CAT-1.20 Humic acid agar Khá 80 khá 9 Không A9 Yếu 8 Vừa 26 Không A9 M Khá 53 Khá 4 27 Không ISP-2 M Mạnh 50 Mạnh 26 Không ISP-2 Mạnh 54 Mạnh 4 8 Không Bennett’s agar Mạnh 48 50 Mạnh 6 18 Không Glycerol agar Mạnh 50 Mạnh 4 28 Không CAT-1.21 Humic acid agar Khá 80 khá 9 Không A9 Vừa 73 khá 25 Không A9 M Khá 52 khá 4 Không ISP-2 M
Tài liệu liên quan