Khảo sát kiến thức về chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân hội chứng thận hư điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Đặt vấn đề: khi bệnh nhân (BN) hội chứng thận hư (HCTH) có kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng sẽ có tác động hết sức quan trọng đến diễn tiến, tiến trình điều trị cũng như tiên lượng bệnh. Mục tiêu: xác định tỷ lệ BN có kiến thức tốt về dinh dưỡng ở BN HCTH, xác định một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến kiến thức dinh dưỡng ở BN HCTH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 38 BN HCTH điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 9/2012 đến 5/2013. Kết quả: Sự thiếu hụt kiến thức của các đối tượng được thể hiện rõ qua tỷ lệ BN có kiến thức chưa tốt về dinh dưỡng HCTH rất cao chiếm 94,7%. Kiến thức dinh dưỡng của BN chịu ảnh hưởng bởi trình độ học vấn. Sự gia tăng tỷ lệ BN có kiến thức dinh dưỡng tốt theo trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê với p=0,009. Bên cạnh đó, các nhân tố như tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp, mức sống và BN đã tái phát không ảnh hưởng đến kiến thức dinh dưỡng HCTH. Kết luận: tỷ lệ BN có kiến thức chưa tốt về dinh dưỡng HCTH rất cao, kiến thức dinh dưỡng của BN liên quan với trình độ học vấn.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kiến thức về chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân hội chứng thận hư điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 189 KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG   Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ ĐIỀU TRỊ   TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ  Trần Đặng Đăng Khoa*, Đinh Thị Ngọc Yến*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: khi bệnh nhân (BN) hội chứng thận hư (HCTH) có kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng sẽ có  tác động hết sức quan trọng đến diễn tiến, tiến trình điều trị cũng như tiên lượng bệnh.   Mục tiêu: xác định tỷ lệ BN có kiến thức tốt về dinh dưỡng ở BN HCTH, xác định một số yếu tố liên quan  ảnh hưởng đến kiến thức dinh dưỡng ở BN HCTH.   Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 38 BN HCTH điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương  Cần Thơ từ tháng 9/2012 đến 5/2013.   Kết quả: Sự thiếu hụt kiến thức của các đối tượng được thể hiện rõ qua tỷ lệ BN có kiến thức chưa tốt về  dinh dưỡng HCTH rất cao chiếm 94,7%. Kiến thức dinh dưỡng của BN chịu ảnh hưởng bởi trình độ học vấn.  Sự gia tăng tỷ lệ BN có kiến thức dinh dưỡng tốt theo trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê với p=0,009. Bên  cạnh đó, các nhân tố như tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp, mức sống và BN đã tái phát không ảnh hưởng đến kiến  thức dinh dưỡng HCTH.   Kết luận: tỷ lệ BN có kiến thức chưa tốt về dinh dưỡng HCTH rất cao, kiến thức dinh dưỡng của BN liên  quan với trình độ học vấn.  Từ khóa: hội chứng thận hư, kiến thức dinh dưỡng hội chứng thận hư.  ABSTRACT  KNOWLEDGE SERVEY ABOUT NUTRITIONAL DIET IN PATIENTS WITH NEPHROTIC  SYNDROME TREATED IN CAN THO CENTRAL GENERAL HOSPITAL  Tran Đang Đang Khoa, Đinh Thi Ngoc Yen  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 189 ‐ 194  Background: when patients nephrotic syndrome have the right knowledge about nutrition will be crucial  impact on the progression, the treatment process as well as prognosis.   Objectives: determine the proportion of patients with a good knowledge of nutrition in patients nephrotic  syndrome,  determine  some  of  relevant  factors  affecting  the  nutritional  knowledge  in  patients with  nephrotic  syndrome.   Patients  and methods:  38  patients with nephrotic  syndrome  are  treated  in Can Tho Central General  Hospital from Septemper 2012 to May 2013.   Results: The lack of knowledge of the subjects is evident in the proportion of patients have no knowledge of  nutrition  in nephrotic  syndrome diet  is highly accounted  for 94.7%. Knowledge of nutrition  is  influenced by  patient education. An increase in the proportion of patients with good nutritional knowledge by level education is  statistically significant with p=0.009. Beside that, factors such as age, sex, address, occupation, living standards  and relapse status do not affect the nutritional knowledge of nephrotic syndrome.   * Đại học Y Dược Cần Thơ  Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Đặng Đăng Khoa, ĐT: 0913 617 176, Email: bsdangkhoa@yahoo.com.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  190 Conclusion: the proportion of patients have no knowledge of nutrition in nephrotic syndrome diet is highly  accounted, knowledge of nutrition associated with patient education.  Keywords: nephrotic syndrome, the nutritional knowledge of nephrotic syndrome.   ĐẶT VẤN ĐỀ  Hội  chứng  thận  hư  là một  bệnh  cầu  thận  mạn tính khá phổ biến. Nhiều nghiên cứu dịch  tể học cho thấy tỷ lệ mới mắc hội chứng thận hư  ở vùng Nam Á ngày một gia tăng(5,6,8). Khi mắc  hội  chứng  thận  hư,  bệnh  nhân  thường  bị  suy  dinh dưỡng vì  thiếu protein,  thiếu năng  lượng  do mất nhiều protein qua đường niệu kèm theo  chán ăn do giảm dịch ruột, phù gan và nội tạng.  Ngoài  ra,  ăn kém  còn do bệnh nhân  cảm  thấy  căng  trướng  khi  có  tràn dịch màng  bụng. Hội  chứng  thận hư kéo dài sẽ dẫn đến  tiêu cơ bắp,  rụng tóc. Thiếu dinh dưỡng  làm tăng tỷ  lệ mắc  các bệnh nhiễm khuẩn trong hội chứng thận hư  như: viêm phổi, viêm cơ, viêm phúc mạc...(6,7,12,15).  Cho nên,  chế  độ dinh dưỡng  trong  hội  chứng  thận  hư  đóng một  vai  trò  hết  sức  quan  trọng  trong  việc  giúp  cơ  thể  tăng  sức  đề  kháng  và  chống lại các rối loạn thành phần sinh hóa trong  máu  (17).  Như  vậy,  nếu  bệnh  nhân  hội  chứng  thận  hư  có  kiến  thức  đúng  về  chế  độ  dinh  dưỡng  sẽ  có  tác  động hết  sức  quan  trọng  đến  diễn tiến, tiến trình điều trị cũng như tiên lượng  bệnh.  Tuy  nhiên,  ở  Việt  Nam  nói  chung  và  thành phố Cần Thơ nói riêng các khảo sát về vấn  đề này chưa nhiều. Vì vậy, với mong muốn góp  phần nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng  ở bệnh nhân hội chứng  thận hư chúng  tôi  tiến  hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: xác định tỷ  lệ bệnh nhân có kiến thức tốt về dinh dưỡng ở bệnh  nhân hội chứng thận hư, xác định một số yếu tố liên  quan  ảnh hưởng  đến  kiến  thức dinh dưỡng  ở bệnh  nhân hội chứng thận hư.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Đối  tượng  nghiên  cứu  gồm  38  bệnh  nhân  HCTH  điều  trị  tại  Bệnh  viện  Đa  khoa  Trung  ương Cần Thơ từ tháng 9/2012 đến 5/2013.  Tiêu chuẩn loại trừ  BN không đồng ý tham gia nghiên cứu; BN  đang mắc  các  bệnh  cấp  tính  nguy  hiểm  khác;  những  BN  bị  rối  loạn  tâm  thần,  bị  câm  điếc;  những  bệnh  nhân  HCTH  quá  già  lú  lẫn;  BN  đang mang thai; BN đang cho con bú.  Tiêu chuẩn đánh giá  Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức dinh dưỡng ở  BN HCTH theo khuyến cáo của Bộ Y  tế về chế  độ dinh dưỡng HCTH(2,10).  Cách đánh giá kiến thức  Tiến hành đánh giá kiến thức về chế độ dinh  dưỡng HCTH ở BN  tham gia nghiên cứu bằng  cách phỏng vấn  lần  lượt  các vấn  đề về  chế độ  dinh dưỡng HCTH với các câu hỏi và ghi nhận  câu trả lời từ BN. Tổng số câu hỏi gồm có 30 câu.  Mỗi  câu  trả  lời  đúng  sẽ  được  1  điểm. Các  trường hợp  trả  lời  còn  lại  đều không  đúng và  không được tính điểm. Không trừ điểm cho các  câu trả lời sai. Bệnh nhân càng có nhiều câu trả  lời đúng thì điểm càng cao, nghĩa là kiến thức về  chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân càng tốt. Kiến  thức của bệnh nhân được chia làm 3 mức độ: tốt,  trung bình và kém. Mức độ trung bình và kém  đều xếp loại chưa tốt. Tốt khi bệnh nhân trả lời  đúng từ 75% nội dung trở lên (>22 câu) về kiến  thức dinh dưỡng của bệnh nhân HCTH. Trung  bình khi bệnh nhân đạt từ 50‐74% tổng số điểm  (15‐22 câu). Kém khi bệnh nhân đạt được dưới  50% tổng số điểm (< 15 câu).  Phương pháp nghiên cứu  Mô tả cắt ngang tiến cứu.  Phương pháp thu thập số liệu  Số  liệu  được  thu  thập bằng  cách dùng “Bộ  câu hỏi” để phỏng vấn trực tiếp BN. Tất cả các  đối tượng nghiên cứu được thu thập một số đặc  điểm về hành chính và kiến thức về chế độ dinh  dưỡng HCTH.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 191 Phương pháp xử lý số liệu  Số liệu được xử lý theo phương pháp thống  kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để tính  ra các đặc trưng về thống kê.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu  Đa số các đối  tượng được chọn vào nghiên  cứu  là  nữ  giới  chiếm  68,4%  (so  với  nam  là  31,6%);  chủ yếu  ở  lứa  tuổi dưới 60  (dưới 30  là  50%; 30‐60 tuổi là 44,7%), trên 60 rất ít chỉ chiếm  5,3%. Phần  lớn các đối tượng trong nghiên cứu  đều sinh sống ở nông thôn (81,6%) với trình độ  học vấn chưa cao (trên cấp III chỉ chiếm 23,7%),  trong đó nghề nông là chủ yếu (34,2%). Tuy tình  hình  kinh  tế  gia  đình  khá  giả  chiếm  đa  số  (55,3%)  nhưng  tỷ  lệ  nghèo  vẫn  khá  cao  với  44,7%.  Trong  đó,  tỷ  lệ  bệnh  nhân  bị  bệnh  lần  đầu bằng với tỷ lệ bệnh nhân bị HCTH tái phát  (50%).  Kiến thức về chế độ dinh dưỡng hội chứng thận hư  Tần số và tỷ lệ về các kiến thức dinh dưỡng HCTH  Bảng 1‐ Kiến thức về dinh dưỡng của các đối tượng  Nội dung Đúng Sai Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nhiều sữa 12 31,6 26 68,4 Nhiều cơm 20 52,6 18 47,4 Nhiều trái cây ngọt 8 21,1 30 78,9 Nhiều trái cây chua 22 57,9 16 42,1 Nhiều dưa leo, bầu, bí 10 26,3 28 73,7 Nhiều tôm, cua, cá sụn 14 36,8 24 63,2 Ít muối 34 89,5 4 10,5 Hạn chế rượu, bia 37 97,4 1 2,6 Không hút thuốc 37 97,4 1 2,6 Hạn chế cà phê 33 86,8 5 13,2 Tăng đạm (không phải tổn thương cầu thận tối thiểu), giảm đạm (tổn thương cầu thận tối thiểu) 23 60,5 15 39,5 Hạn chế chất béo (đồ chiên xào, dầu mỡ, bơ...) 29 76,3 9 23,7 Hạn chế thức ăn chứa cholesterol (phủ tạng, mỡ...) 24 63,2 14 36,8 Khi kali máu tăng cần hạn chế thức ăn giàu kali, ăn nhiều khi tiểu nhiều 15 39,5 23 60,5 Theo  ngành  dinh  dưỡng  học,  dinh  dưỡng  không  chỉ  đóng  vai  trò  quan  trọng  trong  việc  nuôi  sống  con  người mà  dinh  dưỡng  tốt  còn  giúp  phòng  tránh một  số  bệnh.  Đối  với  bệnh  nhân, khi có một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ góp  phần đáng kể trong việc hồi phục và  làm giảm  biến chứng. Từ đó, rút ngắn thời gian nằm viện,  góp phần nâng cao chất  lượng và giảm chi phí  điều trị(4, 14). Thật vậy, khi BN có kiến thức tốt về  dinh dưỡng sẽ có  tác động hết  sức quan  trọng  trong  hổ  trợ  điều  trị,  phòng  ngừa  tái  phái  và  ngăn ngừa biến  chứng HCTH. Kết quả nghiên  cứu  của  chúng  tôi  về  kiến  thức  dinh  dưỡng  HCTH được thể hiện qua bảng 1 cho thấy đa số  các đối tượng có kiến thức dinh dưỡng tốt là nên  ăn nhiều chất đạm (thịt cá...) khi không phải tổn  thương cầu  thận  tối  thiểu, ăn  ít khi  tổn  thương  cầu  thận  tối  thiểu  (60,5%);  và  ăn  nhiều  cơm  (52,6%). Điều này phù hợp với đặc điểm về địa  lý, đặc điểm kinh tế (nghề nông: trồng trọt, chăn  nuôi  là  chủ yếu) và  truyền  thống  ăn uống  của  người Việt  (Việt Nam dùng  lúa gạo và  thịt  cá  làm  nguồn  chính)  (16).  Bên  cạnh  đó,  có  thể  do  quan điểm của nhân dân ta  là khi bệnh  là phải  tăng cường bổ  sung dinh dưỡng  (nhất  là quan  điểm khi bị bệnh nên  ăn nhiều cháo  thịt, cá...).  Vậy hiểu biết tốt về giá trị dinh dưỡng của thịt,  cá và gạo của bệnh nhân phù hợp với lý thuyết  về  dinh  dưỡng  HCTH  là  ăn  nhiều  chất  đạm  (thịt, cá...); nhiều cơm tùy  theo cơ địa của bệnh  nhân khi chưa suy thận(2, 10).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  192 Tuy nhiên các bệnh nhân có kiến thức đúng  về  chế độ dinh dưỡng  của những  loại  thức  ăn  khác chiếm tỷ lệ thấp: khoai (12,3%); dưa, bầu, bí  (26,3%);  chuối,  su  hào,  củ  cải,  củ  dền  (60,5%);  tôm, cua, cá sụn (63,2%)... Đối với các  loại  thức  ăn vừa nêu  trên  thường  được  sử dụng với  tần  suất  không  cao  (vì  không  là  nguồn  thức  ăn  chính  yếu)(3),  không  phổ  biến  nên  giá  trị  dinh  dưỡng của nó càng ít được biết đến. Vì vậy, đa  số  BN  có  kiến  thức  không  tốt  về  giá  trị  dinh  dưỡng  cũng như  chế  độ  ăn những  thực phẩm  trên là hoàn toàn có khả năng.  Điều  đáng  quan  tâm  là  hầu  hết  các  đối  tượng không biết lượng cần cung cấp mỗi ngày:  năng  lượng cần đưa vào cơ  thể  là khoảng 35 –  40Kcal/kg  (89,5%);  lượng  đạm  nên  cung  cấp  khoảng  1–1,2g/kg  khi  không  phải  tổn  thương  cầu thận tối thiểu và 0,8‐<1g/kg khi tổn thương  cầu  thận  tối  thiểu  (92,1%);  lượng  cholesterol  (phủ tạng động vật, mỡ) nên cung cấp khoảng  <300mg/ngày  (94,7%) Trong quá  trình phỏng  vấn về  lượng cần cung cấp các  loại  thực phẩm  mỗi  ngày,  phần  lớn  các  đối  tượng  trả  lời  là  không biết  (quy định  là kiến  thức chưa  tốt). Vì  hầu hết mọi người chỉ ăn theo tính tự phát, ít ai  chú ý ăn theo khẩu phần, ăn theo lượng, hay cân  đo đong đếm lượng thức ăn cần cung cấp là bao  nhiêu  trong một  ngày.  Đặc  biệt,  không  ai  đặt  vấn  đề  những  món  ấy  cho  bao  nhiêu  dinh  dưỡng và đã hợp lý chưa (1). Bên cạnh đó, lượng  nước  uống  hàng  ngày  là  vấn  đề  không  kém  phần  quan  trọng  trong  BN HCTH,  tuy  nhiên  phần đông các đối tượng không biết lượng nước  cung  cấp hàng ngày bằng  thể  tích nước  tiểu  +  thể  tích dịch bất  thường  (sốt, nôn,  tiêu  chảy) +  300‐500ml nước (73,7%). Do đa số BN cho rằng  nên  uống  càng  nhiều  nước  càng  tốt  (trên  2  lít/ngày),  hay  có  BN  sợ  uống  nước  sẽ  bị  phù  nhiều hơn (nên họ không dám uống nước). Có lẽ  do họ chưa được hướng dẫn chế độ nước uống  cần  cung  cấp hàng ngày dẫn  đến những quan  điểm sai lầm (có đối tượng thì uống quá nhiều,  đối  tượng  thì  uống  quá  ít  hay  không  uống).  Ngoài  ra,  lượng nước uống hàng ngày  cũng  ít  được ai chú trọng quan tâm. Vì vậy, việc các BN  có kiến  thức không  tốt về  lượng  cần  cung  cấp  các  thành  phần  dinh  dưỡng  nêu  trên  là  hoàn  toàn có thể giải thích được.  Khi  xét  đến  chế  độ  dinh  dưỡng  cho  bệnh  HCTH  thì  các  loại  trái  cây  là  phần  không  thể  thiếu,  chúng  góp phần  bổ  sung  nhiều  vitamin  (có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc  tự do ‐ là những chất gây xơ hóa cầu thận, từ đó  làm hạn chế dẫn đến suy thận)(10). Tuy nhiên, các  đối  tượng  biết  cần  cung  cấp  đủ  vitamin  và  khoáng chất chiếm tỷ lệ thấp (42,1%). Cũng như  việc  nên  ăn  nhiều  trái  ngọt  (21,1%),  kết  quả  không phù hợp với  lý  thuyết dinh dưỡng  của  bệnh(10).  Điều  đáng  quan  tâm,  trong  quá  trình  phỏng vấn  chúng  tôi  có nghe không  ít  các  đối  tượng có cách trả lời là không biết hay có ý kiến  là “ăn ngọt quá  sẽ bị nóng  trong người hay bị  mập”. Đó là những quan điểm sai lầm dẫn đến  kiến  thức  dinh  dưỡng  không  tốt.  Cần  có  sự  hướng dẫn và giải  thích về chế độ dinh dưỡng  cho bệnh nhân một cách rõ ràng hơn. Bên cạnh  đó, bệnh nhân  lại  có kiến  thức  đúng  là  cần  ăn  nhiều trái cây chua (57,9%). Kết quả trên có thể  được hiểu là do trong nghiên cứu của chúng tôi,  các đối  tượng HCTH được phỏng vấn đa số  là  nữ giới  (nữ/nam=2,2/1). Họ biết  rằng  ăn nhiều  vitamin C giúp đẹp da, chống lão hóa(11).  Vậy các kiến  thức dinh dưỡng không đúng  trên có thể được giải thích do quan niệm sai lầm,  tập  quán  dinh  dưỡng  trong  cộng  đồng  người  Việt. Quan  trọng nhất  là  trình độ hiểu biết của  bệnh  nhân  về  giá  trị  dinh  dưỡng,  đặc  biệt  về  lượng cung cầu cần cung cấp của các  loại  thức  ăn  chưa  tốt,  cũng  như  các  hoạt  động  truyền  thông về dinh dưỡng nói chung và dinh dưỡng  HCTH nói riêng chưa thỏa đáng.  Ngoài  ra, cũng có phần  lớn các đối  tượng  có kiến  thức đúng về việc nên  ăn  ít phủ  tạng  động  vật,  mỡ  (63,2%);  hạn  chế  chất  béo  (76,3%); ăn ít muối (89,5%); ăn nhạt tương đối,  tùy mức độ phù và các thói quen như hạn chế  rượu  bia,  không  hút  thuốc,  hạn  chế  uống  cà  phê,  các  đối  tượng  có  kiến  thức  khá  cao  lần  lượt  là 97,4%; 97,4%; 86,8%. Việc này dễ hiểu  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 193 khi  chế  độ  sử  dụng  các  loại  thức  ăn  này  thường xuyên được nhắc đến  trong giáo dục,  trên  các  phương  tiện  báo  đài,  thông  tin  đại  chúng  do  có  liên  quan  đến  nhiều  bệnh  phổ  biến khác như tăng huyết áp, béo phì, các bệnh  về tim mạch... nên bệnh nhân dễ tiếp cận và có  kiến thức tốt. Vì vậy, nên có sự đầu  tư cụ  thể  cho việc giáo dục dinh dưỡng HCTH.  Kết  quả  trong  nghiên  cứu  chúng  tôi  tỷ  lệ  bệnh nhân có kiến thức về chế độ ăn nhạt đúng  chiếm 89,5% cao hơn so với nghiên cứu Nguyễn  Thị Nghĩa(9) (2009) ở bệnh viện Nhi Đồng 2, kiến  thức dinh dưỡng tốt về chế độ ăn nhạt của thân  nhân bệnh nhi HCTH là 3,7%; nghiên cứu Trần  Thị Mộng Hiệp(13)  (2004)  trên  thân  nhân  bệnh  nhi  là  5,7%. Sự khác biệt này  có  thể  được giải  thích là do nghiên cứu của họ đã được thực hiện  cách đây khá  lâu,  lúc  ấy công  tác  tuyên  truyền  cũng như truyền thông giáo dục sức khỏe chưa  được phát triển như hiện nay.  Mức độ hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng  HCTH của các đối tượng  Bảng 2‐ Tỷ lệ mức độ hiểu biết về kiến thức dinh  dưỡng HCTH  Kiến thức dinh dưỡng HCTH Tần số (n) Tỷ lệ (%) Chưa tốt Kém 29 76,3 Trung bình 7 18,4 Tốt Tốt 2 5,3 Tổng 38 100 Biểu đồ 1‐ Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức  dinh dưỡng HCTH đúng  Sự phân bố điểm về kiến  thức dinh dưỡng  của các đối tượng được thể hiện qua bảng 2 và  biểu đồ 1 kết quả cho thấy tỷ lệ BN có kiến thức  tốt rất thấp chỉ 5,3%; trong khi kiến thức kém và  trung  bình  chiếm  đa  số  với  76,3%  và  18,4%.  Thiết  nghĩ  cần  tăng  cường  công  tác  tuyên  truyền, giáo dục sức khỏe và truyền thông dinh  dưỡng một cách rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu cho  BN HCTH.  Ảnh hưởng của dân số kinh  tế xã hội  lên  kiến thức dinh dưỡng   Bảng 3‐ Ảnh hưởng của DSKTXH lên kiến thức  dinh dưỡng HCTH  Đặc điểm của đối tượng Kiến thức dinh dưỡng Tổng OR p χ2 Chưa tốt n(%) Tốt n(%) Tuổi > 60 ≤ 60 2(100) 34(94,4) 0(0) 2(5,6) 2 36 0,732 0,117 Giới Nam Nữ 12(100) 24(92,3) 0(0) 2(7,7) 12 26 0,324 0,974 Địa chỉ Nông thôn Thành thị 30(96,8) 6(85,7) 1(3,2) 1(14,3) 31 7 5 0,237 1,401 Trình độ học vấn Dưới cấp III Cấp III trở lên 29(100) 7(77,8) 0(0) 2(22,2) 29 9 0,009 6,802 Nghề nghiệp Nông dân Khác 13(100) 23(92) 0(0) 2(8) 13 25 0,295 1,098 Mức sống Nghèo Khá giả 17(100) 19(90,5) 0(0) 2(9,5) 17 21 0,191 1,709 Tính chất bệnh Lần đầu Tái phát 19(100) 17(89,5) 0(0) 2(10,5) 19 19 0,146 2,111 Qua khảo sát các yếu tố về tuổi, giới, địa chỉ,  nghề nghiệp, mức  sống và  tình  trạng bệnh  tái  phát,  khi  tiến  hành  so  sánh  kiến  thức  dinh  dưỡng  tốt và chưa  tốt  trong các phân nhóm có  sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa nông thôn và  thành thị, nghề nghiệp, mức sống và tình trạng  bệnh tái phát nhưng sự khác biệt này chưa có ý  nghĩa thống kê. Vậy các đặc điểm về tuổi, giới,  địa  chỉ,  nghề  nghiệp, mức  sống  và  tình  trạng  bệnh tái phát là những yếu tố không ảnh hưởng  đến kiến thức dinh dưỡng của BN.  Bên cạnh đó ở nhóm BN có trình độ học vấn  từ cấp III trở lên sẽ có kiến thức dinh dưỡng tốt  cao hơn so với nhóm mù chữ, cấp I, II. Sự khác  biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,009 và χ2=6,802.  Vậy trình độ học vấn ảnh hưởng nhiều đến kiến  thức dinh dưỡng và dưới cấp III là yếu tố nguy  cơ chính. Sự ảnh hưởng này có thể giải thích do  kiến thức phổ cập càng cao thì trình độ hiểu biết  cũng  như  khả  năng  tiếp  thu  càng  tốt.  Từ  đó  ngoài việc  cần  cung  cấp kiến  thức  cho BN,  thì  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  194 công  tác  nâng  cao  trình  độ  học  vấn  cho  nhân  dân cũng không kém phần quan trọng giúp thúc  đẩy BN có hiểu biết tốt hơn.  KẾT LUẬN  Qua  nghiên  cứu  38  bệnh  nhân  hội  chứng  thận hư  điều  trị  tại Bệnh viện  Đa khoa Trung  ương Cần Thơ  chúng  tôi  rút  ra  được  kết  luận  như sau  ‐ Sự  thiếu hụt kiến  thức  của  các  đối  tượng  được  thể hiện  rõ  qua  tỷ  lệ  bệnh  nhân  có  kiến  thức chưa tốt về dinh dưỡng hội chứng thận hư  rất cao chiếm 94,7%. Trong đó, tỷ  lệ bệnh nhân  chưa biết năng lượng cần cung cấp mỗi ngày 35‐ 40Kcal/kg  là  89,5%;  cũng  như  lượng  đạm  nên  cung  cấp  hàng  ngày  1‐1,2g/kg  khi  không  phải  tổn thương cầu thận tối thiểu và 0,8‐ <1g/kg khi  tổn thương cầu thận tối thiểu là 92,1%.  ‐ Kiến thức dinh dưỡng của bệnh nhân chịu  ảnh  hưởng  bởi  trình  độ  học  vấn. Nhóm  bệnh  nhân  có  trình  độ học vấn  từ  cấp  III  trở  lên  có  kiến thức dinh dưỡng cao hơn so với nhóm bệnh  nhân  có  trình  độ  học  vấn dưới  cấp  III,  sự  gia  tăng  tỷ  lệ bệnh nhân có kiến  thức dinh dưỡng  tốt theo trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê với  p=0,009. Các yếu tố như tuổi, giới, địa chỉ, nghề  nghiệp, mức  sống  và  tình  trạng  bệnh  tái  phát  không ảnh hưởng đến kiến thức dinh dưỡng hội  chứng thận hư.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Băng Sơn  (2007). Suy nghĩ về vài cách ăn hợp lý của Việt
Tài liệu liên quan