Khóa luận Kinh tế tư nhân Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra như hiện nay, kinh tế tư nhân (KTTN) ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực của mình trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong những năm thập niên cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, khi Thuyết tự do hoá được vận dụng rộng rãi ở nhiều nước và trào lưu cải cách, mở cửa, thúc đẩy kinh tế thị trường trở thành phương thức chính thức thúc đẩy tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển và đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi, KTTN một lần nữa khẳng định là một trong những cấu thành quan trọng của mọi nền kinh tế quốc dân. Điều này cũng không ngoại lệ với Việt Nam. Việt Nam chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, do vậy vai trò của khu vực KTTN đang được chú trọng rất nghiêm túc và đúng đắn. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) đã chỉ rõ: “ Hơn 10 năm qua, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, KTTN gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân, đã phát triển rộng khắp trong cả nước đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội của đất nước”. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, còn nhiều rào cản hạn chế sự phát triển và hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế này. Để tạo điều kiện cho KTTN phát triển đúng với tiềm năng của nó cần phải có nhận thức đúng, cũng như có đánh giá đúng về những đóng góp của khu vực KTTN với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Chính vì vậy, em chọn đề tài “ Kinh tế tư nhân Việt Nam - thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích KTTN trên phương diện lý luận và thực tiễn để tìm ra những nguyên nhân cụ thể và những rào cản cản trở sự phát triển của khu vự kinh tế tư nhân, qua đó có thể đưa ra các giải pháp cũng như phương hướng giúp thành phần kinh tế này có sự phát triển đúng hướng đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế đất nước. Đề tài có kết cấu ba chương: Chương1: Những vấn đề chung về KTTN Chương2: Thực trạng phát triển KTTN ở Việt Nam. Chương3: Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển KTTN ở Việt Nam.

docx74 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kinh tế tư nhân Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra như hiện nay, kinh tế tư nhân (KTTN) ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực của mình trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong những năm thập niên cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, khi Thuyết tự do hoá được vận dụng rộng rãi ở nhiều nước và trào lưu cải cách, mở cửa, thúc đẩy kinh tế thị trường trở thành phương thức chính thức thúc đẩy tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển và đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi, KTTN một lần nữa khẳng định là một trong những cấu thành quan trọng của mọi nền kinh tế quốc dân. Điều này cũng không ngoại lệ với Việt Nam. Việt Nam chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, do vậy vai trò của khu vực KTTN đang được chú trọng rất nghiêm túc và đúng đắn. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) đã chỉ rõ: “ Hơn 10 năm qua, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, KTTN gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân, đã phát triển rộng khắp trong cả nước đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội của đất nước”. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, còn nhiều rào cản hạn chế sự phát triển và hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế này. Để tạo điều kiện cho KTTN phát triển đúng với tiềm năng của nó cần phải có nhận thức đúng, cũng như có đánh giá đúng về những đóng góp của khu vực KTTN với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Chính vì vậy, em chọn đề tài “ Kinh tế tư nhân Việt Nam - thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích KTTN trên phương diện lý luận và thực tiễn để tìm ra những nguyên nhân cụ thể và những rào cản cản trở sự phát triển của khu vự kinh tế tư nhân, qua đó có thể đưa ra các giải pháp cũng như phương hướng giúp thành phần kinh tế này có sự phát triển đúng hướng đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế đất nước. Đề tài có kết cấu ba chương: Chương1: Những vấn đề chung về KTTN Chương2: Thực trạng phát triển KTTN ở Việt Nam. Chương3: Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển KTTN ở Việt Nam. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN 1. 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM: 1.1.1 Khái niệm: Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau và chưa thống nhất về kinh tế tư nhân, điều này xuất phát từ quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về sở hữu. Nếu chia sở hữu ra hai loại hình là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân thì nền kinh tế có hai bộ phận cấu thành là khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Sở hữu Nhà nước được hiểu là hình thức sở hữu mà nhà nước là người đại diện cho nhân dân nắm giữ các tư liệu sản xuất, còn sở hữu tư nhân là sở hữu cá nhân của người sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Theo cách phân chia này thì khu vực KTTN bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu ta chia kinh tế ra thành ba khu vực: khu vực quốc doanh, ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy theo cách này, thì KTTN, gồm loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2000, các hộ kinh doanh cá thể, người sản xuất nhỏ. Tuy nhiên trong Đại hội Đảng toàn quốc lần IX của Đảng Cộng Sản, trong sáu thành phần kinh tế đó có thể hiểu kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân là thuộc về KTTN. Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất và kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê. Trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội thành phần kinh tế này đóng góp vai trò đáng kể. Xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất, đặc điểm của thành phần kinh tế này do một nhà tư bản trong và ngoài nước đầu tư để sản xuất. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh. Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế sở hữu mà thu nhập dựa hoàn toàn vào lao động, vốn của bản thân và gia đình. Kinh tế cá thể tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế tư hữu nhưng có thuê lao động, tuy nhiên thu nhập chủ yếu dựa vào sức lao động vốn có của bản thân và gia đình. Thành phần kinh tế này cũng giữ một vị trí quan trọng trong nhiều ngành nghề. Có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình. Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân theo quan điểm chính thức ở Việt Nam bao gồm các hình thức kinh tế sau đây: - Kinh tế cá thể được hiểu là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động của chính hộ hay cá nhân đó, không thuê mướn lao động làm thuê. - Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điều hành, hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng lao động thuê mướn ngoài lao động của chủ; quy mô vốn đầu tư và lao động nhỏ hơn của các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. - Kinh tế tư bản tư nhân bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động theo luật doanh nghiệp của Việt Nam và chúng bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau: +Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. +Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. +Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. +Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó ít nhất hai thành viên hợp danh. Ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận về khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế bao gồm các đơn vị, cơ sở và cá nhân sản xuất—kinh doanh dựa trên hình thức sở hữu tư nhân trong nước. Các khái niệm về KTTN sẽ cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn và có sự phân tích chọn lọc về khu vực KTTN. 1.1.2 Đặc Điểm: Thứ nhất: Kinh tế tư nhân là các đơn vị kinh doanh, hoạt động vì mục đích hàng đầu là lợi nhuận. Trong một số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước hay kinh tế tập thể, mục tiêu lợi nhuận với họ không phải là hàng đầu và có một số doanh nghiệp trong lĩnh vực công cộng hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận. Trong khi đó kinh tế tư nhân luôn coi mục tiêu sinh lời đặt lên vi trí hàng đầu, nếu không sinh lời thì đồng nghĩa với việc phá sản. Chính vì vậy, thước đo về mức độ sinh lời cũng phản ánh được sự phát triển lớn mạnh của khu vực kinh tế này. Đương nhiên để sinh lời thì kinh tế tư nhân phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phải luôn đổi mới công nghệ và quản lý…và đây chính là điều khiến cho kinh tế tư nhân luôn năng động, linh hoạt và là động lực phát triển cho nền kinh tế. Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân hoạt động kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận là hàng đầu, chính vì vậy đây là đặc điểm khác biệt so với một số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước. Thứ hai: Kinh tế tư nhân có quy mô đa dạng và khả năng tối ưu hoá tổ chức sản xuất. Với đặc điểm hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên kinh tế tư nhân luôn phải lựa chọn các quy mô phù hợp để tối ưu hoá tổ chức sản xuất, cũng chính vì lẽ đó mà kinh tế tư nhân tồn tại với quy mô rất đa dạng, từ các công ty xuyên quốc gia khổng lồ cho tới doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây cũng là điểm khác biệt với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thường có quy mô khá lớn, rất ít các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Lý do tồn tại các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn ở một số nước bởi lẽ, một số doanh nghiệp cung cấp hàng hoá công cộng hoặc vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp đó được tồn tại độc quyền nên quy mô lớn mới hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp quy mô lớn thuộc sở hữu nhà nước thường mở rộng quy mô không vì sự tối ưu hoá sản xuất mà vì động cơ muốn mở rộng doanh nghiệp để có thêm các đặc quyền và uy lực của người lãnh đạo. Điều này khác với kinh tế tư nhân, quy mô sản xuất có thể mở rộng hoặc thu hẹp để đạt mục tiêu tối ưu hoá sản xuất. Cũng chính vì khả năng lựa chọn quy mô sản xuất hợp lý mà các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân sử dụng lao động một cách hiệu quả. Các chủ doanh nghiệp tư nhân thường căn cứ vào yêu cầu thực sự của công việc để tuyển chọn người và căn cứ vào năng lực đóng góp của người lao động để có cơ chế trả công hợp lý, khuyến khích được người lao động và đào tạo được một đội ngũ doanh nhân và công nhân kỹ thuật lành nghề cho nền kinh tế. Đồng thời chủ doanh nghiệp cũng có thể sa thải ngay tức thì những lao động yếu kém, không hiệu quả. Đây cũng là điểm khác biệt với cơ chế trả công một cách bình quân chủ nghĩa trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, và đó là một vật cản lớn cho tính hiệu quả của các doanh nghiệp này. Thứ ba: Kinh tế tư nhân là các đơn vị kinh tế có tính năng động và linh hoạt cao trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Kinh tế tư nhân ra đời cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hoá, nó phát triển một cách tự nhiên và đây là điểm khác biệt với các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tập thể, các doanh nghiệp này thường được ra đời với sự nỗ lực nhân tạo của Nhà nước và tập thể, tiếp theo là hàng loạt các ưu đãi để chúng tồn tại và phát triển. Sức sống của nền kinh tế tư nhân thể hiện ở tính năng động và linh hoạt. Với một ý tưởng kinh doanh khả thi sẽ có thể tức thì được hiện thực hoá bởi các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực tư nhân. Quá trình ra quyết định nhanh chóng và gọn nhẹ đó chỉ có được ở các tổ chức kinh doanh thuộc khu vực tư nhân. Cũng vì sự ra đời là khách quan và tính năng động, linh hoạt cao nên kinh tế tư nhân có khả năng tồn tại và thích ứng với mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của nền kinh tế. Thực tế cho thấy trong thời gian dài, ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây kinh tế tư nhân vẫn tồn tại ở những loại hình và mức độ khác nhau trong một số lĩnh vực cho dù nó bị Nhà nước cấm đoán và phong toả ở mọi phương diện. Thực tế cũng cho thấy khi các chính sách cấm đoán ở các quốc gia này được nới lỏng đôi chút thì kinh tế tư nhân hồi sinh và phát triển mạnh mẽ như “ nấm sau mưa”. Trong thời kỳ trước đổi mới, khu vực tư nhân ở Việt Nam vẫn tồn tại xét ở góc độ khu vực tư nhân phi chính thức. Sau đổi mới kinh tế, khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ mà không nhận được sự ưu ái của Nhà nước. Các chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ yêu cầu được đối xử công bằng và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác chứ họ không yêu cầu sự ưu ái của Nhà nước đối với họ. Điều này minh chứng rõ tính năng động và linh hoạt của kinh tế tư nhân trong bất kỳ hoàn cảnh kinh tế nào. Thứ tư: Kinh tế tư nhân hoạt động dựa trên sự thống nhất giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản. Vì kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, cho nên sự tồn tại dưới hình thức là các loại hình doanh nghiệp hay hộ gia đình, người sản xuất nhỏ thì về bản chất nó vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Người chủ sở hữu có quyền quyết định hoàn toàn mọi quá trình sản xuất kinh doanh và đương nhiên các quyết định đó đi liền với quyền lợi và trách nhiệm của chính họ. Nguyên tắc hoạt động của kinh tế tư nhân là “bốn tự”, đó là tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trong kinh doanh và tự bù lỗ. Đây là cơ chế để gắn kết kết quả hoạt động (lợi ích) với năng lực hoạt động của chính các chủ doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế tư nhân hoạt động bởi chính vốn liếng của mình (cho dù là vốn vay) nên mọi quyết định phải được cân nhắc kỹ lưỡng và mang lại hiệu quả, tức phải sinh lời, phải làm cho hoạt động kinh doanh luôn phát triển, đồng vốn phải không ngừng lớn lên. Điều này khác biệt với các giám đốc doanh nghiệp Nhà nước hay nhà quản lý trong kinh tế tập thể, họ hoạt động không dựa trên vốn hay không hoàn toàn trên đồng vốn của chính mình mà đó là vốn liếng của Nhà nước, của tập thể. Quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản trong các đơn vị kinh tế này không có sự thống nhất, chính vì vậy mà trách nhiệm và quyền lợi thường không đi liền với nhau, do đó các quyết định của họ sẽ có thể không phản ánh sự thận trọng, kỹ lưỡng và tính hiệu quả. Mục đích lãnh đạo của họ có thể không chỉ là làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận mà là các mục đích khác như thăng tiến ở một chức vụ quản lý khác cao hơn. Trên đây là các đặc điểm rõ nét nhất về khu vực kinh tế tư nhân ở các nước khi so sánh với khu vực kinh tế công cộng và đây cũng là những ưu thế của kinh tế tư nhân so với kinh tế công cộng trong tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên kinh tế tư nhân cũng có mặt trái của nó mà chính vì lẽ đó, sự tồn tại khu vực kinh tế công cộng ở mọi quốc gia là khách quan và cần thiết bởi vai trò của chúng trong việc cung cấp hàng hoá công cộng và một số hàng hoá - dịch vụ khác mà khu vực tư nhân cung cấp không hiệu quả xét về khía cạnh hiệu quả xã hội. Đối với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi, khu vực kinh tế tư nhân có một số đặc điểm sau: + Kinh tế tư nhân ở các nước chuyển đổi được hình thành từ nhiều con đường khác nhau, ngoài hình thức tự phát triển, thành lập mới các doanh nghiệp tư nhân thì còn một con đường khác là chuyển đổi sở hữu, tư nhân hoá các xí nghiệp do Nhà nước sở hữu. + Quy mô của khu vực kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển còn nhỏ bé, chiếm tỷ trọng không nhiều trong GDP, trình độ công nghệ lạc hậu và thiếu kỹ năng quản trị và kinh nghiệm kinh doanh… + Đa phần các doanh nghiệp tư nhân ở các nước đang phát triển có quy mô vừa và nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp và năng lực cạnh tranh yếu kém. Đây cũng là đặc điểm chung của nền kinh tế các nước đang phát triển, số các doanh nghiệp tư nhân ở các nước này có quy mô lớn là rất ít. 1.2. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. Trong một nền kinh tế thị trường, sự tăng trưởng và phát triển của khu vực tư nhân và sự phát triển của cộng đồng gắn liền với nhau trong một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Sự tăng trưởng và phát triển của khu vực tư nhân sẽ đem lại thu nhập cao hơn, y tế và giáo dục tốt hơn cho người dân và cộng đồng. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp, thu nhập cao hơn có nghĩa là thị trường rộng lớn hơn. Sức khỏe và giáo dục tốt hơn thì lực lượng lao động có năng suất cao hơn và năng suất cao hơn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận. Vai trò của KTTN trong nền kinh tế thị trường được thể hiện trên nhiều khía cạnh như đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, huy động nguồn lực trong xã hội vào sản xuất kinh doanh cho sản xuất kinh doanh… Thứ nhất: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào sản xuất kinh doanh, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế –xã hội đất nước. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong việc huy động mọi nguồn lực tiềm ẩn trong xã hội cho phát triển kinh tế. Nguồn lực này có thể tồn tại dưới các thức khác nhau như: tài chính, đất đai, thiết bị máy móc, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng lao động…sự phát triển kinh tế tư nhân sẽ khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng đó và xã hội hoá các yếu tố sản xuất tập trung vào phát triển kinh tế xã hội. Có thể khẳng định ở mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, khu vực kinh tế tư nhân có vai trò rất quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Do tính năng động, linh hoạt và hiệu quả nên kinh tế tư nhân luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn khu vực kinh tế công cộng và sự đóng góp này tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế các nước. Mức độ đóng góp của khu vực kinh tế này vào GDP thường dao động từ 40-70% GDP của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia. Nguồn vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất. Trong một nền kinh tế đang phát triển nguồn vốn rất khan hiếm và đặc biệt đối với các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam thì nguồn vốn càng khan hiếm hơn, khi các tổ chức tài chính chưa phát triển và không có khả năng huy động tiền tiết kiệm từ dân cư, cũng như hạn chế của ngân sách trong việc phân bổ vốn cho đầu tư. Do đó khả năng huy động vốn của khu vực KTTN trở nên rất quan trọng. Nếu các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN được đặt trong môi trường kinh doanh bình đẳng và được tạo cơ hội thuận lợi thì các chủ doanh nghiệp có thể tự tin mạo hiểm với khoản tiền tiết kiệm quý giá của bản thân họ, thậm chí của họ hàng và bạn bè họ để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Môi trường kinh doanh bình đẳng sẽ khiến các chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó các hoạt động và số phận kinh doanh của họ. Tuy nhiên do hệ thống tài chính kém phát triển nên các khoản tiền tiết kiệm có thể trở thành vốn sẵn có của các doanh nghiệp nhưng lại tồn tại dưới hình thức khác nhau nằm ngoài các thể chế tài chính chính thức. Thứ hai: Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo ra các cơ hội việc làm. Một kết quả của việc huy động vốn và hình thành vốn của các doanh nghiệp tư nhân là tạo ra cơ hội việc làm cho các thành viên khác trong cộng đồng. Việc làm sẽ mạng lại thu nhập cao cho những người lao động và nâng cao mức sống của gia đình họ. Nhìn chung, chủ doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN khác với các nhà quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước ở chỗ họ có quyền quyết định lớn hơn trong việc thuê mướn lao động (số lượng, kỹ năng cần thiết của người lao động). Vì vậy không những các doanh nhân hoàn toàn có thể tăng số lượng lao động làm thuê theo ý họ mà còn có thể nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực trong cộng đồng. Thứ ba: Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo nguồn thu thuế cho chính phủ đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước, làm gia tăng tổng sản phẩm quốc dân, thông qua các khoản thu thuế mà các doanh nghiệp tư nhân phải đóng góp cho nhà nước. Những năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân chiếm tới 49% vào GDP cả nước. Điều đó chứng tỏ rằng khu vực kinh tế này đang phát triển rất mạnh trong nền kinh tế và tạo cho nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ. Cùng với những ưu thế, sức sống tự phát mãnh liệt, và có khả năng lựa chọn quy mô phù hợp, KTTN là một khu vực năng động, dễ thích nghi. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế và với vai trò riêng của mình KTTN tạo ra cho mỗi quốc gia nhiều cơ hội phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế vốn có đó thì KTTN vẫn còn những mặt hạn chế của mình. KTTN có thể phá vỡ cơ cấu kinh tế hợp lý của nền kinh tế, do KTTN thường đầu tư vào ngành thương mại, dịch vụ, sản xuất ở những vùng đông dân cư như thị xã, thành phố… tức là lượng doanh nghiệp xuất hiện ở thành phố là rất lớn. KTTN có thể tạo ra sự phân hoá giàu nghèo lớn trong xã hội. Vì đặc điểm của KTTN là “ mạnh ai nấy chạy” tạo ra sư giãn cách lớn trong thu nhập. Với quy mô còn nhỏ, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ chưa cao vì vậy trong qúa trình hội nhập kinh tế KTTN rất khó cạnh tranh với các chủ thể kinh tế bên ngoài. Vì mục tiêu của KTTN luôn là tối đa hoá lợi nhuận, chạy theo lợi nhuận do đó họ sẵn sàng bất chấp mọi điều kiện để tăng doanh thu. Nhưng hạn chế mà khu vực KTTN này mang lại là cũng rất đáng kể. KTTN phát triển mạnh dẫn đến sự tập trung tài sản vào tay một số cá nhân. Điều này vừa tạo ra sự phân hoá về thu nhập vừa có thể tạo điều kiện cho một số kẻ lũng đoạn thị trường, rồi chạy theo thu nhập sẽ làm họ bỏ qua vấn đề môi trường tạo ô nhiễm môi trường và vấn đề công bằng xã hội mà nền kinh tế nào cũng mong muốn đạt tới. Như vậ
Tài liệu liên quan