Luận án Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Luận án làm sáng tỏ vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh để đưa ra quan điểm chung về cạnh tranh là quá trình kinh tế mà các chủ thể kinh tế ganh đua, tìm mọi biện pháp để chiếm lĩnh thị trường để nâng cao vị thế của mình. Bên cạnh đó, luận án sử dụng số liệu thực tế giai đoạn 2008- 2013 để làm sáng tỏ các lực lượng quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam như: mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam(NHTMVN), mối đe dọa của người gia nhập thủ tiềm năng, mối đe dọa của các sản phẩm thay thế và sức mạnh của người mua. 2. Luận án đã phân tích và chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành(bao gồm các yếu tố như mức độ cạnh tranh, thị phần, rào cản gia nhập) với năng lực cạnh tranh của các NHTMVN (bao gồm các yếu tố tốc độ tăng trưởng và hiệu quả tài chính). 3. Luận án sử dụng số liệu thực tiễn phân tích hoạt động của các ngân hàng thông qua phương pháp mô tả thống kê và kết hợp phương pháp bao dữ liệu(DEA); phương pháp biên ngẫu nhiên(SFA) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTMVN. Bên cạnh đó, luận án sử dụng mô hình Tobit và mô hình hồi qui để kiểm định chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc cạnh tranh ngành tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMVN như: rào cản gia nhập, tốc độ tăng trưởng, thị phần có quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài chính.

pdf2 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Chuyên ngành: Kinh tế học (Kinh tế Vi mô) Mã số: 62.31.01.01 Nghiên cứu sinh: Đoàn Việt Dũng. Mã NCS: NCS29.06VMI Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Phạm Văn Minh 2. PGS.TS. Tô Trung Thành Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận. 1. Luận án làm sáng tỏ vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh để đưa ra quan điểm chung về cạnh tranh là quá trình kinh tế mà các chủ thể kinh tế ganh đua, tìm mọi biện pháp để chiếm lĩnh thị trường để nâng cao vị thế của mình. Bên cạnh đó, luận án sử dụng số liệu thực tế giai đoạn 2008- 2013 để làm sáng tỏ các lực lượng quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam như: mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại của các ngân hàng thương mại Việt Nam(NHTMVN), mối đe dọa của người gia nhập thủ tiềm năng, mối đe dọa của các sản phẩm thay thế và sức mạnh của người mua. 2. Luận án đã phân tích và chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành(bao gồm các yếu tố như mức độ cạnh tranh, thị phần, rào cản gia nhập) với năng lực cạnh tranh của các NHTMVN (bao gồm các yếu tố tốc độ tăng trưởng và hiệu quả tài chính). 3. Luận án sử dụng số liệu thực tiễn phân tích hoạt động của các ngân hàng thông qua phương pháp mô tả thống kê và kết hợp phương pháp bao dữ liệu(DEA); phương pháp biên ngẫu nhiên(SFA) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTMVN. Bên cạnh đó, luận án sử dụng mô hình Tobit và mô hình hồi qui để kiểm định chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc cạnh tranh ngành tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMVN như: rào cản gia nhập, tốc độ tăng trưởng, thị phần có quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài chính. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở chỉ ra một số nhân tố phi hiệu quả kìm hãm hiệu quả hoạt động của các NHTMVN, luận án đưa ra một số kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, trong đó những điểm mới tập trung vào các nội dụng sau: 1. Giải pháp từ phía Chính phủ: hoàn thiện luật cạnh tranh nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực và đảm bảo sự bình đẳng cho các đối tượng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và xây dựng vai trò Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để NHNN độc lập với mối quan hệ Chính phủ. Chính phủ cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát để giảm thiểu sự thất thoát lãng phí, tối thiểu hóa chi phí quản lý, ngăn ngừa tham nhũng và tiêu cực. Bên cạnh đó, cần thay đổi thể chế để các tổ chức tín dụng quốc tế có thể mua lại, sáp nhập hoặc gia tăng sở hữu vốn cổ phần để đẩy nhanh xử lý nợ xấu. 2. Đối với NHNN cần: tăng cường giám sát hoạt động của hệ thống theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế và không can thiệp sâu bằng các mệnh lệnh hành chính. Bên cạnh đó, NHNN rà soát các cơ chế chính sách theo hướng thị trường, tạo môi trường lành mạnh cho hệ thống ngân hàng. NHNN cần cương quyết thực hiện sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng yếu kém. 3. Kiến nghị các NHTM cần nâng cao năng lực tài chính vầ chủ động liên doanh liên kết để tận dụng nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý từ các nước có hệ thống ngân hàng phát triển. Thị trường ngày một khắt khe nên các NHTM phải phát triển thị trường mục tiêu theo thế mạnh của riêng ngân hàng mình và phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo chiều sâu mới chiếm lĩnh được thị phần. Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Văn Minh PGS.TS. Tô Trung Thành Nghiên cứu sinh Đoàn Việt Dũng
Tài liệu liên quan