Luận án Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai trong quá trình ðô thị hoáở thành phố Hà Nội

Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa(CHXHCN) Việt Nam, “là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của ðảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọngcủa cả nước” [71-31]. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thủ đô Hà Nội có vị trí quan trọng hàng đầu, không chỉ đóng góp tiềm lực kinh tếcho quốc gia, Hà Nội còn là nơi nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện, nhân rộng những chủ trương đường lối kinh tế của ðảng, phục vụ việc hoạch định những chiến lược kinh tế của đất nước. Một trong những mục tiêulớn đã được ðảng và Nhà nước đặt ra là xây dựng, phát triển Thủ đô xứngđáng với vị thế Thủ đô của đất nước có 100 triệu dân vào năm 2020. Chính vì vậy vấn đề đô thị hoá (ðTH) ở thành phố Hà Nội không chỉ có ý nghĩa về mặt phát triển kinh tế, mà còn là mục tiêu, là động lực để xây dựng, phát triển thành phố Hà Nội “ văn minh, hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội” [71-31]. ðất đai là nguồn nội lực quan trọng hàng đầu của sựnghiệp ðTH không chỉ để đáp ứng nhu cầu về mặt bằng, mà còn là hàng hoá đặc biệt để khai thác nhằm tạo ra nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triểnđô thị. Kể từ sau khi có Luật ðất đai năm 1987, đặc biệt sau Luật ðất đai năm 1993, tốc độ ðTH ở Thành phố Hà Nội diễn ra ngày càng nhanh. Do ảnh hưởng của ðTH, đất đai ở Hà Nội biến động mạnh cả về mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp nông thôn thu hẹp dần, diện tích đất đô thị tăng lên nhanh chóng, quan hệ kinh tế đất đô thị cũng được tiền tệ hoá theo quy luật của KTTT. Quan hệ sử dụng đất đô thị có những phát sinh phức tạp mà nhiều khi đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước - đó là tình trạng tự chuyển 2 mục đích sử dụng đất trái pháp luật, sự quá tải củahạ tầng kỹ thuật đô thị; ô nhiễm môi trường; thiếu vốn đầu tư cho ðTH ðặc biệt đô thị phát triển không theo đúng mục tiêu định hướng của Nhà nước docông tác xây dựng và quản lý quy hoạch kém (trong đó có cả quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất). Giá cả đất đô thị trên thị trường bất động sản có những biến động rất phức tạp, gây ra những khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội. Do biến động của quan hệ sử dụng đất trong quá trình ðTH, tình hình chính trị - xã hội cũng có những biểu hiện xấu như: cách biệt giàunghèo ngày càng lớn; tình trạng khiếu kiện ngày càng gia tăng, đặc biệt khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ lớn ðể cải tạo và phát triển đô thị, Thành phố đã phải đầu tư hàng tỷ USD, trong đó chủ yếu là từ các nguồn vốn vay của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, nguồn vốn này không phải hoàn toàn được sử dụng để đầu tư trực tiếp cho các công trình đô thị, nó còn được sử dụng cho chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB). ðể giải quyết vấn đề vốn đầu tư, từ năm 1997 thành phố Hà Nội đã thí điểm đấu giá quyền sử dụng đất (QSDð). Chủ trương này đã góp phần tháo gỡ khó khănvề vốn đầu tư cho một số dự án trọng điểm. Tuy nhiên thực tế ở thành phố Hà Nội, vấn đề khai thác nguồn lực đất đai thông qua hình thức giao đấtbằng đấu giá, đấu thầu nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt bằng đất đai cho các nhà đầu tư và vốn đầu tư cho ðTH chỉ mới ở mức làm điểm. Vai trò của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất với chức năng là đại diện cho sở hữu toàn dân về đất đai chưa rõ ràng, hiệu quả quản lý thấp; quan hệ kinh tế giữa đại diện sở hữu đất đai với người sử dụng đất (SDð) chưa minh bạch và nhiều bứcxúc nảy sinh., trong quá trình ðTH ở thành phố Hà Nội. ðó là những nội dung cần được nghiên cứu và lý giải cả về lý luận và thực tiễn. Là cán bộ công tác nhiều năm về quản lý đất đai, quản lý đô thị tại thành phố Hà Nội, nghiên cứu sinh nhận thức: ðTH và vấn đề đất đai trong quá trình ðTH; quản lý nhà nước về ®Êt ®ai trong nền KTTT ở nước ta trong đó có thành phố Hà Nội là những vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án là “Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai trong quá trình ðô thị hoáở thành phố Hà Nội”.

pdf203 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai trong quá trình ðô thị hoáở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan