Luận văn Hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long

Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nền kinh tế nước ta đã đạt được những bước tiến vững chắc, khẳng định sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là một đường lối đúng đắn. Trong điều kiện mới của nền kinh tế với các chính sách đầy ưu ái của Nhà nước ngành kinh doanh thương mại đã đóng vai trò hết sức quan trọng, dặc biệt là ngành kinh doanh xuất nhập khẩu. Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới kinh doanh xuất nhập khẩu không những đóng vai trò là đơn vị thu hút ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước mà nó còn đóng vai trò là cầu nối thúc đẩy mối quan hệ giao lưu kinh tế, giao lưu buôn bán giữa nước ta và các nước trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bằng việc mua hàng hoá trong nước và tiêu thụ sang nước ngoài các doanh nghiệp này thực sự đã trở thành cầu nối quan trọng trong giao lưu hàng hoá trong nước và nước ngoài ,thực hiện tốt chức năng lưu chuyển hàng hoá của mình. Mục tiêu của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng là nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm chủ được giá cả và thị trường vốn, tạo uy tín làm ăn lâu dài với khách hàng nước ngoài. Để thực hiện được mục tiêu đó các công ty bên cạnh hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của mình sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh thì còn cần phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá. Công tác này có ý nghĩa quan trọng với đối với chất lượng công tác kế toán , giúp cho ban lãnh đạo công ty nắm bắt và xử lý kịp thời và từ đó đưa ra các quyết định xử lý đúng đắn. Nhận thức được vai trò của công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu nói chung và tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long nói riêng, được trang bị kiến thức lý luận ở trường cùng với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn: Trần Thị Phượng, các cán bộ phòng kế toán công ty em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long”. Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu và kết luận còn có các phần sau: Chương I: Lý luận cơ bản về hạch toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Chương II: Thực tế công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long. Chương II: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long.

doc91 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nền kinh tế nước ta đã đạt được những bước tiến vững chắc, khẳng định sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là một đường lối đúng đắn. Trong điều kiện mới của nền kinh tế với các chính sách đầy ưu ái của Nhà nước ngành kinh doanh thương mại đã đóng vai trò hết sức quan trọng, dặc biệt là ngành kinh doanh xuất nhập khẩu. Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới kinh doanh xuất nhập khẩu không những đóng vai trò là đơn vị thu hút ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước mà nó còn đóng vai trò là cầu nối thúc đẩy mối quan hệ giao lưu kinh tế, giao lưu buôn bán giữa nước ta và các nước trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bằng việc mua hàng hoá trong nước và tiêu thụ sang nước ngoài các doanh nghiệp này thực sự đã trở thành cầu nối quan trọng trong giao lưu hàng hoá trong nước và nước ngoài ,thực hiện tốt chức năng lưu chuyển hàng hoá của mình. Mục tiêu của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng là nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm chủ được giá cả và thị trường vốn, tạo uy tín làm ăn lâu dài với khách hàng nước ngoài. Để thực hiện được mục tiêu đó các công ty bên cạnh hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của mình sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh thì còn cần phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá. Công tác này có ý nghĩa quan trọng với đối với chất lượng công tác kế toán , giúp cho ban lãnh đạo công ty nắm bắt và xử lý kịp thời và từ đó đưa ra các quyết định xử lý đúng đắn. Nhận thức được vai trò của công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp kinh doanh Xuất nhập khẩu nói chung và tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long nói riêng, được trang bị kiến thức lý luận ở trường cùng với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn: Trần Thị Phượng, các cán bộ phòng kế toán công ty em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long”. Luận văn tốt nghiệp tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu và kết luận còn có các phần sau: Chương I: Lý luận cơ bản về hạch toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Chương II: Thực tế công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long. Chương II: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long. I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 1- Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá là hoạt động phức tạp hơn hoạt động kinh doanh hàng hoá nội địa. Đây là hoạt động giao dịch mà các đối tác thực hiện là các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp nước ngoài có ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau, chính sách ngoại thương khác nhau, theo các hợp đồng hàng hoá ký kết thanh toán bằng ngoại tệ. Về thị trường: Trước kia, thị trường xuất khẩu hàng hoá chủ yếu của nước ta là các nước XHCN, nay thị trường được mở rộng sang các nước khác trên thế giới. Đây là thuận lợi, đồng thời cũng là thách thức vì thị trường được mở rộng kéo theo nó là những biến động và rủi ro có thể xảy ta với bất kỳ doanh nghiệp nào nếu không có sự thận trọng trong việc tìm kiếm, lựa chọn đối tác kinh doanh cũng như thị trường. Hơn nữa việc mở rộng thị trường cũng có nghĩa là chúng ta chấp nhận có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Một khó khăn nữa là Nhà nước ta đến nay không còn giao các pháp lệnh về chỉ tiếu kế hoạch, không chỉ định nguồn hàng, đối tượng giao dịch như trước , do đó đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải tự tìm nguồn hàng, bạn hàng, tự cân đối về mặt tài chính, tự tổ chức giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và tự thanh toán sao cho có hiệu quả nhất. - Về đối tượng xuất khẩu: Hàng hoá trong kinh doanh xuất khẩu bao gồm nhiều loại, trong đó xuất khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước như rau quả tươi, hàng mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ…Hiện nay nước ta đang chủ trương đa dạng hoá các mặt hàng nhằm khai thác triệt để các thế mạnh trong nước, nhưng thực tế cho thấy về lâu dài việc chỉ tập trung phát triển theo chiều rộng là không hiệu quả. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. - Đặc điểm về thời gian lưu chuyển hàng hoá: Thời gian lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu bao giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh nội địa do hàng hoá phải chuyển qua biên giới của một hay nhiều nước, qua nhiều thủ tục phức tạp như thủ tục hải quan …..dó đó kéo theo nhiều khoản chi phí phát sinh như chi phí vận chuyển, bảo quản bốc dỡ…có thể này sinh ra các vấn đề phức tạp, khó quản lý, nhiều rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng của sản phẩm, hàng hoá, thời gian thu hồi vốn chậm, chi phí phải trả lãi vay tăng. -Đặc điểm về thời giao nhận hàng và thời điểm thanh toán: Thời gian giao nhận hàng và thời điểm thanh toán thường không trùng nhau mà có khoảng cách dài. - Đặc điểm về phương thức thanh toán: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (letter of credit- L/C ). Ngoài ta các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức khác như phương thức chuyển tiền (remitance), phương thức ghi sổ hay mở tài khoản (open account), phương thức nhờ thu (collection of payment).. -Đặc điểm về tập quán, pháp luật: Hai bên mua bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thưong mại quốc tế. 2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu a. Lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu là gì ? Lưu chuyển hàng hoáxuất khẩu là quá trình đưa hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng thông qua các phương thức mua bán và được thực hiện bởi các đơn vị kinh doanh xuất khẩu Hoạt động lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu là hoạt động liên tục, thường xuyên của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá. b. Ý nghĩa, nhiệm vụ của hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Thu nhập của các đơn vị kinh doanh xuất- nhập khẩu hình thành do có sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá. Đây cũng là nguồn bù đắp tất cả các nguồn chi phí phát sinh trong kỳ. Vì vậy khi doanh nghiệp tìm được nguồn hàng tốt giảm được chi phí thu mua, chi phí quản lý, kiểm soát được khối lượng, giá cả hàng hoá bán ra chính là cơ sở cho việc nâng cao danh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên việc mua bán, dự trữ, bảo quản hàng hoá là những hoạt động phức tạp đòi hỏi công tác lưu chuyển hàng hoá phải đượctổ chức hợp lý theo những chuẩn mực kế toán chung đồng thời vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá không những là điều kiện tốt để quản lý chặt chẽ và đảm bảo an toàn cho hàng hoá mà còn có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ để cung cấp thông tin cho các nhà quản lý ra các quyết định hữu hiệu, đó là: -Tổ chức tốt công tác lưu chuyển chứng từ và sổ sách kế toán -Phân bổ hợp lý chi phí thu mua cho số hàng đã bán và số hàng còn trong kho cuối kỳ. -Phản ánh kịp thời khối lượng hàng hoá , ghi nhận đúng doanh thu xuất khẩu và các chỉ tiêu khác có liên quan đến khối lượng hàng bán. -Quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ kho hàng hoá. - Lựa chọn phương pháp và xác định giá vốn hàng tiêu thụ để đảm bảo độ chính xác của chỉ tiêu lãi gộp. - Xác định đúng kết quả tiêu thụ hàng xuất khẩu và thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ. -Theo dõi công nợ với nhà cung cấp và khách hàng. *Quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu bao gồm các khâu mua và bán hàng không qua chế biến, thực chất đó là quá trình vận động của vốn kinh doanh . Nghiệp vụ mua bán hàng lại liên quan đến việc thanh toán với các nhà cung cấp, các khách hàng, các hình thức thanh toán với từng nguồn hàng. Vì vậy nội dung của hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và xác định kết quả tiêu thụ gồm: -Hạch toán chi tiết hàng hoá -Hạch toán quá trình mua hàng -Hạch toán quá trình xuất khẩu -Hạch toán xác định kết quả hàng xuất khẩu II- HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH MUA HÀNG Thu mua hàng hoá là giai đoạn đầu tiên trong quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, thực chất là sự vận động của vốn kinh doanh từ hình thái vốn tiền tệ sang hình thái vốn hàng hoá. Quá trình này hoàn tất khi hàng hoá mua đã kiểm nghiệm, nhập kho hoặc chuyển bán thẳng và tiền hàng đã thanh toán cho bên bán hoặc chấp nhận thanh toán. Việc thu mua hàng hoá phải đảm bảo phối hợp với các khâu khác một cách đồng bộ, kịp thời, không dự trữ qúa nhiều gây ứ đọng vốn hoặc không quá Ýt làm gián đoạn quá trình xuất khẩu. 1. Các phương thức mua hàng Việc thu mua hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau theo từng điều kiện cụ thể, đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình mà doanh nghiệp lựa chọn những phương thức thích hợp nhất trong các phương thức sau đây: -Phương thức chuyển hàng -Phương thức nhận hàng trực tiếp tại kho bên bán -Các phương thức khác như phương thức mua hàng theo hình thức khoán, đặt hàng, đổi hàng, uỷ thác thu mua… 2. Tính giá hàng hoá mua vào Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, khối lượng hàng hoá luân chuyển chủ yếu là mua ngoài từ các cơ sở sản xuất. Hàng hoá nhập kho trong kinh doanh xuất nhập khẩu theo qui định được tính giá thực tế tương tự như hàng hoá trong kinh doanh nội địa. Giá thực tế của hàng hoá mua vào tuỳ theo từng nguồn hàng khác nhau cũng như tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp áp dụng. Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong giá mua không bao gồm thuế GTGT đầu vào, còn đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trong giá mua bao gồm thuế GTGT đầu vào. Cụ thể: Giá thực tế của hàng hoá thu mua trong nước = Giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí sơ chế hoàn thiện + Chi phí thu mua hàng hoá - Giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại(nếu có) Giá thực tế của hàng hoá nhập khẩu = Giá mua hàng hoá nhập khẩu(CIF) + Thuế nhập khẩu + Chi phí thu mua hàng nhập khẩu - Giảm giá hàng mua, chiết khấu TM(nếu có) Giá thực tế hàng thuê ngoài gia công chế biến = Giá mua hàng hoá xuất gia công + Chi phí liên quan đến gia công 3 - Hạch toán tổng hợp quá trình mua hàng Để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hoá tuỳ theo điều kiện cụ thể và đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp , kế toán sử dụng một trong hai phương pháp sau đây: -Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX ): Là phương pháp theo dõi phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá trên sổ sách kế toán . Phương pháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn. -Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK): Là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên liên tục về tình hình biến động của các loại hàng hoá trên TK phản ánh hàng tồn kho mà chỉ phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cở sở kiểm kê cuối kỳ, xác định trị giá hàng hoá xuất bán trong kỳ dựa vào kết quả kiểm kê: Trị giá hàng hoá xuất trong kỳ = Trị giá hàng hoá tồn đầu kỳ + Trị giá hàng hoá nhập trong kỳ - Trị giá hàng hoá tồn cuối kỳ Phương pháp này có độ chính xác không cao mặc dù tiết kiệm được công sức ghi chép nên chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanh những loại vật tư hàng hoá khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán. Mỗi phương pháp hạch toán trên đều có những đặc điểm riêng về tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán. Nhiệm vụ của kế toán là xác định phương pháp hạch toán thích hợp và thực hiện nhất quán trong kỳ kinh doanh. 3.1 Tài khoản sử dụng: TK 156- Hàng hoá: Dùng để phản ánh trị giá hàng hoá hiện có của doanh nghiệp tồn kho (theo phương pháp KKĐK), trị giá hàng hoá tồn kho và nhập xuất trong kỳ báo cáo ( theo phương pháp KKTX) Nội dung kết cấu của TK 156: Bên Nợ: -Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá thực tế của hàng hoá tại kho bao gồm cả giá mua và chi phí thu mua ( theo phương pháp KKTX) -Phản ánh trị giá hàng tồn kho cuối kỳ ( theo phương pháp KKĐK) Bên Có: - Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho ( theo phương pháp KKTX) -Giảm giá, chiết khấu thương mại, trị giá của hàng trả lại người bán (PPKKTX) -Phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ ( theo phương pháp KKTX) -Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ đã kết chuyển ( theo phương pháp KKĐK) Dư Nợ: Trị giá thực tế của hàng hoá tồn kho TK 156 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 TK 1561: Giá mua hàng hoá TK 1562: Chi phí thu mua hàng hoá TK 611 (6112)-Mua hàng hoá : TK này phản ánh giá trị hàng hoá mua và theo giá thực tế và được chi tiết theo từng hàng hoá, chỉ sử dụng cho các doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp KKĐK. Kết cấu của TK này như sau Bên Nợ: Trị giá thực tế của hàng hoá chưa tiêu thụ đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ do các nguyên nhân như mua vào hay nhận cấp phát. Bên Có: -Giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại, chiết khấu thương mại. -Trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ. TK 151: Hàng mua đi đường dùng để phản ánh trị giá hàng mua đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa nhập kho còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, kho bãi hoặc đã về doanh nghiệp nhưng đang kiểm nhận chờ kiểm nhận để nhập kho. TK 151 có nội dung kết cấu như sau: Bên Nợ: phản ánh giá trị hàng đang đi đường tăng Bên Có: Phản ánhgiá trị hàng đang đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng Dư Nợ: Giá trị hàng đang đi đường (đầu và cuối kỳ) Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các TK 111, 112, 331, 311, 1331… 3.2 Phương pháp hạch toán: a. Trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX: *Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ -Khi mua hàng hoá căn cứ vào hoá đơn bán hàng của người bán, phiếu nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561):Trị giá hàng nhập kho Nợ TK 151 : Trị giá hàng đang đi đường Nợ TK 157 : Hàng mua chuyển thẳng đi xuất khẩu Nợ TK 133 :Thuế GTGT được khấu trừ Có TK liên quan ( 111, 112, 331, 311….): Tổng giá thanh toán Các khoản chi phí thu mua thực tế phát sinh Nợ TK 156 ( 1562 ) : Chi phí thu mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 :Thuế GTGT được khấu trừ Có TK liên quan ( 111, 112, 331…) Các khoản giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại được hưởng khi mua hàng, hàng mua trả lại người bán: Nợ TK liên quan( 111, 112, 331, 1388…): Tổng số tiền thanh toán Có TK 133 (1331) :Thuế GTGT đầu vào tương ứng Có TK 156 (1561) : Số giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại, hàng mua bị trả lại -Trường hợp doanh nghiệp phải tự bỏ chi phí ra để tự hoàn thiện hàng hoá Nợ TK 154 :Trị giá thực tế hàng thuê ngoài gia công, chế biến hoàn thiện Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào (nếu có) Có TK 156( 1561): Trị giá hàng hoá xuất chế biến, hoàn thiện Có TK 111, 112, 331… Các chi phí hoàn thiện Khi hàng hoá hoàn thiện xong nhập kho, kế toán ghi Nợ TK 156 (1561) Có TK 154 *Trường hợp hàng hoá thiếu so với hoá đơn: Kế toán chỉ phản ánh số thực nhập, số thiếu căn cứ vào biên bản kiểm nhận thông baó cho bên bán biết hoặc ghi sổ: Nợ TK 156 (1561): Trị gía số thực nhập kho theo giá không thuế GTGT Nợ TK 1381 : Trị giá số thiếu ( không có thuế GTGT) Nợ TK 133 :Thuế GTGT theo hoá đơn Có TK 331 : Tổng giá trị thanh toán theo hoá đơn Khi xử lý: Nếu người bán giao tiếp số còn thiếu Nợ TK 156 (1561): Người bán giao tiếp số còn thiếu Có TK 138 ( 1381) : Xử lý số thiếu Nếu người bán không còn hàng: Nợ TK 331: Ghi giảm số tiền phải trả người bán Có TK 133( 1331) Thuế GTGT của số hàng thiếu trên Có TK 138( 1381) Xử lý số thiếu Nếu mất do lỗi của cá nhân, cá nhân phải bồi thường Nợ TK 138( 1388), 334: Cá nhân bồi thường Có TK 133( 1331): thuế GTGT của số hàng thiếu Có TK 138 (1381): Xử lý số thiếu Nếu thiếu không xác định được nguyên nhân: Nợ TK 632: Số thiếu không rõ nguyên nhân Có TK 138 (1381): Xử lý số thiếu * Trường hợp hàng thừa so với hoá đơn Có hai cách để xử lý trường hợp trên Cách 1: Nếu nhập kho toàn bộ số hàng hoá trên kể cả số thừa Nợ TK 156: Trị giá toàn bộ số hàng hoá ( giá chưa có thuế ) Nợ TK 133: Thuế GTGT tính theo số hoá đơn Có TK 331, 111, 112…: Trị giá thanh toán theo hoá đơn Có TK 338( 3381): Trị giá hàng còn thừa ( chưa có thuế GTGT) Căn cứ vào quyết định xử lý , ghi -Nếu trả lại người bán Nợ TK 338 (3381) : Trị giá hàng còn thừa đã xử lý Có TK 156: Trả lại số thừa -Nếu đồng ý mua tiếp số thừa Nợ TK 338( 3381) : Trị giá hàng thừa( giá ngoài thuế GTGT) Nợ TK 133 : Thuế GTGT của số hàng trên Có TK 331 : Tổng thanh toán số hàng thừa - Nếu thừa không rõ nguyên nhân, ghi tăng thu nhập Nợ TK 338( 3381): Trị giá hàng thừa Có TK 711: Số thừa không rõ nguyên nhân *Nếu nhập theo số hoá đơn Khi nhập kho, ghi nhận số nhập như trường hợp trên, số thừa coi như giữ hộ người bán và ghi: Nợ TK 002 Khi xử lý số thừa ghi : Có TK 002 Đồng thời căn cứ vào cách xử lý cụ thể hạch toán như sau -Nếu đồng ý mua tiếp số thừa: Nợ TK 156 : Trị giá hàng thừa ( giá chưa có thuế GTGT ) Nợ TK 133 : Thuế GTGT của số hàng thừa trên Có TK 331: Tổng số thanh toán số hàng trên -Thừa không rõ nguyên nhân ghi Nợ TK 156 (1561 ): Trị giá số thừa Có TK 3381: Trị giá số thừa * Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: do phần thuế GTGT được tính vào giá thực tế của hàng hoá thu mua nên trị giá hàng hoá mua vào bao gồm tổng gía thanh toán. Các bút toán tương tự như đối với các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ nhưng kế toán không sử dụng TK 133 -Khi mua hàng hoá nhập kho căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 156 (1561): Giá mua có thuế GTGT đầu vào Có TK có liên quan (111, 112, 331… ): Tổng giá thanh toán -Các khoản chi phí thu mua hàng hoá phát sinh Nợ TK 156 (1562) : Tập hợp chi phí thu mua phát sinh Có TK liên quan ( 111, 112,331.. ) Tổng chi phí thu mua -Các khoản giảm giá hàng mua, hàng mua bị trả lại, chiết khấu thương mại Nợ TK liên quan (111, 112, 331.. ) Có TK 156 : Trị giá hàng hoá gồm có cả thuế b. Trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK TK 151, 156, 157 TK 6112 TK 111,112, 331.. TK133 TK 111, 112,331.. TK 631, 632 TK133 TK 632 KÕt chuyÓn hµng ho¸ tån ®Çu kú Gi¶m gi¸ hµng mua, hµng mua tr¶ l¹i, chiÕt khÊu TM TrÞ gi¸ hµng ho¸ mua vµo trong kú VAT ®­îc khÊu trõ Gi¸ vèn cña hµng ho¸ tiªu thô trong kú ThuÕ GTGT Hµng ho¸ gia c«ng xong nhËp l¹i kho, gi¸ vèn cña hµng b¸n bÞ tr¶ l¹i KÕt chuyÓn trÞ gi¸ hµng ho¸ tån cuèi kú III- HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Quá trình xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả tiêu thụ. Thời điểm xác định hàng hoá đã hoàn thành việc xuất khẩu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người nhập khẩu. Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nên thời điểm ghi chép hoàn thành xuất khẩu là thời điểm hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan, xếp lên phương tiện vận chuyển và đã rời sân ga, biên giới cầu cảng… Nhiệm vụ của kế toán là ghi chép phản ánh đúng, đủ các chỉ ti
Tài liệu liên quan