Luận văn Một số giải phấp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003- 2010

Cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong thương mại thế giới với giá trị trao đổi toàn cầu đạt 5,26 tỷ USD trong năm 2002. Cà phê cũng là nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển. Có khoảng 70 nước sản xuất cà phê trên thế giới, trong số đó 45 nước thành viên của Tổ chức cà phê quốc tế chiếm tới 97% tổng nguồn cung cà phê toàn cầu. Theo hệ thống mã HS của Việt Nam, cà phê theo mã số HS 090100 “Cà phê các loại rang hoặc chưa rang, đã khử hoặc chưa khử cafein” - thuộc nhóm hàng nông sản được khuyến khích xuất khẩu với mức thuế suất xuất khẩu 0% . Trong những năm gần đây, cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Nếu như năm 1980, cả nước mới có 22,5 ngàn ha cà phê với sản lượng 8,4 ngàn tấn thì đến năm 2000, diện tích cà phê đã tăng lên tới 255 ngàn ha, sản lượng 554 ngàn tấn. Với các điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho trồng cây cà phê tại nhiều địa phương trong cả nước, Việt Nam có nhiều lợi thế để sản xuất và xuất khẩu cà phê: năng suất thấp, giá thành rẻ và chất lượng cà phê tương đối tốt.Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng liên tục trong những năm đầu của thập niên 90, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Cà phê cũng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996- 2000. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Khả năng dự trữ, chế biến còn rất hạn chế; chất lượng cà phê không cao; giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn ở mức thua thiệt trên thị trường thế giới; xuất khẩu cà phê nhân thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng xuất khẩu; thị trường xuất khẩu đã có những bước phát triển nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu qua trung gian.Thêm vào đó, tình hình thị trường cà phê quốc tế trở nên không thuận lợi trong những năm gần đây đã làm xuất khẩu cà phê của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Giá cà phê trên thị trường thế giới giảm liên tục, đặc biệt là từ năm 1998 tới nay, đã làm hiệu quả xuất khẩu cà phê giảm mạnh, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh cà phê của Việt Nam. Để khắc phục những khó khăn đang hạn chế sự phát triển của ngành cà phê, nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, cần đánh giá được những yếu tố tác động tới khả năng phát triển của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới và tìm ra những giải pháp thích hợp cho sự phát triển bền vững của ngành cà phê. Mục tiêu của luận văn này tập trung mô tả các đặc điểm, cơ cấu và xu hướng phát triển thị trường cà phê thế giới trong những năm tới, triển vọng phát triển sản xuất cà phê của Việt Nam và khả năng xuất khẩu của cà phê Việt Nam, phân tích các nhân tố cản trở sự phát triển của xuất khẩu cà phê của Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu chủ yếu.từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp cho sự phát triển của ngành cà phê, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu, khẳng định vị trí của cây cà phê trong chiến lược phát triển xuất khẩu của cả nước. Trên cơ sở đó, em đã chia luận văn thành 3 chương: Chương I: Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới Chương II: Thực trạng tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn đến 2010 Em xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Vũ Thị Kim Oanh cùng các thầy cô giáo trong khoa, công ty VINACAFE đã tạo điều kiện hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành khóa luận này.

doc113 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải phấp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2003- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan