Luận văn Một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong nền kinh tếthịtrường định hướng XHCN ởnước ta hiện nay, sựtồn tại nhiều hình thức tổchức sản xuất kinh doanh, nhiều loại hình doanh nghiệp với những quy mô, trình độkhác nhau là tất yếu. Việc tập trung sản xuất ởquy mô nhỏsẽkhai thác tối đa lợi thếvềtính đa dạng hóa của sản phẩm, đáp ứng từng phân khúc rất nhỏcủa thịtrường, giúp các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên thịtrường, đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro do biến động của thịtrường. Quy mô gọn nhẹnên khảnăng thu hút vốn trong dân dễdàng và nhanh chóng, phát huy được nội lực trong nền kinh tế. Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có DNNVV. Phát triển khu vực kinh tếcác DNNVV là một nhiệm vụquan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sựra đời của Luật Doanh Nghiệp 2005, Luật Đầu Tư2005 đã có những tác động tích cực đến quá trình phát triển doanh nghiệp của Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cảcác loại hình doanh nghiệp. Việc phát triển DNNVV góp phần đa dạng hoá các thành phần kinh tế, góp phần đáng kểvào sựtăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độphát triển của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, dich vụcho nền kinh tế. DNNVV còn góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động. Với tỷtrọng hơn 96% trong tổng sốcác doanh nghiệp là DNNVV, DNNVV đã đóng góp đáng kểvào sựphát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Do đó, các chính sách của Chính phủnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát 11 triển là hết sức cần thiết. Thời gian qua, thông qua hàng loạt các Nghị định, Thông tư, Chỉthịvềcác chính sách hỗtrợcho sựphát triển của các DNNVV được ban hành chứng tỏNhà nước ta đã đánh giá đúng vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn như: sựphân biệt đối xửvềhành chính giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nguồn vốn hoạt động hạn chế, cơhội tiếp cận với các nguồn tài trợcòn gặp nhiều trởngại, khoa học công nghệlạc hậu, trình độquản lý kinh doanh còn yếu kém, Trong đó, vấn đềnguồn vốn hoạt động của các DNNVV là vấn đềquan trọng và cấp thiết nhất. Do đó, việc lựa chọn đềtài vềcác chính sách tài chính thúc đẩy sự phát triển các DNNVV nhằm góp phần mởra nhiều cơhội cho các DNNVV tiếp cận với các nguồn vốn đa dạng hơn đểcác doanh nghiệp mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và ngày càng phát triển mạnh mẽhơn góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

pdf110 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ***** NGUYỄN THỊ THANH BÌNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ***** NGUYỄN THỊ THANH BÌNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS NGUYỄN THỊ NHUNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008 3 MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Mục lục Danh mục các cụm từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ, biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích của đề tài 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6. Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..............1 1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...........................1 1.1.1 Khái niệm ..................................................................................................1 1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................3 1.1.2.1 Đặc điểm về vốn.....................................................................................3 1.1.2.2 Đặc điểm về lao động.............................................................................3 1.1.2.3 Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị .........................................4 1.2 Nguồn tài trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.......4 1.2.1 Tín dụng ngân hàng...................................................................................4 1.2.1.1 Tín dụng ngắn hạn tài trợ cho kinh doanh .............................................5 4 1.2.1.2 Tín dụng trung và dài hạn để tài trợ cho đầu tư .....................................7 1.2.1.3 Vai trò tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tín dụng ngân hàng ....................................................................................................................8 .... . ........................................................................................................................ 1.2.2 Thuê mua tài chính..................................................................................10 1.2.2.1 Tổng quan về hoạt động thuê mua tài chính ........................................10 1.2.2.2 Vai trò tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của thuê mua tài chính .... .....................................................................................................................14 1.2.3 Các quỹ đầu tư.........................................................................................15 1.2.4 Các nguồn tài trợ khác ............................................................................19 1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế......................20 1.3.1 Đóng góp vào GDP .................................................................................20 1.3.2 Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước .......................................................20 1.3.3 Góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các vấn đề xã hội...... .... .....................................................................................................................21 1.4 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước............21 Kết luận chương 1 ..........................................................................................24 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM......................................................25 2.1 Các chính sách của Nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .. ..........................................................................................................................25 2.2 Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.........................28 2.3 Thực trạng về khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ..........................................................33 2.3.1 Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ tín dụng ngân hàng ............33 5 2.3.2 Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ từ cho thuê tài chính ..........46 2.3.3 Thực trạng tiếp cận nguồn tài trợ thông qua các quỹ hỗ trợ, quỹ đầu tư.... .... .....................................................................................................................50 2.4 Những tồn tại, khó khăn, hạn chế và những vấn đề đặt ra..................52 Kết luận chương 2 ..........................................................................................55 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA..................56 3.1 Định hướng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước ..... ..........................................................................................................................56 3.2 Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn từ các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................................................58 3.2.1 Giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................58 3.2.1.1 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ..............................................58 3.2.1.2 Thiết lập các cơ chế phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ...............60 3.2.1.3 Giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................61 3.2.2 Giải pháp phát triển tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới hình thức cho thuê tài chính .....................................................................................62 3.2.2.1 Phát triển thị trường cho thuê tài chính................................................62 3.2.2.2 Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các công ty cho thuê tài chính .................................................................................................................63 3.2.2.3 Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................64 3.3 Các giải pháp hỗ trợ.................................................................................65 6 3.3.1 Giải pháp về chính sách thuế ..................................................................65 3.3.1.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp................................................................66 3.3.1.2 Thuế giá trị gia tăng .............................................................................67 3.3.2 Giải pháp về phát triển thị trường tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển............................................................................68 3.3.3 Các giải pháp khác ..................................................................................69 Kết luận chương 3 ..........................................................................................72 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 7 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CK Chứng khoán CTTC Cho thuê tài chính DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa IFC Công ty Tài chính quốc tế HSBC Ngân hàng Hồng Kông – Thượng hải GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GTGT Thuế giá trị gia tăng NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NN & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn SMEs Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Midium Enterprises) TD Tín dụng TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp TTCK Thị trường chứng khoán VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa............................. 32 Bảng 2.2. Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp .................... 32 Bảng 2.3. Những khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng..................... 33 Bảng 2.4. Lãi suất cho vay của khối ngân hàng hiện nay................................. 33 Bảng 2.5. Dư nợ cho vay theo ngành của các ngân hàng ................................. 35 Bảng 2.6. Tỷ lệ cho vay/huy động, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của các ngân hàng ................................................................................................................... 36 Bảng 2.7. Số lượng ngân hàng giai đoạn từ 1991-2007.................................... 37 Bảng 2.8. Số lượng chi nhánh của các ngân hàng năm 2007 ........................... 37 Bảng 2.9. Thị phần của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam từ năm 2004-2007.......................................................................................................... 45 9 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Quy trình cho thuê tài chính ..........................................................12 Sơ đồ 1.2. Quy trình hoạt động của quỹ đầu tư ..............................................16 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa....................24 Biểu đồ 2.1. Số lượng doanh nghiệp qua các năm..........................................27 Biểu đồ 2.2. Tổng dư nợ tín dụng ngân hàng từ năm 2005-2008...................34 10 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, sự tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhiều loại hình doanh nghiệp với những quy mô, trình độ khác nhau là tất yếu. Việc tập trung sản xuất ở quy mô nhỏ sẽ khai thác tối đa lợi thế về tính đa dạng hóa của sản phẩm, đáp ứng từng phân khúc rất nhỏ của thị trường, giúp các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường, đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro do biến động của thị trường. Quy mô gọn nhẹ nên khả năng thu hút vốn trong dân dễ dàng và nhanh chóng, phát huy được nội lực trong nền kinh tế. Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có DNNVV. Phát triển khu vực kinh tế các DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự ra đời của Luật Doanh Nghiệp 2005, Luật Đầu Tư 2005 đã có những tác động tích cực đến quá trình phát triển doanh nghiệp của Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Việc phát triển DNNVV góp phần đa dạng hoá các thành phần kinh tế, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, dich vụ cho nền kinh tế. DNNVV còn góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động. Với tỷ trọng hơn 96% trong tổng số các doanh nghiệp là DNNVV, DNNVV đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, các chính sách của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát 11 triển là hết sức cần thiết. Thời gian qua, thông qua hàng loạt các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị về các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của các DNNVV được ban hành chứng tỏ Nhà nước ta đã đánh giá đúng vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn như : sự phân biệt đối xử về hành chính giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nguồn vốn hoạt động hạn chế, cơ hội tiếp cận với các nguồn tài trợ còn gặp nhiều trở ngại, khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn yếu kém,… Trong đó, vấn đề nguồn vốn hoạt động của các DNNVV là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất. Do đó, việc lựa chọn đề tài về các chính sách tài chính thúc đẩy sự phát triển các DNNVV nhằm góp phần mở ra nhiều cơ hội cho các DNNVV tiếp cận với các nguồn vốn đa dạng hơn để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. 2. Mục đích của đề tài : Xuất phát từ vai trò quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau : - Nghiên cứu các vấn đề về DNNVV, đặc điểm, vai trò, các nguồn tài trợ từ bên ngoài cho sự phát triển DNNVV. - Nghiên cứu thực trạng về sự tồn tại, phát triển và những khó khăn mà DNNVV gặp phải trong quá trình tiếp cận với các nguồn tài trợ từ bên ngoài. - Nghiên cứu định hướng của Nhà nước về phát triển DNNVV và các chính sách hỗ trợ cho các DNNVV phát triển. 12 Từ đó, đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng hình thành, tồn tại và phát triển của các DNNVV ở Việt Nam. Đồng thời đưa ra một số giải pháp tài chính giúp cho các DNNVV tiếp cận một cách tốt nhất các nguồn tài trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Đối tượng nghiên cứu: + Các nguồn tài trợ và vai trò của chúng đối với sự phát triển của DNNVV trong nền kinh tế. + Thực trạng tiếp cận các nguồn tài trợ của các DNNVV. + Các chính sách, giải pháp tài chính phát triển DNNVV. Do xuất phát ban đầu là các DNNVV có nguồn vốn tự có rất hạn chế, do đó trong quá trình hoạt động các DNNVV tận dụng các nguồn vốn từ bên ngoài là chủ yếu. Chính vì vậy, các giải pháp tài chính ở đây chỉ đề cập đến các giải pháp giúp DNNVV tiếp cận với các nguồn tài trợ từ bên ngoài mà không đề cập đến nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp. + Đưa ra kiến nghị hoàn thiện các chính sách trên nhằm khắc phục những vướng mắc trong quá trình thực hiện. - Phạm vi nghiên cứu: Các DNNVV ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp nghiên cứu sử dụng được vận dụng tổng hợp từ các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, suy luận logic. - Nguồn thông tin dữ liệu từ nhiều nguồn như từ các khảo sát, nghiên cứu khoa học về DNNVV của các nhà nghiên cứu, các dữ liệu từ Tổng cục thống kê, Sở kế 13 hoạch và đầu tư, Niên giám thống kê, các kết quả khảo sát về DNNVV của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các bài báo, tạp chí, báo điện tử, nhận định của các chuyên gia về các vấn đề của DNNVV,… 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu : - Khoa học: Sự phát triển các DNNVV giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Do đó, đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học về các giải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam. Nhà nước ta cũng đã đưa các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển. - Thực tiễn: Việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế một cách đúng đắn sẽ giúp các doanh nghiệp này phát triển mạnh mẽ hơn và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn : Luận văn gồm ba chương cùng với phần mở đầu và kết luận như sau : - Phần mở đầu - Chương 1 : Lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa và nguồn tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Chương 2 : Thực trạng các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. - Chương 3 : Một số giải pháp tài chính thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Kết luận - Tài liệu tham khảo 14 CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1 Khái niệm : - Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia trên thế giới DNNVV hay SMEs (Small and Medium enterprises) nói chung là những doanh nghiệp có số lao động hay doanh số ở dưới một mức giới hạn nào đó. Từ viết tắt SMEs được dùng phổ biến ở Cộng đồng các nước Châu Âu và các tổ chức quốc tế như World Bank, United Nation, WTO. SMEs được sử dụng nhiều nhất là ở Mỹ. Các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu truyền thống có cách định nghĩa về SMEs của riêng họ, ví dụ như ở Đức, SMEs được định nghĩa là những doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người, trong khi đó ở Belgium là 100 người. Nhưng cho đến nay EU đã bắt đầu có khái niệm về SMEs chuẩn hóa hơn. Những doanh nghiệp có dưới 50 lao động thì được gọi là doanh nghiệp nhỏ và những doanh nghiệp có dưới 250 lao động được gọi là doanh nghiệp vừa. Ngược lại, ở United States doanh nghiệp nhỏ được định nghĩa là những doanh nghiệp có dưới 100 lao động và doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người. Trong hầu hết các nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số. Ở EU, SMEs chiếm khoảng 99% và số lao động lên đến 65 triệu người. Trong một số khu vực kinh tế, SMEs giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc cải tạo và là động lực phát 15 triển của nền kinh tế. Trên toàn cầu SMEs chiếm 99% số doanh nghiệp và 40% đến 50% trong tổng GDP. Ở Mỹ, cách định nghĩa về SME có ý nghĩa rộng hơn ý nghĩa nội tại của SME. Và ở các quốc gia Châu Phi họ cũng có những cách định nghĩa riêng và các định nghĩa này khác nhau ở các quốc gia. EU thì sử dụng định nghĩa về SME chuẩn như trên. Sự khác nhau về định nghĩa SME ở các quốc gia này làm cho các nghiên cứu về SME trở nên khó khăn hơn. Ở New Zealand, SMEs có một sự đóng góp đáng kể cho nền kinh tế cả về số lượng các doanh nghiệp và tỷ lệ % lực lượng lao động. Tầm quan trọng của SME ở New Zealand ngày càng gia tăng với các cơ hội toàn cầu hóa và sự phát triển khoa học kỹ thuật. Theo số liệu thống kê tháng 02/2006, hầu hết các doanh nghiệp ở New Zealand là SMEs, số lượng SMEs chiếm 96% trên tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế, SMEs sử dụng 30% trên tổng số lượng lao động, từ năm 2001 đến 2006 SMEs tạo ra 59% việc làm mới cho nền kinh tế, SMEs tạo ra 39% trên tổng giá trị đầu ra của nền kinh tế. Theo kết quả các báo cáo cho thấy SMEs ở New Zealand là những doanh nghiệp có số lao động nhỏ hơn 19 người. Tuy nhiên, theo báo cáo với cơ quan thuế thì các doanh nghiệp cũng được chia theo số lao động như sau : 1. Không thuê lao động; 2. 1-5 người; 3. 6-19 người; 4. 20-49 người; 5. 50-99 người; 6. 100-499 người; 7. Từ 500 người trở lên. - Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Để phân chia quy mô các DNNVV, các quốc gia căn cứ vào các tiêu chuẩn như số lao động, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng. Ở mỗi quốc gia khác nhau, tiêu chí để phân biệt DNNVV cũng khác nhau. Ở nước ta, theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 định nghĩa DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp 16 luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, Chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. DNNVV ở Việt Nam có những đặc điểm khác với DNNVV ở các nước. Ở các nước Châu Âu, doanh nghiệp có một vài ngàn công nhân và nhân viên, quy mô vài chục triệu USD cũng được xem là DNNVV, nhưng có khi không có nhiều công nhân vẫn được xem là doanh nghiệp lớn. Chẳng hạn như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nano, công nghệ cao, không nhất thiết phải có đông công nhân. 1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.2.1 Đặc điểm về vốn - DNNVV có nguồn vốn hạn chế, việc khởi sự kinh doanh và mở rộng qui mô đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị được thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tín dụng không chính thức như vay, mượn bạn
Tài liệu liên quan