Luận văn Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang

Trong vài thập niên gần đây, tốc độ công nghiệp hóa diễn ra khá nhanh ở nhiều tỉnh, thành phố khắp cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương mà ở đó nông nghiệp là ngành mũi nhọn như các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long. Để bảo vệ cây trồng, tối ưu hóa năng suất sản xuất, ngoài việc bón phân, lựa chọn giống cây trồng thì từ rất lâu người dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) như là một biện pháp đơn giản, nhanh chóng và hữu hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt mà TBVTV mang lại là những tác động xấu đến môi trường do TBVTV thường có độc tính rất cao và khó phân hủy khi thải vào môi trường. Hơn nữa, những người thường sử dụng TBVTV là nông dân nên nhận thức về ảnh hưởng của TBVTV đến sức khỏe con người, hệ sinh thái, đến môi trường còn nhiều hạn chế. Do đó người dân thường sử dụng quá liều quy định để đảm bảo hiệu quả diệt trừ sâu hại mà chưa quan tâm đến vấn đề môi trường. Không chỉ có vậy, việc thải bỏ chất thải TBVTV cũng là điều đáng quan tâm bởi đây cũng là chất thải nguy hại nhưng thay vì được thu gom, xử lý thích hợp thì chúng được vứt mọi nơi, góp phần làm ô nhiễm môi trường. Việc nuôi gia cầm, gia súc bằng thức ăn có dư lượng TBVTV cao tích luỹ ở mô mỡ, cũng là một con đường có thể tấn công vào môi trường sống. Hiện có rất ít tài liệu nói về sự liên quan giữa thuốc trừ sâu và bệnh ung thư, nhưng các điều tra dịch tễ học cho thấy việc tiếp xúc thường xuyên với thuốc diệt cỏ Paraquat có thể là yếu tố gây mắc bệnh Parkinson [10]. Do điều kiện nghiên cứu độc học và độc học môi trường còn có nhiều hạn chế, nên có nhiều trường hợp ngộ độc hoặc nhiễm độc hoá chất độc, TBVTV đã không cứu chữa được. Thực trạng này đã, đang và ngày càng trở thành một vấn đề bức xúc cho các nhà quản lý và các nhà khoa học Việt Nam. Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất cả nước, diện tích đất sản xuất nông nghiệp An Giang chiếm 79,72% tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn tỉnh (lúa là cây trồng chính) và được phân bố khắp các huyện thị trong tỉnh [4]. Do điều kiện thời tiết thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào đã tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển mạnh. Tuy nhiên, do nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân An Giang còn thấp, người dân cũng ít được tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV, vì vậy, việc phân phối, sử dụng TBVTV tràn lan, quá liều đang diễn ra hết sức bình thường tại An Giang như ở ấp An Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, người dân ở đây không dám sử dụng nước của con kênh, nguyên nhân do TBVTV từ trên đồng xả xuống dòng sông cùng với các bọc, vỏ chai, bao đựng TBVTV thả trôi lềnh bềnh trên sông làm nguồn nước bị ô nhiễm [7]. Theo đề án Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020 [14], dư lượng TBVTV trong đất, trong nước là một trong số các vấn đề chính liên quan đến môi trường và tài nguyên ở tỉnh An Giang hiện nay. Trước tình hình đó, yêu cầu cần có một khảo sát, nghiên cứu cụ thể về hiện trạng ô nhiễm môi trường do phân phối và sử dụng TBVTV, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng này, và đó là lý do tiến hành đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang”.

doc141 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ------------- o0o ------------- PHAN THỊ PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: QUẢN LÝ môi trưỜng TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH -------------- oOo ------------- Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN Cán bộ chấm nhận xét 1 (Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2 (Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM Ngày Tháng Năm 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Tp. HCM, ngày ....... tháng ....... năm 2010 ----------- oOo ---------- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ Họ và tên học viên : PHAN THỊ PHẨM Phái : Nữ Ngày, tháng, năm sinh : 18/02/1984 Nơi sinh : Bình Định Chuyên ngành : Quản Lý Môi Trường MSHV : 02608642 Khóa : 2008 – 2010 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI TỈNH AN GIANG NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG Nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do TBVTV và đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang. Nội dung: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang. Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải tổng hợp từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 15/01/2010 NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 06/07/2010 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CN BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Nội dung và đề cương luận văn thạc sỹ này đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua. Ngày Tháng Năm 2010 TRƯỞNG PHÒNG ĐT - SĐH TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành tốt luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Cô Lê Thị Hồng Trân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện luận văn cũng như trong cả quá trình học tập tại trường. Xin trân trọng cảm ơn tất cả các Thầy, Cô trong Khoa Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập, giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Xin chân thành cảm ơn cô Mỹ và các chuyên viên Viện Tài Nguyên và Môi Trường TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp nhiều tài liệu quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các chuyên viên Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp nhiều số liệu cho quá trình khảo sát, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong chặng đường học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô nhận xét và phản biện đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2010 Học viên Phan Thị Phẩm LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT LUẬN VĂN Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) để bảo vệ cây trồng trong nông nghiệp đã hạn chế được nhiều thiệt hại cho người nông dân. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý tổng hợp chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV chưa được phổ biến và áp dụng nên đã gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường. Hiện trạng chất thải từ quá trình phân phối không được quản lý cũng như hiện trạng thải bỏ chất thải bừa bãi từ quá trình sử dụng hay sử dụng quá mức, sử dụng không đúng cách đã làm ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Mục tiêu của luận văn tập trung nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV tại An Giang. Từ thực trạng đó đề xuất các giải pháp tổng hợp để quản lý và xử lý các chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV, góp phần bảo vệ môi trường. Hiện trạng ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang được đánh giá qua: Hiện trạng thải bỏ chất thải TBVTV; Dư lượng TBVTV trong đất và nước; Các giải pháp quản lý tổng hợp chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV bao gồm: Giải pháp về quản lý: gồm các quy định áp dụng cho các cơ sở phân phối như quản lý chất thải tại nguồn, di dời các cơ sở gây ô nhiễm,...; và triển khai các chính sách nông nghiệp, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp,...cho người sử dụng; Công cụ kinh tế và công cụ giáo dục cộng đồng cũng được đề xuất nhằm để hạn chế ô nhiễm môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV; Ngoài ra, các biện pháp về kỹ thuật được đề xuất để giảm thiểu, kiểm soát và xử lý khí thải và nước thải tại các cơ sở phân phối, xử lý nước thải vệ sinh dụng cụ sử dụng hoặc áp dụng các biện pháp canh tác. ABSTRACT Using pesticide to protect crop plants in agriculture has reduced much damage for farmers. However, due to public awareness of environmental issues and regulations of pesticide waste management solutions haven’t implemented, distributing and using pesticide have caused for influence on the environment. The current situation of pesticide waste from distributing which hasn’t been collected, treated and pesticide waste came from user which has been wasted uncontrollable has polluted environment, affected on human health and ecology. The objectives thesis focuses on researching environmental pollution from distributing and using pesticide in An Giang province. Thus, integrated pesticide waste management solutions were recommended in order to protect environment. The environmental pollution from distributing and using pesticide in An Giang were assessed by: Dispose pesticide waste; The pesticide residues in the soil and in water. Integrated pesticide waste management solutions include: Management solutions: include regulations of disposing pesticide and managing hazardous waste, relocation polluted enterprises, ect,. The agricultural policies and integrated pest management (IPM),.... were proposed for user; Economic solutions and raising public awareness solutions were proposed to reducing environmental pollution from distributing and using pesticide; Besides, treatment solutions: such as controlling and treating emission air and waste water at distributors, treating waste water from cleaning instruments or cultivating methods were proposed. MỤC LỤC Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 1.4.1 Thu thập, tổng hợp, chọn lọc tài liệu, số liệu 4 1.4.2 Phương pháp khảo sát hiện trường 4 1.4.3 Phương pháp phân tích và so sánh 4 1.4.4 Phương pháp thống kê 4 1.4.5 Phương pháp phân tích và tổng hợp 5 1.4.6 Phương pháp bản đồ 5 1.4.7 Phương pháp chuyên gia 5 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6 1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 7 1.6.1 Tính khoa học 7 1.6.2 Tính thực tiễn 7 1.6.3 Tính mới của đề tài 7 Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TBVTV VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 8 2.1 KHÁI NIỆM 8 2.2 PHÂN LOẠI 10 2.2.1 Phân loại theo công dụng 10 2.2.2 Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 19 2.2.3 Phân loại theo thời gian hủy 21 2.3 ẢNH HƯỎNG TBVTV ĐẾN MÔI TRƯỜNG 21 2.3.1 Ô nhiễm môi trường đất 24 2.3.2 Ô nhiễm môi trường nước 26 2.3.3 Ảnh hưởng của dư lượng TBVTV lên con người và động vật 27 2.4 ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ HỆ SINH THÁI TỪ TBVTV 29 2.4.1 Đánh giá rủi ro sức khỏe con người từ TBVTV 29 2.4.2 Đánh giá rủi ro cho hệ sinh thái từ TBVTV 33 2.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 35 2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 35 2.5.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 38 Chương 3 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGÀNH TRỒNG TRỌT AN GIANG 411 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 411 3.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH AN GIANG 43 3.2.1 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 43 3.2.2 Diện tích đất trồng 44 Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG TBVTV 49 4.1 MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI VÀ CHẤT THẢI TỪ QUÁ TRÌNH PHÂN PHỐI TBVTV 49 4.1.1 Mạng lưới phân phối 49 4.1.3 Chất thải từ quá trình phân phối 57 4.1.4 Tình hình thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải 58 4.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TBVTV VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TBVTV 63 4.2.1 Cách thức dùng thuốc của người dân 63 4.2.2 Các loại chất thải từ quá trình sử dụng 70 4.2.3 Tình hình thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải 72 4.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 76 4.4 DƯ LƯỢNG TBVTV TRONG MÔI TRƯỜNG 76 4.4.1 Dư lượng TBVTV trong đất 77 4.4.2 Dư lượng TBVTV trong nước 83 Chương 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI TBVTV TẠI AN GIANG 84 5.1 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 84 5.1.1 Đối với cơ sở phân phối 84 5.1.2 Đối với người sử dụng 94 5.1.3 Đối với các ngành chức năng 99 5.2 BIỆN PHÁP VỀ KINH TẾ 101 5.3 TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG 102 5.3.1 Đối với các cơ sở phân phối 102 5.3.2 Nâng cao ý thức người dân 102 5.4 BIỆN PHÁP VỀ KỸ THUẬT 103 5.4.1 Định hướng nghiên cứu TBVTV “ thân thiện với môi trường” 103 5.4.2 Đối với cơ sở phân phối 105 5.4.3 Đối với người sử dụng 113 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119 6.1 KẾT LUẬN 119 6.2 KIẾN NGHỊ 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu thu thập thông tin cơ sở phân phối TBVTV Phụ lục 2. Phiếu thu thập thông tin người sử dụng TBVTV DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phân loại TBVTV theo công dụng 10 Bảng 2.2. Đặc tính của một số hoạt chất hóa học trong các loại TBVTV 11 Bảng 2.3. Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (LD50mg/kg chuột) 20 Bảng 2.4. Phân loại TBVTV theo thời gian phân hủy 21 Bảng 2.5. Thời gian tồn lưu của TBVTV trong đất 25 Bảng 2.6. Thời gian bán phân hủy của các loại thuốc trừ sâu thuộc POPs 26 Bảng 3.1. Giá trị sản xuất hằng năm ngành trồng trọt An Giang 43 Bảng 3.2. Diện tích đất trồng lúa tỉnh An Giang hằng năm 44 Bảng 3.3. Diện tích trồng lúa và năng suất lúa phân theo huyện tỉnh An Giang 46 Bảng 4.1. Hiện trạng các cơ sở phân phối TBVTV trên địa bàn tỉnh An Giang 50 Bảng 4.2. Khoảng cách từ các cơ sở phân phối TBVTV đến chợ 52 Bảng 4.3. Khoảng cách từ các cơ sở phân phối TBVTV đến kênh, rạch, ao hồ 53 Bảng 4.4. Số lượng các cơ sở được phỏng vấn trực tiếp tại các huyện 54 Bảng 4.5. Hiện trạng các cơ sở phân phối TBVTV 55 Bảng 4.6. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại cơ sở phân phối TBVTV 58 Bảng 4.7. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại cơ sở phân phối TBVTV 59 Bảng 4.8. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải tại cơ sở phân phối TBVTV 62 Bảng 4.9. Số lượng các hộ dân tại các huyện tham gia lấy phiếu điều tra 63 Bảng 4.10. Lượng nước bình quân và nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp (tưới tiêu) của tỉnh An Giang 65 Bảng 4.11. Thống kê lượng TBVTV bình quân sử dụng trong nông nghiệp của tỉnh An Giang 67 Bảng 4.12. Tình hình sử dụng đồ bảo hộ khi dùng TBVTV của các hộ dân 69 Bảng 4.13. Tình hình sử dụng và thải bỏ chất thải TBVTV của các hộ dân 73 Bảng 4.14. Khảo sát nguồn tiếp nhận nước thải sau khi rửa bình xịt và chai thuốc BVTV 73 Bảng 4.15. Phương án thải bỏ và xử lý bao bì TBVTV của các hộ dân 75 Bảng 4.16. Dư lượng TBVTV trong đất tỉnh An Giang năm 2007 và 2008 78 Bảng 4.17. Dư lượng TBVTV trong đất tỉnh An Giang năm cuối năm 2007 82 Bảng 5.1. Biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường 112 Bảng 5.2. Kích thước cơ bản hệ thống xử lý nước rửa 116 Bảng 5.3. Kế hoạch triển khai các đề xuất trong quản lý và xử lý TBVTV 117 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1. TBVTV trong hệ thống nông nghiệp 22 Hình 2.2. Chu trình TBVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp 23 Hình 2.3. Tác hại của TBVTV đối với con người 27 Hình 3.1. Bản đồ vị trí đia lý tỉnh An Giang 41 Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn giá trị sản xuất của trồng trọt trong kinh tết nông nghiệp An Giang 44 Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn diện tích đất trồng trong trồng trọt tỉnh An Giang 45 Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện diện tích đất trồng lúa của các huyện năm 2000, 2005 và 2008 của An Giang 47 Hình 4.3. Biểu đồ hiện trạng các cơ sở phân phối TBVTV tại An Giang 51 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tương quan giữa các loại hình kinh doanh TBVTV 56 Hình 4.5. Bản đồ thể hiện tình hình lưu giữ TBVTV tại cơ sở phân phối TBVTV ở An Giang 56 Hình 4.6. Đồ thị thể hiện hình thức xử lý rác kinh doanh tại các cơ sở phân phối TBVTV tại An Giang 60 Hình 4.7. Hình ảnh về việc mang đồ bảo bộ trong sử dụng TBVTV của người dân 70 Hình 4.8. Hình ảnh hiện trạng thu gom CTR trong sử dụng TBVTV của người dân. 74 Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện dư lượng TBVTV trong đất trên địa bàn tỉnh An Giang 79 Hình 4.10. Bản đồ thể hiện hiện trạng ô nhiễm môi trường do TBVTV trong đất trên địa bàn tỉnh An Giang 80 Hình 5.1. Hình ảnh về thực hiện chương trình IPM 98 Hình 5.2. Hình ảnh về các dụng cụ bảo hộ lao động 98 Hình 5.3. Chi tiết thiết bị lọc túi vải 106 Hình 5.4. Chi tiết tháp hấp thụ 107 Hình 5.5. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý khí thải, bụi và hơi TBVTV 107 Hình 5.6. Mô hình ủ đống 111 Hình 5.7. Ô sinh học trong xử lý nước thải từ quá trình sử dụng TBVTV 114 Hình 5.8. Đất ngập nước kiến tạo 115 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học) BOD Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hóa) BVMT Bảo vệ môi trường N Nitrogen (Nitơ) P Phosphorus (Phốt pho) CTNH Chất thải nguy hại TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật QCVN Quy chuẩn Việt Nam TSS Total Suspended Solids (Tổng chất rắn lơ lửng) Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vài thập niên gần đây, tốc độ công nghiệp hóa diễn ra khá nhanh ở nhiều tỉnh, thành phố khắp cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương mà ở đó nông nghiệp là ngành mũi nhọn như các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long. Để bảo vệ cây trồng, tối ưu hóa năng suất sản xuất, ngoài việc bón phân, lựa chọn giống cây trồng thì từ rất lâu người dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) như là một biện pháp đơn giản, nhanh chóng và hữu hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt mà TBVTV mang lại là những tác động xấu đến môi trường do TBVTV thường có độc tính rất cao và khó phân hủy khi thải vào môi trường. Hơn nữa, những người thường sử dụng TBVTV là nông dân nên nhận thức về ảnh hưởng của TBVTV đến sức khỏe con người, hệ sinh thái, đến môi trường còn nhiều hạn chế. Do đó người dân thường sử dụng quá liều quy định để đảm bảo hiệu quả diệt trừ sâu hại mà chưa quan tâm đến vấn đề môi trường. Không chỉ có vậy, việc thải bỏ chất thải TBVTV cũng là điều đáng quan tâm bởi đây cũng là chất thải nguy hại nhưng thay vì được thu gom, xử lý thích hợp thì chúng được vứt mọi nơi, góp phần làm ô nhiễm môi trường. Việc nuôi gia cầm, gia súc bằng thức ăn có dư lượng TBVTV cao tích luỹ ở mô mỡ, cũng là một con đường có thể tấn công vào môi trường sống. Hiện có rất ít tài liệu nói về sự liên quan giữa thuốc trừ sâu và bệnh ung thư, nhưng các điều tra dịch tễ học cho thấy việc tiếp xúc thường xuyên với thuốc diệt cỏ Paraquat có thể là yếu tố gây mắc bệnh Parkinson [10]. Do điều kiện nghiên cứu độc học và độc học môi trường còn có nhiều hạn chế, nên có nhiều trường hợp ngộ độc hoặc nhiễm độc hoá chất độc, TBVTV đã không cứu chữa được. Thực trạng này đã, đang và ngày càng trở thành một vấn đề bức xúc cho các nhà quản lý và các nhà khoa học Việt Nam. Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất cả nước, diện tích đất sản xuất nông nghiệp An Giang chiếm 79,72% tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn tỉnh (lúa là cây trồng chính) và được phân bố khắp các huyện thị trong tỉnh [4]. Do điều kiện thời tiết thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào đã tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển mạnh. Tuy nhiên, do nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân An Giang còn thấp, người dân cũng ít được tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV, vì vậy, việc phân phối, sử dụng TBVTV tràn lan, quá liều đang diễn ra hết sức bình thường tại An Giang như ở ấp An Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, người dân ở đây không dám sử dụng nước của con kênh, nguyên nhân do TBVTV từ trên đồng xả xuống dòng sông cùng với các bọc, vỏ chai, bao đựng TBVTV thả trôi lềnh bềnh trên sông làm nguồn nước bị ô nhiễm [7]. Theo đề án Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020 [14], dư lượng TBVTV trong đất, trong nước là một trong số các vấn đề chính liên quan đến môi trường và tài nguyên ở tỉnh An Giang hiện nay. Trước tình hình đó, yêu cầu cần có một khảo sát, nghiên cứu cụ thể về hiện trạng ô nhiễm môi trường do phân phối và sử dụng TBVTV, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng này, và đó là lý do tiến hành đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do TBVTV và đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng TBVTV tại tỉnh An Giang. 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tổng quan về ngành trồng trọt An Giang - Tổng quan về TBVTV - Tình hình phân phối TBVTV: Khảo sát, thu thập, tổng hợp số liệu từ Đề án quy hoạch mạng lưới phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010 và số liệu từ 373 phiếu điều tra các cơ sở phân phối TBVTV và một số tài liệu khác về số lượng, loại hình, vị trí và tình hình quản lý chất thải tại các cơ sở phân phối TBVTV; - Tình hình sử dụng TBVTV: Kế thừa, điều tra và tổng hợp số liệu từ 204 phiếu điều tra từ người sử dụng TBVTV (kế thừa 161 phiếu điều tra từ Kế hoạch Điều tra bổ sung hiện trạng các cơ sở, khu vực gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2009 và 43 phiếu năm 2010 tại Tp. Long Xuyên) và các nghiên cứu, báo cáo về tình hình sử dụng TBVTV tại An Giang về trang bị bảo hộ khi sử dụng, cách thức dung thuốc và quản lý chất thải khi sử dụng TBVTV; - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do phân phối và sử dụng TBVTV: thu thập, tổng hợp số liệu về dư lượng TBVTV trong đất, nước mặt từ số liệu quan trắc chất lượng môi trường An Giang năm 2007, 2008 và từ một số báo cáo khác; - Đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV: gồm quản lý tại nguồn, áp dụng công cụ kinh tế, các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và biện pháp kỹ thuật để xử lý chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Thu thập, tổng hợp, chọn lọc tài liệu, số liệu Tổng quan về TBVTV; Tổng quan về ngành trồng trọt An Giang; Số liệu về tình hình phân phối, sử dụng và dư lượng TBVTV tại An Giang từ Đề án quy hoạch mạng lưới phân phối TBVTV tỉnh An Giang đến năm 2010, tổng hợp số liệu từ các phiếu điều tra tại các cơ sở phân phối và người sử dụng, số liệu quan trắc chất lượng môi trường hằng năm và một số nghiên cứu, báo cáo khác về tình hình ô nhiễm TBVTV tại An Giang; Các quy định về cơ sở phân phối và sử dụng TBVTV. 1.4.2 Phương pháp khảo sát hiện trường Khảo sát thực địa, quan sát trực tiếp về tình hình sử dụng TBVTV; Lấy phiếu điều tra các cơ sở phân phối TBVTV (373 phiếu) và người sử dụng (43 phiếu năm 2010 tại Tp. Long Xuyên). Nội dung phiếu cung cấp thông tin đính kèm Phụ lục 1. 1.4.3 Phương pháp phân tích và so sánh Từ số liệu về dư lượng TBVTV trong đất, nước những năm gần đây sẽ so sánh, đánh giá xu hướng, diễn biến dư lượng TBVTV trong đất, nước tại An Giang, từ đó là cơ sở để đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp. 1.4.4 Phương pháp thống kê Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, tính toán, xử lý số liệu thu thập từ các nguồn và số liệu điều tra thực tế: Đối với cơ sở phân phối Số lượng, loại hình và vị trí; Tình hình quản lý chất thải từ quá trình phân phối TBVTV. Đối với người sử dụng Cách thức sử dụng; Hiện trạng thải bỏ chất thải từ quá trình sử dụng TBVTV. Dư lượng TBVTV Dư lượng TBVTV
Tài liệu liên quan