Luận văn Nợ quá hạn và những giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã phát triển với tốc độ khá cao, điều này phản ánh tiềm lực của hệ thống Ngân hàng rất mạnh mẽ và vốn tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng những năm qua đã nảy sinh một số biểu hiện không lành mạnh, báo hiệu nguy cơ rủi ro thất thoát vốn tín dụng từ các khoản nợ quá hạn của ngân hàng ngày càng chồng chất. Điều đó phản ánh một thực tế là hoạt động tín dụng của ngân hàng tuy có tăng về "lượng" nhưng lại giảm về "chất", tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh đã kéo theo tình trạng nợ quá hạn nghiêm trọng trên quy mô rộng lớn. Nợ quá hạn phát sinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân cơ bản là sự bất ổn định của nền kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Nhiều vấn đề lý luận chưa được thử nghiệm, hệ thống luật pháp chưa đầy đủ và đồng bộ, các cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ chưa được xây dựng hoàn chỉnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng còn non yếu, chính vì vậy ngân hàng đã mắc phải nhiều sai phạm trên cả ba khâu: quản trị, điều hành và tác nghiệp. Nhìn ra thế giới, nhiều nước đang phát triển cũng lâm vào tình hình tương tự. Theo báo cáo của IMF, từ năm 1980 đã có 52 nước đang phát triển để xảy ra thất thoát gần hết số vốn của hệ thống Ngân hàng nước đó. Hơn 10 nước đang phát triển phải sử dụng tới 10% GDP hàng năm để khôi phục các vụ bê bối Ngân hàng. Trong thập niên qua, công việc hàn gắn lại các Ngân hàng bị đổ bể tại các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi nền kinh tế đã ngốn hết gần 250 tỷ USD của các Chính phủ. Từ thực tế trên, ta có thể nhận định, nợ quá hạn - một hình thức biểu hiện cụ thể của rủi ro tín dụng - là nguyên nhân gây thất thoát vốn, đẩy các ngân hàng đến chỗ thua lỗ và phá sản, nợ quá hạn gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Như vậy, nếu công tác phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn được thực hiện có hiệu quả thì mọi rủi ro khác của Ngân hàng sẽ được giảm nhẹ, Ngân hàng sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đối với hệ thống ngân hàng, việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn cũng như xử lý nợ quá hạn là một nhiệm vụ hết sức cấp bách của các Ngân hàng hiện nay nhằm lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng và góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài cho bản Luận văn của mình là : "Nợ quá hạn và những giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại" nhằm đưa ra một số ý kiến đóng góp vào công tác xử lý nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại nói chung và Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt nam nói riêng. Kết cấu luận văn, ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, bao gồm 3 chương: Chương 1: Ngân hàng Thương mại và vấn đề nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Thực trạng nợ quá hạn - Các biện pháp hạn chế, xử lý nợ quá hạn tại Sở Giao dịch Ngân Hàng Ngoại thương Việt Nam. Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ quá hạn.

doc94 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nợ quá hạn và những giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của các ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan