Luận văn Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty chế biến thủy sản SIMMY

Trong những thập niên gần đây, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nước nói riêng đang trở thành mối lo chung của nhân loại. Vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ sự trong sạch cho các thủy vực hiện nay đang là những vấn đề cấp bách trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Để phát triển bền vững chúng ta cần có những biện pháp kỹ thuật hạn chế, loại bỏ các chất ô nhiễm do hoạt động sống và sản xuất thải ra môi tường. Một trong những biện pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm nguồn nước là tổ chức thoát nước và và xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Chế biến thủy sản ở nước ta là ngành công nghiệp có mạng lưới sản xuất rộng với nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của ngành mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự phát triển, vì sản xuất càng phát triển thì lượng chất thải càng lớn. Các chất thải có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất chứa Cacbon, Nitơ, Photpho Trong điều kiện khí hậu Việt Nam chúng nhanh chóng bị phân hủy gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ví dụ, nồng độ COD trong nước thải công ty chế biến thủy sản các loại khoảng 2000  6000 mg/l vượt quá 30 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 24-2009/BTNMT). Trong những năm gần đây có rất nhiều khiếu kiện và ý kiến phản ứng của nhân dân về ô nhiễm môi trường do ngành chế biến thủy sản gây ra. Điều này cho thấy ngành chế biến thủy sản đang đứng trước nguy cơ làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng không những đến cuộc sống hiện tại mà cả cho thế hệ tương lai. Và công ty TNHH thủy sản SIMMY cũng là một trong những nguồn gây tác động đến môi trường, chính vì vậy mà đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty chế biến thủy sản SIMMY” được thực hiện nhằm mục đích giải quyết ô nhiễm của nước thải tại công ty giúp công ty phát triển kinh tế cùng với bảo vệ môi trường bền vững.

doc144 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty chế biến thủy sản SIMMY, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những thập niên gần đây, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nước nói riêng đang trở thành mối lo chung của nhân loại. Vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ sự trong sạch cho các thủy vực hiện nay đang là những vấn đề cấp bách trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Để phát triển bền vững chúng ta cần có những biện pháp kỹ thuật hạn chế, loại bỏ các chất ô nhiễm do hoạt động sống và sản xuất thải ra môi tường. Một trong những biện pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm nguồn nước là tổ chức thoát nước và và xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Chế biến thủy sản ở nước ta là ngành công nghiệp có mạng lưới sản xuất rộng với nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của ngành mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự phát triển, vì sản xuất càng phát triển thì lượng chất thải càng lớn.. Các chất thải có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất chứa Cacbon, Nitơ, Photpho… Trong điều kiện khí hậu Việt Nam chúng nhanh chóng bị phân hủy gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ví dụ, nồng độ COD trong nước thải công ty chế biến thủy sản các loại khoảng 2000 ¸ 6000 mg/l vượt quá 30 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN 24-2009/BTNMT). Trong những năm gần đây có rất nhiều khiếu kiện và ý kiến phản ứng của nhân dân về ô nhiễm môi trường do ngành chế biến thủy sản gây ra. Điều này cho thấy ngành chế biến thủy sản đang đứng trước nguy cơ làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng không những đến cuộc sống hiện tại mà cả cho thế hệ tương lai. Và công ty TNHH thủy sản SIMMY cũng là một trong những nguồn gây tác động đến môi trường, chính vì vậy mà đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty chế biến thủy sản SIMMY” được thực hiện nhằm mục đích giải quyết ô nhiễm của nước thải tại công ty giúp công ty phát triển kinh tế cùng với bảo vệ môi trường bền vững. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI Thiết kế công nghệ xử lý nước thải công ty chế biến thủy sản SIMMY với công suất 200 m3/ngày để xử lý nước thải, giảm thiểu tác hại lên môi trường trong điều kiện phù hợp với thực tế của công ty thuỷ sản SIMMY. NỘI DUNG Tổng quan về công ty TNHH THỦY SẢN SIMMY Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải thủy sản Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải thủy sản công ty SIMMY Tính toán thiết kế các công trình đơn vị Tính toán kinh tế Quản lý vận hành Kết luận và kiến nghị PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập tài liệu: dữ liệu được thu thập từ các kết quả nghiên cứu, các tài liệu có liên quan. Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát về tính chất, thành phần nước thải. Phương pháp phân tích: lấy mẫu đo dạc và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước. PHẠM VI ĐỀ TÀI Phạm vi ứng dụng của đề tài là ứng dụng xử lý nước thải của công ty thủy sản SIMMY và một số công ty khác nếu có cùng đặc tính chất thải đặc trưng. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: bao gồm các chương với nội dung như sau Chương 1 Tổng quan về công ty TNHH thủy sản SIMMY Chương 2 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải thủy sản Chương 3 Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải thủy sản công ty SIMMY Chương 4 Tính toán thiết kế các công trình đơn vị Chương 5 Tính toán kinh tế Chương 6 Quản lý và vận vận hành Chương 7 Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. CÔNG TY CHẾ BIẾN SẢN XUẤT THỦY SẢN SIMMY 1.1.1 Giới thiệu công ty: Tên công ty: Công ty TNHH thủy sản SIMMY. Địa chỉ: Lô B04-1, KCN Đức Hòa 1 Hạnh Phúc, ấp 5, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh, gia công chế biến thủy hải sản xuất khẩu. 1.1.2 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ Sản phẩm chính của công ty chủ yếu là tôm đông lạnh, khoảng 6884 tấn/năm, tùy theo đơn đặt hàng, sản phẩm chủ yếu xuất ra thị trường Trung Quốc và Đài Loan. 1.1.3 Quy trình sản xuất Sô ñoà coâng ngheä cheá bieán toâm suù Hình1.1 : Sô ñoà quy trình chung cheá bieán toâm suù. 1.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trong các công ty chế biến đông lạnh thường được phân chia thành 3 dạng: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Trong quá trình sản xuất cũng gây ra các nguồn ô nhiễm khác như tiếng ồn, độ rung và khả năng gây cháy nổ. 1.2.1. Chất thải rắn Chất thải rắn thu được từ quá trình chế biến tôm, mực, đầu vỏ tôm, vỏ sị, da, mai mực, nội tạng… Thành phần chính của phế thải sản xuất các sản phẩm thuỷ sản chủ yếu là các chất hữu cơ giàu đạm, canxi, phốtpho. Toàn bộ phế liệu này được tận dụng để chế biến các sản phẩm phụ, hoặc đem bán cho doanh nghiệp làm thức ăn cho người, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc thuỷ sản. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt, các bao bì, dây niềng hư hỏng hoặc đã qua sử dụng với thành phần đặc trưng của rác thải đô thị. 1.2.2. Chất thải lỏng Nước thải trong công ty chế biến đông lạnh phần lớn là nước thải trong quá trình sản xuất bao gồm nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước sử dụng cho vệ sinh v nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, nước vệ sinh cho công nhân. Lượng nước thải và nguồn gây ô nhiễm chính là do nước thải trong sản xuất. 1.2.3. Khí thải Khí thải sinh ra từ công ty cụ thể là: Khí thải Chlo sinh ra trong quá trình khử trang thiết bị, nhà xưởng chế biến và khử trùng nguyên liệu, bán thành phẩm. Mùi tanh từ mực, tôm nguyên liệu, mùi hơi tanh từ nơi chứa phế thải, vỏ sị, cống rãnh. Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu. Hơi tác nhân lạnh có thể bị rò rỉ: NH3 Hơi xăng dầu từ các bồn chứa nhiên liệu, máy phát điện, nồi hơi. 1.2.4. Tiếng ồn, nhiệt độ Tiếng ồn xuất hiện trong công ty chế biến thuỷ sản chủ yếu do hoạt động của các thiết bị lạnh, cháy nổ, phương tiện vận chuyển Trong phân xưởng chế biến của các công ty thuỷ sản nhiệt độ thường thấp và ẩm hơn so khu vực khác. 1.3. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CHẤT THẢI TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN. 1.3.1. Tác động của nước thải đến môi trường. Nước thải chế biến thuỷ sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến thuỷ sản có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt. Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thuỷ sản sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau: Các chất hữu cơ Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thuỷ sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo... khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. Tác động của chất rắn lơ lửng Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu... Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè… Tác động của các chất dinh dưỡng (N, P) Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước. Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1,2 ¸ 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l. Vi sinh vật Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.. 1.3.2. Tác động của khí thải đến môi trường Các khí thải có chứa bụi, các chất khí COx, NOx, SOx… sẽ tác động xấu tới sức khoẻ của công nhân lao động trong khu vực, đây là tác nhân gây bệnh đường hô hấp cho con người nếu hít thở không khí ô nhiễm lâu ngày. Khí Clo phát sinh từ khâu vệ sinh khử trùng. Nước khử trùng thiết bị, dụng cụ chứa hàm lượng Chlorine 100 – 200 ppm. Chlo hoạt động còn lại trong nước thải với hàm lượng cao và nồng độ khí Clo trong không khí đo được tại chỗ thường cao hơn mức quy định từ 5 đến 7 lần. Clo là loại khí độc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, đường hô hấp khi tiếp xúc ở nồng độ cao có thể gây chết người. ngoài ra, các sản phẩm phụ là các chất hữu cơ dẫn xuất của chlo có độ bền vững và độc tính cao. các chất này đều độc hại và có khả năng tích tụ sinh học. Mùi hôi tanh ở khu vưc sản xuất tuy không có độc tính cấp, nhưng trong điều kiện phải tiếp xúc với thời gian dài người lao động sẽ có biểu hiện đặc trưng như buồn nôn, kém ăn, mệt mỏi trong giờ làm việc. 1.3.3. Tác động do hệ thống lạnh Các hệ thống lạnh trong chế biến thuỷ sản thường xuyên hoạt động, nhiệt độ của các tủ cấp đông hoặc kho lạnh cần duy trì tương ứng -40 oC và –250C, làm tăng độ ẩm cục bộ lên rất cao. Trong điều kiện tiếp xúc với nước lạnh thường xuyên và lâu dài, làm việc ở điều kiện nhiệt độ thay đổi ngột, liên tục, người lao động hay mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm khớp. 1.3.4. Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp Bất cứ ngành công nghiệp nào cũng gặp phải vấn đề liên quan đến vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp tác tác động xấu đến sức khoẻ người lao động nếu không có sự quan tâm giải quyết hợp lý. Điều kiện lao động lạnh ẩm trong công ty chế biến thuỷ sản đông lạnh thường gây ra các bệnh cũng hay gặp ở các nghành khác như viêm xoang, họng, viêm kết mạc mắt( trên 60%) và các bệnh phụ khoa ( trên 50%). Các khí CFC (Cloro – Fluo - Cacbon) được dùng trong các thiết bị lạnh, từ lâu đã được coi là tác nhân gây thủng tầng ôzôn và sẽ bị cấm dùng trong thời gian tới. Ngoài ra bản thân CFC là các chất độc, khi hít phải ở nồng độ cao có thể gây ngộ độc cấp tính, thậm chí gây tử vong. Nhận xét chung về nước thải ngành chế biến thủy sản Nước thải ngành chế biến thủy sản có COD dao động trung bình từ 1000 ÷ 6000 mg/l, hàm lượng BOD dao động trung bình từ 400 ÷ 3800 mg/l, hàm lượng Nitơ cũng rất cao. So với tiêu chuẩn TCVN 5945 –1995 thì nước thải ngành chế biến thủy sản đã vượt mức cho phép gấp nhiều lần. Ngoài ra nước thải còn chứa các bã rắn như: vây, dè, đầu, ruột, … rất dễ lắng. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng và triển khai công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản là vấn đề cấp bách mà chúng ta phải thực hiện. 1.4 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM. 1.4.1 Biện pháp giảm thiểu nước sử dụng và nước thải: Một số nguyên tắc giảm thiểu lượng nước sử dụng: - Khóa nước khi không cần dùng - Sử dụng nước hiệu quả ở những nơi cần dùng - Xem xét việc lựa chọn các quá trình “khô” thay cho quá trình “ướt” thông thường Một số nguyên tắc giảm thiểu nước thải: - Tách riêng chất thải rắn ra khỏi nước. - Tránh cắt nhỏ hoặc nghiền nhỏ chất thải (khi không cần thiết). - Không ngâm chất thải trong nước hoặc cho nước máy chảy qua chất thải. Không để chất thải rơi vãi xuống sàn ở những nơi có thể. - Loại bỏ chất thải khỏi khu vực chế biến. 1.4.2 Biện pháp xử lý nước thải Yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải phải đạt được hiệu suất loại bỏ tối thiểu 90% chất rắn lơ lửng, 97 – 98% đối với COD, 96-98% BOD và hơn 99% vi sinh có hại. Công nghệ xử lý: Quy trình xử lý nước thải lựa chọn theo phương án xử lý 3 bậc nhằm hạn chế đến mức tối đa hàm lượng chất thải. Bao gồm các công đoạn như sau: - Lọc rác bằng máy lọc rác tự động. - Thu gom, cân bằng nước thải và tách dầu mỡ. - Xử lý bậc 1 bằng phương pháp sinh học yếm khí trong bể UASB. - Xử lý bậc 2 bằng phương pháp sinh học hiếu khí trong bể Aeroten. - Xử lý bậc 3 bằng phương pháp hoá lý: keo tụ, lắng lọc và khử trùng. Bùn lắng tụ được hút vào ngăn chứa bùn, bể phân huỷ bùn và cuối cùng được hút thải vào bãi rác hoặc dùng để bón cây. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN 2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN Do đặc tính nước thải ngành chế biến thủy sản chứa lượng chất hữu cơ lớn, tỉ số BOD/COD dao động khoảng từ 0,5 đến 0,7 nên biện pháp xử lý thường được áp dụng là sử dụng các công trình xử lý sinh học. Trong nước thải còn chứa lượng cặn khá lớn, các mảnh vụn nguyên liệu có đặc tính cơ học tương đối bền vì thế trước khi đưa vào hệ thống xử lý sinh học, nước thải cần được xử lý bằng các công trình xử lý cơ học để loại bỏ cặn này. Do lưu lượng và chất lượng nước thải chế biến thủy sản thay đổi rất lớn theo thời gian, do đó trong công nghệ thường phải sử dụng bể điều hòa có dung tích đủ lớn để ổ định dòng nước thải vào công trình xử lý sinh học tiếp theo. Nước thải sau khi xử lý sinh học vẫn còn một số vi sinh vật gây bệnh, do đó phải qua giai đoạn khử trùng trước khi xả ra ngoài môi trường. 2.1.1 Phương pháp cơ học Xử lý cơ học (hay còn gọi là xử lý bậc I) nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất không tan (rác, cát nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải; điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Các công trình xử lý cơ học nước thải thủy sản thông dụng: 2.1.1.1 Song chắn rác Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như: nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác. Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn được chia thành hai loại: Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 ÷100mm. Song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 ÷25mm. 2.1.1.2 Lưới lọc Lưới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành phần quý không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ. Kích thước mắt lưới từ 0,5÷1,0mm. Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (hay còn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình dĩa. 2.1.1.3 Bể lắng cát Bể lắng cát đặt sau song chắn, lưới chắn và đặt trước bể điều hòa, trước bể lắng đợt I. Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng như cát, sởi, mảnh vỡ thủy tinh, mảnh kim loại, tro tán, thanh vụn, vỏ trứng… đế bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo. Bể lắng cát gồm 3 loại: Bể lắng cát ngang,bể lắng cát tổi khí,bể lắng cát ly tâm 2.1.1.4 Bể điều hòa Do đặc điểm công nghệ sản xuất của một số ngành công nghiệp, lưu lượng và nồng độ nước thải thường không đều theo các giờ trong ngày, đêm. Sự dao động lớn về lưu lượng và nồng độ dẫn đến những hậu quả xấu về chế độ công tác của mạng lưới và các công trình xử lý. Do đó bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ vào công trình xử lý ổ định, khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học. 2.1.1.5 Bể lắng Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc dựa vào sự khác nhau giữa trọng lượng các hạt cặn có trong nước thải. Các bể lắng có thể bố trí nối tiếp nhau. Quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 ÷ 95% lượng cặn có trong nước thải. Vì vậy đây là quá trình quan trọng trong xử lý nước thải, thường bố trí xử lý ban đầu hay sau khi xử lý sinh học. Để có thể tăng cường quá trình lắng ta có thể thêm vào chất đông tụ sinh học. Bể lắng được chia thành các loại sau:bể lắng ngang ,bể lắng đứng,bể lắng ly tâm 2.1.1.6 Bể vớt dầu mỡ Các loại công trình này thường được ứng dụng khi xử lý nước thải công nghiệp, nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước, chúng gây ảnh hưởng xấu tới các công trình thoát nước (mạng lưới và các công trình xử lý). Vì vậy ta phải thu hồi các chất này trước khi đi vào các công trình phía sau. Các chất này sẽ bịt kín lỗ hổng giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể sinh học…và chúng cũng phá hủy cấu trúc bùn hoạt tính trong bể Aerotank, gây khó khăn trong quá trình lên men cặn. 2.1.1.7 Bể lọc Công trình này dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán có trong nước thải với kích thước tương đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc như cát, thạch anh, than cốc, than bùn, than gỗ, sỏi nghiền nhỏ… Bể lọc thường làm việc với hai chế độ lọc và rửa lọc. Đối với nước thải ngành chế biến thủy sản thì bể lọc ít được sử dụng vì nó làm tăng giá thành xử lý. 2.1.2. Phương pháp hóa-lý Cơ sở của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó, chất này phản ứng với các tạp chất bẩn trong nước thải và có khả năng loại chúng ra khỏi nước thải dưới dạng căn lắng hoặc dưới dạng hòa tan không độc hại. Các phương pháp hóa lý thường được sử dụng để xử lý nước thải chế biến thủy sản là quá trình keo tụ, hấp phụ, trích ly, tuyển nổi… 2.1.2.1 Keo tụ Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không hể tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn có kích thước quá nhỏ. Quá trình thủy phân các chất đông tụ và tạo thành các bông keo xảy ra theo các giai đoạn sau: Me3+ + HOH ( Me(OH)2+ + H+ Me(OH)2+ + HOH ( Me(OH)+ + H+ Me(OH)+ + HOH ( Me(OH)3 + H+ Me3+ + HOH ( Me(OH)3 + 3H+ Các chất keo tụ thường dùng là phèn nhôm (Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)5Cl, KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O); phèn sắt (Fe2(SO4)3.2H2O; Fe2(SO4)3.3H2O; FeSO4.7H2O và FeCl3) hoặc chất keo tụ không phân ly, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp. Các chất keo tụ cao phân tử cho phép nâng cao đáng kể hiệu quả của quá trình keo tụ và lắng bông cặn sau đó. 2.1.2.2 Tuyển nổi Tuyển nổi được ứng dụng để xử lý các chất lơ lửng trong nước (bùn hoạt tính, màng vi sinh vật). Nước thải được nén đến áp suất 40-60psi với khối lượng không khí bão hòa. Khi áp suất của hỗn hợp khí-nước này được giảm đến áp suất khí quyển trong bể tuyển nổi thì những bọt khí nhỏ bé được giải phóng. Bọt khí có khả năng hấp phụ các bông bùn và các chất lơ lửng hoặc nhũ tương (dầu, sợi …) làm chúng kết dính lại với nhau và nổi lên trên bề mặt bể. Hỗn hợp khí - chất rắn nổi lên tạo thành váng trên bề mặt. Nước đã được loại bỏ các chất rắn lơ lửng được xả ra từ đáy của bể tuyển nổi. 2.1.3 Phương pháp sinh học Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa vào khả năng sống và hoạt động sống của vi sinh vật có tác dụng phân hóa chất hữu cơ. Do quá trình phân hóa phức tạp nhưng chất bẩn có được kháng hóa và trở thành nước , chất vô cơ và những chất khí như : H2S , Sunfit , Amoniac , Nitơ … Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số muối khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng tăng lên. Quá trình phân hủy chất hữu cơ nhờ sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Như vậy nước thải có thể xử lý bằng phương pháp sinh học sẽ đặc trưng bằng các chỉ tiêu BOD, COD. Để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiệu quả thì tỷ số BOD/COD 0.5 Các phương pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài luận văn (3).DOC
  • dwgBE DIEU HOA.dwg
  • dwgBE GAN DAU.dwg
  • dwgBE LANG DUNG -1.dwg
  • dwgBE UASB.dwg
  • dwgBHT 2.dwg
  • dwgCAO DO.dwg
  • docmuc luc 2.doc
  • pdfNu.pdf
  • docPHỤC LỤC 1(4).doc
  • docPHUC LUC 2(5).doc
  • dwgSCR1-ho thu.dwg
  • shsScrap.shs
  • dwgSDCN.dwg
  • docTrang bìa (1) .doc
  • dwgUSBF2.dwg
Tài liệu liên quan