Luận văn Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đệ nhất

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề hội nhập quốc tế là tất yếu khách quan đối với các quốc gia trên thế giới. Hội nhập quốc tế bên cạnh những thách thức to lớn lại tạo ra cơ hội phát triển và áp dụng những tiến bộ của thế giới. Trong xu thế ấy, hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng không chỉ là huyết mạch củanền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vươnrộng ra thế giới. Điều đó đòi hỏi mỗi ngân hàng phải nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ phù hợp thông lệ quốc tế Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần phát triển kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế đáp ứng các yêu cầu của Ủy ban Basel ( Basel II ) về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, gần đây NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro như : - Chỉ thị số 02/2005/CT- NHNN ngày 20/04/2005 yêu cầu các ngân hàng tuân thủ đúng qui định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu bảo đảm tăng trưởng tín dụng hiệu quả, chú trọng quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ. - Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN về sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của NHTM đối với KH. - Quyết định 475/2005/QĐNHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN Quy định về các các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM. - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM - sau đây gọi tắt là QĐ493 (thay 6 thế QĐ488/2000/QĐ-NHNN5, ngày 27/11/2000 về phân loại tàisản có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng–gọi tắt QĐ488). Các quyết định này bước đầu đã định hướng và mở ra lối đi trên con đường hội nhập cho các NHTM. Trong đó, các ngân hàng rất quan tâm đến chuẩn mực đánh giá KH và phân loại nợ, áp dụng chính sách trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng phù hợp và hiệu quả,xem xét tác động của việc trích lập và sử dụng dự phòng đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận dưới góc độ quản trị rủi ro ngân hàng. Qua khảo sát tình hình hoạt động của các Ngân hàng TM Việt Nam, Ngân hàng TM trên địa bàn TPHCM và Ngân hàng Đệ Nhất nói riêng, tác giả thấy có nhiều vấn đề cần nghiên cứutrong mối quan hệ tác động giữa công tác xử lý rủi ro tín dụng với vấn đề quản trị kinh doanh ngân hàng. Vì lý do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT” là đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình

pdf84 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đệ nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan