Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp, quản lý chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty lắp máy khu vực miền Bắc

Sự mở rộng thị trường mới trong lĩnh vực lắp máy đã tạo nên sự phát triển vượt bậc của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), trong đó có sự góp công của các công ty Lắp máy khu vực Miền Bắc. Bài nghiên cứu này khảo sát mối quan hệ giữa VHDN, quản trị chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty lắp máy khu vực Miền Bắc nơi mà các dự án về lắp máy được trúng thầu với những hợp đồng có giá trị cao. Dữ liệu thu thập từ 283 lao động tại các công ty lắp máy khu vực Miền Bắc của Lilama được phân tích bằng cách sử dụng mô hình Sem. Kết quả cho thấy VHDN và quản lý chất lượng toàn diện có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dự án, từ đó đề ra những biện pháp về công tác quản trị tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty lắp máy khu vực Miền Bắc của Lilama và ứng dụng các doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

pdf12 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp, quản lý chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty lắp máy khu vực miền Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
148 Bùi T. M. Thu, Phan T. Y. Lai. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), 148-159 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp, quản lý chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty lắp máy khu vực miền Bắc The relationship between corporate culture, total quality management and project efficiency in Northern machinery installation company of LILAMA Bùi Thị Minh Thu1*, Phan Thị Yến Lai1 1Trường Đại Học Nội vụ Hà Nội - Phân hiệu Quảng Nam, Việt Nam *Tác giả liên hệ, Email: thubtmgv@gmail.com THÔNG TIN TÓM TẮT DOI:10.46223/HCMCOUJS. econ.vi.16.1.1386.2021 Ngày nhận: 10/04/2020 Ngày nhận lại: 28/04/2020 Duyệt đăng: 03/08/2020 Từ khóa: hiệu quả dự án, quản trị chất lượng toàn diện, văn hóa doanh nghiệp, công ty lắp máy Keywords: project performance, total quality management, corporate culture, machine installation company Sự mở rộng thị trường mới trong lĩnh vực lắp máy đã tạo nên sự phát triển vượt bậc của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), trong đó có sự góp công của các công ty Lắp máy khu vực Miền Bắc. Bài nghiên cứu này khảo sát mối quan hệ giữa VHDN, quản trị chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty lắp máy khu vực Miền Bắc nơi mà các dự án về lắp máy được trúng thầu với những hợp đồng có giá trị cao. Dữ liệu thu thập từ 283 lao động tại các công ty lắp máy khu vực Miền Bắc của Lilama được phân tích bằng cách sử dụng mô hình Sem. Kết quả cho thấy VHDN và quản lý chất lượng toàn diện có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dự án, từ đó đề ra những biện pháp về công tác quản trị tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty lắp máy khu vực Miền Bắc của Lilama và ứng dụng các doanh nghiệp khác tại Việt Nam. ABSTRACT The expansion of the new market in the field of machine installation has made a great development of LILAMA, this includes the contribution of the Northern Installation Companies. This paper examines the relationship between corporate culture, Total Quality Management and project efficiency in Northern Machinery Installation Company of LILAMA where contractor projects have been awarded contracts with high-value contracts. Data collected from 283 employees of Northern Machinery Installation Company by LILAMA were analyzed by using the Sem model. The results showed that corporate culture and Total Quality Management have a direct impact on the project's effectiveness, thus setting out management measures that create a competitive advantage for the Northern machinery Installation Company of LILAMA and apply to other enterprises in Vietnam. Bùi T. M. Thu, Phan T. Y. Lai. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), 148-159 149 1. Giới thiệu Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế làm cho môi trường kinh doanh thay đổi một cách nhanh chóng. Để thành công, các doanh nghiệp phải thích ứng được với sự biến đổi của thị trường và tạo ra những lợi thế cạnh tranh bền vững (Barney, 2001). Nghiên cứu của Noe (2013), VHDN ngày nay được xem là một phần trong vốn xã hội tạo nên tài sản vô hình quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. VHDN xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Qua đó, VHDN góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là nguồn của lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó các công ty lắp máy khu vực Miền Bắc với hàng ngàn người lao động là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóachính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó do tính chất ngành cơ khí nên các công ty Lắp máy khu vực Miền Bắc có môi trường làm việc nhanh, nhịp độ làm việc cao, thời gian làm việc dài, điều kiện làm việc khắc nghiệt ở nơi vùng sâu, vùng xa, trong quá trình làm có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhóm làm việc, vì thế cần xây dựng nền VHDN để người lao động hòa nhập, phát triển doanh nghiệp hơn. Những nghiên cức hiện hành chỉ ra rằng có các nhân tố đóng vai trò thúc đẩy hiệu quả dự án. Kendra và Taplin (2004) đã chỉ ra rằng sự thành công dự án có bốn nhân tố: năng lực quản lý dự án, hệ thống đo lường, quy trình kinh doanh và cơ cấu tổ chức dự án. Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sự thành công của dự án bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: Nghiên cứu của Parolia, Kundabala, Dahal, Mohan, và Thomas (2001) chỉ ra đó là sự phối hợp hiệu quả và chỉ ra đó là quản trị chất lượng toàn diện. Nghiên cứu của Kendra và Taplin (2004) đó là VHDN. Cummings và Worley (1997, p. 93) định nghĩa: “VHDN là tiềm lực để thúc đẩy sự liên kết giữa những nhiệm vụ khác nhau, để phục vụ cho mục tiêu của tổ chức và phát triển của nhân viên, thiết lập phương pháp để truyền tải thông tin xuyên suốt tổ chức”. Parolia và cộng sự (2011) cho quản trị chất lượng toàn diện là làm cho toàn bộ tổ chức hoạt động với mục tiêu chất lượng của sản phẩm, đưa chất lượng vào sản phẩm và đánh giá sản phẩm để đạt được yêu cầu về chất lượng và sự lòng của khách hàng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng quản trị chất lượng và hiệu quả dự án trong môi trường văn hóa thì hiếm xảy ra. Câu hỏi của việc nghiên cứu là xác định mối liên hệ giữa VHDN, quản trị chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty Lắp máy khu vực Miền Bắc. Đặc biệt, nghiên cứu muốn tìm ra mức độ quan trọng của quản trị chất lượng toàn diện đối với hiệu quả của dự án. Vì thế tác giả chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa VHDN, quản trị chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty Lắp máy khu vực Miền Bắc”, để nghiên cứu tìm ra biện pháp về công tác quản trị tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty lắp máy khu vực Miền Bắc của Lilama và ứng dụng các doanh nghiệp khác tại Việt Nam. 2. Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khái niệm chính 2.1.1. Văn hóa doanh nghiệp Deal và Kennedy (1982) xác định VHDN bằng các giá trị: anh hùng, lễ nghi và nghi thức, các mạng lưới truyền thông. Cameron và Quinn (2006) đề xuất một khuôn khổ VHDN được đo lường dựa trên 39 chỉ số hiệu quả tổ chức. Một cách tiếp cận khác để xác định OC được dựa trên đặc điểm: tham gia, thống nhất, nhiệm vụ và khả năng thích ứng, phát triển bởi Kotrba (2010). Mô hình Denison mô hình này đã đưa ra các thang đo hay tiêu chí để đánh giá sự mạnh hay yếu của VHDN với 4 đặc điểm văn hoá (khả năng thích ứng, sứ mệnh, tính nhất quán, sự 150 Bùi T. M. Thu, Phan T. Y. Lai. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), 148-159 tham gia), trong mỗi đặc điểm có 3 cách thức biểu hiện và sử dụng 2 chiều: Tập trung bên trong so với tập trung bên ngoài, linh động so với ổn định. Theo Herzka và Turáková (2010), cho rằng mô hình đánh giá VHDN của Daniel R. Denison là lý tưởng nhất. Mô hình này đã được 5.000 DN và nhiều nhà nghiên cứu áp dụng trong hơn 20 năm qua. 2.1.2. Quản trị chất lượng toàn diện Hendricks và Singhal (2001a) chỉ ra rằng việc ứng dụng kết quả quản trị chất lượng toàn diện (TQM) trong cải thiện hiệu quả tài chính và TQM đảm bảo chất lượng sản phẩm cao hơn. Demirbag, Tatoglu, Tekinkus, và Zaim (2006) đề nghị bảy yếu tố để đánh giá việc thực hiện TQM, cụ thể là: chất lượng số liệu và báo cáo, vai trò của quản lý; nhân viên quan hệ, quản lý chất lượng nhà cung cấp, đào tạo, chất lượng chính sách và quy trình quản lý. Vì vậy, dựa trên các nghiên cứu trên, nghiên cứu này đã sử dụng mô hình sửa đổi một số thành phần, bao gồm khả năng lãnh đạo, quản lý nguồn nhân lực, quy trình quản lý, quản lý hợp tác và liên tục cải tiến chất lượng và thông tin. 2.1.3. Hiệu quả của dự án (Project performance_PP) Thách thức lớn nhất của các nhà quản lý trong quản lý và tổ chức dự án là sự phức tap và không thể đoán trước của các dự án. Nghiên cứu của Kaplan và Norton (1996) đưa ra bảng điểm cân bằng (BSC) để quản lý dự án bao gồm: Khách hàng, tài chính, quy trình kinh doanh, đổi mới và tăng trưởng trong tổ chức. Trong việc đánh giá tác động của khả năng năng động PP, Wu, Tsai, Cheng, và Lai (2006) đã kiểm tra PP theo sáu cấp độ: phân tích chi phí, phân tích lợi ích, tỷ lệ thành công, chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình và đổi mới công nghệ. Dựa trên nghiên cứu tài liệu trên, hiện nay nghiên cứu sử dụng năm yếu tố, cụ thể là phân tích chi phí / lợi ích, tỷ lệ thành công, chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình và đổi mới công nghệ để đo lường PP. 2.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan Những nghiên cức hiện hành chỉ ra rằng có các nhân tố đóng vai trò thúc đẩy hiệu quả dự án. Kendra và Taplin (2004) đã chỉ ra rằng sự thành công dự án có bốn nhân tố: năng lực quản lý dự án, hệ thống đo lường, quy trình kinh doanh và cơ cấu tổ chức dự án. Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sự thành công của dự án bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: Nghiên cứu của Parolia và cộng sự (2001) chỉ ra đó là sự phối hợp hiệu quả, nghiên cứu của Bryde và Ronison (2007) chỉ ra đó là quản trị chất lượng toàn diện, nghiên cứu của Kendra và Taplin (2004) đó là VHDN. Cummings và Worley (1997, p. 93) định nghĩa: “VHDN là tiềm lực để thúc đẩy sự liên kết giữa những nhiệm vụ khác nhau, để phục vụ cho mục tiêu của tổ chức và phát triển của nhân viên, thiết lập phương pháp để truyền tải thông tin xuyên suốt tổ chức”. Parolia và cộng sự (2011) cho quản trị chất lượng toàn diện là làm cho toàn bộ tổ chức hoạt động với mục tiêu chất lượng của sản phẩm, đưa chất lượng vào sản phẩm và đánh giá sản phẩm để đạt được yêu cầu về chất lượng và sự lòng của khách hàng. 2.3. Mô hình nghiên cứu Dựa theo các giả thiết nghiên cứu và tổng quan tài liệu, mô hình nghiên cứu được đề xuất: Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Bùi T. M. Thu, Phan T. Y. Lai. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), 148-159 151 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Giới thiệu nghiên cứu Để xây dựng câu hỏi khảo sát thì nhóm các chuyên gia bao gồm có 5 thầy cô với trình dộ nghiên cứu sâu về quản trị nhân lực ở Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học kinh tế Huế, 3 giám đốc Lilama đã cung cấp các thông tin, dữ liệu để xác định các yếu tố hình bảng câu hỏi khảo sát về Mối quan hệ giữa VHDN, quản trị chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty Lắp máy khu vực Miền Bắc. Trong phần nghiên cứu định tính này, một số tên gọi đã được các chuyên gia góp ý để chỉnh sửa cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của công ty Lắp máy khu vực Miền Bắc. Để phân tích mối quan hệ giữa VHDN, quản trị chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty Lắp máy khu vực Miền Bắc, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình phương trình cấu trúc SEM (Structural Equation Modeling) và sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22 và phần mềm AMOS (Analysis Of Moment Structures). Với kỹ thuật phân tích này bỏ qua đa cộng tuyến và sự tin cậy của dữ liệu thị trường cũng được xem xét thông qua các sai số đo lường. Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua đại lượng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA, Kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc SEM. 3.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Xác định cỡ mẫu Theo các nhà nghiên cứu Hair, Anderson, Tatham, và Black (1998), thì để chọn kích thước quan sát nghiên cứu phù hợp đối với phân tích nhân tố khám phá EFA cỡ quan sát tối thiểu N>5*x (x : là tổng số biến quan sát). Theo Tabachnick và Fideel (1996) để tiến hành phân tích hồi quy của một cách tốt nhất thì cỡ quan sát tối thiểu cần đạt được tính theo công thức N> 50+8m (trong đó m là biến độc lập). Phù hợp với nghiên cứu của mình thì tác giả sử dụng số quan sát ứng với 4 nhóm và 12 biến của VHDN, 5 biến của quản trị chất lượng toàn diện, 4 biến của hiệu quả dự án là : N> max (5x12; 50+9x8) = (60, 122) = 122 quan sát. Do các công ty Lắp máy khu vực Miền Bắc có số lượng nhân viên đông nên tác giả lấy 300 số liệu quan sát để đảm bảo tính chính xác hơn cho dữ liệu nghiên cứu. 3.2.2. Phương pháp chọn mẫu Việc lựa chọn phương pháp chọn quan sát ở đây là phương pháp chọn quan sát theo hạn ngạch (quota) của các nhóm đối tượng được phân chia theo biến số địa bàn, khu vực. Đối tượng tham gia trong nghiên cứu này bao gồm người lao động của các công ty Lắp máy khu vực Miền Bắc: Công ty cổ phần Lilama 69.1 và 69.2, Công ty Cố phẩn Lilama 5, tổng cộng 300 quan sát phát ra, thu vào là 283 quan sát. Việc phỏng vấn đáp viên theo hình thức phát trực tiếp tại nơi làm việc là 98 phiếu, gửi mail là 205 phiếu. 3.3. Giả thiết nghiên cứu 3.3.1 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và quản lý chất lượng toàn diện Nhiều nghiên cứu chứng minh sự thành công của thực hiện quản lý chất lượng toàn diện phần lớn phụ thuộc vào VHDN. Mosadegh (2006) đã xác định tác động của các giá trị VHDN đối với sự thành công của việc thực hiện quản lý chất lượng toàn diện tại một bệnh viện ở Iran. Kết quả cho thấy rằng quản lý chất lượng toàn diện đòi hỏi một nền VHDN được tổ chức theo định hướng chất lượng, tổ chức học tập, tinh thần kinh doanh, làm việc nhóm và sự hợp tác, chấp nhận rủi ro, liên tục cải tiến, tập trung khách hàng, quan hệ đối tác với các nhà cung cấp, theo dõi và đánh giá chất lượng. Prajogo và MCDermott (2005) đã phát hiện ra rằng sự khác nhau của việc thực hiện quản lý chất lượng toàn diện được xác định bởi sự khác nhau của các nền VHDN. Đặc biệt, các nền VHDN có phân chia thứ bậc đã chỉ ra được mối quan hệ đáng kể với thực tiễn 152 Bùi T. M. Thu, Phan T. Y. Lai. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), 148-159 của việc quản trị chất lượng toàn diện. Theo các nghiên cứu đã trình bày ở trên, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết sau đây: H1: Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến quản lý chất lượng toàn diện 3.3.2. Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và hiệu quả dự án Jabnoun và Sedrani (2005) thấy rằng những tác động kết hợp của VHDN và quản lý chất lượng toàn diện thì ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả dự án. Dulaimi, Nepal, và Park (2005) đã cho rằng nhà quản lý cấp cao nên cung cấp nguồn lực và hỗ trợ để tạo ra một môi trường hay văn hóa nhằm tạo điều kiện cho người quản lý dự án trong việc thực hiện dự án. Như vậy có mối quan hệ giữa VHDN và hiệu quả dự án, giả thuyết nghiên cứu như sau: H2: Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả dự án 3.3.3. Mối quan hệ giữa quản lý chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án Trong nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án, Prasad, Rajan, và Subranmanian (2007) đã phát hiện ra giữa 2 vấn đề này có mối quan hệ với nhau. Cải thiện hiệu quả dự án là mong muốn của mỗi công ty. Bryde và Robinson (2007) đã tìm ra ảnh hưởng của quản lý chất lượng toàn diện ở mức độ cao trong hoạt động quản lý dự án và cũng thấy được quản lý chất lượng toàn diện đã cải thiện được hiệu quả dự án thông qua việc coi trọng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vì vậy, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng: H3: Quản lý chất lượng toàn diện có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả dự án 3.4. Lựa chọn và phát triển thang đo Bảng câu hỏi bao gồm bốn phần: văn hóa doanh nghiệp, quản lý chất lượng toàn diện, hiệu quả dự án và nền tảng cá nhân được trả lời bằng cách sử dụng thang đo Liker 5 điểm sau: 3.4.1. Văn hóa doanh nghiệp: Dựa trên mô hình (2010) của Kotrba, bốn cấu trúc lớn được xem xét: (1) Sự tham gia: đề cập đến mức độ mà tổ chức này tập trung vào việc phát triển, thông báo, liên quan đến người dân và nhận được sự tham gia từ họ, liên quan đến nhân viên đó là khả năng, quyền sở hữu và trách nhiệm; (2) Tính nhất quán: đề cập đến mức độ mà tổ chức này có một mạnh mẽ và gắn kết nội bộ, văn hóa, liên quan đến những giá trị chung, cách để hòa giải những bất đồng, phối hợp và tích hợp giữa các đơn vị chức năng khác nhau; (3) Nhiệm vụ: đề cập đến mức độ mà tổ chức này có một ý thức rõ ràng về mục đích định hướng lâu dài, bao gồm cả tầm nhìn, chỉ đạo chiến lược, mục đích và mục tiêu; (4) Khả năng thích nghi: mức độ mà khả năng thích ứng của tổ chức một cách nhanh chóng với những tín hiệu từ môi trường bên ngoài, bao gồm cả khách hàng và thị trường. Bảng 1 Bảng tóm tắt câu hỏi văn hóa doanh nghiệp Kích thước Yếu tố Văn hóa doanh nghiệp Sự tham gia Sự nhất quán Khả năng thích nghi Sứ mệnh Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát của tác giả năm 2019 Bùi T. M. Thu, Phan T. Y. Lai. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), 148-159 153 3.4.2. Quản lý chất lượng toàn diện Dựa trên các tài liệu (Demirbag et al., 2006; Hendricks & Singhal, 2001a), quản trị chất lượng toàn diện đã được đo lường bằng: (1) Khả năng lãnh đạo: Là việc nhà quản lý tạo ra một môi trường làm việc trong đó nhân viên tôn trọng lẫn nhau, thông tin được cung cấp đầy đủ, được tham gia vào quá trình thực hiện kinh doanh để nâng cao việc quản lý chất lượng toàn diện; (2) Quản lý nguồn nhân lực: là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức và nhân viên; (3) Quy trình quản lý: đề cập đến mức độ mà công ty trao quyền cho lãnh đạo dự án hoặc các chuyên gia để quản lý thực hiện dự án trong quá trình lập kế hoạch và thiết kế dự án; (4) Mối quan hệ hợp tác: đề cập đến mức độ đo lường mối quan hệ hợp tác với các liên minh bên ngoài, về trách nhiệm nâng cao chất lượng, các kênh truyền thông, cũng như cung cấp các hướng dẫn rõ ràng về yêu cầu chất lượng để hợp tác với các công ty bên ngoài; (5) Liên tục cải thiện chất lượng: đề cập đến các chiến lược của công ty trong việc liên tục cải tiến chất lượng. Bảng 2 Bảng tóm tắt câu hỏi quản lý chất lượng toàn diện Kích thước Yếu tố Quản lý chất lương toàn diện Quản lý nguồn nhân lực Khả năng lãnh đạo Quy trình quản lý Cải thiện thông tin chất lượng Quản lý sự hợp tác doanh nghiệp Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát của tác giả năm 2019 3.4.3. Hiệu quả dự án Wu và cộng sự (2006) đã đưa ra 5 cấp độ của hiệu quả dự án: (1) Hiệu suất (chi phí /lợi ích) dự án là mối quan hệ giữa: chi phí là đề cập đến thỏa thuận tài chính đối với các dự án và lợi ích dự án là kết quả đáp ứng của dự án; (2) Kiểm soát tỷ lệ thành công dự án: Liên quan đến việc thiết lập các hệ thống và quy trình ra quyết định để quản lý sự khác biệt giữa kế hoạch (phạm vi, chi phí, tiến độ.) và thực tế thực hiện dự án; (3) Chất lượng sản phẩm: đề cập đến chất lượng của dự án cốt lõi, chức năng sản phẩm, và chức năng lợi ích cho khách hàng; (4) Cải tiến qui trình đề cập đến quá trình dự án, và mức độ mà mới ý tưởng liên tục được tạo ra để hỗ trợ thực hiện dự án dựa trên việc khảo sát thị trường; (5) Công nghệ và đổi mới: đề cập đến mức độ mà tổ chức tích hợp bước đột phá công nghệ mới lạ và cải tiến nhỏ hỗ trợ thực hiện dự án. 154 Bùi T. M. Thu, Phan T. Y. Lai. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), 148-159 Bảng 3 Bảng tóm tắt câu hỏi hiệu quả dự án Kích thước Yếu tố Hiệu quả dự án Đổi mới công nghệ Tỷ lệ thành công Phân tích chi phí / lợi ích Chất lượng sản phẩm Cải tiến qui trình Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát của tác giả năm 2019 4. Kết quả và thảo luận Bảng 4 Số lượng và tiêu chí người tham gia khảo sát Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Giới tính Nam 238 84,10 Nữ 45 15,90 Độ tuổi Dưới 35 165 58,30 Từ 35-50 88 31,10 Trên 50 30 10,60 Trình độ Dưới đại học 142 50,18 Đại học 140 49,47 Trên Đại học 01 0,35 Thâm niên Dưới 5 năm 138 48,76 Từ 5 - 10 năm 82 28,98 Trên 10 năm 63 22,26 Thu nhập Dưới 3 triệu 14 4,95 Từ 3-10 triệu 262 92,58 Trên 10 triệu 9 2,47 Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát của tác giả năm 2019 Bảng 4 trình bày đặc điểm nhân khẩu học của mẫu, các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm các câu trả lời