Một số đặc điểm khối tế bào gốc và diễn biến sau ghép tế bào gốc tự thân 4 bệnh nhân đau tủy xương tại Bệnh viện Bạch Mai

Ghép tế bào gốc tự thân điều trị đa u tủy xương là phương pháp điều trị có hiệu quả. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đưa ra một số đặc điểm khối tế bào gốc và diễn biến sau ghép tự thân của 4 bệnh nhân đa u tủy xương tại Bệnh viện Bạch Mai từ 12/2012 đến 5/2013. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả từng trường hợp. Kết quả: Bốn bệnh nhân nữ đa u tủy xương đã ghép tự thân tế bào gốc máu ngoại vi, tuổi từ 50 ‐59, được hóa trị liệu tấn công bằng 1 trong các phác đồ VAD, TD, VD, điều kiện hóa bằng Melphalan liều cao 200 mg/m2. Truyền tế bào gốc sau 24 giờ điều kiện hóa với thể tích trung bình khối tế bào gốc là 402 ml, liều tế bào đơn nhân, CD34+ lần lượt là 10,47 x 108/kg (7,08 ‐ 13,4) và 6 x 106/ kg (5,3 ‐ 6,69). Thời gian mọc bạch cầu đoạn trung tính (> 0,5 G/l) khoảng 9‐10 ngày, mọc tiểu cầu (trên 50 G/l) là 10‐13 ngày. Biến chứng chủ yếu là: nôn‐ buồn nôn, tiêu chảy, ít hơn là sốt nhiễm trùng, loét miệng. Kết luận: Kết quả bước đầu ghép tự thân tế bào gốc máu ngoại vi của 4 bệnh nhân đa u tủy xương cho thấy có hiệu quả, vì vậy nên tiếp tục nghiên cứu áp dụng phương pháp điều trị này để tiến tới có những kết quả rõ ràng hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm khối tế bào gốc và diễn biến sau ghép tế bào gốc tự thân 4 bệnh nhân đau tủy xương tại Bệnh viện Bạch Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  220 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHỐI TẾ BÀO GỐC VÀ DIỄN BIẾN   SAU GHÉP TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN 4 BỆNH NHÂN ĐA U TỦY XƯƠNG   TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI  Phạm Quang Vinh**, Đỗ Mạnh Tuấn*, Vũ Văn Trường*, Nguyễn Tuấn Tùng*, Vũ Hoàng*,   Hàn Viết Trung*, Nguyễn Thị Lan*, Vũ Minh Phương**, Nguyễn Thị Lan Hương*   TÓM TẮT   Ghép tế bào gốc tự thân điều trị đa u tủy xương là phương pháp điều trị có hiệu quả. Tuy nhiên, tại Việt  Nam chưa có nhiều nghiên cứu.   Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đưa ra một số đặc điểm khối tế bào gốc và diễn biến sau ghép tự thân của 4  bệnh nhân đa u tủy xương tại Bệnh viện Bạch Mai từ 12/2012 đến 5/2013.   Phương pháp: Tiến cứu, mô tả từng trường hợp.   Kết quả: Bốn bệnh nhân nữ đa u tủy xương đã ghép tự thân tế bào gốc máu ngoại vi, tuổi từ 50 ‐59, được  hóa trị liệu tấn công bằng 1 trong các phác đồ VAD, TD, VD, điều kiện hóa bằng Melphalan liều cao 200 mg/m2.  Truyền tế bào gốc sau 24 giờ điều kiện hóa với thể tích trung bình khối tế bào gốc là 402 ml, liều tế bào đơn nhân,  CD34+ lần lượt là 10,47 x 108/kg (7,08 ‐ 13,4) và 6 x 106/ kg (5,3 ‐ 6,69). Thời gian mọc bạch cầu đoạn trung tính  (> 0,5 G/l) khoảng 9‐10 ngày, mọc tiểu cầu (trên 50 G/l) là 10‐13 ngày. Biến chứng chủ yếu là: nôn‐ buồn nôn,  tiêu chảy, ít hơn là sốt nhiễm trùng, loét miệng.   Kết luận: Kết quả bước đầu ghép tự thân tế bào gốc máu ngoại vi của 4 bệnh nhân đa u tủy xương cho thấy  có hiệu quả, vì vậy nên tiếp tục nghiên cứu áp dụng phương pháp điều trị này để tiến tới có những kết quả rõ  ràng hơn.  Từ khóa: Ghép tế bào gốc tự than, Đa u tủy xương.  ABSTRACT  SOME CHARACTERISTICS OF THE STEM CELL MASS AND CHANGES FOLLOWING  AUTOLOGOUS STEM CELL TRANSPLANTATION IN FOUR PATIENTS   WITH MULTIPLE MYELOMA AT BACH MAI HOSPITAL  Pham Quang Vinh, Do Manh Tuan, Vu Van Truong, Nguyen Tuan Tung, Vu Hoang, Han Viet Trung,  Nguyen Thi Lan, Vu Minh Phuong, Nguyen Thi Lan Huong   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 220 ‐ 225  Treatment  of  multiple  myeloma  by  autologous  peripheral  stem  cell  transplantation  after  high  doses  of  chemicals is effective. However, in Vietnam there were not many studies.   Objective: This  study  aims  to provide  some  characteristics  of  the  stem  cell mass  and  changes  following  autologous peripheral stem cell transplantation in four patients with multiple myeloma at Bach Mai hospital from  12/2012 to 5/2013.   Methods: A prospective, descriptive case.   Results: Four female patients with multiple myeloma with autologous peripheral stem cell transplantation  from 50 to 59 years old, was attacked by chemotherapy regimen 1 in: VAD, TD, VD and conditioned with high‐ * Bệnh Viện Bạch Mai.  ** Đại Học Y Hà Nội  Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Tuấn Tùng   ĐT: 0912 110 905   Email: tunghhbm@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  221 dose Melphalan 200 mg/m2. Stem cell infusion after 24 hours of a dose conditions with The average volume of the  stem  cell mass: 402 ml, mononuclear cells: 10.47 x 108/kg (7.08 to 13.4) and CD34+: 6 x 106/ kg (5.3 to 6.69).  Time for engraftment the neutrophils and platelets about 9‐10 days and 10‐13 days. Major complications were:  nausea‐vomiting, diarrhea, less than that is fever infection, mouth ulcers.   Conclusion:  The  initial  results  of  autologous  peripheral  stem  cell  transplantation  4 multiple myeloma  patients showed can continue to apply this method to obtain more precise conclusions.  Key word: Autologus peripheral stem cell transplantation, Multiple myeloma.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Đa  u  tuỷ  xương  là  bệnh máu  ác  tính  đặc  trưng là sự tăng sinh, tích lũy các tương bào và  các tế bào này sản xuất ra một loại globulin đơn  dòng, gây  tổn  thương các cơ quan,  thường gặp  là xương và thận.   Đã  có  nhiều  nghiên  cứu  điều  trị  đa  u  tủy  xương.  Hiện  nay  phương  pháp  điều  trị  khá  thống nhất trên thế giới là xây dựng các phác đồ  căn cứ  theo  tuổi người bệnh. Với  lứa  tuổi dưới  65  thì  các  trung  tâm  nghiên  cứu  phổ  biến  sử  dụng  phác  đồ  điều  trị  hóa  chất  có  thể  có  bortezomib và ghép tế bào gốc tự thân(1,2).  Để  thực hiện ghéo  tế bào gốc  tự  thân  cần  các  bước  thu nhận  tế  bào  gốc,  điều  kiện hóa  bằng phác đồ hóa chất liều cao, ghép lại tế bào  gốc và  sau  đó  chăm  sóc  sau ghép. Quá  trình  chăm sóc sau ghép khá quan trọng nhất là giai  đoạn giảm bạch cầu do  tủy xương bệnh nhân  bị diệt bằng hóa chất mà tế bào gốc mới ghép  chưa kịp mọc(7).  Ở Việt Nam phương pháp ghép  tế bào gốc  tự thân đã được sử dụng tại một số trung tâm và  chủ  yếu  để  điều  trị  đa u  tủy  xương(5).  Để  góp  phần thực hiện thành công ghép tế bào gốc tạo  máu  tự  thân,  chúng  tôi  nghiên  cứu  quá  trình  diễn biến lâm sàng và tế bào máu sau ghép, mục  tiêu là:  1. Mô tả một số đặc điểm khối tế bào gốc tự thân  2. Theo dõi diễn biến lâm sàng và xét nghiệm tế  bào máu ngoại vi sau ghép.   ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Bốn  bệnh  nhân  được  chẩn  đoán  đa  u  tủy  xương sau hóa  trị  liệu  tấn công  (TD, VD VAD)  đạt tiêu chuẩn để ghép tự thân:  ‐ Bệnh nhân dưới 65 tuổi,  ‐  Ít  nhất  đạt  được  đáp  ứng một  phần  sau  điều trị tấn công (theo IMWG).  ‐  Không  mắc  các  bệnh  lý  mạn  tính  ảnh  hưởng đến quá trình ghép.  Phương pháp nghiên cứu  Tiến cứu, mô tả các ca bệnh đa u tủy xương  được ghép tế bào gốc tự thân tại khoa Huyết học  truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai từ 12/2012 đến  5/2013:  Thu thập tế bào gốc  Bốn  bệnh nhân  được huy  động  tế bào  gốc  ngoại  vi  bằng G‐CSF  liều  10  μg/kg/ ngày,  tiến  hành  thu  thập  tế bào gốc sau 72 giờ bằng máy  chiết  tách  tự  động  khi  đếm  số  lượng  CD  34+  trước thu hoạch trên 10 tế bào/ μl. Sau đó, các túi  tế  bào  gốc  đều  được  chúng  tôi  tiến  hành  bảo  quản ở 4 độ C, không có túi tế bào gốc nào bảo  quản ở ‐ 196 độ C.  Điều kiện hóa và truyền tế bào gốc  Chúng  tôi  tiến  hành  điều  kiện  hóa  ngay  sau khi tách tế bào gốc, phác đồ điều kiện hóa  diệt tủy Melphalan liều cao (200mg/m2) ở ngày  ‐1  trước ghép. Tế bào gốc được  truyền  trở  lại  sau  24  giờ  điều  kiện  hóa  qua  catheter  tĩnh  mạch trung tâm.  Điều trị hỗ trợ  ‐ G‐CSF:  2 bệnh nhân  đầu  chúng  tôi  điều  trị G‐CSF  khi  số  lượng  bạch  cầu  đoạn  trung  tính dưới  0,5 G/l  thấy  sau dùng  lần  đầu  tiên  thấy số  lượng BC  tăng nhanh sau đó giảm  lại  thấp hơn thời điển bắt đầu điều trị mặc dù vẫn  đang dùng G‐CSF nên 2 bệnh nhân sau chúng  tôi bắt  đầu  điều  trị G‐CSF khi  số  lượng bạch  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  222 cầu đoạn  trung  tính xuống  thấp nhất cho đến  khi mọc mảnh ghép.  ‐ Dự  phòng  nhiễm  trùng:  Bệnh  nhân  nằm  phòng  vô  trùng  và  sử  dụng  kháng  sinh  dự  phòng chống nấm, vi rút và vi khuẩn (Quinolon,  Flucorazol, Acyclovir).  ‐  Dinh  dưỡng:  Do  trung  tâm  dinh  dưỡng  cung cấp xuất ăn vô trùng và/hoặc dinh dưỡng  qua  đường  tĩnh  mạch  đảm  bảo  năng  lượng  30Kcal/Kg/ ngày.  ‐ Truyền máu và tiểu cầu: Truyền KHC duy  trì Hb > 80 g/l, truyền KTC duy trì số lượng tiểu  cầu > 20 G/l.  Tiêu chuẩn đánh giá  Đánh giá  đáp  ứng:  Theo  tiêu  chuẩn  của  tổ  chức  đa  u  tủy  xương  thế  giới  (International  Myeloma  Working  Group  ‐  IMWG):  đáp  ứng  hoàn  toàn  (Complete response  ‐ CR), đáp ứng 1  phần rất tốt (very good partial response ‐ VGPR),  đáp ứng một phần (partial response ‐ PR).  Đánh giá nhiễm trùng và sốt không nhiễm trùng:  theo  tiêu  chuẩn  năm  2003  của  hội Hồi  sức  và  Lồng  ngực Mỹ  (American  Colleague  of  Chest  Physicans and Society of Critical Care Medicine‐ ACCP/SCCM).  KẾT QUẢ  Đặc điểm của 4 bệnh nhân trước ghép  Bốn  bệnh  nhân  đa  u  tủy  xương  được  tiến  hành ghép tự thân từ 12/2012 đến 5/2013 đều là  nữ, tuổi trung bình là 54,9 ± 3,7 (50 ‐59).  Bảng 1: Một số đặc điểm bệnh nhân trước ghép  Đặc điểm Bệnh nhân Thể bệnh IgG: 3 bệnh nhân Chuỗi nhẹ: 1 bệnh nhân Giai đoạn bệnh theo ISS GĐII: 2 bệnh nhân GĐIII: 2 bệnh nhân Phác đồ điều trị tấn công VAD: 1 BN (8 đợt) VD: 1 BN (5 đợt) TD: 2 BN (4 đợt và 6 đợt) Đáp ứng hóa chất tấn công trước ghép 3/4 BN đáp ứng hoàn toàn, 1/4 bệnh nhân đáp ứng một phần. Thời gian từ lúc chẩn đoán đến khi ghép 1 BN đầu tiên: 20 tháng 3 BN: 5-7 tháng Đặc điểm 4 bệnh nhân trong quá trình ghép  Đặc điểm của khối tế bào gốc  Bảng 2: Một số đặc điểm khối tế bào gốc  Khối tế bào gốc Đặc điểm Thể tích khối tế bào gốc 402,25 ± 149, 15 (216 -581) Ghép tươi (không lưu trữ -1960C) 4 bệnh nhân Liều tế bào đơn nhân trung bình 10,47 ± 2,69 x 108/kg (7,08 - 13,4) Liều tế bào CD34+ trung bình 6 ± 0,623 x 106/ kg (5,3 - 6,69) Số lần tách khối tế bào gốc 1/4 bệnh nhân tách 2 lần, 3/4 bệnh nhân tách 1 lần Một số biến chứng trong quá trình ghép  Bảng 3: Một số biến chứng trong quá trình ghép  Đặc điểm Bệnh nhân Sốt nhiễm trùng 1/4 bệnh nhân Sốt không do nhiễm trùng 3/4 bệnh nhân (xuất hiện ngày 0 và ngày 1 sau ghép, nhiệt độ cao nhất 38,5 độ C) Nôn- buồn nôn 4/4 bệnh nhân Tiêu chảy 3/4 bệnh nhân Loét miệng 1/4 Bệnh nhân Đặc  điểm huyết  sắc  tố, bạch  cầu  đoạn  trung  tính và tiểu cầu của 4 bệnh nhân trong quá  trình ghép  Trong quá trình theo dõi sau ghép chúng tôi  thấy nồng độ huyết sắc tố, số lượng bạch cầu, số  lượng  tiểu  cầu  đều  giảm,  trong  đó  nồng  độ  huyết sắc tố (Hb) giảm xuống thấp nhất là 78 g/l,  nhưng không phải  truyền máu,  số  lượng bạch  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  223 cầu đoạn trung tính (BCĐTT) thấp nhất là 0 g/l,  số lượng tiểu cầu (TC) giảm thấp nhất là 18 g/l,  diễn biến cụ thể như sau:   0 20 40 60 80 100 120 140 160 Hb vao 1 5 8 11 15 20 BN1 BN2 BN3 BN4 Biểu đồ 1: Diễn biến nồng độ huyết sắc tố trong quá trình ghép  0 10 20 30 40 50 60 70 1 4 7 10 13 16 19 BN1 BN2 BN3 BN4 Biểu đồ 2: Diễn biến số lượng bạch cầu đoạn trung tính trong quá trình ghép  0 50 100 150 200 250 300 350 TCvao 1 4 7 10 13 16 19 TCra BN1 BN2 BN3 BN4 Biểu đồ 3: Diễn biến số lượng tiểu cầu trong quá trình ghép   Một số đặc điểm trong quá trình điều trị sau ghép  Bảng 4: Một số đặc điểm trong quá trình điều trị sau ghép  Đặc điểm Bệnh nhân Ngày trung bình sử dụng G-CFS 7,5 ± 1,29 (6 - 9) Kháng sinh dự phòng (Quinolon, acyclovir, fluconazol) 4/4 bệnh nhân Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn 1/4 bệnh nhân Dinh dưỡng tĩnh mạch 3/4 bệnh nhân g/l Ngày G/l Ngày G/l Ngày Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  224 Đặc điểm Bệnh nhân Số đơn vị tiểu cầu từ 1 người cho trung bình 2 đơn vị Số đơn vị hồng cầu trung bình 0 đơn vị Ngày hồi phục bạch cầu đoạn trung tính ≥ 0,5 G/l 9,5 ± 0,58 (9 - 10) Ngày phục hồi tiểu cầu ≥ 50 G/l 11,5 ± 1,73 (10 - 13) Ngày nằm viện trung bình 33 ± 4,54 (29 -39) BÀN LUẬN  Ghép  tế  bào  gốc  tự  thân  điều  trị  đa  u  tủy  xương cho bệnh nhân dưới 65 tuổi đến nay vẫn  là phương pháp điều trị có hiệu quả(8). Bốn bệnh  nhân đa u tủy xương được tiến hành ghép tế bào  gốc máu ngoại vi  tự  thân  tại khoa Huyết học  ‐  Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai từ 12/2012 đến  5/2013 đều là nữ, tuổi trung bình là 54,9 ± 3,7 (50  ‐59).  Đây  là  những  bệnh  nhân  đầu  tiên  được  ghép tế bào gốc tự thân tại bệnh viện chúng tôi,  theo  thể  bệnh  có  3  bệnh  nhân  IgG  và  1  bênh  nhân chuỗi nhẹ;  theo giai đoạn bệnh có 2 bệnh  nhân  giai  đoạn  2  và  2  bệnh nhân  giai  đoạn  3;  theo mức độ  lui bệnh có 3 bệnh nhân  lui bệnh  hoàn  toàn  và  1  bệnh  nhân  lui  bệnh  1  phần.  Trong 4 bệnh nhân này có 1 bệnh nhân điều trị  tấn  công phác  đồ VAD  8  đợt  và  từ  thời  điểm  chẩn đoán đến thời điểm ghép tế bào gốc  là 20  tháng, đây là bệnh nhân đầu tiên chúng tôi ghép  nên thời gian chờ đợi lâu. Ba bệnh nhân còn lại  điều trị phác đồ VD và TD 4‐6 đợt và ghép sau  chẩn đoán 5‐7 tháng.   Tại bệnh viện chúng tôi do chưa có hệ thống  lưu  trữ  lạnh  sâu  ‐ 196  độ C, nên  tất  cả 4 bệnh  nhân đều ghép tế bào gốc 1 lần, khối tế bào gốc  được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C, không qua xử  lý và bảo quản ở ‐ 196 độ C. Số lượng tế bào có  nhân trung bình là 10,47 ± 2,69 x 108/kg, số lượng  tế bào CD34+ trung bình là 6 ± 0,623 x 106/ kg (5,3  ‐ 6,69), số lượng tế bào gốc như vậy là phù hợp  và  cũng  tượng  tự  như một  số  nghiên  cứu(6,9).  Truyền  tế  bào  gốc  sau  điều  kiện  hóa  24  giờ,  trong đó bệnh nhân đầu tiên phải truyền 2 túi tế  bào gốc  (tách  tế bào gốc  2  lần),  còn  lại  3 bệnh  nhân chỉ phải truyền 1 túi tế bào gốc (tách tế bào  gốc 1 lần). Xu hướng hiện nay túi tế bào gốc máu  ngoại vi sau khi được chiết tách đều được xử lý  và bảo quản ở nhiệt độ ‐ 196 độ C sẽ chủ động  được  bệnh  nhân  và  quá  trình  ghép,  tuy  nhiên  ghép  tế bào gốc không qua xử  lý và bảo quản  lạnh sâu vẫn  là phương pháp phù hợp điều  trị  đa  u  tủy  xương  ở  những  cơ  sở  không  có  hệ  thống lưu trữ này(3,7).   Với liều tế bào CD34+ phù hợp, 4 bệnh nhân  trong báo cáo này đều mọc ghép  tốt. Thời gian  mọc mảnh ghép khoảng 9‐ 10 ngày đối với bạch  cầu  đoạn  trung  tính  (>  0,5 G/l),  khoảng  10  ‐13  ngày đối với tiểu cầu (> 50 g/l). Kết quả này cũng  tương  đồng  với  nghiên  cứu  của  Huỳnh  Đức  Vĩnh Phú và CS tại viện Truyền máu huyết học  Thành phố Hồ Chí Minh năm  2013(5) và nhiều  nghiên  cứu  trên  thế  giới(3,4).  4  bệnh  nhân  này  trong quá trình ghép thì chỉ phải truyền tiểu cầu,  không truyền đơn vị hồng cầu nào, mặc dù có 1  bệnh nhân có lượng huyết sắc tố thấp sau ghép  (78 g/l) nhưng cũng phục hồi nhanh sau đó. Các  nghiên cứu trên thế giới cho thấy ở nhóm bệnh  nhân  đa  u  tủy  xương  khi  ghép  tự  thân  cũng  truyền máu và các chế phẩm không nhiều(4,7).  Nghiên cứu tác dụng phụ sau điều kiện hóa  bằng Alkeran  liều cao (200 mg/m2 da) ở 4 bệnh  nhân, chúng  tôi  thấy 4/4 bệnh nhân nôn‐ buồn  nôn, 3/4 bệnh nhân tiêu chảy, 3/4 bệnh nhân sốt  không do nhiễm  trùng xuất hiện ở ngày 0 và 1  sau  ghép,  chỉ  có  1/4  bệnh  nhân  có  sốt  nhiễm  trùng và loét miệng. Các biến chứng này hầu hết  ở mức  độ  nhẹ  và  trung  bình,  cải  thiện  nhanh  chóng khi bạch cầu hồi phục. Trong đó chỉ có 1  bệnh nhân chúng  tôi điều  trị kháng sinh mạnh  khi phát hiện có nhiễm khuẩn. Đồng thời, bệnh  nhân này cũng bị tiêu chảy kéo dài sau ghép, sau  đó  chúng  tôi phát hiện bệnh nhân nhiễm giun  lươn và được điều  trị  Ivermectin  trong 5 ngày,  bệnh nhân ổn định.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học  225 Trong  quá  trình  ghép,  chế  độ  dinh  dưỡng  của 4 bệnh nhân  đều  được bác  sỹ dinh dưỡng  chỉ định và xuất ăn vô trùng được cung cấp bởi  trung tâm dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng 30  Kcalo/ kg/ 24 giờ,  có 3/4 bệnh nhân  được dinh  dưỡng  thêm  bằng  đường  tĩnh  mạch.  Vì  vậy  trong quá  trình ghép  các bệnh nhân  đều  được  đảm bảo dinh dưỡng tối đa.   Theo phân  loại tiêu chuẩn của tổ chức đa u  tủy  xương  thế  giới  (International  Myeloma  Working Group ‐ IMWG) 4 bệnh nhân sau ghép  đều  đạt  lui  bệnh  hoàn  toàn,  tuy  nhiên  trước  ghép  trong  các  bệnh  nhân  này  chỉ  có  1  bệnh  nhân  lui bệnh 1 phần, còn  lại  là  lui bệnh hoàn  toàn. Trong nghiên  cứu này  không  thể  đưa  ra  được  tỉ  lệ đáp  ứng  sau ghép vì  số  lượng bệnh  nhân còn quá ít và chưa theo dõi được dài hạn.  Tuy nhiên qua kết quả thu được chúng tôi thấy  đây vẫn  là phương pháp điều trị có hiệu quả ở  nhóm  bệnh  nhân  này,  cần  được  tiếp  tục  triển  khai với số lượng bệnh nhân lớn hơn để có được  những kết luận tốt hơn.  KẾT LUẬN  Đặc điểm khối  tế bào gốc  tự  thân  thu nhận  ngày thứ 4 sau huy động: thể tích trung bình là  402 ml,  số  lượng  tế bào  có nhân  trung bình  là:  10,47 ± 2,69 x 108/kg (7,08‐13,4), số  lượng  tế bào  CD34+  trung  bình  là  6  ±  0,623  x  106  tế  bào/ kg  (5,3‐6,69).  Diễn biến sau ghép:  ‐  4/4  bệnh  nhân  nôn‐  buồn  nôn,  3/4  bệnh  nhân có tiêu chảy và sốt không nhiễm trùng, chỉ  có 1/4 bệnh nhân có nhiễm trùng và loét miệng.  ‐ Diễn biến hồi phục  tế bào máu: Ngày hồi  phục  bạch  cầu  đoạn  trung  tính  (≥  0,5 G/l)  sau  ghép  là 9,5 ± 0,58 ngày  (9‐10 ngày); Ngày phục  hồi  tiểu  cầu  (≥  50 G/l)  sau  ghép  là  11,5  ±  1,73  ngày (10‐13 ngày).  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Aetna  Inc  (2013),  “Clinical  Policy  Bulletin:  High  Dose  Chemotherapy with  Bone Marrow  or  Peripheral  Stem Cell  Transplant  for  Multiple  Myeloma”,  www.aetna.com/cpb/medical/data/400_499/0497.html.  2. Cavo  M.,  Baccarani  M.,  et  al.  (2008),  “Prospective,  Randomized  Study  of  Single  Compared  With  Double  Autologous Stem‐Cell Transplantation for Multiple Myeloma:  Bologna 96 Clinical Study”,  Journal of clinical oncology, 26(14):  2434‐2441.  3. Gertz M.A., Kumar  S., Hogan W.J.,  et  al.  (2010),  “Stem  cell  transplantation  in  multiple  myeloma:  impact  of  response  failure with”, Blood, 115(12): 2348‐2353.  4. Harousseau  J.L.,  Moreau  P.  (2009),  “Autologous  hematopoietic  stem‐cell  transplantation  for  multiple  myeloma”, NEJM, 360(25): 2645‐2654.  5. Huỳnh  Đức Vĩnh Phú,  Đặng Quốc Nhi, Huỳnh Văn Mẫn,  Phù Chí Dũng, Nguyễn Tấn Bỉnh (2013), “Bước đầu đánh giá  hiệu quả phương pháp  tự ghép  tế bào gốc máu ngoại vi  ở  bệnh nhân đa u tủy xương tại bệnh viện Truyền máu huyết  học TP.HCM”, Y học Việt Nam, 405: 118‐125.  6. Kumar  S.K.,  Gertz  M.A.,  et  al.  (2008),  “Outcome  after  autologous stem cell transplantation for multiple myeloma in  patients with preceding plasma cell disorders”, British Journal  of Haematology, 141: 205–211.  7. Lazarus  H.M.,  Herzig  G.P.,  et  al.  (2008),  “High‐dose  melphalan  and  the development of hematopoietic  stem‐cell  transplantation: 25 years later”, Journal of Clinical Oncology, l 26  (14): 2240‐2243.  8. Martinez‐Lopez  J.,  et  al  (2011),  “Long‐term  prognostic  significance of response  in multiple myeloma after stem cell  transplantation”, Blood, 118(3): 529‐34.  9. Trần Ngọc Quế, Hoàng Thị Huế, Võ Thị Thanh Bình, Bạch  Quốc Khánh, Nguyễn Anh Trí  (2013), “Nghiên cứu kết quả  thu thập khối tế bào gốc máu ngoại vi dùng điều trị một số  bệnh máu tại viện Huyết học truyền máu trung ương”, Y học  Việt Nam, 405: 138‐144.  Ngày nhận bài báo:      20 tháng 8 năm 2013  Ngày phản biện:     04 tháng 9 năm 2013  Ngày bài báo được đăng:   22 tháng 10 năm 2013 
Tài liệu liên quan