Nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Sau khi Cách mạng thành công, nhân dân các bộtộc Lào dưới sựlãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào giành được quyền làm chủ đất nước vàtrong ngày mồng 2 tháng 12 nă m 1975 đãthành lập nước Cộng hòaDân chủNhân dân (CHĐCN) Lào. Đólànhànước kiểu mới -Nhànước pháp quyền xãhội chủnghĩa (XHCN) của dân, do dân vàvìdân, tất cảquyền lực thuộc vềnhân dân. Để đảm bảo quyền làm chủ đất nước của nhân dân các bộtộc Lào và đáp ứng những yêu cầu mới trong công cuộc đổi m ới hiện nay, Đảng vàNhà nước rất quan tâ m đến vấn đềnâng cao chất lượng hoạt động các cơquan quyền lực nhànước (quyền lập pháp, hành pháp vàtưpháp). Quốc hội làmột trong ba quyền lực đó. Quốc hội cóchức năng vàvịtrírất quan trọng. Quốc hộilàcơquan đại biểu cao nhất của Nhànước Cộng hòaDân chủNhân dân Lào. Quốc hội làcơquan duy nhất cóquyền lập hiến vàpháp luật,quyết định những vấn đềquan trọng của đấtnước vàcóquyền giám sát tối cao đối với toàn bộhoạt động của Nhànước.

pdf116 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi Cách mạng thành công, nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào giành được quyền làm chủ đất nước và trong ngày mồng 2 tháng 12 năm 1975 đã thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHĐCN) Lào. Đó là nhà nước kiểu mới - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Để đảm bảo quyền làm chủ đất nước của nhân dân các bộ tộc Lào và đáp ứng những yêu cầu mới trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp). Quốc hội là một trong ba quyền lực đó. Quốc hội có chức năng và vị trí rất quan trọng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Theo chủ trương và đường lối của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân, từng bước quản lý nhà nước bằng pháp luật, yêu cầu đó đòi hỏi phải kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, trong đó chức năng lập pháp phải được đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng yêu cầu mới của Đảng và Nhà nước, để thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật phù hợp với đời sống xã hội hiện nay. 2 Uỷ ban pháp luật là một trong những cơ quan của Quốc hội có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Uỷ ban pháp luật phải được nâng cao chất lượng về tổ chức và hoạt động nhằm làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, làm sáng tỏ, phát huy những giá trị của dân chủ đại diện, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Vì vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là đòi hỏi cấp bách cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Bởi vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật nói riêng đã và đang được các nhà nghiên cứu khoa học Lào và Việt Nam quan tâm đến, nhưng vấn đề này ở Việt Nam không phải là vấn đề mới vì có nhiều nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu từ lâu. Ở Lào, vấn đề này là vừa được nghiên cứu chính thức chỉ là một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến trong vài năm vừa qua. Những công trình khoa học nghiên cứu đến đề tài này như sau: - Tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. CTQG, năm 1993. - Quyền giám sát tối cao của Quốc hội, luận án tiến sỹ (1995) của Phạm Ngọc Kỳ, Viện Nhà nước và pháp luật. - Nhân dân lao động thực thi quyền lực chính trị thông qua cơ quan dân cử của Nguyễn Viết Bé, Nxb. CTQG, Hà Nội năm 1998. 3 - Chức năng lập pháp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn thạc sỹ (1998) của Phạm Thị Tình, trường Đại học Luật Hà Nội. - Hoàn thiện quy trình xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong hoạt động của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn thạc sỹ (2001) của Nguyễn Quốc Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Đổi mới tổ chức bộ máy Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn thạc sỹ (2001) của Trần Thị Thanh Mai, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Nâng cao chất lượng và hiệu lực của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, luận văn thạc sỹ (2002) của Nguyễn Thị Dung, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước CHDCND Lào, luận văn thạc sỹ (2004) của Xải U Phun Xả Ly, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Nhìn chung những công trình trên đã đề cập đến khía cạnh của hoạt động Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, tiếp thu những kết quả đó, luận văn nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn có mục đích nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, đề xuất những phương hướng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, góp phần vào việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước CHDCND Lào. 4 Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội. - Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội trong công cuộc đổi mới hiện nay. - Đề xuất những phướng hướng và giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu luận văn là hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào. - Thời gian xem xét chủ yếu là từ năm 2002 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, chủ trương đường lối đổi mới của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác Lênin, phương pháp lôgíc kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, khảo sát thực tiễn so sánh, điều tra xã hội học 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Đánh giá rõ thực trạng chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào hiện nay. - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu, cần thiết có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND Lào. 7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn sẽ góp phần hoàn thiện về phương diện lý luận về việc nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước CHDCND 5 Lào trên cơ sở góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy về nhà nước và pháp luật trong các trường đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA UỶ BAN PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.1.1. Sự hình thành của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là đất nước có lịch sử vẻ vang trên con đường đấu tranh chống ngoại xâm, nhiều thế hệ sinh sống có lòng yêu nước, hy sinh dũng cảm để giành độc lập tự do cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào phong trào cách mạng Lào từng bước lớn mạnh, trải qua nhiều năm đấu tranh ác liệt gian khổ nhân dân Lào đã giành được độc lập tự do, từ địa vị nô lệ, nhân dân các bộ tộc Lào đã được làm chủ đất nước, lật đổ chính quyền cũ và giành được chính quyền về tay mình. Tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ nhất khai mạc trọng thể tại Thủ đô Viêng Chăn từ ngày mồng 1 - 2 / 12 / 1975 nhân dân Lào đã tuyên bố với thế giới sự ra đời của nước CHDCND Lào và khẳng định ý chí và nguyện vọng của nhân dân 6 các bộ tộc Lào là chấm dứt chế độ cũ. Đại hội đã nhất trí đơn xin thoái vị của Vua, đơn xin giải thể Hội đồng quốc gia chính trị Liên hiệp và Chính phủ liên hiệp lâm thời. Đại hội đã thông qua nghị quyết về tên Nhà nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, ngôn ngữ và chính thức tổ chức Nhà nước [33, tr.1004]. Cơ cấu quyền lực nhà nước tối cao đầu tiên của nước CHDCND Lào do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ nhất bầu ra và thông qua vào ngày 2 tháng 12 năm 1975. Hệ thống chính trị cách mạng đầu tiên của nước CHDCND Lào được tổ chức và hoạt động theo cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Các bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị gồm có: Đảng, Nhà nước, Hội đồng nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Lào và các tổ chức quần chúng, trong cấu trúc đó bộ phận chiếm vị trí quan trọng nhất là Hội đồng nhân dân (HĐND) tối cao Cơ cấu Nhà nước đầu tiên của nước CHDCND Lào gồm có: - Chủ tịch nước CHDCND Lào. - Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội). - Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ). Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, là người tượng trưng cho sự đoàn kết, thống nhất các bộ tộc Lào trên cả nước, là người thay mặt nhân dân trong quan hệ quốc tế. Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao. Dựa vào thực tiễn của đất nước, CHDCND Lào đầu tiên được tổ chức theo quy định tại Điều 1 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân tối cao đầu tiên 1978 (khi đó chưa có Hiến pháp) đã quy định: - Quốc gia: chia thành tỉnh - thành phố; - Tỉnh chia thành huyện; - Huyện: chia thành xã. - Xã: chia thành làng (bản). 7 Hệ thống tổ chức Hội đồng nhân dân tối cao đầu tiên của nước CHDCND Lào được thiết lập theo 4 cấp như sau: - Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội); - Hội đồng nhân dân tỉnh - thành phố; - Hội đồng nhân dân huyện; - Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng nhân dân tối cao khóa I hoạt động với nhiệm kỳ đặc biệt kéo dài gần 14 năm (1975 - 1889), được tổ chức và hoạt động trong điều kiện cả nước vừa phải hoàn thành cách mạng giải phóng, thống nhất đất nước, vừa thực hiện từng bước cải cách dân chủ, hoàn thiện bộ máy nhà nước để góp phần quan trọng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Số đại biểu Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) khóa I được bầu gồm 45 đại biểu, trong đó có 4 đại biểu nữ, 1 Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch và 1 Tổng Thư ký thường trực, 13 ủy viên thường vụ và có 3 ủy ban: ủy ban dự án hiến pháp, ủy ban dự án nghị định sắc lệnh - Luật bầu cử và ủy ban Kế hoạch và ngân sách; đồng thời còn có Văn phòng giúp việc Quốc hội. Với trách nhiệm là đại biểu của nhân dân, Quốc hội thực sự trở thành nơi phản ánh mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Các đại biểu Quốc hội được nhân dân bầu ra thực sự trở thành người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào. Hội đồng nhân dân tối cao khóa II được bầu ngày 26 tháng 03 năm 1989 có số đại biểu là 79, trong đó có 5 đại biểu nữ. HĐND Tối cao khóa II ngoài các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch còn có thêm Uỷ ban thường vụ (UBTV) và các ban phụ trách các lĩnh vực quan trọng của đất nước trong đó có Uỷ ban pháp luật. 8 Chủ tịch HĐND Tối cao khóa II không kiêm chức Chủ tịch nước như khóa I, chỉ phụ trách vụ của mình đó là cơ quan lập pháp tối cao. HĐND Tối cao khóa II được tổ chức và hoạt động trong giai đoạn đổi mới đất nước, thực hiện vai trò trọng yếu trong việc thể hiện hóa những chủ trương đường lối của Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV, HĐND Tối cao đã ban hành Hiến pháp, Hiến pháp đầu tiên của nước CHDCND Lào và 22 đạo luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo từng lĩnh vực cụ thể. Hệ thống tổ chức HĐND Tối cao khóa II được tổ chức và hoạt động theo ba cấp như sau: - HĐND Tối cao; - HĐND tỉnh - thành phố; - HĐND huyện. HĐND Tối cao khóa I như trên đã nói được tổ chức hoạt động theo 4 cấp, bởi vì điều kiện đất nước mới giải phóng bộ máy chính quyền địa phương vẫn giữ nguyên theo hình thức nhà nước khu giải phóng. Đến HĐND Tối cao khóa II đã thay đổi, nhất là bỏ HĐND cấp xã. Quốc hội nước CHDCND Lào chính thức đã ra đời vào ngày 20 tháng 12 năm 1992, gồm có 85 đại biểu, 8 đại biểu nữ, có một Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 8 ủy viên Thường vụ và 6 ủy ban: ủy ban thư ký, ủy ban kinh tế và kế hoạch tài chính, Uỷ ban pháp luật, ủy ban văn hóa-xã hội, ủy ban dân tộc và ủy ban đối ngoại, đồng thời còn có Văn phòng giúp việc Quốc hội. Quốc hội đã có những thay đổi nhất định về tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1991, dựa trên thực tiễn của đất nước và phù hợp với tinh thần đổi mới, Quốc hội đã thống nhất quyết định HĐND Tối cao 3 cấp chuyển thành Quốc hội một cấp. Nhằm thực hiện vị trí, vai trò, và nhiệm vụ của mình, Điều 39 Hiến pháp 1991 xác định rõ: Quốc hội là cơ quan quyền 9 lực nhà nước cao nhất, là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp, có quyền giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước [34, tr.8]. Ngày 21 tháng 12 năm 1997, Quốc hội khóa IV được bầu ra gồm có 99 đại biểu, 21 đại biểu nữ, có 1 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch (1 nữ) 7 ủy viên thường vụ có 6 ủy ban như Quốc hội khóa III, nhưng bỏ ủy ban thư ký và thành lập thêm ủy ban quốc phòng, an ninh [32, tr.5]. Quốc hội khóa V được bầu vào ngày 24 tháng 4 năm 2002 gồm có 109 đại biểu, 25 đại biểu nữ, 1 Chủ tịch, có 1 Phó Chủ tịch, 7 ủy viên Thường vụ và có 6 ủy ban: Uỷ ban pháp luật, ủy ban kinh tế - kế hoạch và tài chính, ủy ban văn hóa xã hội, ủy ban dân tộc, ủy ban đối ngoại và ủy ban quốc phòng, an ninh. Quốc hội tiếp tục thực hiện vị trí vai trò của mình trên cơ sở Hiến pháp (1991), Hiến pháp sửa đổi năm 2003, Luật về Quốc hội năm 1993, Luật về Quốc hội sửa đổi năm 2003 và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997, phát huy những thành quả đạt được của Quốc hội các khóa trước. Quốc hội khóa V đã có những đổi mới đáng kể, tiến hành tương đối đồng bộ, khẩn trương và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình. 1.1.2. Sự phát triển của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 1.1.2.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1992 Trong lịch sử Quốc hội nước CHDCND Lào, Uỷ ban pháp luật luôn luôn là bộ phận cấu thành cơ cấu tổ chức của Quốc hội, cũng như Nghị viện các nước, Quốc hội không thể hoạt động được nếu không có ủy ban chuẩn bị nội dung các báo cáo, tham mưu những vấn đề thuộc nội dung của các dự án luật, những vấn đề quan trọng do các cơ quan có thẩm quyền trình ra Quốc hội xem xét, thông qua. Với những nhiệm vụ chuyên môn khác nhau, mỗi ủy ban của Quốc hội đều có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình để tạo nên hiệu quả hoạt động của Quốc hội. 10 Quốc hội của bất kỳ nước nào cũng có chức năng làm luật chức năng quyết định ngân sách, chức năng giám sát việc thực thi pháp luật và một số chức năng khác. Qua nghiên cứu hệ thống Nghị viện các nước trên thế giới cho thấy, việc thành lập các ủy ban trong Nghị viện các nước thường dựa trên các bộ tương đương của Chính phủ nhưng hầu hết Nghị viện nào cũng có những ủy ban chủ chốt như ủy ban về pháp luật, kinh tế, ngân sách. Ở Việt Nam, Uỷ ban pháp luật là một trong 7 ủy ban và Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Uỷ ban pháp luật có vị trí quan trọng góp phần vào việc giúp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Ở Quốc hội Trung Quốc có 8 ủy ban chuyên môn. Trong đó ủy ban luật pháp có vị trí quan trọng. Nghị viện Cộng hòa Pháp có Uỷ ban pháp luật phụ trách về các lĩnh vực luật dân sự, luật hình sự, luật xí nghiệp, đoàn thể, chính quyền địa phương ở cả Thượng viện và Hạ viện. Nghị viện Liên bang Australia có các ủy ban Thượng viện nghiên cứu chi tiết các dự án luật và kiểm tra tính xác thực của các bản thẩm tra dự án luật. Nghị viện Canada có ủy ban liên hợp Thường trực, chuyên xem xét các nghị định của Chính phủ, có các ủy ban lập pháp để xem xét một dự án luật cụ thể và chấm dứt hoạt động khi dự án luật đó được gửi lại cho Hạ viện, Nghị viện Phần Lan có ủy ban Hiến pháp và ủy ban lập pháp. Nghị viện Indonexia có ủy ban pháp chế và Văn phòng luật sư Ở CHDCND Lào HĐND tối cao (Quốc hội) khóa I đã có 2 ủy ban: ủy ban dự án Hiến pháp và ủy ban dự án sắc lệnh và Luật bầu cử, chưa gọi là Uỷ ban pháp luật, cả 2 ủy ban có chức năng và nhiệm vụ tham mưu cho việc lập hiến pháp, thẩm tra các sắc lệnh liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND tối cao và phổ biến chính sách của Đảng. Khi đó chức năng và nhiệm 11 vụ của Đảng và Nhà nước chưa phân công rõ ràng bởi vì sau khi đất nước được giải phóng, tình hình trên đất nước chưa ổn định, nền kinh tế của Nhà nước bị phá hủy, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhân dân bị nghèo đói và vẫn còn tàn quân của chính quyền cũ hoạt động chống lại chế độ mới. Một số nơi còn có tình trạng nhân dân không hiểu biết chủ trương, đường lối của chế độ mới, Nhà nước cũng chưa kịp ban hành các đạo luật, Nhà nước đã tạm thời quản lý kinh tế - xã hội bằng các chỉ thị, thông tư, sắc lệnh và đường lối của Đảng. Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương là chú trọng hai nhiệm vụ cơ bản: - Tổ chức và động viên rộng rãi, phát huy dân chủ nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân về chính trị, về tinh thần yêu nước, yêu giai cấp, yêu chế độ mới, cùng nhau xây dựng và bảo vệ chế độ Cộng hòa dân chủ nhân dân non trẻ mới được thành lập. - Đấu tranh chống và trấn áp những kẻ có âm mưu phản cách mạng, những người có tội ác to lớn đối với nhân dân, xóa bỏ tận gốc những tàn dư tệ nạn của xã hội cũ. Đứng trước tình hình đất nước còn có nhiều khó khăn như vậy HĐND tối cao khóa I đã tập trung vào việc khôi phục đất nước sau chiến tranh đã làm cho việc lập Hiến pháp bị tạm dừng, ủy ban dự án Hiến pháp không được hoạt động theo nhiệm vụ được đề ra. Đến cuối nhiệm kỳ của HĐND tối cao khóa I, tình hình kinh tế - chính trị và xã hội đã ổn định, cũng là lúc Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng NDCM Lào được mở ra (1986). Đại hội lần này đã ban hành chính sách đổi mới đất nước toàn diện, trong đó việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đã được đề cao. Trong Văn kiện của Đại hội đã khẳng định: “Muốn quản lý nhà nước được là không có cách nào khác phải xây dựng và cải cách hệ thống chính sách về 12 mọi mặt của đời sống xã hội, hệ thống chính sách đó phản ánh chính xác, khách quan và phản ánh được lợi ích chung của nhân dân” [25, tr.79]. Song song với xây dựng và cải cách hệ thống chính sách, Văn kiện Đại hội cũng xác định phải thể chế hóa chính sách đó thành pháp luật. Vì nếu không có pháp luật thì không thể quản lý xã hội được. Sự phát triển của xã hội đang đòi hỏi Nhà nước Lào phải xây dựng và không ngừng cải cách các bộ máy quản lý để đủ khả năng đáp ứng việc xây dựng hệ thống pháp luật. Công việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo và sắp xếp bộ máy cán bộ công chức, quản lý và tạo điều kiện quản lý mọi hoạt động của xã hội đi theo chủ trương, đường lối của Đảng. Dưới sự lãnh đạo sáng suất của Đảng, cùng với chính sách đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và tình hình ổn định của đất nước trong giai đoạn mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động trở lại của ủy ban dự án Hiến pháp ủy ban đã bắt đầu việc chuẩn bị cho soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước CHDCND Lào. HĐND tối cao khóa II đã được thành lập Uỷ ban pháp luật trên cơ sở kết hợp 2 ủy ban là ủy ban dự án Hiến pháp và ủy ban dự án sắc lệnh và luật bầu cử. Uỷ ban pháp luật của HĐND tối cao khóa II có nhiệm vụ quan trọng là tham mưu cho Uỷ ban thường vụ HĐND tối cao trong việc soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên và một số dự án luật. Uỷ ban pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên. Bản Hiến pháp này đã được quần chúng nhân dân góp ý kiến rộng rãi và cũng là lần đầu tiên có sự đồng ý