Nâng cao kết quả khởi nghiệp thông qua đổi mới mô hình kinh doanh: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa các thành phần của đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả khởi nghiệp của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mối quan hệ này được kiểm chứng qua mẫu khảo sát 425 chủ doanh nghiệp khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần của đổi mới mô hình kinh doanh có ảnh hưởng dương đến kết quả khởi nghiệp. Cuối cùng, nghiên cứu đã kết luận và đưa ra hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và hướng cứu tiếp theo.

pdf13 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao kết quả khởi nghiệp thông qua đổi mới mô hình kinh doanh: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
158 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật NÂNG CAO KẾT QUẢ KHỞI NGHIỆP THÔNG QUA ĐỔI MỚI MÔ HÌNH KINH DOANH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU Nguyễn Quang Thu1, Ngô Quang Huân2, Trần Nha Ghi3, Hà Kiên Tân4 TÓM TẮT Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa các thành phần của đổi mới mô hình kinh doanh và kết quả khởi nghiệp của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mối quan hệ này được kiểm chứng qua mẫu khảo sát 425 chủ doanh nghiệp khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần của đổi mới mô hình kinh doanh có ảnh hưởng dương đến kết quả khởi nghiệp. Cuối cùng, nghiên cứu đã kết luận và đưa ra hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và hướng cứu tiếp theo. Từ khóa: Đổi mới mô hình kinh doanh, kết quả khởi nghiệp IMPROVE BUSINESS START-UP RESULTS THROUGH INNOVATION OF BUSINESS MODEL: CASE STUDY OF START-UP ENTERPRISES IN BA RIA - VUNG TAU PROVINCE ABSTRACT This study examines the relationship between components of business model innovation and start-up performance of start-up firms in Ba Ria - Vung Tau province. This relationship is verified based on a sample of 425 start-up owners. The findings show that components of business model innovation positively influence start-up performance. In conclusion, the study proposes policy implications for start-up firms and suggests directions for further researches. Key words: Business model innovation, start-up performance 1. GIỚI THIỆU Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) tồn tại trong những năm đầu là một quá trình khó khăn. Tại Việt Nam, theo thống kê của GEM (2016) cho thấy tỷ lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự là 13,7% bao gồm tỷ lệ các hoạt động kinh doanh đang khởi sự (dưới 3 tháng) là 1% và tỷ lệ các hoạt động kinh doanh mới khởi sự thành công (dưới 3,5 năm) là 12.7% (Hình 1). Nguyên nhân thất bại của các DNKN là chưa xây dựng chất lượng mối quan hệ và đổi mới mô hình kinh doanh (MHKD) (Nguyễn Quang Thu và cộng sự, 2016). Nghiên cứu này đề cập đến sự thất bại của DNKN là chưa đổi mới MHKD ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp. Mối quan hệ này chưa được kiểm định từ các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. 1 PGS.TS, Giảng viên Khoa Quản trị ĐH Kinh tế TP.HCM 2 Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Quản trị ĐH Kinh tế TP.HCM 3 Thạc sĩ, Giảng viên Trường ĐH BRVT 4 Thạc sĩ, Giảng viên Trường ĐH KT – KT Bình Dương 159 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... Hình 1. Phát triển kinh doanh ở Việt Nam (GEM, 2016) Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) là một địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, rất chú trọng đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). Tỉnh đã tạo điều kiện thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp ĐMST, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp (DN) có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, MHKD mới (Quyết định số 3380/QĐ-UBND). Vì vậy, nghiên cứu này thực hiện nhằm đạt ba mục tiêu: (1) xác định các thành phần đổi mới MHKD; (2) xem xét mối quan hệ giữa đổi mới MHKD và kết quả khởi nghiệp (KQKN); (3) đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao KQKN. Đối tượng khảo sát là chủ các DNKN hoạt động trên tỉnh BRVT, loại trừ các DNKN hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Cấu trúc bài viết gồm các phần: Giới thiệu nghiên cứu, Cơ sở lý thuyết và lược khảo các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan, Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, Kết quả và thảo luận, Kết luận và hàm ý quản trị. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN 2.1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích 2.1.1. Đổi mới mô hình kinh doanh Đổi mới MHKD là tái cấu trúc các hoạt động trong MHKD hiện tại của DN nhằm tạo ra sự đổi mới của sản phẩm/dịch vụ (SP/DV), là một phương pháp đổi mới tinh gọn vì các nguồn lực, năng lực đã có sẵn và có thể tiết kiệm đầu tư ở mức tối thiểu (Santos và cộng sự, 2009). Aspara (2009) định nghĩa đổi mới MHKD là sự lựa chọn hoặc định hướng chiến lược liên tục. Để xây dựng DN phát triển bền vững cần đổi mới MHKD và các thành phần của nó (Carayannis, Sindakis và Walter, 2014). Ba thành phần của MHKD là giá trị sáng tạo, giá trị cung cấp và giá trị nắm giữ, đổi mới MHKD là cần phải thay đổi ba thành phần trên (BadenFuller và Mangematin, 2013). Spieth và Schneider (2013) đã phát triển các thành phần đổi mới MHKD như đổi mới giá trị cung cấp, đổi mới cấu trúc giá trị và đổi mới mô hình doanh thu. Clauss (2016) đã xây dựng các thành phần đo lường đổi mới MHKD bao gồm: Năng lực mới: DN cần phải có năng lực mới để đổi mới MHKD nhằm nắm bắt cơ hội phát sinh từ môi trường bên ngoài (Teece, Pisano và Shuen, 1997). Năng lực mới được phát triển thông qua đào tạo, học tập, tích hợp kiến thức, phát triển, khám phá những ý tưởng mới và bài học kinh nghiệm (Achtenhagen, Melin và Naldi, 2013). Công nghệ/thiết bị mới: là việc tập trung vào các nguồn lực khoa học công nghệ/thiết bị cần thiết để đổi mới MHKD. Wei và cộng sự (2014) đã chứng minh sự phát triển công nghệ phù hợp 160 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật với MHKD thành công. DN cần phải có công nghệ mới để tái cấu trúc MHKD. Ví dụ, sản xuất SP/ DV mới có thể đòi hỏi công nghệ sản xuất mới, mô hình doanh thu mới sẽ đòi hỏi hệ thống kỹ thuật thanh toán mới. Quy trình/cấu trúc mới: là cách thức kết nối các hoạt động trong MHKD với nhau (Zott và Amit, 2010). Casadesus-Masanell và Ricart (2010) cho thấy quy trình/cấu trúc của hệ thống quyết định hiệu quả hoạt động của MHKD. Hợp tác mới: là sự hợp tác với nhà cung cấp, khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh, đại diện cho các nguồn lực bên ngoài để DN đổi mới MHKD. Các đối tác có giá trị chiến lược là nguồn lực bên ngoài quan trọng mà DN chưa thể phát triển tại thời điểm hiện tại (Dyer và Singh, 1998). Đổi mới MHKD là rất phức tạp cần sự trợ giúp từ các đối tác, DN cần tìm kiếm các đối tác mới và duy trì mối quan hệ hiện tại (Bierly và Gallagher, 2007). Các sản phẩm/dịch vụ mới: DN cung cấp để giải quyết các vấn đề của khách hàng hoặc đáp ứng nhu cầu của họ theo cách mới hoặc tốt hơn (Johnson, Christensen và Kagermann, 2008). Đổi mới SP/DV thông qua nghiên cứu và phát triển hoặc sử dụng các công nghệ mới (Teece, 2010). Các SP/DV mới là sự thay đổi rõ ràng nhất trong MHKD của DN. Khách hàng/thị trường mới: là nhóm khách hàng hoặc phân khúc thị trường mà DN cung cấp SP/DV hiện tại hoặc trong tương lai (Afuah, 2014). Đổi mới MHKD là xác định lại thị trường hiện tại hoặc thâm nhập thị trường mới. Khách hàng/thị trường mục tiêu được quyết định bởi câu hỏi “Ai sẵn sàng trả tiền cho SP/DV mà DN cung cấp?” (Baden-Fuller và Haefliger, 2013). Các kênh phân phối mới: liên quan đến việc phân phối giá trị cho khách hàng (Baden-Fuller và Mangematin, 2013). Phân phối được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt đối với hàng hoá vô hình hoặc dịch vụ (Osterwalder và cộng sự, 2005). Ví dụ, Dell là DN đã xây dựng MHKD dựa trên kênh phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng mà không có sự tham gia của các nhà bán lẻ. Mối quan hệ với khách hàng: khả năng DN xây dựng mối quan hệ (MQH) hiện tại hoặc thiết lập các MQH mới với khách hàng. Thiết lập MQH mới khách hàng chính là đổi mới MHKD khi SP có thể thay thế hoặc thị trường đã trưởng thành. Các MQH với khách hàng sẽ cung cấp thông tin cập nhật về môi trường và nhu cầu thị trường tiềm năng, từ đó dẫn đến thay đổi MHKD (Chesbrough, 2006). Mô hình doanh thu mới: khách hàng trả tiền cho giá trị mà DN cung cấp (Afuah, 2014). Những câu hỏi có liên quan đến vấn đề này bao gồm “Khi nào doanh thu được tạo ra?”, “Doanh thu được tạo ra trong bao lâu?”, “Bên tạo ra doanh thu là ai? (Baden-Fuller và Haefliger, 2013). Cơ cấu chi phí mới: là các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN (Casadesus-Masanell và Ricart, 2010). Cơ cấu chi phí được thiết lập sẽ quyết định phạm vi chiến lược của SP/DV và sự phù hợp với chiến lược thị trường (Zott và Amit, 2008). Cấu trúc chi phí trong MHKD sẽ thay đổi bởi chiến lược của DN. 2.1.2. Kết quả khởi nghiệp Littunen, Storhammar và Nenonen (2006) định nghĩa KQKN là sự tồn tại/sống sót qua 3 năm đầu, hoạt động liên tục sau khi khởi sự kinh doanh. KQKN chịu tác động nhiều yếu tố: đặc tính của nhà khởi nghiệp, đặc điểm của DNKN, kết quả của giai đoạn khởi sự ban đầu và ảnh hưởng của môi trường. Việc tiếp tục các hoạt động kinh doanh là dấu hiệu của sự thành công cho KQKN, những năm đầu hoạt động của các DNKN rất quan trọng để ổn định hoạt động kinh doanh lâu dài. Theo đánh giá sự phát triển kinh doanh ở Việt Nam, GEM (2016) đã xây dựng hai chỉ số là tỷ lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự và tỷ lệ các hoạt động kinh doanh đã ổn định. Dựa vào quan điểm của GEM (2016); Littunen, Storhammar và Nenonen (2006), KQKN được 161 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... hiểu là sự tồn tại của DNKN trong giai đoạn khởi sự (trên 3 tháng và dưới 3,5 năm), hoạt động liên tục và đạt được mục tiêu của nhà khởi nghiệp. 2.1.3. Mối quan hệ giữa đổi mới MHKD và kết quả khởi nghiệp Tiêu thức kết quả của đổi mới MHKD là hiệu quả kinh tế (lợi nhuận, năng suất, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, giá trị thị trường) và giá trị đạt được (Andreini và Bettinelli, 2016). Pedersen, Gwozdz và Hvass (2016) đã chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa đổi mới MHKD và hiệu quả tài chính. Cucculelli và Bettinelli (2015) nhận thấy các DN điều chỉnh MHKD theo thời gian và đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư mạo hiểm. Vì vậy, dựa trên tiêu thức kết quả của đổi mới MHKD, nghiên cứu này tiếp tục xem xét MQH giữa đổi mới MHKD và KQKN cho các DNKN tại tỉnh BRVT. Khung lý thuyết nghiên cứu tổng quát của đổi mới MHKD và KQKN được thể hiện trong Hình 2. Hình 2. Khung nghiên cứu tổng quát 2.2. Lược khảo các công trình nghiên cứu thực nghiệm liên quan Spieth và Schneider (2013) dựa vào MHKD và lý thuyết đổi mới SP, đổi mới MHKD là sự đổi mới DN, có ảnh hưởng ít nhất một trong ba thành phần của MHKD như giá trị cung cấp, cấu trúc giá trị sáng tạo và mô hình doanh thu. Guo, Su và Ahlstrom (2015) dựa vào số liệu điều tra của các DN Trung Quốc cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa định hướng khám phá và nhận diện cơ hội đối với đổi mới MHKD. Zhang, Zhao và Xu (2015) đã chứng minh DN tạo ra lợi thế cạnh tranh cần phải đổi MHKD. Kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao sự hiểu biết về MHKD, cung cấp kiến thức và đề xuất các hướng đổi mới MHKD. Velu (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của đổi mới MHKD đến sự tồn tại của các DN mới. Dữ liệu khảo sát bao gồm 129 DN mới trên thị trường trái phiếu Mỹ, giai đoạn 1995 - 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN có mức độ thay đổi MHKD cao sẽ tồn tại lâu hơn các DN thay đổi MHKD vừa phải. Waldner, Poetz, Grimpe và Eurich (2015) điều tra các giai đoạn khác nhau trong chu kì vòng đời của ngành ảnh hưởng đến đổi mới MHKD và hiệu quả đạt được. Dựa trên mẫu 1,242 DN Áo, kết quả cho thấy đổi mới MHKD nên thực hiện đối với giai đoạn khởi đầu trong chu kì vòng đời của ngành. Pedersen, Gwozdz và Hvass (2016) đánh giá ảnh hưởng của đổi mới MHKD đến hiệu quả tài chính bằng khảo sát 540 nhà quản lý ở các ngành nghề như marketing, logistics, tài chính và các ngành khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy đổi mới MHKD tác động dương đến hiệu quả tài chính với vai trò trung gian của tính bền vững DN. Bouncken và Fredrich (2016) nghiên cứu quy mô, độ tuổi, kinh nghiệm và thời gian hợp tác 162 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật ảnh hưởng đến giá trị nắm giữ của đổi mới MHKD và đổi mới MHKD có tác động dương đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), thậm chí mạnh hơn so với các DN có kinh nghiệm hợp tác. Dựa vào kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trên, chưa có nghiên cứu nào xem xét mối quan hệ giữa đổi mới MHKD và kết quả khởi nghiệp. Đây cũng là vấn đề nghiên cứu được đề xuất bởi Foss và Saebi (2016) khi tổng hợp nghiên cứu đổi mới MHKD từ 2000 đến 2015. 2.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Từ cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, nghiên cứu này sử dụng mười yếu tố đổi mới MHKD của Clauss (2016). Căn cứ vào kết quả thảo luận nhóm với các chuyên gia, khi DNKN đi vào hoạt động thì các thành phần trong MHKD sẽ kết nối các hoạt động với nhau nên không cần đổi mới quy trình/cấu trúc. Ví dụ, MHKD Canvas gồm có chín thành tố, giúp DNKN hợp nhất các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng và nắm giữ giá trị (Osterwalder và Pigneur, 2010). Do đó, thành phần đổi mới quy trình/cấu trúc của Clauss (2016) không được sử dụng khi áp dụng cho các DNKN tại tỉnh BRVT. Từ cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu định tính, mô hình lý thuyết được đề xuất bao gồm 9 thành phần của đổi mới MHKD: Đổi mới năng lực, đổi mới công nghệ, đổi mới đối tác, đổi mới sản phẩm, đổi mới thị trường, đổi mới kênh phân phối, đổi mới MQH khách hàng, đổi mới mô hình doanh thu, đổi mới cấu trúc chi phí và biến phụ thuộc là kết quả khởi nghiệp, cụ thể trong Hình 2. Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Foss và Saebi (2016) nghiên cứu đổi mới MHKD giai đoạn 2000 – 2015. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đổi mới MHKD được thực hiện vì giảm chi phí, giới thiệu sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới và nâng cao hiệu quả tài chính. Đổi mới MHKD cải thiện lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận, tính sáng tạo và đem lại hiệu quả hoạt động (Zott và Amit, 2007). Dựa vào tiêu thức kết quả của đổi mới MHKD của Pedersen, Gwozdz và Hvass (2016), kết quả tổng hợp và đề xuất vấn đề nghiên cứu về đổi mới MHKD của Foss và Saebi (2016) giai đoạn 2000 – 2015. Đổi mới MHKD sẽ ảnh hưởng tích cực đến KQKN Kết quả thảo luận nhóm của các 163 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... chuyên gia cho rằng đổi mới các thành phần của MHKD sẽ góp phần cải thiện KQKN. Alam (2013) đã chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa đổi mới năng lực và kết quả hoạt động của các DN sản xuất ở Malaysia. Trên cơ sở đó, giả thuyết H1 được phát biểu: H1: Có mối quan hệ dương giữa đổi mới năng lực và kết quả khởi nghiệp. Reichert, Zawislak (2014) đánh giá MQH giữa năng lực công nghệ và hiệu quả kinh tế của 133 DN ở Brazil. Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng có MQH cùng chiều. Vì vậy, khi đổi mới công nghệ sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động DN. Từ phân tích trên giả thuyết H2 được đề xuất: H2: Có mối quan hệ dương giữa đổi mới công nghệ và kết quả khởi nghiệp. Trong giai đoạn khởi sự kinh doanh, DNKN tăng cường hợp tác với đối tác để được hỗ trợ các nguồn lực bên ngoài. Goerzen và Beamish (2005) đã khảo sát 580 DN kiểm tra tác động của mạng lưới hợp tác đến hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, DN có nhiều kinh nghiệm hợp tác sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với DN ít kinh nghiệm hợp tác. Đổi mới đối tác sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của DN. Vì thế, giả thuyết H3 được đề xuất: H3: Có mối quan hệ dương giữa đổi mới đối tác và kết quả khởi nghiệp. Đổi mới thị trường tập trung vào phát triển thị trường mục tiêu và xác định cách thức để DN phục vụ thị trường mục tiêu tốt nhất (Shirokova và Socolova, 2013). Do đó, DNKN cần đổi mới sản phẩm, đổi mới kênh phân phối nhằm thỏa mãn nhu cầu, đem lại giá trị cho khách hàng và kết quả hoạt động cho DN. Atalay, Anafarta và Sarvan (2013) đã chứng minh MQH dương giữa đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình với kết quả hoạt động của ngành công nghiệp cung cấp ô tô tại Thổ Nhĩ Kỳ. Từ cơ sở phân tích trên giả thuyết H4, H5 và H6 được phát biểu như sau: H4: Có mối quan hệ dương giữa đổi mới sản phẩm và kết quả khởi nghiệp. H5: Có mối quan hệ dương giữa đổi mới thị trường và kết quả khởi nghiệp. H6: Có mối quan hệ dương giữa đổi mới kênh phân phối và kết quả khởi nghiệp. Khách hàng là người tạo ra doanh thu cho DN, quản lý MQH khách hàng sẽ giúp cho DN sử dụng dữ liệu và thông tin để hiểu khách hàng và tạo ra giá trị cho họ (Payne và Frow, 2005). Đổi mới MQH khách hàng sẽ giúp DN có được khách hàng mới đem lại giá trị cho DN. Haislip và Richardson (2017) đã chứng minh quản lý MQH khách hàng tác động dương đến kết quả hoạt động. Vì vậy, đổi mới MQH khách hàng sẽ tạo ra doanh thu và đem lại hiệu quả hoạt động cho DN. Ta có giả thuyết H7, H8 được phát biểu: H7: Có mối quan hệ dương giữa đổi mới mối quan hệ với khách hàng và kết quả khởi nghiệp. H8: Có mối quan hệ dương giữa đổi mới mô hình doanh thu và kết quả khởi nghiệp. Trong giai đoạn khởi sự, DNKN phát sinh nhiều chi phí cho hoạt động đầu tư ban đầu và đầu tư cố định. Cấu trúc chi phí quyết định đến kết quả hoạt động. Đổi mới cấu trúc chi phí nhằm xác định các loại chi phí cần thiết liên quan đến hoạt động của DN ở mức thấp nhất. Giả thuyết H9 được phát biểu: H9: Có mối quan hệ dương giữa đổi mới cấu trúc chi phí và kết quả khởi nghiệp. 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, gửi qua email bằng bảng câu hỏi chi tiết với thang đo Liker 5 bậc (từ 1: Hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý). Đối tượng khảo sát là các chủ DNKN tại Vũng Tàu, Bà Rịa, Tân Thành, Đất Đỏ và Long Điền. Thời gian phỏng 164 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật vấn là tháng 8/2017. Thang đo Các thang đo trong mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên các thang đo gốc của các nghiên cứu trước đây và được điều chỉnh sau nghiên cứu định tính. Mô hình nghiên cứu có 10 khái niệm nghiên cứu với 35 biến quan sát được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Thang đo các khái niệm trong mô hình và nguồn gốc thang đo Khái niệm nghiên cứu Số quan sát Nguồn Đổi mới năng lực (CAP) 3 Clauss (2016) Đổi mới công nghệ (TEC) 3 Đổi mới đối tác (PART) 4 Đổi mới sản phẩm (OFF) 3 Đổi mới thị trường (MARK) 3 Đổi mới kênh phân phối (CHAL) 3 Đổi mới mối quan hệ khách hàng (REL) 3 Đổi mới mô hình doanh thu (REV) 4 Đổi mới cấu trúc chi phí (COST) 4 Kết quả khởi nghiệp (STARTPER) 5 Pirolo và Presutti (2010), Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Kết quả định tính Mẫu nghiên cứu Mẫu được chọn bằng phương pháp thuận tiện theo nguyên tắc 5:1 (Bollen, 1989). Mô hình có (35 biến quan sát) *5 = 175. Vì vậy, kích thước mẫu tối thiểu cho phương pháp này là 175. Tuy nhiên, để đạt được ước lượng cho phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, mẫu nghiên cứu có kích thước > 200 (Hoelter, 1983). Do đó, tổng số bảng câu hỏi phát đi là 450, thu về được 431 bảng, có 6 bảng câu hỏi không hợp lệ nên mẫu nghiên cứu chính thức còn lại là 425. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được thực hiên thông qua 02 giai đoạn: (1) Nghiên cứu sơ bộ; và (2) Nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ định tính: dùng để điều chỉnh các biến quan sát trong đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nhóm tác giả thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm để các thang đo được hiểu rõ ràng và đồng nhất về khái niệm. Tiến hành thảo luận nhóm với 5 chuyên gia bao gồm 2 nhà khoa học1 và 3 chủ DNKN có MHKD thành công. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính cho thấy loại thang đo “đổi mới quy trình/ cấu trúc”, còn lại chính thành phần của đổi mới MHKD và một biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu (Bảng 1). Các thang đo trong mô hình nghiên cứu được điều chỉnh để phù hợp với các DNKN tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Có một biến quan sát mới được thêm vào trên thang đo KQKN. Kết quả phỏng vấn được ghi nhận, phát triển và điều chỉnh thành thang đo nháp. Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Thang đo nháp được dùng để phỏng vấn thử với mẫu 101 DNKN 1 PGS.TS Nguyễn Quang Thu và TS. Ngô Quang Huân, Khoa Quản trị, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 165 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để kiểm định độ tin cậy của thang đo. Sau bước này, thang đo được hoàn chỉnh và sử dụng cho bước nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) và phân tíc
Tài liệu liên quan