Nghiên cứu biến đổi giải phẫu của hệ thống động mạch mũ đùi ngoài trên người Việt Nam

Mục tiêu: Mô tả và định danh các dạng thay đổi giải phẫu của động mạch mũ đùi ngoài trên xác người Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang bằng việc phẫu tích 60 tiêu bản đùi của 30 xác gồm 17 xác nam và 13 xác nữ. Kết quả: Động mạch mũ đùi ngoài có thân chung giữa nhánh lên và nhánh xuống (nhánh ngang có thể là phân nhánh của nhánh lên hay chung gốc) có nguồn gốc từ động mạch đùi sâu 73,3% và động mạch đùi 3,4%, khi ĐM MĐN không có thân chung, thì nhánh lên hay nhánh xuống tách từ động mạch đùi sâu vẫn chiếm ưu thế. Động mạch MĐN cho 1 nhánh xuống chiếm 76,7% với 8 kiểu chia nhánh và hai nhánh xuống là 23,3% với 5 kiểu chia nhánh. Cách định danh các nhánh của động mạch mũ đùi ngoài của chúng tôi có ưu điểm hình dung được kiểu phân chia nhánh, tạo ra sự thống nhất, áp dụng cho những kiểu phân chia mới và mở rộng. Bàn luận: Cách phân chia của chúng tôi đề xuất với 13 kiểu nhiều hơn các tác giả trên thế giới và cách gọi tên các kiều tương đối phức tạp nhưng tạo ra sự thống nhất và mở rộng sau này. Kết luận: Động mạch mũ đùi ngoài có sự xuất phát và chia nhánh phức tạp hơn sự mô tả của y văn nên việc định dạng và định danh là cần thiết cho áp dụng trên lâm sàng.

pdf11 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu biến đổi giải phẫu của hệ thống động mạch mũ đùi ngoài trên người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 48 NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI GIẢI PHẪU CỦA HỆ THỐNG ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI NGOÀI TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM Trần Đăng Khoa*, Trần Thiết Sơn*, Phạm Đăng Diệu* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả và định danh các dạng thay đổi giải phẫu của động mạch mũ đùi ngoài trên xác người Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang bằng việc phẫu tích 60 tiêu bản đùi của 30 xác gồm 17 xác nam và 13 xác nữ. Kết quả: Động mạch mũ đùi ngoài có thân chung giữa nhánh lên và nhánh xuống (nhánh ngang có thể là phân nhánh của nhánh lên hay chung gốc) có nguồn gốc từ động mạch đùi sâu 73,3% và động mạch đùi 3,4%, khi ĐM MĐN không có thân chung, thì nhánh lên hay nhánh xuống tách từ động mạch đùi sâu vẫn chiếm ưu thế. Động mạch MĐN cho 1 nhánh xuống chiếm 76,7% với 8 kiểu chia nhánh và hai nhánh xuống là 23,3% với 5 kiểu chia nhánh. Cách định danh các nhánh của động mạch mũ đùi ngoài của chúng tôi có ưu điểm hình dung được kiểu phân chia nhánh, tạo ra sự thống nhất, áp dụng cho những kiểu phân chia mới và mở rộng. Bàn luận: Cách phân chia của chúng tôi đề xuất với 13 kiểu nhiều hơn các tác giả trên thế giới và cách gọi tên các kiều tương đối phức tạp nhưng tạo ra sự thống nhất và mở rộng sau này. Kết luận: Động mạch mũ đùi ngoài có sự xuất phát và chia nhánh phức tạp hơn sự mô tả của y văn nên việc định dạng và định danh là cần thiết cho áp dụng trên lâm sàng. Từ khóa: động mạch mũ đùi ngoài, nhánh lên, nhánh ngang, nhánh xuống ngoài, nhánh xuống trong. ABSTRACT RESEARCH ON ANATOMIC VARIANTS OF THE LATERAL CIRCUMFLEX FEMORAL ARTERY OF VIETNAMESE CORPSE Tran Dang Khoa, Tran Thiet Son, Pham Dang Dien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 47 - 57 Objectives: Describe and identify the types of anatomic variants of the lateral circumflex femoral artery. Subjects and methodology: Crossectional description by the 60 dissections of the femoral specimens (includes 17 men and 13 women). Results: The lateral circumflex femoral artery has a common trunk between ascending branch and descending branch (transverse branch may be a division of ascending branch or branch to the common root) is derived from the profunda femoral artery 73.3% and the femoral artery 3.4%, when the lateral circumflex femoral artery has no common trunk, ascending or descending branch separated from the profunda femoral artery is dominant. The lateral circumflex femoral artery give out a descending branch to account for 76.7% with eight types of branches and two descending branches are 23.3% with five types of branches. Our identification of the branches of the lateral circumflex femoral artery has the advantage that people can be imaginable the type of dividing branches, creating a unified model, applicable to the new division and expansion later. Discussion: Our division proposed 13 types with more than authors in the world and to nominate the branch relatively complex but create unity and expand later. * Bộ môn Giải Phẫu - ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS. Trần Đăng Khoa ĐT: 0934.230.000 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 49 Conclusion: The lateral circumflex femoral artery has origin and give out branches with the more complex of the medical literature to describe the format and identified as necessary for clinical application. Key words: lateral circumflex femoral artery, ascending branch, tranverse branch, lateral descending branch, medial descending branch. ĐẶT VẤN ĐỀ Các nhà giải phẫu học kinh điển từ trước đến nay đều mô tả động mạch mũ đùi ngoài (ĐMMĐN) có một thân chung tách ra từ động mạch đùi sâu (ĐMĐS)(3,5,6,7) từ đó tách ra nhánh lên, nhánh ngang và nhánh xuống cấp máu cho vùng đùi trước ngoài. Nhánh lên là nhánh có hướng đi về phía gai chậu trước trên, đường kính lớn, cấp máu cho cơ thẳng đùi, các cơ rộng và cho các nhánh xuyên cơ căng mạc đùi (cơ sở vạt da cơ căng mạc đùi). Nhánh ngang là nhánh nhỏ nhất cấp máu cho cơ rộng trong thẳng đùi và nhánh xuống là nhánh dài, chạy xuống từ trong ra ngoài đi giữa các cơ rộng và cơ thẳng đùi, cho các loại nhánh xuyên phong phú cấp máu cho vùng đùi trước ngoài (cơ sở vạt đùi trước ngoài). Thế nhưng khi nghiên cứu về động mạch mũ đùi ngoài trên lâm sàng, các phẫu thuật viên trên thế giới đều có một nhận xét chung là hệ thống động mạch này rất phức tạp và có nhiều dạng thay đổi giải phẫu. Sự biến đổi về mặt giải phẫu dẫn tới sự khó khăn trong việc định danh các thành phần của hệ thống ĐMMĐN, từ đó nảy sinh hai vấn đề: cách phân loại không thống nhất và đặc điểm các thành phần của ĐMMĐN khó có thể so sánh giữa các nghiên cứu với nhau. Hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu nào trong nước đề cập tới hệ thống ĐMMĐN nói chung, cách định danh các thành phần của hệ thống này nói riêng. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các dạng thay đổi giải phẫu dựa trên nêu ra nguyên tắc định danh mới nhằm góp phần cung cấp các thông tin cần thiết cho các phẫu thuật viên quan tâm đến động mạch mũ đùi ngoài. Với mục tiêu nghiên cứu: - Mô tả các dạng thay đổi của hệ thống động mạch mũ đùi ngoài. - Đề xuất nguyên tắc định danh các nhánh của động mạch mũ đùi ngoài. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu 30 xác, không phân biệt nam nữ. Đối tượng nghiên cứu và kiểu chọn mẫu Chọn thuận tiện các xác có trong phòng lưu trữ xác tại Bộ môn Giải phẫu trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch sao cho thỏa tiêu chuẩn nhận: - Xác người Việt Nam, trưởng thành trên 18 tuổi. - Còn nguyên vẹn cả 2 đùi phải trái. - Không biến dạng, u bướu hay bất thường về giải phẫu vùng đùi, không có phẫu thuật và vết thương trước đó. Tiêu chuẩn loại Mẫu có các cấu trúc bị hư trong quá trính phẫu tích ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Chỉ số cần thu thập - Nguyên ủy của động mạch mũ đùi ngoài, các nhánh lên, nhánh ngang, nhánh xuống ngoài, nhánh xuống trong. - Các dạng thay đổi về thân chung, cách định danh. Cách tiến hành Xác được cố định trong dung dịch formalin. Chọn xác thỏa tiêu chuẩn nhận. Tiến hành phẫu tích: - Đường vẽ và rạch da: dùng xanh methylene và thước dây vẽ 1 đường thẳng nối gai chậu trước trên đến điểm giữa bờ ngoài xương bánh chè (gọi là “Đường chuẩn”). - Xây dựng hệ trục tọa độ Oxy trên bề mặt da vùng đùi trước ngoài với gốc tọa độ O tại Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 50 gai chậu trước trên; trục Y là đường thẳng nối từ gai chậu trước trên đến điểm giữa bờ ngoài xương bánh chè, hướng dương của trục Y hướng xuống bàn chân; trục X vẽ vuông góc với trục Y tại gai chậu trước trên, hướng dương của trục X hướng ra ngoài. - Lấy điểm giữa đoạn chuẩn làm tâm, vẽ một vòng tròn có bán kính là 3cm. - Dùng dao rạch da dọc theo giữa cơ may (phân chia vùng đùi trước ngoài và vùng đùi trước trong). Bóc tách từ da vào đến cơ. - Bóc tách dọc theo bờ trong cơ may để vào tam giác đùi, tìm động mạch đùi, động mạch đùi sâu, động mạch mũ đùi ngoài và thấn kinh đùi. Sau đó bóc tách dần từ gốc của động mạch mũ đùi ngoài để tìm các phân nhánh ngang và phân nhánh lên, phân nhánh xuống của động mạch này. Ghi nhận sự hiện diện các phân nhánh, thân chung và các dạng thay đổi vào bảng thu thập số liệu. Nguyên tắc qui ước và cách định danh các thành phần của hệ thống ĐMMĐN Chúng tôi nhận thấy rằng với sự đa dạng trong cách phân chia nhánh của ĐMMĐN, và chưa có một kiểu chia nhóm nào trên thế giới có thể khái quát hết được. Do đó, chúng tôi đề nghị một cách định danh có thể giúp hình dung và phân loại sự chia nhánh này một cách rõ ràng hơn. Cách gọi tên của chúng tôi dựa trên các yếu tố: (1) sự hiện diện của thân động mạch mũ đùi ngoài và các nhánh lên-ngang-xuống, (2) sự liên quan giữa các nhánh với nhau của động mạch mũ đùi ngoài, (3) nguyên ủy các nhánh của động mạch mũ đùi ngoài. Các quy ước để gọi tên (1) Sự hiện diện của thân động mạch mũ đùi ngoài cùng các nhánh, kí hiệu bằng chữ số La Mã, được dùng chia các kiểu phân nhánh thành các nhóm lớn. - I: các nhánh lên - ngang - xuống chỉ có nguồn gốc từ thân ĐMMĐN, nhóm này tương đương cách gọi qui ước trước đây của ĐMMĐN. - II: không có thân động mạch mũ đùi ngoài, các nhánh của ĐMMĐN tách từ những thân động mạch khác. - III: các nhánh có nguồn gốc từ thân động mạch mũ đùi ngoài, ngoài ra có thêm những nhánh tách từ các động mạch khác. (2) Sự liên quan giữa nhánh lên và nhánh xuống được kí hiệu bằng chữ cái viết thường: - c: tách chung tại một gốc của một thân động mạch. - a: tách độc lập trên cùng một thân động mạch (ĐMĐ hoặc ĐMĐS) với thứ tự nhánh lên trước, nhánh xuống sau. - α: tách độc lập trên cùng một thân động mạch (ĐMĐ hoặc ĐMĐS) với thứ tự nhánh xuống trước, nhánh lên sau. - b: tách độc lập trên hai thân động mạch khác nhau (ĐMĐ và ĐMĐS), với thứ tự nhánh lên từ ĐMĐ và nhánh xuống từ ĐMĐS. - β: tách độc lập trên hai thân động mạch khác nhau (ĐMĐ và ĐMĐS), với thứ tự nhánh lên từ ĐMĐS và nhánh xuống từ ĐMĐ. (3) Sự liên quan giữa nhánh ngang với các nhánh lên và nhánh xuống: - 1: nhánh ngang tách chung gốc với nhánh lên và nhánh xuống. - 2: nhánh ngang là phân nhánh của nhánh lên. - 3: nhánh ngang là phân nhánh của nhánh xuống. - 4: nhánh ngang tách độc lập với nhánh lên và nhánh xuống từ cùng một thân mạch. (4) Nguyên ủy của động mạch mũ đùi ngoài hoặc của các nhánh được kí hiệu bằng chữ cái mô phỏng tên của động mạch tách ra nhánh đó: - Đ: động mạch đùi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 51 + Đt: nhánh động mạch xuất phát từ động mạch đùi ở vị trí trước động mạch đùi sâu. + Đs: nhánh động mạch xuất phát từ động mạch đùi ở vị trí sau động mạch đùi sâu. + Đg: nhánh động mạch xuất phát giữa nhánh lên và nhánh xuống trong trường hợp nhánh lên- xuống tách độc lập trên động mạch đùi. - S: động mạch đùi sâu. + Sc: xuất phát cùng chỗ trên động mạch đùi sâu. + St: xuất phát trước động mạch mũ đùi ngoài hoặc nhánh lên (trường hợp không có thân động mạch mũ đùi ngoài) từ động mạch đùi sâu. + Ss: xuất phát sau động mạch mũ đùi ngoài hoặc nhánh lên (trường hợp không có thân động mạch mũ đùi ngoài) từ động mạch đùi sâu. + Sg: xuất phát giữa nhánh lên và nhánh xuống trong trường hợp nhánh lên-xuống tách độc lập trên động mạch đùi sâu. - M: động mạch mũ đùi ngoài. + Mc: xuất phát cùng gốc trên động mạch mũ đùi ngoài. + Mt: xuất phát trước trên động mạch mũ đùi ngoài. + Ms: xuất phát sau trên động mạch mũ đùi ngoài. + Mg: xuất phát giữa nhánh lên và nhánh xuống trong trường hợp nhánh lên-xuống tách độc lập trên động mạch mũ đùi ngoài. (5) Trường hợp có hai hoặc nhiều nhánh xuống: - Nếu đã có một nhánh xuống xuất phát chung gốc từ một thân mạch với nhánh lên: + Các nhánh xuống còn lại cũng từ thân mạch đó: lấy nhánh xuống chung gốc với nhánh lên làm chuẩn; ghi nguyên ủy của các nhánh xuống còn lại so với nhánh xuống làm mốc này theo thứ tự từ trong ra ngoài, trên xuống dưới. + Các nhánh xuống xuất phát từ thân mạch khác: ghi lại nguyên ủy của các nhánh xuống còn lại so với nhánh xuống làm mốc này theo thứ tự từ trong ra ngoài, trên xuống dưới, từ động mạch đùi đến động mạch đùi sâu. - Nếu các nhánh đều xuất phát độc lập với nhánh lên: + Chọn nhánh xuống làm mốc lần lượt theo các tiêu chuẩn: nguyên ủy gần nhánh lên nhất, đường kính lớn nhất, đường đi dài nhất. + Các nhánh xuống còn lại cũng ghi nhận nguyên ủy tương tự so với nhánh lên và nhánh xuống mốc. Sơ đồ 1: Trình tự gọi tên nhiều nhánh xuống - Quy tắc gọi tên: Chọn nhánh xuống làm mốc Nhánh xuống cùng trên thân ĐMMĐN Nhánh xuống từ ĐMĐ Nhánh xuống từ ĐMĐS Ghi nguyên ủy theo thứ tự - trong ra ngoài - trên xuống dưới Nguyên ủy nhánh xuống làm mốc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 52 Sơ đồ 2: Quy tắc gọi tên Thu thập và xử lý các số liệu nghiên cứu Hiệu chỉnh các số liệu thô từ bảng thu thập, mã hóa các biến số, thống kê và phân tích bằng phần mềm SPSS/PC 10.5. Cuối cùng trình bày số liệu và báo cáo kết quả. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng số mẫu: 60 vùng đùi (30 bên phải, 30 bên trái) của 30 xác, trong đó có 17 xác nam (56,7%), 13 xác nữ (43,3%) với độ tuổi trung bình 56 dao động từ 21 -84 tuổi. Mô tả các dạng thay đổi giải phẫu các nhánh động mạch mũ đùi ngoài Theo ghi nhận của tác giả Aleksandra(7) có hai quan điểm, về sự phân nhánh của động mạch mũ đùi ngoài: (1) theo y văn kinh điển thì động mạch mũ đùi ngoài sẽ tách trực tiếp ra nhánh lên-ngang-xuống(4,6,8); (2) động mạch mũ đùi ngoài chỉ có hai nhánh chính là nhánh lên và nhánh xuống, sau khi động mạch mũ đùi ngoài cho nhánh xuống thì phần còn lại là của nhánh lên, nhánh ngang trong trường hợp này chỉ được xem như là phân nhánh có đường kính lớn nhất của nhánh lên(1). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã vận dụng cả hai quan điểm trên, nhận thấy nhánh ngang hiện diện trong tất cả 60 vùng đùi khảo sát, nhưng nếu nhánh ngang có chung thân với nhánh lên (hoặc nhánh xuống) thì được xem là phân nhánh của nhánh lên (hoặc phân nhánh của nhánh xuống). Trong nghiên cứu chúng tôi có 23,3% trường hợp vùng đùi có hai nhánh xuống. Rất ít các báo cáo trên thế giới nhắc đến việc có hai nhánh xuống này. Chúng tôi chỉ công nhận là hai nhánh xuống trong trường hợp hai nhánh tách độc lập trên cùng một thân động mạch hoặc hai thân động mạch khác nhau. Những trường hợp có hai nhánh đi xuống nhưng cả hai bắt nguồn từ một đoạn mạch chung thì được xem là chỉ có một nhánh xuống nhưng có hai phân nhánh: phân nhánh xuống ngoài và phân nhánh xuống trong. Có những trường hợp khảo sát không thấy thân chính của động mạch mũ đùi ngoài, các nhánh lên-ngang-xuống tách từ các thân động mạch khác như động mạch đùi và động mạch đùi sâuTrong trường hợp không có thân chính của động mạch mũ đùi ngoài, chúng tôi chọn nhánh lên làm mốc đại diện cho việc xác định vị trí và nguồn gốc của động mạch mũ đùi ngoài. Bảng 1: Tỉ lệ về nguyên ủy của động mạch mũ đùi ngoài Nguyên ủy Tần số Tỉ lệ (%) ĐM đùi sâu 32 53,3 1 nhánh xuống ĐM đùi 1 1,7 ĐM đùi sâu 12 20,0 ĐM MĐN có thân chung 2 nhánh xuống ĐM đùi 1 1,7 ĐM đùi sâu 9 15,0 1 nhánh xuống ĐM đùi 4 6,7 ĐM đùi sâu 1 1,7 ĐM MĐN không có thân chung 2 nhánh xuống ĐM đùi 0 0 Tổng 60 100,0 + Nhận xét: Động mạch mũ đùi ngoài có thân chung giữa nhánh lên và nhánh xuống (nhánh ngang có thể là phân nhánh của nhánh lên hay chung gốc) có nguồn gốc từ động mạch đùi sâu 73,3% và động mạch đùi 3,4%. Khi ĐM MĐN không có thân chung, thì nhánh lên hay nhánh xuống tách từ động mạch đùi sâu vẫn chiếm ưu thế 16,7%. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận có 13 kiểu phân nhánh của động mạch mũ đùi Nhóm Sự liên quan giữa nhánh lên và nhánh xuống Nguyên ủy của ĐMMĐN hoặc của nhánh lên nếu không có ĐMMĐN Sự liên quan giữa nhánh ngang với nhánh lên và nhánh xuống Nguyên ủy của những nhánh xuống không thuộc ĐMMĐN (nếu có) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 53 ngoài được xếp thứ tự theo tỉ lệ xuất hiện và số lượng nhánh xuống (Hình 1). Bảng 2: Tỉ lệ về các kiểu chia nhánh của động mạch mũ đùi ngoài Kiểu chia nhánh Tần số Tỉ lệ (%) Kiểu 1 27 45,0 Kiểu 2 5 8,3 Có thân chung Kiểu 3 1 1,7 Kiểu 4 6 10,0 Kiểu 5 1 1,7 Kiểu 6 2 3,3 Kiểu 7 3 5,0 Một nhánh xuống Không có thân chung Kiểu 8 1 1,7 Kiểu 9 9 15,0 Kiểu 10 2 3,3 Kiểu 11 1 1,7 Hai nhánh xuống Có thân chung Kiểu 12 1 1,7 Không có thân chung Kiểu 13 1 1,7 Tổng 60 100,0 + Nhận xét: 76,7% có một nhánh xuống trong đó tỉ lệ có thân chung động mạch chiếm 55,0% với kiểu 1 chiếm ưu thế 45%, phần còn lại không có thân chung chia đều cho các kiểu từ 4-8. Hai nhánh xuống chiếm 23,3% trong đó tỉ lệ có thân chung động mạch chiếm 21,6% với kiểu 9 chiếm ưu thế 15%, phần còn lại 1,7% là không có thân chung. Hình 1: Các kiểu phân nhánh của động mạch mũ đùi ngoài Chú thích: Đ: động mạch đùi, ĐS: động mạch đùi sâu, M: động mạch mũ đùi ngoài, L: nhánh lên, N: nhánh ngang của động mạch mũ đùi ngoài, X: nhánh xuống của động mạch mũ đùi ngoài, Xn: nhánh xuống ngoài của động mạch mũ đùi ngoài, Xt: nhánh xuống trong của động mạch mũ đùi ngoài. Cách định danh các nhánh động mạch mũ đùi ngoài Chúng tôi định danh được 13 kiểu phân nhánh của ĐMMĐN trong nghiên cứu có thể gọi tên như bảng 3: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 54 Bảng 3: Tên gọi các kiểu chia nhánh của ĐMMĐN trong nghiên cứu Hình minh họa Tên gọi kiểu chia nhánh Diễn giải tên gọi I c2/S Các nhánh đều tách từ ĐMMĐN. Nhánh lên và xuống tách trực tiếp từ ĐMMĐN. Nhánh ngang là phân nhánh của nhánh lên. ĐMMĐN tách từ ĐMĐS. I c1/S Các nhánh đều tách từ ĐMMĐN. Nhánh lên – ngang – xuống tách trực tiếp tại một gốc chung từ ĐMMĐN. ĐMMĐN tách từ ĐMĐS. I c2/Đt Các nhánh đều tách từ ĐMMĐN. Nhánh lên và xuống tách trực tiếp từ ĐMMĐN. Nhánh ngang là phân nhánh của nhánh lên. ĐMMĐN tách từ ĐMĐ, phía trên vị trí tách ĐMĐS. II a2/S Không có thân chính ĐMMĐN. Nhánh lên tách trước và độc lập với nhánh xuống từ ĐMĐS. Nguyên ủy của nhánh lên tách cao hơn nguyên ủy của nhánh xuống. Nhánh ngang là phân nhánh của nhánh lên. II a3/S Không có thân chính ĐMMĐN. Nhánh lên tách trước và độc lập với nhánh xuống từ ĐMĐS. Nhánh ngang là phân nhánh của nhánh xuống. II α2/S Không có thân chính ĐMMĐN. Nhánh xuống tách trước và độc lập với nhánh lên trên ĐMĐS. Nguyên ủy của nhánh lên tách thấp hơn nguyên ủy của nhánh xuống. Nhánh ngang là phân nhánh của nhánh lên. Hình minh họa Tên gọi kiểu chia nhánh Diễn giải tên gọi II β2/S Không có thân chính ĐMMĐN. Nhánh xuống tách từ ĐMĐ, phía trên vị trí tách ra ĐMĐS. Nhánh lên tách từ ĐMĐS. Nhánh ngang là phân nhánh của nhánh lên. II β3/S Không có thân chính ĐMMĐN. Nhánh xuống tách từ ĐMĐ, phía trên vị trí tách ra ĐMĐS. Nhánh lên tách từ ĐMĐS. Nhánh ngang là phân nhánh của nhánh xuống. I α2/S Mt Các nhánh đều tách từ ĐMMĐN. ĐMMĐN tách từ ĐMĐS. Nhánh lên, nhánh xuống ngoài và xuống trong tách trực tiếp từ ĐMMĐN. Nhánh ngang là phân nhánh của nhánh lên. III c2/S St Có nhánh tách từ ĐMMĐN và nhánh tách từ động mạch khác. ĐMMĐN tách từ ĐMĐS. Nhánh lên, nhánh xuống trong tách trực tiếp từ ĐMMĐN. Nhánh ngang là phân nhánh của nhánh lên. Nhánh xuống ngoài tách từ ĐMĐS, trên chỗ tách của ĐMMĐN. III c2/S Đt Có nhánh tách từ ĐMMĐN và nhánh tách từ động mạch khác. ĐMMĐN tách từ ĐMĐS. Nhánh lên, nhánh xuống trong tách trực tiếp từ ĐMMĐN. Nhánh ngang là phân nhánh của nhánh lên. Nhánh xuống ngoài tách từ ĐMĐ. I c1/S Mt Các nhánh đều tách từ ĐMMĐN. ĐMMĐN tách từ ĐMĐS. ĐMMĐN cho nhánh đầu tiên là nhánh xuống trong, sau đó tách nhánh lên-ngang-xuống ngoài tại một gốc chung. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 55 Hình minh họa Tên gọi kiểu chia nhánh Diễn giải tên gọi II a2/S Đs Không có thân chính ĐMMĐN. Nhánh lên tách trước và độc lập với nhánh xuống ngoài t
Tài liệu liên quan