Nghiên cứu chức năng thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp người lớn tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Đánh giá chỉ số khối cơ thất trái, chức năng tâm thu, chức năng tâm trương thất trái, mối tương quan với tuổi và thể trọng của bệnh nhân tăng huyết áp người lớn. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả. Đối tượng: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp điều trị tại khoa nội tim mạch bệnh viện Thống nhất TP HCM từ tháng 1/2012‐ 5/2013. Kết quả: Chức năng tâm thu thất trái giảm nhẹ trên bệnh nhân tăng huyết áp chiếm 18,5%. Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái trên bệnh nhân tăng huyết áp chiếm 65,7%. Trong đó tỷ lệ chậm thư giãn (độ 1) chiếm 32,3%, rối loạn kiểu giả bình thường (độ 2) chiếm 30,6%, tỷ lệ đổ đầy hạn chế (độ 3) chiếm 2,8%. Có sự liên quan giữa tuổi với phì đại thất trái: BN càng lớn tuổi tỷ lệ phì đại thất trái càng tăng. Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở nhóm bệnh nhân có phì đại thất trái 69% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân không phì đại thất trái 34%. Kết luận: Có sự gia tăng tỷ lệ suy chức năng thất trái cả tâm thu lẫn tâm trương và chỉ số khối cơ thất trái trên bệnh nhân tăng huyết áp người lớn. Siêu âm Doppler tim nên được sử dụng để phát hiện tình trạng suy chức năng tim, những biểu hiện sớm của bệnh nân tăng huyết áp người lớn.

pdf4 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chức năng thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp người lớn tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  100 NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN   TĂNG HUYẾT ÁP NGƯỜI LỚN TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH   BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP HỒ CHÍ MINH  Trần Thị Mỹ Liên*, Văn Thị Ngọc Uyên*  TÓM TẮT   Mục tiêu: Đánh giá chỉ số khối cơ thất trái, chức năng tâm thu, chức năng tâm trương thất trái, mối tương  quan với tuổi và thể trọng của bệnh nhân tăng huyết áp người lớn.  Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang, mô tả.  Đối tượng: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp điều trị tại khoa nội tim mạch bệnh viện Thống  nhất TP HCM từ tháng 1/2012‐ 5/2013.  Kết quả: Chức năng tâm thu thất trái giảm nhẹ trên bệnh nhân tăng huyết áp chiếm 18,5%. Tỷ lệ rối loạn  chức năng tâm trương thất trái trên bệnh nhân tăng huyết áp chiếm 65,7%. Trong đó tỷ lệ chậm thư giãn (độ 1)  chiếm 32,3%, rối loạn kiểu giả bình thường (độ 2) chiếm 30,6%, tỷ lệ đổ đầy hạn chế (độ 3) chiếm 2,8%. Có sự  liên quan giữa tuổi với phì đại thất trái: BN càng lớn tuổi tỷ lệ phì đại thất trái càng tăng. Tỷ lệ rối loạn chức  năng tâm trương thất trái ở nhóm bệnh nhân có phì đại thất trái 69% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân  không phì đại thất trái 34%.  Kết luận: Có sự gia tăng tỷ lệ suy chức năng thất trái cả tâm thu lẫn tâm trương và chỉ số khối cơ thất trái  trên bệnh nhân tăng huyết áp người lớn. Siêu âm Doppler tim nên được sử dụng để phát hiện tình trạng suy  chức năng tim, những biểu hiện sớm của bệnh nân tăng huyết áp người lớn.  Từ khóa: chức năng thất trái  ABSTRACT  ASSESMENT LEFT VENTRICULAR FUNCTION BY DOPPLER ECHOCARDIOGRAPHY OF ADULT  HYPERTENSIVE PATIENTS AT CARDIOLOGY DEPARTMENT,   THONG NHAT HOSPITAL  Tran Thi My Lien, Van Thi Ngoc Uyen  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 100 ‐ 103  Objectives:  Assessment  left  ventricular  function  by  Doppler  echocardiography  of  adult  hypertensive  patients at cardiology department, Thong Nhat hospital.   Methods:  cross‐  sectional  and  descriptive  study  on  all  patients  who  were  treated  at  cardiovascular  department, Thong nhat hospital from 1/ 2013‐ 5/2013.  Result:  The  left  systolic  ventricular  dysfunction  is  18.5%. The  left  diastolic  ventricular  dysfunction  is  65.7%,  in which 32.3%  of  level 1, 30.6%  of  level 2  and 2.8%  of  level 3. There  is  a  correlation  between  left  ventricular hypertrophy with age: the older, the more proportion of left ventricular hypertrophy. The proportion  of  left ventricular diastolic dysfunction  in  left ventricular hypertrophy group 69%  is higher statistic  than  the  other in non‐left ventricular hypertrophy 34%.  Conclusions:  There  were  increased  prevalence  of  ventricular  insufficient  function  both  of  systole  and  * Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trần Thị Mỹ   ĐT:0913762788 Email: dr. mylien@yahoo.com   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  101 diastole. And  there were also  increased of  left ventricular mass  index  in adult hypertensive patients. Doppler  echocardiography  should  be  used  to  detect  the  insufficient  function  of  left  ventricle. Which  is  one  of  early  manifestations of myocardiopathy in adult hypertensive patients.  Keyword: left ventricular function  ĐẶT VẤN ĐỀ  Tăng huyết áp  là một bệnh ngày  càng phổ  biến,  là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh  lý  tim  mạch,  là  vấn  đề  sức  khoẻ  trên  toàn  cầu. Tăng  huyết  áp  được  coi  là  có  vai  trò  hết  sức  quan  trọng  trong bệnh  tim mạch,  tai biến mạch não,  bệnh thậnTỷ lệ tăng huyết áp ngày càng tăng  nhanh  ở các nước công nghiệp, các nước  đang  phát  triển và cả các nước chậm  tiến, không chỉ  tăng  ở  những  người  sống  ở  thành  thị mà  cả  những người sống ở nông thôn.  Đã có nhiều công trỉnh nghiên cứu về nhiều  lĩnh vực của bệnh tăng huyết áp từ dịch tể đến  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng  và  điều  trị,  Đặc  biệt  trong lĩnh vực siêu âm tim đã có những nghiên  cứu về hình thái và chức năng tim ở bệnh nhân  tăng huyết áp.  Để  góp  phần  trong  công  tác  điều  trị  dự  phòng  tốt  hơn,  chúng  tôi  nghiên  cứu  đề  tài:  “Nghiên  cứu  chức năng  thất  trái  ở  bệnh nhân  tăng  huyết  áp  tại  khoa  tim  mạch  bệnh  viện  Thống Nhất” nhằm mục tiêu:  Đánh giá chỉ số khối cơ thất trái, chức năng  tâm  thu,  chức  năng  tâm  trương  thất  trái, mối  tương quan với tuổi và thể trọng của bệnh nhân  tăng huyết áp người lớn.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu  Tất  cả  bệnh  nhân  được  chẩn  đoán  tăng  huyết  áp  điều  trị  tại  khoa  nội  tim mạch  bệnh  viện  Thống  nhất  TP  HCM  từ  tháng  1/2012‐  5/2013.  Tiêu chuẩn chọn bệnh  Tất  cả bệnh nhân người  lớn  cả nam và nữ  được  chẩn  đoán xác  định  tăng huyết áp,  được  làm siêu âm tim tại khoa nội tim mạch bệnh viện  Thống Nhất.  Tiêu chuẩn loại trừ  Bệnh nhân  tăng huyết áp  có kèm  các bệnh  như:  đái  tháo  đường,  hội  chứng  chuyển  hoá,  bệnh van tim thực thể, bệnh cơ tim tiên phát và  thứ phát, bệnh gan thận, hội chứng cường giáp.  Tiêu chuẩn đánh giá  Theo  khuyến  cáo  của hội  siêu  âm Hoa Kỳ  (ASE: American Society of Echocardiography)   ‐Đánh giá tăng huyết áp: theo JNC VII  ‐Đánh giá BMI= Trọng lượng (kg)/ chiều cao2  (m)  ‐Đánh  giá  chỉ  số  khối  lượng  cơ  thất  trái  LVMI (g/m2)= LVM/ diện tích da trong đó LVM:  khối lượng cơ thất trái  Phì đại  thất  trái khi LVM >115g/m2 đối với  nam và >95g/m2 đối với nữ  ‐  Đánh  giá  chức  năng  tâm  thu:  Dựa  vào  phân suất tống máu EF (%), theo tiêu chuẩn của  ASE (2005) như sau:  +Chức năng tâm thu giảm nặng: EF<30%   +Chức  năng  tâm  thu  giảm  vừa:  30%≤EF≤44%≥  +Chức năng tâm thu giảm nhẹ: 45%≤EF≤54%  +Chức  năng  tâm  thu  bình  thường:  EF:  55‐ 80%  ‐Đánh giá chức năng  tâm  trương: Dựa  theo  ASE (2009)(5)  Kiểu rối loạn CNTTr thất trái Bình thường Chậm thư giãn Rối loạn CNTTr độ 1 Giả bình thường Rối loạn CNTTr độ 2 Đổ đầy hạn chế Rối loạn CNTTr độ 3 VE/VA 0,8-1,5 VE/VA <0.8 VE/VA 0,8-1,5 VE/VA ≥2 Dte >200mm Dte >200mm Dte 160-200mm Dte <160mm IVRT ≥100mm IVRT ≥100mm IVRT 60-100mm IVRT <60mm Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  102 ‐VE: Vận tốc tối đa của dòng đầy thất nhanh, được đo tại đỉnh sóng E.‐VA: Vận tốc tối đa của dòng nhĩ thu,  được đo tại đỉnh sóng A.  ‐Dte: Thời gian giảm tốc sóng E.  ‐IVRT: Thời gian thư giãn đồng thể tích.  Phương pháp nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu cắt ngang mô tả  Phương pháp chọn mẫu  Chọn mẫu không xác xuất: mẫu thuận tiện  Phương pháp xử lý số liệu  Theo chương trình SPSS 17.0  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN  Đặc điểm đối tượng nghiên cứu  Tuổi  Từ tháng 1/2013 đến tháng 5/2013 chúng tôi  thu thập được 108 bệnh nhân tăng huyết áp với  tuổi trung bình  là 67,88±9,33, trong đó  lớn nhất  là 87 nhỏ nhất là 48 tuổi. Kết quả này tương tự  trong nghiên cứu của Phan Long Nhơn: 68±10(6)  và Châu Trần Phương Tuyến: 70±7,2.  Giới  Có  66  bệnh  nhân  nam  chiếm  61,1%  và  42  bệnh nhân nữ chiếm 38,9%, tỷ lệ này khác so với  nghiên cứu của Phan Long Nhơn 39% và 61%(6),  của Châu Trần Phương Tuyến: 20,4% và 79,6%.  Bảng 1. BMI: BMI trung bình của nhóm nghiên cứu  là 23,77±2,65  BMI< 18,5 1 0,9% BMI: 18,5-24,9 73 67,6% BMI> 24,9 34 31,5% TỔNG CỘNG 108 100% Tỷ  lệ  Bn  béo  phì  là  31,5%  cao  hơn  so  với  nghiên  cứu  của  Châu  Trần  Phương  Tuyến  là  16,7%(6).  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Bảng 2. Đặc điểm phì đại thất trái:  N Tỷ lệ Bình thường 77 71,3% PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI 31 28,7% Tổng cộng 108 100% Tỷ lệ phì đại thất trái của cả nhóm là 28,7%,  thấp hơn so với kết quả của Châu Trần Phương  Tuyến  là  39,8%  và  Phan Long Nhơn  là  44%(6),  Nguyễn Bá Lương & cộng sự là 42,86%.  Đặc điểm phì đại thất trái theo giới  LVMI  của  nam  93±20,2;  LVMI  của  nữ  83,6±21,1 với P<0,05  Tỷ  lệ  phì  đại  thất  trái  của  nam  27,3%;  nữ  31%,  sự  khác  biệt  giữa nam  và  nữ  có  ý  nghĩa  thống kê. Kết quả này khác biệt  so với nghiên  cứu của Phan Long Nhơn là 31,1% và 68,1%(6).  Bảng 3. Chức năng tâm thu thất trái:  N Tỷ lệ Bình thường 88 81,5% Gỉam nhẹ 20 18,5% Tổng cộng 108 100% Chức năng tâm thu thất trái giảm nhẹ chiếm  18,5%, không có giảm vừa và nặng. Kết quả này  thấp  hơn  so  với  nghiên  cứu  của  Phan  Long  Nhơn là 19% giảm nhẹ và 16% giảm vừa(6). Tuy  vậy chúng ta thấy mặc dù triệu chứng cơ năng  của  suy  tim  chưa  xuất  hiện  nhưng  chức  năng  thất  trái  đã  giảm  nên  chúng  ta  cần  phải  quan  tâm và phòng ngừa suy tim sớm.  Chức năng tâm trương thất trái  Bảng 4. Thông số Doppler đánh giá chức năng tâm  trương thất trái trong các nghiên cứu  Tác giả E/A DTc IVRT Chúng tôi 0,96±0,32 203±82,1 93,6±31,8 Ch Tr Ph Tuyến 0,81±0,24 185,5±42,1 99,71±32,4 Lê T Thiên Hương(4) 1,05±0,21 1,99±23 83±7 Bảng 5. Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất  trái  N Tỷ lệ Bình thường 37 34,3% Độ 1 35 32,3% Độ 2 33 30,6% Độ 3 3 2,8% Tổng 108 100% Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái  của chúng tôi chiếm 65,7%. Trong đó tỷ lệ chậm  thư giãn  (độ  1)  chiếm  32,3%,  rối  loạn kiểu giả  bình  thường  (độ  2)  chiếm  30,6%,  tỷ  lệ  đổ  đầy  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  103 hạn chế (độ 3) chiếm 2,8%. Kết quả này khác biệt  so với nghiên cứu của Phan Long Nhơn: Tỷ  lệ  rối  loạn  chức  năng  tâm  trương  thất  trái  81%.  Trong  đó  tỷ  lệ  chậm  thư  giãn  (độ  1)  chiếm  80%,không có rối loạn kiểu giả bình thường (độ  2),  tỷ  lệ đổ đầy hạn chế  (độ 3) chiếm 4%(6). Kết  quả của Châu Trần Phương Tuyến là tỷ lệ chậm  thư giãn  (độ  1)  chiếm  83,1%,  rối  loạn kiểu giả  bình thường (độ 2) 16,9%, không có tỷ lệ đổ đầy  hạn chế (độ 3).  Liên hệ giữa phì đại thất trái và tuổi, giới  Không có sự liên quan giữa giới với phì đại  thất trái và chức năng tâm thu thất trái: p> 0,05.  Có  sự  liên  quan  giữa  tuổi  với phì  đại  thất  trái: p< 0,05. BN càng lớn tuổi tỷ lệ phì đại thất  trái càng tăng. Kết quả này phù hợp với kết quả  của Châu Trần Phương Tuyến.  Liên hệ giữa phì đại  thất  trái và chức năng  tâm trương thất trái:  Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái  ở nhóm bệnh nhân có phì đại thất trái 69% cao  hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân không  phì  đại  thất  trái  34% với p<  0.05. Kết quả này  phù  hợp  với  kết  quả  của  Châu  Trần  Phương  Tuyến.  KẾT LUẬN  Qua nghiên cứu 108 bệnh nhân  tăng huyết  áp người lớn, chúng tôi thu được những kết quả  sau:  Chức năng  tâm  thu  thất  trái giảm nhẹ  trên  bệnh nhân tăng huyết áp chiếm 18,5%.  Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái  trên  bệnh  nhân  tăng  huyết  áp  chiếm  65,7%.  Trong  đó  tỷ  lệ  chậm  thư  giãn  (độ  1)  chiếm  32,3%,  rối  loạn  kiểu  giả  bình  thường  (độ  2)  chiếm 30,6%, tỷ lệ đổ đầy hạn chế (độ 3) chiếm  2,8%.   Có  sự  liên  quan  giữa  tuổi  với phì  đại  thất  trái: BN càng lớn tuổi tỷ lệ phì đại thất trái càng  tăng.  Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái  ở nhóm bệnh nhân có phì đại thất trái 69% cao  hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân không  phì đại thất trái 34%.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Appleton C.P  (1993),  “Doppler  assement  of  left  ventricular  diastolic  function:  the  refinements  continue”,  J  Am  Coll  Cardiol, pp 1697‐1700.  2. Appleton C.P, Hatle L.K, Oh J.K (1997),” Doppler evaluation  of  left  and  right  ventricular  diastolic  function: A  technical  guide for obtaining optimal flow velocity recordings”, J Am  Soc Echocardiogr, pp 271‐291.  3. Feigenbaum’s  H  (2004),  “Echocardiography  evaluation  of  systolic and diastolic  function of  the  left ventricle”, pp 170‐ 179.  4. Lê Thị Thiên Hương (2003),” Đánh giá khối lượng cơ và chức  năng tâm trương thất trái trên bệnh nhân tăng huyết áp bằng  siêu âm tim”. Luận án tiến sĩ, Đại học y dược thành phố Hồ  Chí Minh.  5. Nagueh  SF.,  Appleton  CP,  Gillebert  et  al  (2009),  “recommendations  for  the  evaluation TC of  left  ventricular  diastolic function by Echocardiography”, vol 22, pp 107‐133.  6. Phạm Nguyễn  Vinh  (2003),  “Khảo  sát  chức  năng  của  tim  bằng siêu âm TM, 2D và Doppler”, Siêu âm  tim và bệnh  lý  tim mạch, tr 158‐161.  7. Phan  Long Nhơn, Hoàng  Thị  Kim Nhung  (2011),”Nghiên  cứu hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân tăng huyết  áp người lớn tại bệnh viện đa khoa khu vực Bồng sơn Bình  định”, Tạp chí tim mạch học Việt nam, tr 858‐863.  8. Thomas  JD.,  Popovic  ZB  (2006),”  Assesement  of  left  ventricular  function  by  cardiac  ultrasound”,  J  Am  Coll.  Cardiol, Vol 48, pp2012‐2025.  Ngày nhận bài báo              01‐7‐2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:  17‐7‐2013  Ngày bài báo được đăng:  01‐8‐2013 
Tài liệu liên quan