Nghiên cứu lâm sàng và kỹ thuật phục hồi mi trên sau chấn thương mất nhiều mô

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng lâm sàng chấn thương mi trên mất nhiều mô và kết quả phẫu thuật phục hồi mi đưa ra chỉ định kỹ thuật phù hợp.tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, quan sát hàng loạt ca lâm sàng. Bệnh nhân chấn thương mi trên mất nhiều mô, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/6/2008 đến 31/5/2012. Kết quả: Nhóm nghiên cứu có 36 bệnh nhân, nam: 27 (75,0%), nữ: 9 (25,0%). Tuổi từ 16 đến 66, trung bình 38,6  15,2. Nhiều nhất ở độ tuổi từ 18 đến <60, với 86,1 %. Nguyên nhân do tai nạn giao thông: 44,4%, tai nạn lao động: 16,7%, tai nạn sinh hoạt: 13,9%. Có 38,9% bệnh nhân đến điều trị trước 1 tháng, Từ 1 đến 3 tháng: 44,4%, sau 3 tháng: 16,7%. Có 19/40 mắt (47,5%) phối hợp với tổn thương khác. Theo dõi sau 6 tháng, nhóm mất mô từ 40% đến  60%, kết quả tốt đạt 30,4%, trung bình có 56,5% và xấu: 13,0%. Nhóm bệnh nhân mất mô >60%: tốt đạt 23,5%, trung bình có 41,2% và xấu: 17,55. Như vậy, với các kỹ thuật tạo vạt Tanzel, vạt trượt sụn mi – kết mạc, mảnh ghép bắc cầu Cutler – Beard, phối hợp với can thiệp cơ nâng mi hoặc/ và xương gò má, xoang trán có thể phục hồi về chức năng, giải phẫu và thẩm mỹ cho tổn thương mi trên. mất nhiều mô. Kết luận: ‐ Với 36 bệnh nhân, nam gặp nhiều gấp 3 lần nữ. Tuổi từ 16 đến 66, trung bình: 38,6  15,2 tuổi. Nguyên nhân do tai nạn giao thông gặp phổ biến nhất: 44,4. Bệnh nhân đến điều trị trước 1 tháng chiếm 38,9%, từ 1 đến 3 tháng: 44,4%. Có 19/40 mắt (47,5%) phối hợp với tổn thương khác. ‐ Kỹ thuật tạo vạt Tanzel, vạt trượt sụn mi ‐ kết mạc, mảnh ghép bắc cầu Cutler – Beard, phối hợp với can thiệp cơ nâng mi hoặc/ và xương gò má, xoang trán là chỉ định tốt để xử trí tổn thương mi trên mất mô và khuyết mi trên nhiều. Theo dõi sau 6 tháng, bệnh nhân đạt kết quả trung bình trở lên: 82,5 %. Trong đó nhóm bệnh nhân mất mô từ 40% đến  60% và nông có kết quả tốt hơn.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu lâm sàng và kỹ thuật phục hồi mi trên sau chấn thương mất nhiều mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  157 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VÀ KỸ THUẬT PHỤC HỒI MI TRÊN   SAU CHẤN THƯƠNG MẤT NHIỀU MÔ  Nguyễn Hữu Chức*  TÓM TẮT  Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng lâm sàng chấn thương mi trên mất nhiều mô và kết quả phẫu  thuật phục hồi mi đưa ra chỉ định kỹ thuật phù hợp.tại bệnh viện Chợ Rẫy.  Đối  tượng và phương pháp nghiên  cứu: Tiến cứu, quan sát hàng  loạt ca  lâm sàng. Bệnh nhân chấn  thương mi trên mất nhiều mô, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/6/2008 đến 31/5/2012.  Kết quả: Nhóm nghiên cứu có 36 bệnh nhân, nam: 27 (75,0%), nữ: 9 (25,0%). Tuổi từ 16 đến 66, trung  bình 38,6  15,2. Nhiều nhất ở độ tuổi từ 18 đến <60, với 86,1 %. Nguyên nhân do tai nạn giao thông: 44,4%,  tai nạn lao động: 16,7%, tai nạn sinh hoạt: 13,9%. Có 38,9% bệnh nhân đến điều trị trước 1 tháng, Từ 1 đến 3  tháng: 44,4%, sau 3 tháng: 16,7%. Có 19/40 mắt (47,5%) phối hợp với tổn thương khác. Theo dõi sau 6 tháng,  nhóm mất mô từ 40% đến  60%, kết quả tốt đạt 30,4%, trung bình có 56,5% và xấu: 13,0%. Nhóm bệnh nhân  mất mô >60%: tốt đạt 23,5%, trung bình có 41,2% và xấu: 17,55. Như vậy, với các kỹ thuật tạo vạt Tanzel, vạt  trượt sụn mi – kết mạc, mảnh ghép bắc cầu Cutler – Beard, phối hợp với can thiệp cơ nâng mi hoặc/ và xương gò  má, xoang trán có thể phục hồi về chức năng, giải phẫu và thẩm mỹ cho tổn thương mi trên. mất nhiều mô.  Kết  luận: ‐ Với 36 bệnh nhân, nam gặp nhiều gấp 3 lần nữ. Tuổi từ 16 đến 66, trung bình: 38,6  15,2  tuổi. Nguyên nhân do tai nạn giao thông gặp phổ biến nhất: 44,4. Bệnh nhân đến điều trị trước 1 tháng chiếm  38,9%, từ 1 đến 3 tháng: 44,4%. Có 19/40 mắt (47,5%) phối hợp với tổn thương khác. ‐ Kỹ thuật tạo vạt Tanzel,  vạt trượt sụn mi ‐ kết mạc, mảnh ghép bắc cầu Cutler – Beard, phối hợp với can thiệp cơ nâng mi hoặc/ và xương  gò má, xoang trán là chỉ định tốt để xử trí tổn thương mi trên mất mô và khuyết mi trên nhiều. Theo dõi sau 6  tháng, bệnh nhân đạt kết quả trung bình trở lên: 82,5 %. Trong đó nhóm bệnh nhân mất mô từ 40% đến  60%  và nông có kết quả tốt hơn.   Từ khoá: Phục hồi mi trên, Chấn thương mi trên rộng.  ABSTRACT  CLINICAL RESEARCH AND UPPER EYELID RECOVERY TECHNIQUES AFTER TRAUMA WITH  LARGE UPPER EYELID DEFECTS  Nguyen Huu Chuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 157 ‐   Objectives: To evaluate the clinical status of eyelid trauma with large upper eyelid defects and the results of  surgical recovery of upper eyelid, to determine the approriate technical indication at Cho Ray Hospital.  Subjects and methods: Prospective, observation on a series of clinical cases. Patient suffering from eyelid  trauma with large upper eyelid defects, treated at Cho Ray Hospital from 01/6/2008 to 31/05/2012.  Results: There were 36 eligible patients, male: 27 (75.0%), female: 9 (25.0%). Ages: from 16 to 66, average  38.6 ± 15.2. Most patients aged from 18 to <60 (86.1%). Causes: traffic accidents: 44.4%, labor accidents: 16.7%,  accidents at home: 13.9%. 8.9% of patients were  treated within one month of accidents,  from 1  to 3 months:  44.4%, after 3 months: 16.7%. 19/40 eyes (47.5%) had associated injuries. after 6 months, among patients with  loss  of  tissue  from 40%  to  60%, 30.4% had good  results,  average  results: 56.5%  and  bad  results: 13.0%.  Among patients with tissue loss> 60%, the figures are 23.5%, 41.2% and 17.55 respectively. Tanzel flap, Sliding  * Khoa Mắt ‐ Bệnh viện Chợ Rẫy  Tác giả liên lạc: TS. BS. Nguyễn Hữu Chức   ĐT: 0913650105   Email: bschuc@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 158 Tarsoconjunctival  Flap,  Cutler‐Beard  (Bridge)  Flap,  accompanied  by  intervention  on  eyelid  elevator  and/or  zygomatic bone, frontal sinus can lead to surgical, aesthetician functional recovery on patients with upper eyelid  injuries with severe loss of tissues.  Conclusion: Among the 36 eligible patients, the number of men is 3 times as many as that of women. Ages:  from 16 to 66, on average: 38.6 ± 15.2 years old. Traffic accidents were the most common cause: 44.4%. Patients  treated within 1 month of  injuries accounted  for 38.9%,  from 1 to 3 months: 44.4%. 19/40 eyes  (47.5%) had  associated  injuries.  ‐ Tanzel  flap, Sliding Tarsoconjunctival Flap, Cutler‐Beard  (Bridge) Flap, accompanied by  intervention on eyelid elevator and/or zygomatic bone, frontal sinus is a good method of treatment, as it can lead  to good surgical. After 6 months, patients with average or above results accounted for 82.5%. Among the group  of patients with 40% or  60% loss of tissues, the results are better.   Keywords: large upper eyelid defects, upper eyelid recovery  MỞ ĐẦU  Mi mắt có nhiều chức năng sinh lý và thẩm  mỹ. Có  cấu  trúc  phức  tạp,  được  nuôi dưỡng  bởi mạng  lưới mạch máu dồi dào(1,2,6). Khi  bị  chấn  thương,  tùy  theo  mức  độ  mất  mô  mà  chức năng sinh  lý, bảo vệ và  thẩm mỹ bị  ảnh  hưởng. Đặc biệt mi trên rất linh hoạt, tham gia  tích cực vào những chức năng trên, khi bị chấn  thương mất nhiều mô  nếu  không  được phục  hồi về giải phẫu sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến  chức  năng  thị  giác,  thẩm mỹ  và  chất  lượng  sống(4,2,3). Chấn thương mi trên khá thường gặp  trong chấn  thương mắt. Theo nghiên cứu của  Herzum H., Holle P. và cộng  sự,  từ 1997  đến  1999  trong số 180 bệnh nhân chấn  thương mi  có 85 chấn thương mi trên, 55 chấn thương mi  dưới và 40 chấn thương cả 2 mi(3).  Khi mi trên mất nhiều mô, vấn đề xử trí rất  khó khăn với mục đích phục hồi tối đa về giải  phẫu, chức năng cũng như thẩm mỹ. Khi mất  mô  <  40%  chiều dài mi  có  thể may  đóng kín  vết thương đơn thuần hoặc có kết hợp bóc tách  góc ngoài mi. Nếu mất nhiều mô thường phải  sử dụng kỹ thuật tạo vạt của Tanzel, vạt trượt  sụn mi – kết mạc, mảnh ghép bắc cầu Cutler –  Beard(2,5,7,8). Để đánh giá kết quả và chỉ định kỹ  thuật phù hợp với  tổn  thương mất nhiều mô  mi  trên,  đề  tài  “Nghiên  cứu  lâm  sàng  và  kỹ  thuật phục hồi mi  trên  sau  chấn  thương mất  nhiều mô  tại bệnh viện Chợ Rẫy”  được  thực  hiện với mục tiêu sau:  ‐  Đánh  giá  tình  trạng  lâm  sàng  chấn  thương mi  trên mất  nhiều mô  tại  bệnh  viện  Chợ Rẫy.  ‐ Đánh giá kết quả phẫu thuật phục hồi mi  và đưa ra chỉ định kỹ thuật phù hợp.  ĐỐI TƯỢNG ‐PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Bệnh nhân chấn  thương mi  trên mất nhiều  mô, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/6/2008  đến 31/5/2012.  Tiêu chuẩn chọn mẫu   Bệnh nhân chấn thương mất mô mi trên >40  % chiều dài mi.  Tiêu chuẩn loại trừ  Bệnh  nhân  bị  chấn  thương  sọ  não  nặng,  hôn mê.  Bệnh nhân có tổn thương nhãn cầu.  Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên  cứu.  Phương pháp nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu  Tiến cứu, mô tả lâm sàng, lấy mẫu hàng loạt  trường hợp.  Phương pháp tiến hành  ‐ Chọn  bệnh  nhân  đủ  tiêu  chuẩn  đưa  vào  mẫu nghiên cứu.  ‐ Thực hiện  các khám nghiệm  lâm  sàng và  cận lâm sàng.  ‐ Sử dụng kỹ thuật tạo vạt của Tanzel(10), vạt  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  159 trượt  sụn mi  –  kết mạc, mảnh  ghép  bắc  cầu  Cutler  –  Beard  trong  phẫu  thuật  phục  hồi mi  trên.  Hình 1: Kỹ thuật tạo vạt của Tanzel A: Làm sạch vị trí mi tổn thương, cắt da phiá góc ngoài để tạo vạt B: Bóc  tách vạt da, cắt dây chằng mi ngoài trên C: Di chuyển vạt da, may tái tạo mi trên, cố định góc ngoài mi. D: May  phục hồi da góc ngoài mi.  Hình 2: Kỹ thuật tạo vạt trượt sụn mi ‐ kết mạc . A: Làm sạch vùng tổn thương mi trên. B: Bóc tách vạt sụn mi  trên. C: May vạt sụn mi. D: Ghép mảnh da rời, phục hồi mi trên  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 160 Hình 3: Kỹ thuật tạo mảnh ghép bắc cầu từ mi dưới Cutler – Beard. A: Làm sạch tổn thương mi trên B: Ghép  mảnh sụn vành tai C Tạo vạt da – cơ mi dưới, luồn phía dưới bờ mi lên để ghép D: May ghép mảnh da – cơ mi  dưới lên vị trí tổn thương của mi trên.  ‐ Đánh giá kết quả: Tái khám định kỳ 1 tuần,  1  tháng, 3  tháng và 6  tháng sau xuất viện. Ghi  nhận kết quả về: mức  độ phục hồi  chức năng,  giải phẫu và thẩm mỹ sau khi phẫu thuật. Chia  ra 3 mức:   + Tốt: Mi trên không sụp, nhắm che kín giác  mạc,  khe mi  bình  thường,  bờ mi  áp  trên  giác  mạc bình thường, không kích thích.  + Trung bình: Mi  trên sụp nhẹ đến bờ  trên  đồng  tử, khi nhắm có hở mi nhưng không ảnh  hưởng đến giác mạc, kích  thích nhẹ, góc mi và  bờ mi biến dạng nhẹ.  + Xấu: Hở mi làm ảnh hưởng đến giác mạc,  kích thích, các yếu tố về thẩm mỹ không đạt.  Phương tiện nghiên cứu   Bộ dụng cụ phẫu thuật mi.   Bảng thị lực.   Máy chụp CT Scan, Cộng hưởng từ (MRI).   Máy tính, máy chụp hình, phần mềm thống  kê SPSS.  KẾT QUẢ  Trong  thời gian  từ 01/6/2008 đến 31/5/2012,  tại  bệnh  viện Chợ  Rẫy  có  36  bệnh  nhân  chấn  thương mi  trên mất  nhiều mô  được  điều  trị.  Trong đó, nam: 27(75,0%), nữ: 9 (25,0%).   Tuổi  Bảng 1: Tuổi bệnh nhân chấn thương mi trên mất  nhiều mô (n=36)  Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) < 18 2 5,6 18 - < 45 20 55,6 45 - < 60 tuổi 11 30,5 ≥ 60 tuổi 3 8,3 Tổng số 36 100,0 Tuổi gặp nhiều nhất  từ  18  đến  <  60,  trung  bình: 38,6  15,2 tuổi.  Nghề nghiệp  Bảng 2: Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân (n = 36)  Nghề nghiệp Số lượng Tỉ lệ % Nông dân 11 30,5 Công nhân 8 22,2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  161 Nghề nghiệp Số lượng Tỉ lệ % Nghề biển 5 13,9 Học sinh, sinh viên 6 16,7 Bộ đội 2 5,6 Nghề khác 4 11,1 Tổng số 36 100,0 Nguyên nhân chấn thương  Bảng 3: Nguyên nhân gây chấn thương (n=36)  Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ % Tai nạn giao thông 16 44,4 Tai nạn lao động 6 16,7 Tai nạn sinh hoạt 5 13,9 Đánh nhau 3 8,3 Trái nổ 2 5,6 Nguyên nhân khác 4 11,1 Tổng số 36 100,0 Thời  gian  từ  khi  chấn  thương  đến  khi  được can thiệp phẫu thuật  Bảng 4: Thời gian từ lúc chấn thương đến khi được  phẫu thuật (n=36)  Thời gian Số lượng Tỷ lệ (%)  1 tháng 14 38,9 > 1 tháng - 3 tháng 16 44,4 > 3 tháng - 6 tháng 4 11,1 > 6 tháng 2 5,6 Tổng số 36 100,0 Mắt  bị  chấn  thương: Mắt  phải:  17  (17,2%),  mắt trái: 15 (41,7%), hai mắt 4 (11,1%).  MẮT BỊ CHẤN THƯƠNG 15 42% 4 11% 17 47% MẮT PHẢI MẮT TRÁI HAI MẮT   Biểu đồ 1: Mắt bị chấn thương (n=36)  Bảng 5: Tình trạng vết thương khi nhập viện (n = 40  mắt)  Mức độ khuyết mi 40 % đến  60% >60 % Nông 12 11 Sâu 11 6 Vị trí tổn thương  Bảng 6: Phân bố vị trí trên mi bị tổn thương (n = 40  mắt)  Vị trí Số lượng Tỉ lệ % Phần ngoài mi 17 42,5 Phần trong mi 11 27,5 Phần giữa mi 10 25,0 Toàn bộ mi 2 5,0 Tổng số 40 100,0 Phần ngoài mi  thường bị chấn  thương hơn  phần trong, khi phẫu thuật, tùy theo vị trí sẽ có  kỹ thuật phù hợp.  Các tổn thương phối hợp  Bảng 7: Tổn thương phối hợp (n= 40 mắt)  Tổn thương phối hợp Số lượng Tỷ lệ (%) Đứt lệ quản trên 5 12,5 Tổn thương xoang trán 3 7,5 Gãy xương gò má 2 5,0 Gãy xương chính mũi 3 7,5 Tổn thương cơ nâng mi 4 10,0 Phối hợp  2 tổn thương 2 5,0 Tổng số 19 47,5 Kết quả điều trị  Kỹ thuật xử dụng trong phẫu thuật phục hồi  mi trên chấn thương mất nhiều mô tùy thuộc các  yếu  tố:  chiều  rộng,  chiều  sâu,  các  tổn  thương  phối hợp.  Bảng 8: Phương pháp phẫu thuật (n= 40 mắt)  Phương pháp phẫu thuật Số lượng Tỷ lệ (%) Kỹ thuật tạo vạt Tanzel 15 37,5 Vạt trượt sụn mi - kết mạc 12 30,0 Ghép bắc cầu Cutler - Beard. 7 17,5 Ghép da đơn thuần 6 15,0 Có can thiệp xương và, hoặc xoang 4 10,0 Có can thiệp cơ nâng mi 4 10,0 Bảng 9: Kết quả phẫu thuật sau 6 tháng (n=40)  Kết quả Khuyết mi 40 % đến  60% Khuyết mi >60% Tổng số chung (n,%)Nông (n,%) Sâu (n,%) Tổng số (n,%) Nông (n,%) Sâu (n,%) Tổng số (n,%) Tốt 4 (33,0) 3 (7,3) 7 (30,4) 3 (27,3) 1 (16,7) 4 (3,5) 11 (27,5) Trung bình 7 (58,3) 6(54,5) 13(56,5) 6(54,5) 3(50,0) 9(52,9) 22(50,0) Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 162 Xấu 1(8,3) 2(16,7) 3(13,0) 2(18,2 2(33,3) 4(23,5) 7(17,5) BÀN LUẬN  Tại  Bệnh  viện  Chợ  Rẫy  từ  01/6/2009  đến  31/5/2012.có  36  bệnh  nhân mất  nhiều mô mi  trên được điều trị. Trong đó, nam: 27 (75,0%),  nữ:  9  (25,0%).  Tuổi  từ  16  đến  66,  trung  bình  38,6  15,2. Nhiều nhất ở độ tuổi từ 18 đến <60,  với  86,1%.  Như  vậy,  bệnh  nhân  nam  nhiều  hơn nữ, phù hợp với nhận xét của các nghiên  cứu  trong  nước  và  thế  giới.  Theo  tác  giả  Lê  Minh Thông, bệnh nhân nam/nữ có tỷ  lệ 23:4,  tức là nam nhiều hơn nữ 5,8 lần(4), nghiên cứu  này cho thấy nam nhiều hơn nữ 3  lần trên tất  cả  các  loại  chấn  thương.  Sự  khác  biệt này  có  thể do nghiên cứu của tác giả Lê Minh Thông  chỉ  lấy mẫu  trên  bệnh  nhân  bị  tai  nạn  giao  thông(4). Bệnh nhân  đang  trong  tuổi  lao  động  gặp  là  chủ  yếu,  ảnh  hưởng  rất  nhiều  đến  xã  hội,  gia  đình  và  chất  lượng  sống  của  bệnh  nhân.  Nghề nghiệp  Gặp  ở  tất  cả  các  nghề  nghiệp,  song  nông  dân và công nhân gặp nhiều hơn. Tại Hoa Kỳ,  theo  Scruggs  D.,  Scruggs  R.  và  cộng  sự  thì  bệnh  nhân  là  công  nhân  gặp  nhiều  nhất(9).  Điều này cũng có  thể hiểu  tại nước  ta những  người  làm nông nghiệp chiếm  tỷ  lệ cao  trong  xã  hội. Nguyên  nhân  do  tai  nạn  giao  thông  gặp 44,4%,  tai nạn  lao động: 16,7% và  tai nạn  sinh hoạt:  13,9%. Scruggs D., Scruggs R  cũng  cho kết quả: chấn thương do giao thông chiếm  37,6%, tai nạn do té ngã trong lao động và sinh  hoạt  là 15,6%(9). Như vậy,  cũng như  các  chấn  thương  khác,  nguyên  nhân  do  tai  nạn  giao  thông thường gặp nhất trong chấn  thương mi  trên, đặc biệt ở nước  ta nguyên nhân này còn  cao hơn, phù hợp với nhiều nghiên cứu khác.  Sau khi bị chấn thương, bệnh nhân đã được  xử trí cấp cứu gặp ở tất cả các bệnh nhân, song  do nhiều nguyên nhân, những bệnh nhân mất  nhiều mô  thường  để  lại  tình  trạng  khuyết mi,  tạo  cảm  giác  khó  chịu,  kích  thích  hoặc  gây  ra  những biến chứng, đặc biệt  là  trên giác mạc có  thể gây giảm hoặc mất thị lực. Vấn đề thẩm mỹ  cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống  của bệnh nhân. Đây cũng chính  là các  lý do họ  trở lại khám và điều trị, phù hợp với nhiều nhận  xét của các nghiên cứu khác(1,4,2,6,7).  Bệnh  nhân  đến  trước  1  tháng  sau  chấn  thương có 38,9%. Nhóm bệnh nhân này thường  do tổn thương khuyết mi nhiều >60% và sâu làm  bộc lộ giác mạc, kết mạc nên rất khó chịu. Nhóm  bệnh nhân đến sau 1 tháng với lý do thẩm mỹ là  chủ yếu.  Tỷ lệ giữa 2 mắt bị chấn thương khuyết mi,  thiếu mô không có sự khác biệt có ý nghĩa thống  kê. Có  4 bệnh nhân bị  cả  2 mắt  (11,1%). Bệnh  nhân có tổn thương sâu, tức là mất gần như toàn  bộ chiều dày mi phơi bày kết mạc cùng đồ, gặp  17/40 mắt. Những  tổn  thương  phối  hợp  cũng  gặp 19/40 mắt (47,5%), làm khó khăn trong điều  trị,  đặc  biệt  những  tổn  thương  xương  gò má,  xoang  trán  và  cơ  nâng mi. Những  bệnh  nhân  đứt lệ quản trên không phục hồi được do bị mất  điểm lệ hoặc dính.  Tổn  thương  phần  ngoài  của mi  trên  gặp  42,5%, phần trong: 27,5%, như vậy nghiên cứu  này cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị thương ở phía  ngoài  cao  hơn. Vị  trí  của  thương  tổn  là một  trong những yếu  tố quyết  định  chọn phương  án phẫu thuật.   Về kết quả điều trị   Kỹ  thuật  xử  dụng  trong  phẫu  thuật  phục  hồi  mi  trên  chấn  thương  mất  nhiều  mô  tùy  thuộc các yếu  tố: chiều rộng, chiều sâu, các  tổn  thương  phối  hợp.  Những  bệnh  nhân  mất  tổ  chức  nông,  có  6  trường  hợp  chỉ  ghép  da  đơn  thuần.   Kỹ  thuật  tạo  vạt  Tanzel  áp  dụng  trên  15  bệnh nhân  (37,5%). Những  bệnh  nhân  này,  có  khuyết mi mức  độ 40%  đến 50% chiều dài mi.  Đây là một kỹ thuật tương đối dễ thực hiện, làm  1 thì, phù hợp với  loại tổn thương này. Khi tạo  vạt, cần cắt dây chằng mi ngoài để dễ dàng di  chuyển vạt vào  trong. Sau đó sẽ may phục hồi  lại (hình 1). Những tổn thương rộng hơn và sâu,  ở phía ngoài mi, dùng vạt  trượt sụn – kết mạc,  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương  163 kết hợp ghép da  rời.  làm 1  thì  (hình 2). Với 12  (30,0%) bệnh nhân được làm kỹ thuật này trong  nghiên cứu.  Những tổn thương lớn > 60% chiều dài mi  và sâu, kỹ  thuật  tạo vạt Cutler – Beard  (Hình  3) tỏ ra phù hợp. Đây là một phẫu thuật phức  tạp, khó,  làm 2  thì. Xử dụng mảnh ghép  sụn  tai, và vạt da – cơ  từ mi dưới  (có chân). Bệnh  nhân phải  trải qua  1  thời gian khe mi bị  che  nên có  thể ảnh hưởng đến chức năng  thị giác  của mắt phẫu thuật.  Có 4 bệnh nhân phải can thiệp vào cơ nâng  mi bằng cách treo lên cơ trán với sợi silicone và 4  bệnh nhân kết hợp với  xử  trí  xoang  trán hoặc  xương gò má.   Theo dõi sau 6  tháng, với nhóm khuyết mi  từ  40%  đến    60%  (nhóm  1),  kết  quả  tốt  đạt  30,4%, trung bình có 56,5% và xấu: 13,0%. Nhóm  bệnh  nhân  khuyết mi  >60%  (nhóm  2),  tốt  đạt  23,5%,  trung  bình  có  41,2%  và  xấu:  17,55. Vậy  nhóm 1 sau phẫu thuật có kết quả tốt hơn nhóm  2. Ở cả 2 nhóm, nếu tổn thương nông, khi phẫu  thuật cũng dễ thành công hơn. Nếu tính chung,  trong nhóm nghiên cứu này, bệnh nhân đạt kết  quả trung bình trở lên đạt 82,5 %. Với bệnh nhân  kết quả xấu, có một số phải chỉ định phẫu thuật  bổ  sung vì  ảnh hưởng  đến  chức năng  thị giác,  kích thích nhiều hoặc lý do thẩm mỹ.  Như vậy, với các kỹ thuật tạo vạt Tanzel, vạt  trượt  sụn mi  –  kết mạc, mảnh  ghép  bắc  cầu  Cutler – Beard, phối hợp với can thiệp cơ nâng  mi  hoặc/  và  xương  gò má,  xoang  trán  có  thể  phục hồi về chức năng, giải phẫu và  thẩm mỹ  cho tổn thương mi trên. mất nhiều mô.  KẾT LUẬN  ‐ Nghiên cứu trên 36 bệnh nhân với 40 mắt  chấn  thương mất nhiều mô mi  trên  được  điều  trị. Giới nam: 27 (75,0%), nữ: 9 (25,0%). Tuổi  từ  16 đến 66,  trung bình: 38,6  15,2  tuổi. Nguyên  nhân do  tai nạn giao  thông gặp 44,4 %,  tai nạn  lao  động:  16,7 %  và  tai  nạn  sinh  hoạt:  13,9%.  Bệnh nhân có tổn thương sâu: 17/40 mắt (42,5%).  Phần  ngoài  của  mi  gặp  42,5  %,  phần  trong:  27,5%.  ‐ Kỹ thuật tạo vạt Tanzel, vạt trượt sụn mi ‐  kết mạc, mảnh  ghép  bắc  cầu  Cutler  –  Beard,  phối  hợp  với  can  thiệp  cơ  nâng mi  hoặc/  và  xương gò má, xoang trán là chỉ định tốt để xử trí  tổn  thương mi  trên mất mô và khuyết mi  trên  nhiều, phục hồi về chức năng, giải phẫu và thẩm  mỹ. Theo dõi sau 6 tháng, bệnh nhân đạt kết quả  trung bình trở lên: 82,5%. Trong đó nhóm bệnh  nhân mất mô từ 40% đến  60% và nông có kết  quả tốt hơn.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Đỗ Như Hơn, Nguyễn Thị Quỳnh  (2008), “Nghiên cứu đặc  điểm lâm sàng và kết quả xử lý tổn thương mi mắt do chấn  thương”, Tạp chí nhãn khoa số 13, tr. 58 – 64.  2. Green  J  P.,  Chanoris  G  C.,  Goldberg  R  A.,(1999),  Eyelide  trauma and reconstruction techniques, In: Yanoff M.,Duker J  S.,eds, Ophthalmology, London, England: Mosby, chap 13.  3. Herzum H., Holle P., (2001), “Eyelid injuries: Epidemiological  aspects”,  Der  Ophthalmologe:  Zeitschrift  der  Deutschen  Opththalmologischen Gesellschaft, 98 (11), PP: 1079 – 1082.  4. Lê Minh Thông, Trần Kế Tổ,  (2013), “Tạo hình mất mô mi  dưới  rộng  sau  chấn  thương do  tai nạn  giao  thông”, Y học  thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản của tập 17, Số 1, ĐHYDTP  HCM., trang: 288‐ 295.  5. Matthew T. Witmer, MD, and Charles B. Slonim, MD “Repair  of Bilateral Upper Eyelid Colobomas in Infants”, Ophthalmic  Pearls: Oculoplastics, pp: 285 – 291  6. McCord,  E.  C.  “Rec