Nghiên cứu năm gốc so sánh 1994 sang năm 2005 của một số chỉ tiêu trong thống kê tài khoản quốc gia

Đểtổng hợp các sản phẩm vật chất và dịch vụkhác nhau trong nền kinh tế thành các chỉtiêu thuộc thống kê tài khoản quốc gia (TKQG) nói riêng, các chỉtiêu kinh tếvĩmô nói chung cần phải dùng cùng một thước đo, đó là thước đo giá trị. Thước đo giá trị được biểu hiện bằng một lượng tiền (tệ), song “giá trị” này lại thay đổi theo thời gian do có sựbiến động của giá cả. Vì vậy, giá so sánh của một năm chọn làm gốc được dùng đểloại trừ ảnh hưởng của sựthay đổi vềgiá đối với các chỉtiêu giá trịtheo thời gian. Giá so sánh là giá thực tếbình quân của năm chọn làm gốc, nhằm nghiên cứu sựthay đổi thuần vềkhối lượng và loại trừsựbiến động của yếu tốgiá. Các chỉtiêu kinh tếtổng hợp của những thời kỳkhác nhau (có thể được tính theo tháng, quí hoặc năm) sẽ được tính theo giá của một năm gốc nào đó. Trên thếgiới có ba phương pháp đểtính chuyển các chỉtiêu này từgiá thực tếcủa năm báo cáo vềgiá của năm gốc, đó là: - Phương pháp đánh giá trực tiếp từlượng và giá theo từng loại sản phẩm của năm gốc (ởViệt Nam thường gọi là phương pháp áp dụng bảng giá cố định)

pdf105 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu năm gốc so sánh 1994 sang năm 2005 của một số chỉ tiêu trong thống kê tài khoản quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé kÕ ho¹ch vµ ®Çu t− ViÖn khoa häc thèng kª B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi cÊp bé Nghiªn cøu n¨m gèc so s¸nh 1994 sang n¨m 2005 cña mét sè chØ tiªu trong thèng kª tµi kho¶n quèc gia Chñ nhiÖm ®Ò tµi: ks . bïi b¸ c−êng 6668 20/11/2007 hµ néi - 2007 1 MỤC LỤC Trang Lêi nãi ®Çu 2 PhÇn I Ph−¬ng ph¸p luËn tÝnh chuyÓn mét sè chØ tiªu thuéc thèng kª Tµi kho¶n quèc gia tõ gi¸ thùc tÕ vÒ gi¸ so s¸nh n¨m gèc vµ tõ mét n¨m gèc sang mét n¨m gèc kh¸c 6 1 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi các chỉ tiêu kinh tế thuộc Tài khoản quốc gia giữa các năm gốc với nhau 6 2 Lý luận chung để chuyển đổi giá năm gốc và chuyển giá thực tế về giá so sánh 9 2.1 Chuyển đổi giá năm gốc 10 2.2 Chuyển giá thực tế về giá so sánh 10 3 Phương pháp tính chuyển GDP từ giá thực tế về giá so sánh 12 3.1 Giới thiệu về bảng nguồn và sử dụng (S.U.T) 12 3.2 Các ứng dụng của bảng nguồn và sử dụng 16 PhÇn II Thùc tr¹ng vÒ viÖc chuyÓn ®æi n¨m gèc so s¸nh vµ tÝnh theo gi¸ so s¸nh ®èi víi mét sè chØ tiªu trong thèng kª tµi kho¶n quèc gia 17 I Sơ lược về bảng giá cố định và chọn các năm gốc so sánh đối với một số chỉ tiêu trong thống kê Tài khoản quốc gia 17 1 Năm gốc so sánh và bảng giá cố định 17 2 Bảng giá cố định năm 1994 18 II Thực trạng tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của hệ thống tài khoản quốc gia theo giá so sánh năm 1994 20 1 Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá so sánh 20 2 Tính chỉ tiêu GDP theo giá so sánh 21 III Ưu, nhược điểm của việc tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thuộc hệ thống tài khoản quốc gia hiện nay 24 1 Đối với khối áp dụng bảng giá cố định 1994 24 2 Đối với khối áp dụng chỉ số giá 26 PhÇn III §Ò xuÊt c¸c ph−¬ng ph¸p tÝnh c¸c chØ tiªu tµi kho¶n quèc gia tõ gi¸ thùc tÕ vÒ gi¸ so s¸nh 28 I Sử dụng bảng nguồn và sử dụng để tính các chỉ tiêu tài khoản quốc gia về giá so sánh 28 1 Những vấn đề cơ bản khi sử dụng bảng SUT để tính chuyển các chỉ tiêu tài khoản quốc gia về giá so sánh 28 2 Tính toán thử nghiệm về năm gốc 2000 qua bảng SUT của năm 2005 42 3 Một vài nhận xét trong tính toán thử nghiệm qua sử dụng SUT 47 II Áp dụng phương pháp giảm phát riêng rẽ cho từng ngành, từng hoạt động và một số chỉ tiêu chủ yếu 47 KÕt luËn vµ kiÕn nghÞ 62 2 Lêi nãi ®Çu Để tổng hợp các sản phẩm vật chất và dịch vụ khác nhau trong nền kinh tế thành các chỉ tiêu thuộc thống kê tài khoản quốc gia (TKQG) nói riêng, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nói chung cần phải dùng cùng một thước đo, đó là thước đo giá trị. Thước đo giá trị được biểu hiện bằng một lượng tiền (tệ), song “giá trị” này lại thay đổi theo thời gian do có sự biến động của giá cả. Vì vậy, giá so sánh của một năm chọn làm gốc được dùng để loại trừ ảnh hưởng của sự thay đổi về giá đối với các chỉ tiêu giá trị theo thời gian. Giá so sánh là giá thực tế bình quân của năm chọn làm gốc, nhằm nghiên cứu sự thay đổi thuần về khối lượng và loại trừ sự biến động của yếu tố giá. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của những thời kỳ khác nhau (có thể được tính theo tháng, quí hoặc năm) sẽ được tính theo giá của một năm gốc nào đó. Trên thế giới có ba phương pháp để tính chuyển các chỉ tiêu này từ giá thực tế của năm báo cáo về giá của năm gốc, đó là: - Phương pháp đánh giá trực tiếp từ lượng và giá theo từng loại sản phẩm của năm gốc (ở Việt Nam thường gọi là phương pháp áp dụng bảng giá cố định) - Phương pháp giảm phát - Phương pháp ngoại suy khối lượng Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang dùng “Bảng giá cố định 1994”để tính các chỉ tiêu giá trị sản xuất của các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến và sản xuất, phân phối điện, nước, ga. Các ngành kinh tế cấp I còn lại dùng “phương pháp giảm phát”. Việc áp dụng phương pháp nào để tính chuyển các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nhất là chỉ tiêu giá trị sản xuất từ giá thực tế về giá so sánh của một năm gốc nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song quan trọng nhất là phụ thuộc vào sự phát triển của công tác thống kê nói chung, công tác thống kê sản xuất, thống kê giá và thống kê TKQG nói riêng. Hiện nay trên thế giới hầu hết các nước đều áp dụng “phương pháp giảm phát”. Ở Việt Nam trước những năm 1990 công tác thống kê giá cả 3 chưa phát triển đầy đủ, nhất là chưa xây dựng được một hệ thống chỉ số giá hoàn chỉnh để áp dụng phương pháp giảm phát, nên vẫn coi việc áp dụng bảng giá cố định là phương pháp chủ yếu. Song từ cuối thập niên 1990 đến nay, thống kê giá và chỉ số giá của nước ta đã từng bước được củng cố, hoàn thiện tạo tiền đề cho việc áp dụng phương pháp giảm phát để tính chuyển các chỉ tiêu giá trị từ giá thực tế về giá so sánh. Đối với các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của một thời kỳ nhất định, đã được tính theo giá của một năm gốc nào đó, song khi nhận thấy cơ cấu kinh tế có nhiều biến động so với năm được chọn làm gốc, thì phải chuyển đổi năm gốc so sánh. Năm được chọn làm năm gốc để thay một năm gốc nào đó thường là năm có nền kinh tế phát triển ổn định. Từ khi ngành thống kê ra đời đến nay đã có 6 lần thay đổi năm gốc, đó là các năm 1958, 1961, 1970, 1982, 1989 và 1994. Sau gần 50 năm, với 6 lần thay đổi năm gốc so sánh bằng áp dụng các bảng giá cố định là chủ yếu để tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (phục vụ cho đánh giá tốc độ phát triển theo ngành, thành phần, loại hình kinh tế và của cả nền kinh tế); phương pháp dùng bảng giá cố định đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình, nhất là đã có những đóng góp to lớn trong việc quản lý, điều hành nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Để nghiên cứu và phân tích kinh tế vĩ mô nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu vẫn tiếp tục dùng bảng giá cố định như một phương pháp duy nhất để tính chuyển các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp về giá so sánh của năm gốc (cho dù năm gốc là năm 1994 hay một năm nào đó gần đây, ví dụ năm 2005) là không còn phù hợp; nhất là trong bối cảnh công tác thống kê giá và chỉ số giá của nước ta đã đáp ứng cho áp dụng phương pháp giảm phát để biên soạn một số chỉ tiêu của hệ thống TKQG. Do tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, năm 2006 Lãnh đạo Tổng cục và Viện khoa học Thống kê quyết định giao cho vụ Hệ thống TKQG triển khai đề tài khoa học cấp tổng cục “Nghiên cứu đổi năm gốc so sánh 1994 sang năm gốc so sánh 2005 của một số chỉ tiêu thuộc thống kê tài khoản quốc gia” do cử nhân Bùi Bá Cường làm chủ nhiệm, cử nhân Nguyễn Thị Mai Hạnh làm thư ký cùng với sự tham gia của nhiều lãnh đạo, chuyên viên của Vụ Hệ thống TKQG, Vụ Thống kê Thương mại - Dịch vụ và Giá cả, Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản. 4 Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu, rà soát phương pháp và nguồn thông tin để tính chuyển các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế từ giá thực tế sang giá so sánh năm gốc (năm gốc 1994 và 2005); tính chỉ tiêu GDP của cả nước theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng cuối cùng theo giá so sánh năm 2005. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, xây dựng phương pháp chuyển đổi năm gốc so sánh từ năm 1994 sang năm 2005. Với mục tiêu trên, ban chủ nhiệm đã tập trung vào nghiên cứu các nội dung chính sau : 1. Nghiên cứu phương pháp luận tính chỉ tiêu GDP theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng cuối cùng, theo giá năm gốc 2005. 2. Đánh giá thực trạng về phương pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu của tài khoản quốc gia theo giá năm gốc 1994. Rà soát nguồn thông tin, công cụ và các điều kiện để tính chuyển chỉ tiêu GDP theo năm gốc 2005 phù hợp với thông lệ Quốc tế và thực tế của Việt Nam. 3. Tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP của năm 2004 và năm 2005 về giá năm gốc năm 2000 bằng phương pháp giảm phát và bảng nguồn và sử dụng (SUT). Sau một năm nghiên cứu, đề tài đã triển khai và hoàn thành 12 chuyên đề, 1 báo cáo tổng hợp và 1 báo cáo tóm tắt (danh mục sản phẩm đạt được trang 76-77). Nội dung và kết quả nghiên cứu đề tài được trình bày theo các phần sau: Phần I : Phương pháp luận tính chuyển một số chỉ tiêu thuộc thống kê TKQG từ giá thực tế về giá so sánh năm gốc và từ một năm gốc sang một năm gốc khác. Phần II : Thực trạng tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo giá so sánh thuộc thống kê TKQG hiện nay ở Việt Nam. Phần III : Đề xuất các phương pháp tính các chỉ tiêu tài khoản quốc gia từ giá thực tế về giá so sánh. Kết luận và kiến nghị Đề tài khoa học này được kế thừa các kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp tổng cục “ Nghiên cứu vận dụng hệ thống chỉ số giá thay cho bảng giá cố định” do tiến sĩ Lê Mạnh Hùng làm chủ nhiệm, đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến tính chuyển các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp từ giá thực tế về giá so sánh năm gốc. 5 Các thành viên tham gia : Bùi Bá Cường Cử nhân, Vụ trưởng Vụ Hệ thống TKQG, Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Mai Hạnh Cử nhân, chuyên viên Vụ Hệ thống TKQG, Thư ký đề tài Nguyễn Văn Minh Cử nhân, Phó Vụ trưởng vụ Hệ thống TKQG Hoàng Phương Tần Cử nhân, chuyên viên chính Vụ Hệ thống TKQG Lưu Văn Vĩnh Cử nhân, Phó vụ trưởng vụ TK Nông, lâm nghiệp và Thuỷ sản Nguyễn Sinh Cúc PGS. Tiến sĩ, Nguyên vụ trưởng Vụ TK Nông, lâm nghiệp và Thuỷ sản Vũ Văn Tuấn Cử nhân, Vụ trưởng Vụ TK Công nghiệp và Xây dựng Phạm Đình Thuý Cử nhân, Phó Vụ trưởng Vụ TK Công nghiệp và Xây dựng Nguyễn Văn Nông Cử nhân, chuyên viên cao cấp, phó Vụ trưởng Vụ Hệ thống TKQG Nguyễn Văn Đoàn Thạc sĩ, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ và Giá cả Nguyễn Đức Thắng Cử nhân, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ và Giá cả Phạm Đình Hàn Cử nhân, chuyên viên chính Vụ Hệ thống TKQG Nguyễn Kim Anh Cử nhân, chuyên viên chính Vụ Hệ thống TKQG Bùi Trinh Cử nhân, chuyên viên Vụ Hệ thống TKQG Nguyễn Thị Hương Cử nhân, chuyên viên Vụ Hệ thống TKQG 6 PhÇn I : Ph−¬ng ph¸p luËn tÝnh chuyÓn mét sè chØ tiªu thuéc thèng kª TKQG tõ gi¸ thùc tÕ vÒ gi¸ so s¸nh n¨m gèc vµ tõ mét n¨m gèc sang mét n¨m gèc kh¸c Hiện nay, chỉ tiêu GDP và tốc độ tăng trưởng GDP được Tổng cục Thống kê tính toán và công bố theo quý và năm. Đây là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng và hết sức nhạy cảm, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo cũng như các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Vì vậy, không ngừng nâng cao chất lượng tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nói chung và chỉ tiêu GDP nói riêng đã và đang được đặt ra như là một nhiệm vụ hàng đầu trong thời gian tới của toàn ngành Thống kê. 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi các chỉ tiêu kinh tế thuộc TKQG giữa các năm gốc với nhau. Để so sánh các chỉ tiêu giá trị giữa các năm gốc với nhau, cần phải quan tâm và giải quyết các vấn đề giữa các năm gốc sau : - Biến động về ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế - Thay đổi về phương pháp tính và nguồn số liệu để tính các chỉ tiêu giá trị - Biến động về giá cả và biên soạn chỉ số giá a. Biến động về ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế Biến động về ngành kinh tế, ngành sản phẩm và loại hình kinh tế là những thay đổi liên quan đến thay đổi các bảng phân ngành kinh tế, phân ngành sản phẩm và loại hình kinh tế, qua việc ban hành mới các bảng phân loại trong công tác thống kê như bảng phân ngành kinh tế (thí dụ bảng VSIC 1993 và VSIC 2007), ngành sản phẩm; liên quan đến qui định mới về loại hình/ thành phần kinh tế; qua việc mở rộng, thu hẹp ngành kinh tế, ngành sản phẩm, loại hình kinh tế. Về cơ bản có hai kiểu biến động, đó là : - Những thay đổi bên trong nội bộ một ngành, một loại hình kinh tế: loại thay đổi này chỉ liên quan đến một ngành, một loại hình kinh tế; phụ thuộc vào việc tính chỉ tiêu giá trị theo ngành kinh tế cấp nào (cấp 1, 2, 3), loại hình kinh tế nào (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư 7 nước ngoài)? Về nguyên tắc chỉ tiêu giá trị (thí dụ chỉ tiêu giá trị sản xuất theo ngành sản phẩm, ngành kinh tế, loại hình kinh tế phải được tách chi tiết ở mức tối đa, tối thiểu là theo ngành kinh tế cấp 3). - Những thay đổi không chỉ ảnh hưởng trong nội bộ một ngành, một loại hình kinh tế mà còn liên quan tới một ngành, loại hình kinh tế khác, tức là những thay đổi này dẫn tới “làm tăng” đối với ngành “nhận”, “làm giảm” đối với ngành “cho”, đối với từng chỉ tiêu giá trị của cả ngành “nhận” và “cho” (thí dụ việc tính chỉ tiêu giá trị sản xuất từ VSIC 1993 sang VSIC 2007) b. Thay đổi phương pháp đánh giá các chỉ tiêu giá trị cụ thể, tức là thay đổi phương pháp hạch toán, phương pháp tính đi liền với thay đổi với đơn vị thu thập số liệu Giá thực tế là giá dùng trong giao dịch của năm báo cáo. Giá thực tế phản ánh giá trị trên thị trường của hàng hoá, dịch vụ, tài sản chu chuyển từ quá trình sản xuất, lưu thông phân phối tới sử dụng cuối cùng đồng thời với sự vận động của tiền tệ, tài chính và thanh toán. Qua đó có nhận thức khách quan về cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, phân phối thu nhập, giữa kết quả sản xuất với phần huy động được vào ngân sách trong từng năm. Giá so sánh là giá thực tế của năm được chọn làm gốc. Dùng giá so sánh để nghiên cứu thay đổi thuần về khối lượng và loại trừ sự biến động của yếu tố giá, các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của những năm khác được tính theo giá của năm gốc. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, năm được chọn làm gốc để tính giá so sánh có thể là năm trước hoặc sau năm báo cáo. Trong thực tế thường chọn năm trước là năm đầu của thời kỳ kế hoạch. Đối với các chỉ tiêu tính theo giá thực tế khi thay đổi nguyên tắc tính các chỉ tiêu giá trị (thí dụ chỉ tiêu giá trị sản xuất của một ngành kinh tế, một sản phẩm cụ thể giữa các năm được chọn làm năm gốc so sánh) sẽ cho tốc độ tăng trưởng hoặc cơ cấu ngành sản phẩm khác nhau, thể hiện ở các thay đổi: + Tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá nào: giá cơ bản, giá sản xuất hay giá sử dụng cuối cùng? + Thông tin để tính giá trị sản xuất từ tiêu thụ sản phẩm (doanh thu tiêu thụ), theo chi phí tạo ra sản phẩm (theo tổng số và cấu thành các loại chi phí để tạo ra sản phẩm) hay tính trực tiếp từ khối lượng sản xuất nhân ( x ) với đơn giá bình 8 quân của sản phẩm hay tính từ phân tích luồng sản phẩm (lập bảng cân đối sản phẩm) ? + Tính giá trị sản xuất theo đơn vị cơ sở, theo doanh nghiệp hay theo một ngành kinh tế sẽ gắn với đơn vị thu thập số liệu. Nếu đơn vị thu thập số liệu là đơn vị cơ sở, giá trị sản xuất chỉ tính cho kết quả cuối cùng của đơn vị cơ sở sẽ cho giá trị sản xuất “sạch”. Nếu đơn vị thu thập số liệu là doanh nghiệp (đơn vị/ tổ chức hạch toán độc lập), giá trị sản xuất chỉ tính kết quả cuối cùng của doanh nghiệp tức là không tính giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất để sử dụng ngay trong nội bộ doanh nghiệp. Nếu đơn vị thu thập số liệu là ngành kinh tế thì giá trị sản xuất không được tính trùng phần giá trị được sử dụng lẫn nhau trong nội bộ ngành (sẽ cho “giá trị sản xuất chưa sạch”) + Tính giá trị sản xuất theo nguyên tắc “chuyển giao quyền sở hữu” hay nguyên tắc “thực thanh, thực chi”. Nguyên tắc này phản ánh sự khác nhau về thời điểm hạch toán của thống kê giá trị sản xuất với thời điểm hạch toán trong kế toán tài chính. Tính giá trị sản xuất cho loại sản phẩm hàng hoá (có bán trên thị trường) hay sản phẩm phi thị trường ? Đối với các chỉ tiêu tính theo giá so sánh : Có ba phương pháp tính giá trị sản xuất theo giá so sánh, đó là : + Phương pháp giảm phát + Phương pháp chỉ số khối lượng + Phương pháp xác định giá trị trực tiếp từ giá và lượng của từng loại sản phẩm Áp dụng phương pháp khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. c. Biến động về giá cả và thay đổi phương pháp biên soạn hệ thống chỉ số giá Sự biến động về giá cả và áp dụng phương pháp tính chỉ số giá phụ thuộc vào : + Mức độ chi tiết, đầy đủ trong lập danh mục khối lượng và đơn giá của từng nhóm sản phẩm giữa các năm gốc + Áp dụng phương pháp (công thức) để tính chỉ số giá giữa các năm gốc + Mức độ chi tiết và phạm vi trong xây dựng quyền số dùng để tính chỉ số giá giữa các năm gốc 9 + Thay đổi chất lượng sản phẩm sản xuất trong từng thời kỳ áp dụng năm gốc phản ánh qua khối lượng sản phẩm của từng thời kỳ được đề cập và được xử lý đến đâu ? + Mức độ chi tiết, đầy đủ của hệ thống chỉ số giá: PPI, CPI, chỉ số giá đầu vào, chỉ số giá xuất nhập khẩu, ? Để có thể so sánh chuỗi số liệu giá trị theo thời gian về cùng một năm gốc, cần hạn chế hoặc loại bỏ những ảnh hưởng của những nhân tố đã nêu ở trên. Nếu chọn năm 2005 là năm gốc mới thì dãy số liệu của các năm gốc trước năm gốc 2005 cần xử lý như sau : - Phải đưa về cùng một phân loại mà năm 2005 đang sử dụng (cùng một phân ngành kinh tế, cùng một phân ngành sản phẩm, cùng một loại hình kinh tế) - Phương pháp tính từng chỉ tiêu giá trị theo giá thực tế, theo giá so sánh ở các thời kỳ có năm gốc khác nhau phải áp dụng cùng nguyên tắc và phương pháp, tức là nguyên tắc và phương pháp đo lường của năm 2005. - Áp dụng cùng một phương pháp để loại trừ sự biến động về giá cả. 2. Lý luận chung để chuyển đổi giá năm gốc và chuyển giá thực tế về giá so sánh. Căn cứ để chuyển đổi năm gốc so sánh xét về mặt kinh tế, do có sự thay đổi nhiều về cơ cấu kinh tế của năm hiện hành so với năm được chọn làm gốc. Theo thời gian, do phát triển kinh tế, các sản phẩm sản xuất ra, do yêu cầu của sử dụng ... luôn biến động, giá cả các sản phẩm của năm hiện hành quá chênh lệch so với giá cả của năm gốc, cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, của các sản phẩm dùng làm quyền số để tính chỉ số giá của năm được chọn làm gốc có nhiều biến động, năm hiện hành càng xa với năm gốc đã chọn nếu tiếp tục dùng năm gốc sẽ không phản ánh đúng thực chất phát triển của nền kinh tế. Đối với một đất nước, khi công tác kế hoạch hoá có vai trò cực kỳ quan trọng để hoạch định chính sách trong điều hành và quản lý nền kinh tế thì năm được chọn làm gốc để thay cho năm gốc cũ thường là năm có nền kinh tế ổn định và là năm đầu của một kỳ kế hoạch trung và dài hạn. Nếu nền kinh tế phát triển ổn định, thông thường khoảng 10 đến 15 năm sẽ thay đổi năm gốc so sánh. Song đối với một đất nước đang phát triển và nhất là đất 10 nước chuyển đổi (từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường), thông thường 5 đến 10 năm phải thay đổi năm gốc so sánh. Thực ra vấn đề chuyển đổi năm gốc và chuyển giá thực tế về giá so sánh là hai vấn đề tuy hai mà là một, hai vấn đề này có mối quan hệ hữu cơ với nhau; tuy nhiên hai vấn đề này cũng có những ý niệm riêng như sau: 2.1. Chuyển đổi giá năm gốc. Khi nói đến giá là nói đến giá của sản phẩm, như vậy ý niệm về giá tương ứng với giá trị sản xuất; điều này rất quan trọng khi tính toán giá của một nhóm sản phẩm, vì khi tính giá theo nhóm sản phẩm phải cần đến giá trị sản xuất để làm quyền số, do đó khi đề cập đến giá của một nhóm mặt hàng nào đó có nghĩa đã là giá bình quân gia quyền theo giá của các mặt hàng chi tiết hơn, khi các nhóm sản phẩm càng được gộp lớn thì giá của nhóm sản phẩm gộp càng xa với giá của hàng hoá chi tiết trong đó. Tương tự như vậy, chỉ số giá là chỉ số giá của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, chỉ số giá có thể là chỉ số giá của năm sau so với năm trước hoặc của một năm so với một năm cố định nào đó (thường được gọi là năm gốc), có thể dễ dàng nhận thấy chỉ số giá của một năm nào đó so với năm gốc là chỉ số giá bình quân của nhiều hoặc rất nhiều loại hàng hoá khác nhau nằm trong nhóm sản phẩm đang được khảo sát về giá. Trong một nền kinh tế, đặc biệt đối với những nước đang phát triển các sản phẩm luôn luôn thay đổi, một số sản phẩm mới xuất hiện và một số sản phẩm khác mất đi, nên năm khảo sát mà quá xa năm gốc sẽ không thể tính được chỉ số giá của năm khảo sát so với năm gốc do quyền số các mặt h