Nguy cơ 10 năm của bệnh tim mạch ở nữ giới tăng huyết áp

Mở đầu: Đang có những lưu tâm đáng kể trong nhận thức, điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Hiện tỉ lệ tăng huyết áp ở nữ cao hơn nam giới. Mục tiêu: Tiên đoán nguy cơ bị bệnh tim mạch trong 10 năm tới ở nữ giới tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên từ tháng 9/2010 – 9/2011. Dùng thang đánh giá nguy cơ tim mạch 10 năm của Framingham. Kết quả: Tuổi trung bình 56,1 ± 9,8. Tỉ lệ bệnh nhân có mức nguy cơ <10, 10-20, >20% lần lượt là 38,4%, 50,7%, 10,9%. Các mức nguy cơ có tương quan với tuổi, mức huyết áp tâm thu, bệnh đái tháo đường, mức cholesterol máu nhưng không tương quan với HDL-C, chỉ số khối cơ thể và việc điều trị hạ áp. Kết luận: Cần nâng cao kiến thức của thày thuốc và người bệnh về tâm quan trọng của bệnh tim mạch ở phụ nữ để cải thiện nhận thức, điều trị và phòng ngừa yếu tố nguy cơ

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguy cơ 10 năm của bệnh tim mạch ở nữ giới tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 181 NGUY CƠ 10 NĂM CỦA BỆNH TIM MẠCH Ở NỮ GIỚI TĂNG HUYẾT ÁP Trần Kim Trang* TÓM TẮT Mở đầu: Đang có những lưu tâm đáng kể trong nhận thức, điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Hiện tỉ lệ tăng huyết áp ở nữ cao hơn nam giới. Mục tiêu: Tiên đoán nguy cơ bị bệnh tim mạch trong 10 năm tới ở nữ giới tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên từ tháng 9/2010 – 9/2011. Dùng thang đánh giá nguy cơ tim mạch 10 năm của Framingham. Kết quả: Tuổi trung bình 56,1 ± 9,8. Tỉ lệ bệnh nhân có mức nguy cơ 20% lần lượt là 38,4%, 50,7%, 10,9%. Các mức nguy cơ có tương quan với tuổi, mức huyết áp tâm thu, bệnh đái tháo đường, mức cholesterol máu nhưng không tương quan với HDL-C, chỉ số khối cơ thể và việc điều trị hạ áp. Kết luận: Cần nâng cao kiến thức của thày thuốc và người bệnh về tâm quan trọng của bệnh tim mạch ở phụ nữ để cải thiện nhận thức, điều trị và phòng ngừa yếu tố nguy cơ. Từ khóa: Yếu tố nguy cơ, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nữ giới. ABSTRACT 10-YEAR RISK FOR CARDIOVASCULAR DISEASE IN HYPERTENSIVE WOMEN Tran Kim Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 181 - 185 Background: Substantial attention has been made in the awareness, treatment, and prevention of cardiovascular disease (CVD) which is the leading cause of death in women.The prevalence of hypertension in women is now higher than men. Objectives: To predict 10- year risk for cardiovascular disease in hypertensive women. Methods: A cross – sectional survey was conducted from September 2010 to September 2011 to investigate 138 hypertensive women with Framingham 10-year predicted CVD risk score. Results: Mean age 56.1 ± 9.8.The prevalence of risk 20% was 38.4%, 50.7%, 10.9% respectively.There were a correlation between risk score with age, systolic blood pressure, diabetes and cholesterol level but without HDL-C, BMI or antihypertensive treatment. Conclusion: There is a great need for increasing patient and clinician knowledge of the importance of CVD in women to achieve improvements in risk factor awareness, treatment, and control. Key words: Risk factor, cardiovascular disease, hypertension, women. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại hội Tim Mạch toàn quốc Việt Nam năm 2010 đã nhấn mạnh nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ mà thế giới từng đặc biệt chú ý trong nhiều năm qua. Đại hội cũng công bố tỉ lệ nữ giới mắc tăng HA hiện cao hơn nam giới. Trong nước đã có vài khảo sát về nguy cơ 10 năm của riêng bệnh mạch vành nhưng chúng tôi chưa tìm được công bố nào về nguy cơ 10 năm của bệnh tim mạch nói chung ở người tăng huyết áp, nhất là nữ giới, có nhiều khác biệt tất yếu với nam giới về cuộc sống và các đặc điểm tâm sinh * Bộ môn nội Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: TS BS Trần Kim Trang ĐT: 0989694263 Email: bskimtrang@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 182 lý. Nghiên cứu này hướng đến cảnh báo trên nhằm góp thêm sự lưu tâm lâm sàng đến một đối tượng vốn là nền tảng của gia đình và xã hội. Mục tiêu nghiên cứu Tiên đoán nguy cơ bị bệnh tim mạch nói chung (nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết, cơn thoáng thiếu máu, bệnh động mạch ngọai biên, suy tim hoặc tử vong do bệnh mạch vành) trong 10 năm tới ở nữ giới tăng huyết áp. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích. Nơi thực hiện Phòng khám tim mạch BV ĐHYD TPHCM. Thời gian nghiên cứu Tháng 9/2010 – 9/2011. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân tăng huyết áp, nữ giới, >30 tuổi. Tiêu chuẩn lọai trừ Có bị 1 trong các bệnh tim mạch sau: nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, đột quỵ do não thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết não, cơn thoáng thiếu máu não, bệnh động mạch ngọai biên, suy tim. Cỡ mẫu Theo công thức tính tỉ lệ lưu hành trong 1 quần thể N= Z21- α/2 P(1-P)/d2. N: cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra trên nữ giới tăng HA = 61,46. α: xác suất sai lầm lọai 1, chọn α = 0,05 thì Z1- α/2 = Z0,975: trị số từ phân phối chuẩn = 1,96. d: sai số cho phép (độ chính xác mong muốn của ước lượng) = 0,1. P= 0,2(1). Phương pháp chọn mẫu Liên tiếp. Phương pháp thu thập số liệu Theo bảng thu thập số liệu và do chính người nghiên cứu tiến hành. Khám và làm các xét nghiệm (mẫu máu buổi sáng sau khi nhịn đói > 8 giờ). Các chỉ số nhân trắc học được đo bởi 1 người duy nhất. Chỉ sử dụng thước dây và cân cùng 1 loại trong suốt quá trình thu thập số liệu. Liệt kê và định nghĩa biến số Theo thang điểm xác định nguy cơ bệnh tim mạch trong 10 năm của nghiên cứu tim Framingham do NHLBI đề xuất: Tuổi: biến liên tục 10 nhóm giá trị 30-34, 35- 39, 40-44, 45-49, 50-54, 55-59, 60-64, 65-69, 70-74, ≥75tuổi. Cholesterol toàn phần: biến liên tục 5 nhóm giá trị <160, 160-199, 200-239, 240-279, ≥280 mg/dl. HDL-C: biến liên tục 5 nhóm giá trị ≥60, 50- 59, 45-49, 35 – 44, <35 mg/dl. Hút thuốc lá (dù chỉ 1 điếu / tháng qua) biến nhị giá có / không. Trị số huyết áp tâm thu: biến liên tục 5 nhóm giá trị <120, 120-129, 130-139, 140-159, ≥160 mmHg. Điều trị hạ áp: biến nhị giá có / không. Đái tháo đường: biến nhị giá có / không. Chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index) = cân nặng (kg) / bình phương chiều cao(m). Theo khuyến nghị tháng 2/2000 về chỉ tiêu phân loại béo phì cho cộng đồng các nước châu Á của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Thái Bình Dương, chọn 3 mức giá trị: bình thường và gầy < 23, thừa cân 23-24,9, béo phì ≥ 25. Mức nguy cơ 10 năm của bệnh tim mạch: biến liên tục 3 giá trị dựa theo điểm nguy cơ tính bằng% (20)(5). Phương pháp phân tích số liệu Nhập liệu vào Excel. Tính thang điểm Framingham cho từng bệnh nhân(3). Dùng thống kê mô tả và thống kê phân tích. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Phân tích đơn biến: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 183 Biến định tính Biến định lượng Trình bày Tỉ lệ% Trung bình +/- độ lệch chuẩn Kiểm định Chi bình phương Fisher test T – test, ANOVA test Phân tích đa biến: lượng giá đồng thời mối liên quan giữa tỉ lệ các yếu tố nguy cơ với các mức nguy cơ qua mô hình hồi quy đa biến Poisson. KẾT QUẢ Khảo sát 138 người, không ai hút thuốc lá. Bảng 1. Đặc điểm dân số học và các yếu tố nguy cơ Biến số N % Trị min-max (Trung bình ± ĐLC) Pearson chi2 Nhóm tuổi 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 ≥75 138 0 5 11 20 28 25 22 13 11 3 100 0 3,6 8 14,5 20,3 18,1 15,9 9,4 8 2,2 37 – 82 (56,1 ± 9,8) 0,000 Cholesterol toàn phần (mg/dl.) <160 160-199 200-239 240-279 ≥280 138 18 40 46 25 9 100 13 29 33,3 18,1 6,5 114–385 (210,8± 50,1) 0,000 HDL –C (mg/dl.) ≥60 50-59 45-49 35-44 <35 138 22 26 25 48 17 100 15,9 18,8 18,1 34,8 12,3 18–88 (47,7 ± 12,5) 0,000 HA tâm thu(mmHg) <120 120-129 130-139 140-159 ≥ 160 138 8 48 34 35 13 100 5,8 34,8 24,6 25,4 9,4 100–180 (131,8±15,4) 0,000 Điều trị tăngHA Có Không 138 127 11 100 92 8 Đái tháo đường 138 100 Biến số N % Trị min-max (Trung bình ± ĐLC) Pearson chi 2 Có Không 10 128 7,2 92,8 Chỉ số khối cơ thể < 23 23-24,9 ≥ 25 138 45 30 63 100 32,6 21,7 45,7 15–31 (24,3 ± 3,4) 0,001 Mức nguycơ <10% 10 – 20% > 20% 138 53 70 15 100 38,4 50,7 10,9 Bảng 2. Liên quan giữa mức nguy cơ với các yếu tố nguy cơ Mức nguy cơ/ biến số <10% N (%) 10-20% N (%) >20% N (%) Pearson chi 2 Nhóm tuổi 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 ≥75 53(100) 5(9,4) 11(20,8) 12(22,6) 9(17) 9(17) 2(3,8) 4(7,5) 1(1,9) 0 70(100) 0 0 7(10) 19(27,1) 16(22,9) 15(21,4) 8(11,4) 4(5,7) 1(1,4) 15(100) 0 0 1(6,7) 0 0 5(33) 1(6,7) 6(40) 2(13,3) 0,000 Cholesterol toàn phần (mg/dl.) <160 160-199 200-239 240-279 ≥ 280 53(100) 14(26,4) 22(41,5) 14(26,4) 2(3,8) 1(1,9) 70(100) 4(5,7) 15(21,4) 27(38,6) 18(25,7) 6(8,6) 15(100) 0 3(20) 5(33,3) 5(33,3) 2(13,3) 0,000 HDL –C (mg/dl.) ≥ 60 50-59 45-49 35-44 <35 53(100) 12(22,6) 13(24,5) 4(7,5) 19(35,8) 5(9,4) 70(100) 9(12,9) 12(17,1) 15(21,4) 25(35,7) 9(12,9) 15(100) 1(6,7) 1(6,7) 6(40) 4(26,7) 3(20) 0,082 HA tâm thu(mmHg) <120 120-129 130-139 140-159 ≥160 53(100) 7(13,2) 25(47,2) 12(22,6) 7(13,2) 2(3,8) 70(100) 1(1,4) 22(31,4) 19(27,1) 20(28,6) 8(11,4) 15(100) 0 1(6,7) 3(20) 8(53,3) 3(20) 0,001 Điều trị Có Không 53(100) 49(92,5) 4(7,5) 70(100) 66(94,3) 4(5,7) 15(100) 12(80) 3(20) 0,177 Đái tháo đường Có 53(100) 4(7,5) 70(100) 2(2,9) 15(100) 4(26,7) 0,005 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa I 184 Mức nguy cơ/ biến số <10% N (%) 10-20% N (%) >20% N (%) Pearson chi 2 Không 49(92,5) 68(97,1) 11(73,3) Chỉ số khối cơ thể < 23 23-24,9 ≥ 25 53(100) 16(30,8) 10(19,2) 26(50) 70(100) 23(32,9) 16(22,9) 31(44,3) 15(100) 6(40) 3(20) 6(40) 0,933 BÀN LUẬN Giới thiệu thang Framingham Việc dự báo nguy cơ bệnh tim mạch đang được lưu ý trên phạm vi toàn cầu. Có nhiều thang khảo sát được áp dụng hoặc riêng cho bệnh mạch vành hoặc chung cho các bệnh tim mạch như: thang điểm SCORE (Systemic Coronary Risk Evaluation) hoặc PROCAM (Prospective Cardiovascular Munster) ở châu Âu, nhưng được nhiều người biết và sử dụng nhất là thang điểm Framingham của Mỹ. Trong nước đã có nhiều nghiên cứu dùng thang Framigham dự báo bệnh mạch vành nhưng chưa sữ dụng thang dự báo tổng thể bệnh tim mạch. Đây là thang đánh giá nguy cơ mắc bệnh, ước tính xác suất bị 1 trong các bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, đột quỵ do não thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết não, cơn thoáng thiếu máu não, bệnh động mạch ngọai biên, suy tim) của một người trưởng thành trong 10 năm tới. Thang đánh giá dựa trên những yếu tố nguy cơ hiện tại của người đó như: tuổi, giới, cholesterol toàn phần, cholesterol HDL, huyết áp tâm thu, tình trạng hút thuốc lá, BMI để chia 3 nhóm nguy cơ 20%(4). Mức nguy cơ bệnh tim mạch trong 10 năm Do đối tượng khảo sát là bệnh nhân tăng HA nên không gì lạ khi có đến 50,7% BN ở nhóm nguy cơ 10-20%. Tuy nhiên, thang Framingham từng bị chỉ trích là đánh giá mức nguy cơ ở phụ nữ thấp hơn thực tế. Do phụ nữ thường xuất hiện bệnh tim mạch trễ hơn nam giới 10 – 15 năm. Mặt khác, thang nguy cơ dựa vào cholesterol toàn phần, HDL-C, mà không xét đến Triglycerid cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim(6). Theo hướng dẫn dự phòng bệnh tim mạch ở phụ nữ của Hội Tim Mỹ cập nhật vào năm 2011, khi nguy cơ bệnh tim mạch 10 năm dự báo ≥10% thì được xếp vào nhóm nguy cơ cao bị bệnh tim mạch(1), ngang với đái tháo đường, bệnh thận mạn giai đoạn cuối, phình động mạch chủ bụng, bệnh mạch vành- mạch máu ngoại biên hay mạch não. Thế thì thêm một điều cần báo động nữa khi 61,3% BN nữ tăng HA do chúng tôi khảo sát thuộc loại nguy cơ cao bệnh tim mạch vì có nguy cơ ≥10%. Một lo ngại khác với số BN ở độ tuổi trung niên (45-59 tuổi) quá bán (52,9%) mà 58,9% (43/73) các BN trung niên này có mức nguy cơ >10%, nói đơn giản hơn: cứ 2 phụ nữ trung niên tăng HA sẽ có 1 người nguy cơ cao bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, mạch não, mạch ngoại biên, suy tim). Mức nguy cơ cao có ý nghĩa thống kê theo tuổi, mức HA, mức cholesterol toàn phần, sự hiện diện bệnh đái tháo đường nhưng không khác biệt theo chỉ số khối cơ thể và mức HDL – C. Có lẻ tình trạng béo bụng, số đo vòng eo, tỉ lệ eo/mông – những yếu tố không được nêu ra trong thang Framingham- mới thực sự có ý nghĩa hơn so với chỉ số khối cơ thể.Tương tự, HDL-C đơn thuần chưa phản ánh hết được tình trạng rối loạn lipid máu, để nhận diện yếu tố nguy cơ tim mạch chính xác hơn sẽ là những thông số đang được khuyến cáo như các Apolipoprotein hay tỉ lệ LDL/HDL-C. Điều tra dịch tễ học về tăng huyết áp 8 tỉnh thành trong toàn quốc cho thấy THA ở nữ nhiều hơn nam (60,7% so với 39,3%). Tuy chưa tìm được những số liệu trong nước về nguy cơ tổng thể của bệnh tim mạch ở nữ giới không tăng HA để so sánh với các bệnh nhân tăng HA của chúng tôi, nhưng những số liệu nêu trên cho thấy cần đẩy mạnh biện pháp phòng ngừa tăng HA ở phụ nữ vì tỉ lệ khá cao của nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch trong 10 năm tới ở đối tượng này. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 185 KẾTLUẬN Nâng cao kiến thức của thầy thuốc và người bệnh về tầm quan trọng của bệnh tim mạch ở phụ nữ để cải thiện nhận thức, điều trị và phòng ngừa yếu tố nguy cơ, trong đó có tăng HA là một đòi hỏi thiết yếu hiện nay của ngành y tế nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Heart Association (2011). Effectiveness-Based Guidelines for the Prevention of Cardiovascular Disease in Women. 1404#TBL2. 2. Bùi Đức Long (2008). Điều tra hiện trạng bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp can thiệp tại cộng đồng. php?option=com_content&view=article&id=764:hin-trng-bnh- tng-huyt-ap-ngi-trng-thanh&catid=107:lvyt&Itemid=169. 3. D'Agostino, Vasan, Pencina, Wolf, Cobain, Massaro, Kannel (2008). A General Cardiovascular Risk Profile for Use in Primary Care: The Framingham Heart Stud. Circulation;117:711-713. 4. Framingham heart study (2011). General cardiovascular disease (10-year risk). 5. Heart Disease 10-Year Risk (2011). General Cardiovascular Disease 10-Year Risk Calculator. 6. How accurate is the Framingham risk score? calculator/framingham-risk-score.html.