Nhận xét các rối loạn nội tiết của bệnh nhân có bướu tuyến thượng thận trước phẫu thuật

Mở đầu: Chẩn đoán và xử trí rối loạn nội tiết của bướu thượng thận ở miền nam Việt Nam hiện nay chưa thống nhất. Cần có nghiên cứu đánh giá rối loạn nội tiết trước phẫu thuật của bướu thượng thận để rút kinh nghiệm cải thiện việc xử trí những trường hợp này. Mục tiêu: Đánh giá các rối loạn nội tiết của các bệnh nhân có bướu thượng thận trước phẫu thuật. Phương pháp: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Đối tượng: Bệnh nhân được chẩn đoán có bướu thượng thận nhập viện đã phẫu thuật cắt bướu từ 4/2002 tới 3/2006. Kết quả: Có 102 bệnh nhân (BN), 60 người là nữ, tỉ số nữ/nam là 1,4/1. Tuổi trung vị là 43 (15 tới 74 tuổi). Ghi nhận 54/102 BN được phát hiện bướu thượng thận tình cờ. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là tăng huyết áp 43,1% và đau hông lưng 44,1%. Kích thước bướu thượng thận trung bình là 56,5 ± 32,1 mm, nhỏ nhất là bướu tiết aldosterone 20,3 ± 11 mm. Bướu thượng thận tiết hormon có ở 56/102 bệnh nhân (54,9%), trong đó 41 là pheochromocytoma, 10 là hội chứng Conn và 5 là hội chứng Cushing. Ở nhóm bệnh nhân pheochromocytoma 45,5% trường hợp có catecholamin niệu 24 giờ tăng >=2 lần so với giới hạn trên của bình thường, 44,5% có catecholamin niệu 24 giờ tăng < 2 lần hoặc không tăng. Tất cả bệnh nhân hội chứng Conn đều THA và hạ kali máu. Có 16/41 BN pheochromocytoma có huyết áp bình thường trước mổ, trong số này có 10 bệnh nhân bị THA cơn trong khi mổ cần dùng thuốc hạ áp tĩnh mạch. Kết luận: Trong nghiên cứu này tỉ lệ bướu thượng thận tiết hormon khá thường gặp (54,9%). Số bệnh nhân được chẩn đoán bướu thượng thận tình cờ chiếm 52,9%. Chỉ đo catecholamin nước tiểu 24 giờ sẽ không phát hiện được một tỉ lệ đáng kể pheochromocytoma.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét các rối loạn nội tiết của bệnh nhân có bướu tuyến thượng thận trước phẫu thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 240 NHẬN XÉT CÁC RỐI LOẠN NỘI TIẾT CỦA BỆNH NHÂN CÓ BƯỚU TUYẾN THƯỢNG THẬN TRƯỚC PHẪU THUẬT Trần Quang Nam*, Nguyễn Thy Khuê** TÓM TẮT Mở đầu: Chẩn đoán và xử trí rối loạn nội tiết của bướu thượng thận ở miền nam Việt Nam hiện nay chưa thống nhất. Cần có nghiên cứu đánh giá rối loạn nội tiết trước phẫu thuật của bướu thượng thận để rút kinh nghiệm cải thiện việc xử trí những trường hợp này. Mục tiêu: Đánh giá các rối loạn nội tiết của các bệnh nhân có bướu thượng thận trước phẫu thuật. Phương pháp: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Đối tượng: Bệnh nhân được chẩn đoán có bướu thượng thận nhập viện đã phẫu thuật cắt bướu từ 4/2002 tới 3/2006. Kết quả: Có 102 bệnh nhân (BN), 60 người là nữ, tỉ số nữ/nam là 1,4/1. Tuổi trung vị là 43 (15 tới 74 tuổi). Ghi nhận 54/102 BN được phát hiện bướu thượng thận tình cờ. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là tăng huyết áp 43,1% và đau hông lưng 44,1%. Kích thước bướu thượng thận trung bình là 56,5 ± 32,1 mm, nhỏ nhất là bướu tiết aldosterone 20,3 ± 11 mm. Bướu thượng thận tiết hormon có ở 56/102 bệnh nhân (54,9%), trong đó 41 là pheochromocytoma, 10 là hội chứng Conn và 5 là hội chứng Cushing. Ở nhóm bệnh nhân pheochromocytoma 45,5% trường hợp có catecholamin niệu 24 giờ tăng >=2 lần so với giới hạn trên của bình thường, 44,5% có catecholamin niệu 24 giờ tăng < 2 lần hoặc không tăng. Tất cả bệnh nhân hội chứng Conn đều THA và hạ kali máu. Có 16/41 BN pheochromocytoma có huyết áp bình thường trước mổ, trong số này có 10 bệnh nhân bị THA cơn trong khi mổ cần dùng thuốc hạ áp tĩnh mạch. Kết luận: Trong nghiên cứu này tỉ lệ bướu thượng thận tiết hormon khá thường gặp (54,9%). Số bệnh nhân được chẩn đoán bướu thượng thận tình cờ chiếm 52,9%. Chỉ đo catecholamin nước tiểu 24 giờ sẽ không phát hiện được một tỉ lệ đáng kể pheochromocytoma. Từ khóa: bướu thượng thận, phẫu thuật cắt bướu thượng thận. ABSTRACT ENDOCRINE DISORDERS IN PATIENTS WITH ADRENAL TUMORS BEFORE SURGERY Tran Quang Nam, Nguyen Thy Khue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 240 - 247 Background: In south Viet Nam management of endocrine disorders of adrenal tumors is still controversial. There is a need to study hormonal dysfunctions in these patients, in order to improve management of adrenal tumors. Objectives: to assess hormonal dysfunctions in patients with adrenal tumors before surgery. Method: retrospective case series report. Participants: Patients with adrenal tumors admitted to hospital and had adrenalectomy from April 2002 to March 2006. Results: 102 patients (60 female), female to male ratio was 1.4/1. Median age was 43 (15-74). 54/102 patients had adrenal incidentaloma. Common manifestations were hypertension (43.1%) and flank pain (44.1%). * Bộ môn nội tiết, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, ** Bộ môn nội tiết, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: Ths. Trần Quang Nam ĐT: 0908386382 Email: tranqnam@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 241 Mean size of tumor was 56.5 ± 32.1 mm. Aldosterone-secreting adrenal tumor size was smallest (20.3 ± 11 mm). 56/102 patients (54.9%) had hormone-secreting adrenal tumors (41 pheochromocytoma, 10 Conn’s syndrome and 5 Cushing’s syndrome. Among subgroup of patients with pheochromocytoma, only 45.5% of cases had 24- urine catecholamine equal or greater than 2 upper limit of reference range. Conclusion: In this study hormone-secreting adrenal tumors were frequent (54.9%). Proportion of adrenal incidentaloma was 52.9%. Many cases with pheochromocytoma will be missed if only 24-urine catecholamine measurement is used for screening of pheochromocytoma. Keywords: adrenal tumor, adrenal surgery. ĐẶT VẤN ĐỀ Tần xuất hiện mắc của bướu thượng thận tình cờ khoảng 3% ở tuổi trung niên, tăng tới 10% ở người già(6). Bướu thượng thận tiết hormon có thể là: tăng tiết cortisol, cường aldosteron nguyên phát, tăng tiết androgen, bướu tủy thượng thận (pheochromocytoma). Những loại bướu này cần được chẩn đoán tăng tiết hormon gì trước khi có dự tính phẫu thuật cắt bỏ bướu(10). Ở Việt nam, khoảng 10 năm trở lại đây việc phát hiện và xử trí các khối bướu tuyến thượng thận đã được cải thiện đáng kể nhờ đã đo được một số hormon thượng thận. Trong thời đại của sự phát triển kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp điện toán (CLĐT) và chụp cộng hưởng từ hạt nhân (CHTHN) có độ phân giải ngày càng tốt nên tạo điều kiện dễ dàng phát hiện các khối bướu thượng thận ngay cả khi còn nhỏ. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị rối loạn nội tiết của bướu thượng thận chưa có đồng thuận chung. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá các rối loạn nội tiết của các bệnh nhân có bướu thượng thận trước phẫu thuật. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là nghiên cứu hồi cứu hàng loạt ca thực hiện tại bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh 1) Những bệnh nhân được chẩn đoán có bướu thượng thận nhập viện đã phẫu thuật cắt bướu từ 4/2002 tới 3/2006. 2) Đã có kết quả giải phẫu bệnh là khối bướu thượng thận hoặc tổn thương tại tuyến thượng thận (ví dụ: ung thư di căn tới tuyến thượng thận). Tiêu chuẩn loại trừ 1) Trước mổ chẩn đoán bướu thượng thận nhưng không được phẫu thuật vì các lý do như: bệnh nhân từ chối phẫu thuật, bệnh lý đi kèm nặng, quá chỉ định. 2) Giải phẫu bệnh của khối bướu là tổn thương khác không thuộc tuyến thượng thận. 3) Không có kết quả giải phẫu bệnh. Các bệnh nhân được thu thập các số liệu sau: tuổi, giới tính, hoàn cảnh phát hiện, các triệu chứng, tiền căn bệnh lý; Các dấu hiệu lâm sàng: tăng huyết áp (THA), tăng huyết áp cơn, hội chứng Cushing, yếu liệt cơ; xét nghiệm sinh hóa: ion đồ máu, đo nồng độ hormon tuyến thượng thận trong máu và nước tiểu, nghiệm pháp động chẩn đoán tăng tiết hormon (nếu có làm); kết quả hình ảnh học (chụp CLĐT, chụp CHTHN); chẩn đoán trước mổ; diễn tiến phẫu thuật; phương pháp phẫu thuật; giải phẫu bệnh. Chúng tôi tìm được 138 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân có chẩn đoán là bướu thượng thận nhập viện. Trong số đó có 102 bệnh án đủ tiêu chuẩn chọn lựa, còn 36 bệnh án bị loại do không đáp ứng được tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu. Các giá trị tham chiếu của xét nghiệm: Kali máu 3,5 – 5,0 mmol/L; Cortisol máu sáng: 6,2- 19,4 mcg/dL; Catecholamin máu: <100pg/ml; Catecholamin nước tiểu 24 giờ: <275mcg; Norepinephrin nước tiểu 24 giờ: 12,1 - 85,5 mcg; Epinephrin nước tiểu 24 giờ: <22,4 mcg; Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 242 Dopamin nước tiểu 24 giờ: 25-250 mcg; Cortisol nước tiểu 24 giờ: 21-143 mcg; 17- hydroxycorticosteroid nước tiểu 24giờ: 5-23 mg; 17-ketosteroid nước tiểu 24giờ: 10-25 mg; ACTH huyết tương: Sáng =15-100, chiều < 50 pg/ml; Aldosteron huyết tương: 10-210 pg/mL; Renin huyết tương: 0-25 ng/mL. Xét nghiệm ACTH, Aldosteron huyết tương đo bằng phương pháp ELISA (Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay). Renin và Cortisol huyết tương đo bằng phương pháp miễn dịch men. Catecholamin (Epinephrin, norepinephrin và dopamin) nước tiểu được đo bằng phương pháp HPLC (High- performance liquid chromatography). Xác định chẩn đoán trong nghiên cứu Chẩn đoán là Hội chứng Cushing do bướu thượng thận tiết cortisol khi có(3): biểu hiện lâm sàng triệu chứng Hội chứng Cushing, kèm theo: 1) Cortisol máu tăng cao, cortisol nước tiểu 24 giờ tăng cao trên giới hạn trên của mức bình thường, ACTH không tăng. Hoặc 2) Nghiệm pháp ức chế Dexamethasone 1 mg qua đêm hoặc nghiệm pháp Dexamethasone liều thấp (uống 0,5 mg/6giờ trong 2 ngày) không ức chế được cortisol 8giờ sáng sau uống dexamethasone > 5mcg/dL (nếu có làm). 3) Phải có chụp CLĐT thấy khối bướu thượng thận và giải phẫu bệnh phải là bướu vỏ thượng thận. Chẩn đoán bướu thượng thận tiết aldosteron (hội chứng Conn)(3,16): khi có tăng huyết áp kèm hạ kali máu có thêm các yếu tố: 1) aldosteron máu tăng cao, renin thấp (nếu có đo). 2) Chụp CLĐT thấy khối bướu thượng thận 1 bên, và giải phẫu bệnh là bướu vỏ thượng thận. 3) Sau cắt bướu kali máu bình thường mà không uống bù kali, huyết áp bình thường hoặc có cải thiện. Chẩn đoán pheochromocytoma: khi có kết quả giải phẫu bệnh (GPB) là pheochromocytoma tủy thượng thận(8). Chẩn đoán pheochromocytoma ác tính: dựa vào giải phẫu bệnh và bằng chứng có di căn hay xâm lấn. Chẩn đoán bướu thượng thận phát hiện tình cờ khi: bướu thượng thận được phát hiện khi làm xét nghiệm hình ảnh (siêu âm bụng, Chụp CLĐT,) vì một lý do không phải liên quan với bệnh lý thượng thận. Định nghĩa này không dùng khi các bệnh nhân được làm chẩn đoán hình ảnh để đánh giá ung thư mà phát hiện bướu thượng thận(2,4). Chẩn đoán ung thư vỏ tuyến thượng thận dựa vào giải phẫu bệnh. Chẩn đoán bướu thượng thận không tiết hormon: Chụp CLĐT có bướu thượng thận và giải phẫu bệnh là tổn thương của thượng thận. Không có bằng chứng lâm sàng và xét nghiệm sinh hóa của tăng tiết aldosteron, cortisol hay pheochromocytoma. Xác định kích thước bướu thượng thận dựa vào kết quả chụp CLĐT hoặc chụp CHTHN là đường kính lớn nhất của bướu tính bằng mm. Xử lý thống kê Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê STATA 8.1. KẾT QUẢ Trong số 102 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu, có 60 người là nữ, tỉ số nữ/nam là 1,4/1. Tuổi trung vị là 43 (từ 15 tới 74 tuổi). Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là tăng huyết áp và đau hông lưng. Những triệu chứng yếu liệt chân kèm theo hạ kali máu và hội chứng Cushing thì có tỉ lệ ít hơn (bảng 1). Bảng 1: Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu lúc phát hiện bướu thượng thận Đặc điểm lâm sàng N=102 Giới tính: Nữ, (n (%)) 60 (59) Tuổi trung vị (năm) 43 (15-74) THA (liên tục và cơn), (n (%)) 44 (43,1) THA cơn, (n (%)) 18 (17,6) Đau hông lưng, (n (%)) 45 (44,1) Yếu chân, (n (%)) 6 (5,9) Hội chứng Cushing, (n (%)) 7 (6,8) Triệu chứng khác (đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, khám chậm tăng trưởng), (n (%)) 17 (16,7) Tiền căn THA, (n (%)) 38 (37,3) Đái tháo đường típ 2, (n (%)) 5 (2,0) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 243 Vị trí và kích thước của từng loại khối bướu Tất cả 102 bệnh nhân (BN) đều có kết quả chụp CLĐT thượng thận cho thấy kích thước của bướu thượng thận thay đổi từ 10 mm tới 210 mm, trung bình là 56,5 ± 32,1 mm. Có 63 bệnh nhân (61,8%) có bướu thượng thận bên phải, 38 bệnh nhân (37,2%) có bướu thượng thận bên trái, chỉ gặp 1 trường hợp (1%) bướu thượng thận 2 bên (bảng 2) Bảng 2: Kích thước của bướu thượng thận Các loại bướu thượng thận Số lượng Kích thước (mm) Pheochromocytoma 41 57,2 ± 30 Carcinoma vỏ thượng thận 10 87,4 ± 49 Bướu thượng thận tiết aldosteron 10 20,3 ± 11 Bướu thượng thận tiết glucocorticoid 5 67,2 ± 37 Bướu hạch thần kinh 12 59,4 ± 19 Adenoma không tiết hormon 12 50,4 ± 28 Nang thượng thận 5 77,8 ± 26 Bướu mỡ ( 3 BN: 40mm; 45mm và 70 mm); Bướu mỡ tủy (3BN: 40 mm; 60mm và 60mm; Bướu bao sợi dây thần kinh (Schwannoma) (2 BN: 50mm và 75mm); Ung thư di căn tới thượng thận (2 BN: 50mm và 85mm) Các loại bướu theo kết quả giải phẫu bệnh Trong 102 bệnh nhân, Pheochromocytoma chiếm tỉ lệ nhiều nhất (41BN, 40,2%), kế đến là bướu tuyến vỏ thượng thận (24BN, 23,5%), Bướu hạch thần kinh (ganglioneuroma) (12 BN, 11,8%), carcinôm vỏ thượng thận (10BN, 9,8%), Nang thượng thận (5 BN, 4,9%), Bướu mỡ (3 BN, 2,9%), Bướu mỡ tủy bào (3 BN2,9%), Bướu bao sợi dây thần kinh (2 BN, 2%), Ung thư di căn tới tuyến thượng thận (2 BN, 2%). Phân loại theo bướu tuyến thượng thận chế tiết hormon hay không Bướu chế tiết hormon thượng thận có 56/102 bệnh nhân (54,9%), trong đó 41 là pheochromocytoma, 10 là hội chứng Conn và 5 là hội chứng Cushing. Đặc điểm của phân nhóm các bệnh nhân pheochromocytoma Phân nhóm 41 bệnh nhân có chẩn đoán là pheochromocytoma độ tuổi trung vị là 45 (21 – 70) tuổi. Nữ gặp nhiều hơn nam với tỉ số là 1,3:1. Biểu hiện lâm sàng của các bệnh nhân pheochromocytoma Biểu hiện thường là tăng huyết áp, cơn hồi hộp kèm tăng huyết áp, đau hông lưng. Hạ kali máu (Kali máu từ 1,9 tới 3,4 mmol/L) ghi nhận trên ion đồ ở 11 trường hợp. Có 18 bệnh nhân phát hiện bướu thượng thận tình cờ được chẩn đoán giải phẫu bệnh là pheochromocytoma. (Bảng 4) Bảng 4: Đặc điểm của các bệnh nhân pheochromocytoma Biểu hiện lâm sàng n=41 Tỉ lệ (%) THA (liên tục và cơn) 25 61 THA cơn 12 29,3 Không THA 16 39 Đau hông lưng 19 46,3 Đái tháo đường 05 12,2 Hạ Kali máu 11 26,8 Bướu thượng thận tình cờ 18 43,9 Kích thước trung bình (mm) 57,2 ± 30 Chẩn đoán pheochromocytoma Số xét nghiệm hormon chẩn đoán pheochromocytoma được thực hiện bao gồm: catecholamin máu (5 bệnh nhân), Catecholamin nước tiểu 24 giờ (33 bệnh nhân), VMA (vanillyl mandelic acid) nước tiểu 24 giờ (4 bệnh nhân), 17-hydroxycorticosteroids (24 bệnh nhân), 17- ketosteroids (24 bệnh nhân). Trong số 33 bệnh nhân được đo catecholamin nước tiểu 24 giờ, có 15 bệnh nhân có kết quả catecholamin nước tiểu tăng ≥ 2 lần so với giới hạn trên của giá trị bình thường theo phòng xét nghiệm, 18 bệnh nhân có catecholamin nước tiểu tăng < 2 lần so với giới hạn trên của giá trị bình thường. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 244 So sánh nhóm bệnh nhân pheochromocytoma trước mổ THA và nhóm bệnh nhân pheochromocytoma không THA Nhóm bệnh nhân pheochromocytoma không ghi nhận THA trước mổ thường bị đau hông lưng nhiều và kích thước bướu cũng lớn hơn. Cả 2 nhóm đều có tăng nồng độ catecholamin nước tiểu. Có 10/16 (62.5%) bệnh nhân không THA trước mổ nhưng trong lúc mổ có cơn THA đột ngột cần dùng thuốc hạ áp tĩnh mạch (Bảng 5). Bảng 5: So sánh nhóm bệnh nhân pheochromocytoma trước mổ THA và nhóm không THA Đặc điểm Pheochromocytoma không THA (n=16) Pheochromocytoma có THA (n=25) P Tuổi trung vị 45 45 Giới (nam/nữ) 8/8 11/14 Đau hông lưng (n (%)) 10 (62,5) 9 (36,0) 0,08 Kích thước bướu (mm) 76,3 +/- 36,2 45 +/- 17,3 0,045 THA >180/100 mmHg cần thuốc hạ áp tĩnh mạch (n (%)) 10 (62,5) 17 (68,0) 0,7 Catecholamin nước tiểu ≥ 2 lần giới hạn trên bình thường (n (%)) 8 (72,7) 7 (31,8) 0,15 Bướu thượng thận tiết aldosteron Có 10 bệnh nhân đều biểu hiện bằng tăng huyết áp và hạ kali máu. Có 4 bệnh nhân bị yếu cơ. Có 7 bệnh nhân được đo aldosteron huyết tương và 2 bệnh nhân được đo renin huyết tương. Giải phẫu bệnh đều là adenoma (bảng 6) Bảng 6: Đặc điểm của 10 bệnh nhân bướu vỏ thượng thận tiết aldosteron Đặc điểm Kết quả Số bệnh nhân 10 Tuổi trung vị 34 (20-54) Nữ/nam 8/2 THA kèm hạ kali 10 Yếu cơ 4 Kali máu trung bình (mmol/L) 2,23 ± 0.5 Aldoteron huyết tương (pg/mL) 219,6 ± 193 Kích thước trung bình bướu (mm) 20,3 ± 11 HA bình thường sau cắt bướu (n) 8 Bướu thượng thận chế tiết glucocorticoid Có 5 trường hợp có bướu thượng thận chế tiết glucocorticoid (Hội chứng Cushing không phụ thuộc ACTH). Tất cả đều có hội chứng Cushing lâm sàng điển hình. Chẩn đoán chỉ dựa vào biểu hiện lâm sàng, cortisol huyết tương vào buổi sáng tăng cao trên giới hạn tham chiếu và ACTH huyết tương bình thường hay thấp. Có 3 trong số 5 bệnh nhân là carcinoma vỏ thượng thận. Các trường hợp bướu thượng thận tình cờ Có 54/102 (52,9%) bệnh nhân (32 nữ) được chẩn đoán là bướu thượng thận tình cờ với tuổi trung vị là 45 (15-74) tuổi. Bướu thượng thận phải có 34 trường hợp. Kích thước bướu trung bình là 61.57 ± 23.2 (20 – 132) mm. Tất cả đều được phát hiện tình cờ qua siêu âm bụng. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy pheochromocytoma [18/54 (33,3%)], bướu hạch thần kinh [10/54 (18,5%)], U tuyến vỏ thượng thận [10/54 (18,5%)], Nang thượng thận [5/54 (9,3%)], Carcinôm vỏ thượng thận [3/54 (5,6%)], Bướu mỡ [3/54 (5,6%)], Bướu mỡ tủy [3/54 (5,6%)], Bướu bao sợi dây thần kinh [2/54 (3,7%)]. BÀN LUẬN 102 bệnh nhân bướu thượng thận trong nghiên cứu của chúng tôi có tuổi dao động từ 15 tới 74 tuổi, đa số bệnh nhân là nữ giới, với nữ chiếm 59% và nam chiếm 41%, cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Theo nghiên cứu của Mantero F và cộng sự trên 1004 bệnh nhân có bướu thượng thận thì 58% là nữ và 42% là nam giới(11). Nghiên cứu của chúng tôi thu thập tất cả các bệnh nhân có bướu thượng thận được phẫu thuật ở 2 trung tâm bệnh viện Bình Dân và Bệnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 245 viện Chợ rẫy, lúc phát hiện bướu thường bệnh nhân có tăng huyết áp, đau hông lưng. Những trường hợp bướu thượng thận phát hiện tình cờ (qua siêu âm bụng hoặc Chụp CLĐT bụng) khá nhiều 54/102 bệnh nhân (53%). Tuy nhiên, những trường hợp lâm sàng có nghi ngờ bệnh lý thượng thận tăng tiết hormon không gặp nhiều (bảng 1), có lẽ do hồi cứu nên hồ sơ không ghi nhận. Ngoài ra, tỉ lệ phát hiện tình cờ các khối bướu thượng thận cũng thường gặp hơn nên lúc phát hiện bệnh nhân cũng ít có biểu hiện liên hệ với rối loạn nội tiết do bướu thượng thận. Vị trí thường gặp của bướu thượng thận bên phải chiếm 61,8% trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Theo Mantero F và cộng sự tổng kết 1004 bệnh nhân bướu thượng thận, bên phải chiếm 59%, bên trái chiếm 31% và 2 bên là 10%(11). Những bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có bướu thượng thận kích thước trung bình khá lớn 56,5 ± 32,1 (10-210) mm. Kết quả này là do đa số khối bướu là pheochromocytoma, carcinoma vỏ thượng thận và ganglioneuroma vốn là những khối bướu thường có kích thước lớn khi phát hiện.(12) Bướu thượng thận tiết aldosteron có kích thước nhỏ hơn so với các loại bướu thượng thận khác. (bảng 2). Phân nhóm pheochromocytoma Trong nghiên cứu của Baguet JP và cộng sự trên 41 trường hợp pheochromocytoma được phẫu thuật thì chỉ 24% các trường hợp có nhức đầu, hồi hộp và vã mồ hôi. Tăng huyết áp chiếm 51% các trường hợp trước phẫu thuật(1) Gần tương tự như kết quả của Baguet JP, 41 bệnh nhân pheochromocytoma của chúng tôi trước mổ có 61% tăng huyết áp. Trong số đó thì 29,3% (12/41) có ghi nhận tăng huyết áp cơn (bảng 4). Tuy nhiên các triệu chứng đi kèm như vã mồ hôi, nhức đầu và hồi hộp trống ngực thì không thấy ghi nhận trong bệnh án. Thực tế các hồ sơ bệnh án ngoại khoa ít có ghi nhận biểu hiện rối loạn nội tiết, đây cũng là giới hạn thường gặp khi làm nghiên cứu hồi cứu. Đáng lưu ý là trong thực tế có các trường hợp pheochromocytoma mà huyết áp không tăng, không có triệu chứng gì hoặc chỉ có những biểu hiện không gợi ý liên quan tới tăng tiết catecholamin. Những bệnh nhân này thường được lý giải là do bướu chế tiết rất ít catecholamin hoặc chế tiết không liên tục. Baguet J P cũng ghi nhận 49% bệnh nhân pheochromocytoma không tăng huyết áp có nồng độ normetadrenalin thấp hơn có ý nghĩa so với những bệnh nhân pheochromocytoma có tăng huyết áp(1). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân pheochromocytoma không ghi nhận tăng huyết áp là 39% (bảng 4). So sánh nhóm pheochromocytoma có THA và nhóm không THA trước phẫu thuật (bảng 5) Số bệnh nhân pheochromocytoma không ghi nhận THA trước mổ có tỉ lệ đau hông lưng nhiều hơn, có thể liên hệ với kích thước bướu thượng thận ở nhóm này to hơn. Cả 2 nhóm bệnh nhân này đều có các bệnh nhân bị THA trong lúc mổ cần phải dùng thuốc hạ áp đường tĩnh mạch và nồng độ catecholamin nước tiểu 24 giờ gia tăng. Trên thực tế huyết áp chỉ đo một vài thời điểm trong ngày nên có thể không phát hi
Tài liệu liên quan