Nhập môn ngành Kế toán - Chương 4: Môi trường hoạt động ngành kế toán

4.1.1. CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG Bộ Tài chính: là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềtài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính - ngân sách),hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phầnvốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

pdf11 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhập môn ngành Kế toán - Chương 4: Môi trường hoạt động ngành kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6/28/2019 1 MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH KẾ TOÁN CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 4 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Một số tổ chức liên quan đến nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp ngành kế toán CẤU TRÚC 4.1 4.3 2 4.2 Môi trường pháp lý ngành Kế toán TÀI LIỆU HỌC TẬP 2. THÔNG TƯ 70/2015/TT-BTC ngày 08.05.2015 BAN HÀNH CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN Ban hành về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán;. Giáo trình Tâm lý học, Tạp chí chuyên ngành, Đắc nhân tâm, Văn hóa công ty,... 1. LUẬT KẾ TOÁN số 88/2015/QH13 ngày 20.11.2015; 2. LUẬT KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP số 67/2011/QH12 ; 3. NGHỊ ĐINH 84/2016/NĐ-CP ngày 01.07.2016 4. TÀI LIỆU KHÁC 3 4.1. MỘT SỐ TỔ CHỨC LIÊN QUAN ĐẾN NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN Các cơ quan chức năng Các tổ chức nghề nghiệp KT Các tổ chức đào tạo 4.1 4.1.1 4.1.2 4.1.3 4 6/28/2019 2 5 4.1.1. CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG Bộ Tài chính: là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính - ngân sách), hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật 4.1.1. CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG 6 vCơ quan thuế: - Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước (thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật - Tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật; vCơ quan thống kê v 4.1.2. CÁC TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP • Hội Kế toán TP. Hồ Chí Minh, thuộc Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam • Tổ chức nghề nghiệp – xã hội của nghề nghiệp kế toán tại TPHCM • 8 6/28/2019 3 • Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, thuộc Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam • Quản lý các kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam • 9 • Hội Kế toán v iên công chứng Anh quốc (Association of Chartered Certified Accountants) • Được thành lập năm 1904, đã mang đến cho giới chuyên môn ngành kế toán, tài chính và kiểm toán một chương trình chuyên nghiệp được công nhận giá trị toàn cầu. • 10 CPA là cụm từ viết tắt của Certif ied Public Accountants; Chứng chỉ CPA Việt Nam là 1 chứng chỉ hành nghề . Chỉ khi bạn sở hữu chứng chỉ CPA Việt Nam ( hay còn gọi là chứng chỉ kiểm toán viên) thì bạn mới trở thành 1 kiểm toán viên còn trước đó bạn sẽ được gọi là trợ lý kiểm toán viên. 11 ICAEW ACA là một trong những chương trình học tập và phát triển nghề nghiệp chuyên nghiệp nhất hiện có, được công nhận rộng rãi trong giới kế toán, tài chính và kiểm toán trên khắp thế giới. ICAEW ACA được thành lập theo Hiến chương Hoàng gia năm 1818. Hiện đang có 140.000 thành viên có trụ sở tại 165 quốc gia khác nhau. 12 6/28/2019 4 CIMA (Chartered Inst i tu te of Management Accountants) – Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh quốc được thành lập năm 1919, hiện nay có hơn 227.000 hội viên và học viên trên 179 quốc gia trên toàn cầu. Bằng CIMA được công nhận rộng rãi trên toàn cầu về quản trị tài chính và quản trị chiến lược. Bằng CIMA cung cấp cho người học kiến thức mang tính thực tế cao giúp họ thành công trong các vị trí quản lý. 13 14 4.1.3. CÁC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO Tại Việt Nam, các trường Đại học, Cao đẳng tham gia đào tạo lĩnh vực Kế toán-Kiểm toán như: vMiền Bắc: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội; Học viện Tài chính; Học viện Ngân hàng; ĐH Thương mại; . v Miền Trung: Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng; ĐH Quy Nhơn; ĐH Phạm Văn Đồng; vMiền Nam: Trường ĐH Ngân hàng TP HCM; Đại học Kinh tế TP HCM; Đại học Mở, ĐH Công nghiệp; Cao đẳng Kinh tế đối ngoại; 15 Môi trường pháp lý của kế toán gồm những nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kế toán, đảm bảo cho hoạt động của kế toán thực hiện đúng pháp luật, đó là: - Luật Kế toán: Là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán, quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và làm cơ sở nến tảng xây dựng Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán; 4.2. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ NGÀNH KẾ TOÁN 16 - Hệ thống chuẩn mực kế toán: quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục chung nhất làm cơ sở ghi chép kế toán và lập BCTC; nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; - Chế độ kế toán: hướng dẫn cụ thể phương pháp ghi chép chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính 4.2. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ NGÀNH KẾ TOÁN 6/28/2019 5 4.2. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ NGÀNH KẾ TOÁN 17 ü Xây dựng các tiêu chuẩn về chuyên môn, đạo đức; ü Cập nhật kiến thức cho thành viên; ü Giám sát về đạo đức; ü Nghiên cứu phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp 4.3. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN KHÁI NIỆM Theo từ điển Tiếng Việt: Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. - Đức là mức độ tập trung của Đạo ở một con người. Nói theo ngôn từ ngày nay Đức là trình độ năng lực nắm vững và vận dụng quy luật. Trình độ cao bao nhiêu thì Đức dày bấy nhiêu. - Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. - Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. - Đạo đức là một hệ thống các giá trị. 30 70 18 4.3.1. KHÁI NIỆM Theo quan điểm của Tâm lý học: Đạo đức là hệ thống quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Theo quan điểm Triết học: Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội,với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội 2003 2004 2005 2006 30 50 70 19 4.3.1. KHÁI NIỆM Vậy Cấu trúc đạo đức: - Ý thức đạo đức - Thực tiễn đạo đức - Quan hệ đạo đức Ý thức đạo đức, thực tiễn đạo đức và quan hệ đạo đức là những yếu tố tạo nên cấu trúc đạo đức. Mỗi yếu tố không tồn tại độc lập, mà liên hệ tác động nhau, tạo nên sự vận động, phát triển và chuyển hóa bên trong của hệ thống đạo đức. 20 6/28/2019 6 4.3.1. KHÁI NIỆM Xuất phát từ khái niệm trên sẽ có một số phạm trù đạo đức liên quan: - Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân (Có hai loại nghĩa vụ cơ bản là nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý) - Lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức của cá nhân về sự tự đánh giá những hành vi, cách cư xử của mình trong đời sống xã hội. - Thiện và Ác cũng là phạm trù cơ bản làm thước đo đời sống đạo đức của con người. 70 21 CÂU HỎI THẢO LUẬN: Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 22 Theo bạn, những nhận định dưới đây là Đúng hay Sai? 1. Đạo đức là bài học suốt đời về sự tự lập. 2. Đạo đức không đánh giá bằng điểm số. 3. Đạo đức được thể hiện bằng ý thức “tuân thủ kỷ luật” tuyệt đối. 4. Đạo đức chính là sự quan tâm đến người khác. 5. Đạo đức được biểu hiện qua hành vi. Cho tình huống sau đây: Một người thấy người đi đường nhìn thấy một cái ví bị rơi dưới đất (trong ví có thể có ít hoặc rất nhiều tiền). Yêu cầu: - Theo bạn người đi đường sẽ làm gì? - Với mỗi hành vi ra quyết định của người đi đường bạn hãy phân tích quan điểm về “đạo đức” của họ. 30 70 23 Kết luận: - Đạo đức là một cách gọi các hành xử xã hội chỉ được tạo bởi các phản ứng vô thức,vô ngã; - Đạo đức vừa có t ính đa dạng và uyển chuyển, vừa có tính bất biến tương đối. Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 24 4.3.1. KHÁI NIỆM 6/28/2019 7 Những nguyên tắc rèn luyện đạo đức: - Nguyên tắc thứ nhất: Muốn có đạo đức trước hết nói phải đi đôi với làm và luôn nêu gương về đạo đức. - Nguyên tắc thứ hai: Để rèn luyện đạo đức là xây đi đôi với chống. - Nguyên tắc thứ ba: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Chart Title in here 30 70 25 4.3.1. KHÁI NIỆM Thảo luận về nhận định sau: T h e o m ộ t k h ả o s á t đ ư ợ c t h ự c h i ệ n b ở i t ổ chức ACFE (Association of Certified Fraud Examiners), suy thoái kinh tế đã gián tiếp làm gia tăng hành vi sai phạm, lừa đảo và gian lận trong nội bộ doanh nghiệp. Tại Việt Nam, hiện chưa có một báo cáo hay thống kê đầy đủ nào đánh giá về đạo đức nghề nghiệp trong công ty, nhưng nếu nhìn vào đánh giá chỉ số đánh giá tham nhũng do Tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa ra trong những năm gần đây, Việt Nam nằm trong nhóm nước đáng báo động về đạo đức nghề nghiệp trên thế giới 70 26 4.3.1. KHÁI NIỆM - Đặc điểm nổi bật của nghề kế toán, kiểm toán là việc chấp nhận trách nhiệm vì lợi ích của công chúng. Do vậy, trách nhiệm của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đơn lẻ hoặc doanh nghiệp nơi kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp làm việc mà còn phải nắm được và tuân thủ các quy định nghề nghiệp. - Do đó, Đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được thể hiện trong Chuẩn mực. 27 4.3.1. KHÁI NIỆM Câu hỏi: Bạn hãy cho biết đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán được thể hiện ở những văn bản pháp lý nào? 28 4.3.1. KHÁI NIỆM 6/28/2019 8 Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 29 Tiêu chuẩn người làm kế toán - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. Quyền người làm kế toán - Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. Trách nhiệm: - Tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán; - Thực hiện các công việc được phân công; - Chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. 4.3.1. KHÁI NIỆM 30 Vậy Đạo đức nghề nghiệp Kế toán – Kiểm toán: • Trung thực • Khách quan • Thận trọng • Bảo mật • Đảm bảo năng lực chuyên môn • Độc lập (áp dụng cho kiểm toán) 4.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN 4.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 31 a.Tính chính trực Nguyên tắc về tính chính trực yêu cầu tất cả kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. Tính chính trực cũng yêu cầu việc hành xử một cách công bằng và đáng tin cậy. Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 32 a. Tính chính trực Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không được để bị gắn tên với các báo cáo, tờ khai, thông báo hoặc các thông tin khác mà họ cho rằng các thông tin đó: (a) Có sai sót trọng yếu hoặc gây hiểu nhầm; (b) Được đưa ra một cách thiếu thận trọng; hoặc (c) Bỏ sót hoặc che đậy những thông tin cần thiết mà việc bỏ sót hoặc che đậy đó có thể dẫn tới việc thông tin bị hiểu nhầm. 4.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN 6/28/2019 9 Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 33 b. Tính khách quan Nguyên tắc về tính khách quan yêu cầu tất cả kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không để sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc ảnh hưởng không hợp lý của những đối tượng khác chi phối các xét đoán chuyên môn hay kinh doanh của mình. 4.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN 4.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 34 c. Năng lực chuyên môn và Tính thận trọng Nguyên tắc về tính thận trọng yêu cầu tất cả kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải: Hành động thận trọng theo các quy định tại chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp khi cung cấp các hoạt động hoặc dịch vụ chuyên môn. Sự thận trọng bao gồm trách nhiệm hành động phù hợp với các yêu cầu của công việc một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và kịp thời. 4.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 35 c. Năng lực chuyên môn và Tính thận trọng Nguyên tắc về năng lực chuyên môn yêu cầu tất cả kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải: (a) Duy trì kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở mức cần thiết để đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng cho khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp; Năng lực chuyên môn được hình thành thông qua 2 giai đoạn: (a) Đạt được năng lực chuyên môn; (b) Duy trì năng lực chuyên môn. 4.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 36 d. Tính bảo mật Nguyên tắc về tính bảo mật yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không được: (a) Tiết lộ các thông tin có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh ra ngoài doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hay doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc khi chưa có sự đồng ý của người có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải công bố theo quy định của pháp luật hoặc hướng dẫn của tổ chức nghề nghiệp; (b) Sử dụng những thông tin mật có được từ mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh để phục vụ lợi ích cá nhân hay lợi ích của bên thứ ba. 6/28/2019 10 4.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 37 d. Tính bảo mật Khi quyết định có nên cung cấp thông tin mật hay không, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cần xem xét các vấn đề sau: (1) Liệu quyền lợi của các bên, bao gồm cả bên thứ ba mà quyền lợi của họ có thể bị ảnh hưởng, có bị tổn hại hay không nếu khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp đồng ý để kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp cung cấp thông tin; (2) Liệu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có biết và có chứng cứ rõ ràng, trong điều kiện thực tế cho phép về các thông tin liên quan hay không. Khi không có chứng cứ rõ ràng cho các sự kiện, không có đầy đủ thông tin hoặc không có đủ bằng chứng cho các kết luận, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định hình thức cung cấp thông tin, nếu quyết định cung cấp; (3) Cách thức công bố thông tin phù hợp và đối tượng tiếp nhận thông tin đó; (4) Liệu đối tượng tiếp nhận thông tin có phải là đối tượng phù hợp không 4.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 38 Một số nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản của kế toán viên, kiểm toán viên (a) Nguy cơ do tư lợi (b) Nguy cơ tự kiểm tra (c) Nguy cơ về sự bào chữa (d) Nguy cơ từ sự quen thuộc (e) Nguy cơ bị đe dọa BÀI TẬP Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 39 Bạn hãy nhận diện những nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong trường hợp sau: 1. Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán quá phụ thuộc vào phí dịch vụ từ khách hàng; 2. Doanh nghiệp kiểm toán cung cấp dịch vụ đảm bảo trên cơ sở có thỏa thuận về phí tiềm tàng 3. Doanh nghiệp kiểm toán đồng thời thực hiện dịch vụ khác cho khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo 4. Doanh nghiệp kiểm toán giúp quảng bá các loại cổ phiếu của khách hàng kiểm toán 5. Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề nhận quà biếu hoặc nhận sự ưu đãi từ khách hàng 6. Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán bị áp lực giảm phạm vi công việc một cách không hợp lý nhằm giảm phí Câu hỏi: Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 40 1. Trình bày những tiêu chuẩn cơ bản của người hành nghề kế toán, kiểm toán? Cho ví dụ minh họa? 2. Tại sao người hành nghề kế toán, kiểm toán Việt nam phải thực hiện các tiêu chí trong Thông tư 70/2015BTC và Luật Kế tóan số 88/2015/QH13? 3. Bạn hãy trình bày những tình huống vi phạm nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán? 6/28/2019 11 CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN (gợi ý) Chart Title in here 2003 2004 2005 2006 30 70 41 1. Anh (chị) hãy bình luận nhận định dưới đây: Đạo đức nghề nghiệp là những hướng dẫn giúp các thành viên hành nghề ứng xử một cách trung thực nhằm đạt được sự tin cậy của xã hội. 2. Anh (chị) hãy bình luận nhận định dưới đây: Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những cơ hội và thách thức cho nghề kế toán – kiểm oán.