Phân bố hàm lượng các hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) trong bụi phát thải từ đốt rơm sau thu hoạch ngoài đồng ruộng tại Hà Nội

Nghiên cứu điều tra sự phân bố về hàm lượng của các hợp chất PAHs trong bụi phát thải từ quá trình đốt rơm sau thu hoạch tại các cánh đồng trên địa bàn huyện Gia Lâm và Hoài Đức, Hà Nội. Bụi mịn (PM2.5) được lấy bằng thiết bị lưu lượng nhỏ MiniVol TAS và bụi thô (TSP) được lấy mẫu bằng thiết bị lưu lượng lớn Staplex. PAHs trên bụi được phân tích bằng thiết bị sắc ký lỏng hiệu nâng cao HPLC-FL với đầu dò huỳnh quang. Kết quả phân tích cho thấy các PAHs 4 vòng chiếm ưu thế trong bụi phát thải từ đốt rơm, đặc biệt Flu có hàm lượng cao nhất: 57.8 37.1 và 64.8 34.9 µg/gPM trong bụi mịn và bụi thô, tương ứng. Tuy nhiên, sự tích luỹ của PAHs có số vòng cao hơn, đặc biệt là tỉ lệ %BaP trong tổng số 9PAHs trong bụi mịn phát thải từ đốt rơm lớn hơn gấp 2 lần so với tỉ lệ trong mẫu nền, trong khi ở bụi thô thì tỉ lệ BaP trong mẫu đốt nhỏ hơn so với mẫu nền. Kết quả nghiên cứu này sẽ là những bằng chứng rõ hơn để tuyên truyền cho bà con nông dân tác hại của việc đốt rơm rạ đối với ô nhiễm môi trường và sức khoẻ của người dân, giảm thiểu tối đa phương pháp đốt để bà con ứng dụng những biện pháp sử dụng rơm rạ khác một cách hiệu quả hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân bố hàm lượng các hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) trong bụi phát thải từ đốt rơm sau thu hoạch ngoài đồng ruộng tại Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.000208 571 PHÂN BỐ HÀM LƢỢNG CÁC HỢP CHẤT HYDROCARBON THƠM ĐA VÒNG (PAHS) TRONG BỤI PHÁT THẢI TỪ ĐỐT RƠM SAU THU HOẠCH NGOÀI ĐỒNG RUỘNG TẠI HÀ NỘI Phạm Châu Thuỳ Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Email: pcthuy@vnua.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu điều tra sự phân bố về hàm lượng của các hợp chất PAHs trong bụi phát thải từ quá trình đốt rơm sau thu hoạch tại các cánh đồng trên địa bàn huyện Gia Lâm và Hoài Đức, Hà Nội. Bụi mịn (PM2.5) được lấy bằng thiết bị lưu lượng nhỏ MiniVol TAS và bụi thô (TSP) được lấy mẫu bằng thiết bị lưu lượng lớn Staplex. PAHs trên bụi được phân tích bằng thiết bị sắc ký lỏng hiệu nâng cao HPLC-FL với đầu dò huỳnh quang. Kết quả phân tích cho thấy các PAHs 4 vòng chiếm ưu thế trong bụi phát thải từ đốt rơm, đặc biệt Flu có hàm lượng cao nhất: 57.8 37.1 và 64.8 34.9 µg/gPM trong bụi mịn và bụi thô, tương ứng. Tuy nhiên, sự tích luỹ của PAHs có số vòng cao hơn, đặc biệt là tỉ lệ %BaP trong tổng số 9PAHs trong bụi mịn phát thải từ đốt rơm lớn hơn gấp 2 lần so với tỉ lệ trong mẫu nền, trong khi ở bụi thô thì tỉ lệ BaP trong mẫu đốt nhỏ hơn so với mẫu nền. Kết quả nghiên cứu này sẽ là những bằng chứng rõ hơn để tuyên truyền cho bà con nông dân tác hại của việc đốt rơm rạ đối với ô nhiễm môi trường và sức khoẻ của người dân, giảm thiểu tối đa phương pháp đốt để bà con ứng dụng những biện pháp sử dụng rơm rạ khác một cách hiệu quả hơn. Từ khoá: Đốt rơm, Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs), Bụi mịn (PM2.5), Bụi thô (TSP). 1. GIỚI THIỆU Đốt rơm rạ sau thu hoạch ngoài đồng ruộng vẫn là biện pháp phổ biến của bà con nông dân Việt Nam nhằm dọn sạch đồng ruộng để chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Biện pháp này vẫn được xem là biện pháp đơn giản, nhanh chóng nhất được bà con sử dụng mặc dù đã có nhiều biện pháp khuyến nghị sử dụng như trồng nấm, ủ làm phân compost, chế biến làm nhiên liệu đốt Hiện nay một số vùng ngoại ô ở Hà Nội còn thu rơm đốt để lấy tro bán cho bà con nông dân cần. Do đó hiện tượng đốt rơm rạ vẫn xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, không chỉ Hà Nội mà các tỉnh khác trên toàn miền Bắc, khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việc đốt rơm rạ đã tạo ra một lượng khói đặc quánh bao trùm một vùng rộng lớn, làm giảm tầm nhìn, nguy cơ gây mất an toàn giao thông, làm chất lượng không khí giảm đi một cách đáng kể. Các chất ô nhiễm nằm trong khói thải từ việc đốt rơm rạ đã được rất nhiều nghiên cứu khảo sát bao gồm các loại khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, CH4, NOx, các hydrocarbon kho ng phải methan ( HC), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), các kim loại nặng và các hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) (Sanchis et al., 2014, im Oanh et al., 2015). PAHs (Polycyclic aromatic hydrocarbons) là những chất gây ô nhiễm phổ biến trong môi trường được hình thành từ các quá trình đốt cháy không hoàn toàn và quá trình nhiệt phân của các vật chất hữu cơ và nhiên liệu hóa thạch ( ogge et al., 1993). PAHs là các hydrocarbon thơm đa vòng, công thức cấu tạo có ít nhất 2 vòng benzene, và trong phân tử chỉ chứa nguyên tố carbon và hydro. Có hàng tr m PAHs riêng rẽ được phát thải vào môi trường không khí. Theo Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) công bố vào n m 1976, có 16 PAHs điển hình có tính độc hại cao và tiến hành quan trắc chúng môi trường. Mức độ độc hại của các PAHs đã được tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC phân loại theo nhóm, trong đó có 3 nhóm mạnh nhất bao gồm: Nhóm 1: chắc chắn gây ung thư cho con người, Nhóm 2A: hầu như chắc chắn gây ung thư cho con người và Nhóm 2B: có thể sẽ gây ung thư cho con người, khi bị phơi nhiễm. Ô nhiễm bụi là vấn đề đang được quan tâm của rất nhiều nhà khoa học và người dân bởi tác hại của nó đến sức khoẻ con người. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp bụi mịn (PM2.5) vào nhóm 1 (nhóm gây ung thư cho con người). Các hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) chứa trong bụi chính là một trong những tác nhân gây nên tính độc của bụi, đặc biệt là Benzo[a]- pyrene (BaP). Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 572 BaP là hydrocarbon thơm 5 vòng nhưng có tính độc nhất trong số các PAHs tự nhiên, nó đã được tổ chức ung thư quốc tế xếp vào nhóm 1 (IARC, 2010). Gần đây, một số nghiên cứu định lượng các hợp chất PAHs từ đốt sinh khối trong nông nghiệp nói chung và từ khói thải đốt rơm nói riêng đã được thực hiện tại một số nước Đông am Á (Jenkins et al., 1996; Korenaga et al., 2001, Lu et al., 2009, Kim Oanh et al., 2015). Hiện nay các nghiên cứu về ô nhiễm từ đốt rơm rạ ở Việt Nam tập trung vào kiểm kê phát thải là chủ yếu ( guyễn ậu D ng, 2012; Hoàng Anh Le và cs., 2013). Việc đo đạc các chất ô nhiễm phát thải từ quá trình đốt rơm đã được thực hiện từ những n m trước đây nhưng mới là nghiên cứu bước đầu xác định hàm lượng bụi (Phạm Thị Hữu và ghiêm Trung D ng, 2012). Do đó việc đo đạc, định lượng các hợp chất PAHs trong bụi phát thải từ quá trình đốt rơm tại Hà Nội là rất cần thiết, nhằm cung cấp thông tin hữu ích, làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu xác định độc tính của bụi phát thải từ quá trình đốt rơm đối với con người và các nghiên cứu tiếp theo. 2. PHƢƠNG PHÁP 2.1. Lựa chọn địa điểm lấy mẫu Nghiên cứu lựa chọn 2 huyện Hoài Đức và Gia Lâm có tỷ lệ đốt rơm cao thuộc thành phố Hà Nội làm các địa điểm lấy mẫu. Các vị trí lấy mẫu được lựa chọn sao cho phải nằm ở giữa cánh đồng, cách xa nguồn đường và các nguồn dân sinh khác nhằm loại bỏ ảnh hưởng từ những nguồn thải khác. Tuy nhiên vị trí lấy mẫu c ng phải thuận tiện trong việc vận chuyển và lắp đặt các thiết bị lấy mẫu. Các cánh đồng này đều được gặt bằng máy gặt đập liên hợp, nên rơm và gốc rạ được tách thành hai phần rõ ràng trên mặt ruộng. ơm được phơi khô tự nhiên trên các cánh đồng. Các thí nghiệm được thực hiện trên các giống lúa phố biến trong các vụ canh tác. 2.2. Phƣơng pháp lấy mẫu bụi Thí nghiẹ m đu ợc tiến hành trên hai loại mẫu: mẫu nền trước khi đốt rơm và mẫu đốt nhằm xác định sự khác nhau về phân bố hàm lượng PAHs trong bụi từ mẫu nền và mẫu đốt rơm. Thời gian lấy mẫu nền là 2 tiếng, khoảng thời gian này đu ợc chọn dựa trên các nghiên cứu đã tiến hành tại Thái Lan ( guyen Thi im Oanh et al., 2011, 2015). Viẹ c xác định vị trí lấy mẫu nền và mẫu đốt dựa trên xác định hu ớng gió chủ đạo của thời điểm lấy mẫu và phải có tính đại diẹ n. Các thiết bị lấy mẫu bụi đu ợc đạ t tại vị trí cố định cách đám cháy khoảng từ 4-5 m theo hu ớng gió, nhằm tránh ảnh hu ởng của nhiẹ t đọ của ngọn lửa. Thời gian lấy mẫu đốt dao động trong khoảng 20-40 phút tuỳ theo khối lượng rơm được đốt. Việc lấy mẫu tại thời điểm đốt rơm được bắt đầu từ khi ngọn lửa ổn định cho đến khi đám cháy kết thúc. Bụi PM2.5 được lấy bằng thiết bị MiniVol TAS, hãng Airmetrics với lưu lượng 5l/phút theo phương pháp AS/ ZS 3580.9.7:2009 và bụi TSP được lấy bằng thiết bị lấy mẫu thể tích lớn Staplex theo TCVN 5067:1995. Thiết bị lấy mẫu bụi được đo cùng với các thiết bị đo điều kiện khí tượng bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. 2.3. Phƣơng pháp chiết rút và phân tích PAHs Giấy lọc trước và sau khi lấy mẫu đều đu ợc đu a vào bình hút ẩm 24h tru ớc khi cân trong môi tru ờng cân. ẫu được bọc trong giấy nhôm, bảo quản trong túi kín và giữ trong tủ lạnh ở −20◦C cho đến khi sử dụng. PAHs trên giấy lọc bụi được chiết xuất siêu âm hai lần với 10 ml dichloromethane (DCM) trong 15 phút. Dung dịch nội chuẩn (hỗn hợp BaA-d12 và BaP-d12 (lần lượt là 60 và 33 ng /mL) sử dụng để định lượng PAH. Sau khi thêm 60 μL dimethyl sulfoxide (DMSO) vào dịch chiết, DCM trong dung dịch chiết được bay hơi hoàn toàn bằng thiết bị cô quay. PAH trong cặn được hòa tan trong 150 μL ethanol, dịch chiết được lọc qua màng lọc ly tâm (Centricut, đường kính 0,2 µm). Bước này được lặp lại hai lần. Một phần dung dịch (110 µL) của dung dịch cuối cùng được phân tích bằng thiết bị sắc ký lỏng hiệu nâng cao HPLC với đầu dò huỳnh quang (HPLC-FL). Chi tiết phương pháp phân tích được mô tả tại Boogla et al., 2017. Các PAHs được phân tích bao gồm: fluoranthene (Flu), pyrene (Pyr), benz[a]anthracene (BaA), chrysene (Chr), benzo[b]fluoranthene (BbF), benzo[k]fluoranthene (BkF), benzo[a]pyrene (BaP), dibenz[a,h]anthracene (DBA) và indeno[1,2,3- cd]pyrene (IDP). Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 573 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hàm lƣợng PAHs trong bụi phát thải từ quá trình đốt rơm Hàm lượng các hợp chất PAHs trong bụi phát thải từ quá trình đốt rơm được mô tả trong Hình 1 dưới đây: Hình 1. Phân bố hàm lượng PAHs trong bụi phát thải từ đốt rơm. Hàm lượng các PAHs trong từng loại bụi PM2.5 và TSP phát thải từ quá trình đốt rơm có sự khác biệt. Trong số 9 PAHs được phân tích trong bụi, hàm lượng của Flu và Pyr chiếm đa số trong cả bụi mịn (PM2.5) và bụi thô (TSP). Flu trong bụi mịn có hàm lượng (57.8 37.1 µg/gPM) nhỏ hơn so với bụi thô (64.8 34.9 µg/gPM). Tuy nhiên trong số các PAHs phân tích thì PAH 5 vòng (BaP) và PAH 6 vòng (IDP) có hàm lượng trong bụi mịn lớn hơn hẳn so với hàm lượng trong bụi thô. Đặc biệt BaP là chất có độ độc được IARC xếp vào nhóm 1 (chắc chắn gây ung thư khi bị phơi nhiễm ở một ngưỡng nhất định), có hàm lượng 31.7 9.4 µg/gPM trong bụi mịn, trong khi BaP ở bụi tổng có hàm lượng 11.3 6.7µg/gP . Đây c ng là một kết quả cần chú ý về tính độc của bụi từ đốt rơm. 3.2. Phân bố tỉ lệ PAHs trong mẫu nền và trong mẫu đốt rơm Nghiên cứu đã lấy mẫu bụi mịn và bụi thô trong không khí trước khi có đốt rơm (mẫu nền) và bụi phát thải trực tiếp từ quá trình đốt rơm (mẫu đốt) nhằm đánh giá sự đóng góp của hàm lượng PAHs trong bụi phát thải từ đốt rơm so với bụi trong không khí khi không có đốt rơm. ết quả tỉ lệ % về khối lượng của từng PAHs riêng lẻ trong tổng số 9PAHs phân tích trong từng loại bụi phát thải từ quá trình đốt rơm và từ mẫu nền được mô tả trong Hình 2. Kết quả cho thấy, trong số các PAHs phát thải từ đốt rơm, mặc dù PAHs 4 vòng là Flu và Pyr chiếm ưu thế trong cả mẫu nền và mẫu đốt, nhưng tỉ lệ% của BaP và BaA trong bụi mịn của mẫu đốt là t ng lên đáng kể so với mẫu nền (13 và 18%, tương ứng), gấp khoảng 2 lần so với tỉ lệ trong mẫu nền. Trong khi ở bụi thô (TSP) thì tỉ lệ đóng góp của Flu, Pyr là nhiều nhất (32.8 và 21.2%, tương ứng), lớn hơn gấp 4.5 và 1.6 lần so với mẫu nền. Nhìn chung tỉ lệ phân bố PAHs trong mẫu nền và mẫu đốt có sự khác biệt đáng kể bởi sự thay đổi của Flu và BaP, Flu tích luỹ trong khói thải đốt rơm nhiều nhất trong bụi thô, còn BaP tích luỹ trong khói thải đốt rơm nhiều nhất ở bụi mịn. Hình 2. Phân bố tỉ lệ PAHs trong bụi phát thải từ đốt rơm. 0 20 40 60 80 100 Flu Pyr BaA Chr BbF BkF BaP DBA IDPH àm l ư ợ n g P A H s (𝝻 g /g P M ) PAHs trong bụi mịn (P 2.5) phát thải từ đốt rơm 0 20 40 60 80 100 120 H àm l ư ợ n g P A H s (𝝻 g /g P M ) PAHs trong bụi tổng (TSP) phát thải từ đốt rơm 0 10 20 30 40 Flu Pyr BaA Chr BbF BkF BaP DBA IDP T ỉ lệ P A H t ro n g t ổ n g s ố 9 P A H s (% ) Tỉ lệ % PAH trong bụi P 2.5 ẫu nền ẫu đốt 0 10 20 30 40 50 Flu Pyr BaA Chr BbF BkF BaP DBA IDP T ỉ lệ P A H t ro n g t ổ n g s ố 9 P A H s (% ) Tỉ lệ % PAHs trong bụi tổng (TSP) ẫu nền ẫu đốt Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 574 3.3. Tỉ lệ BaP trong các loại bụi khác nhau Hình 3. Phân bố hàm lượng BaP trong các loại bụi khác nhau. Kết quả cho thấy trong số các PAHs, tỉ lệ đóng góp của BaP có sự chú ý đáng kể. Kết quả này thể hiện rõ hơn ở Hình 3. Đối với bụi mịn, tỉ lệ % của BaP trong tổng số 9PAHs nằm trong bụi phát thải từ đốt rơm dao động từ 9.4-26.1%, cao hơn rất nhiều so với mẫu nền (dao động từ 3.7-9.7%) trong số 10 mẫu phân tích. Trong khi đó, tỉ lệ % BaP trong tổng số 9 PAHs trong bụi thô phát thải từ đốt rơm dao động trong khoảng 4-8% lại thấp hơn so với tỉ lệ % BaP trong mẫu nền (7-18%). Điều đó cho thấy khả n ng tích luỹ của BaP trong bụi mịn cao hơn so với bụi thô. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước, các PAHs có số vòng cao sẽ tích luỹ ở các phần tử bụi mịn nhiều hơn so với bụi thô. Điều này có thể giải thích sự tồn tại của PAHs trong không khí liên quan đến khối lượng phân tử của PAHs và áp suất hơi trong không khí. Các phân tử PAHs có khối lượng phân tử càng lớn thì càng khó bay hơi. PAHs 5, 6 vòng, cụ thể trong nghiên cứu này là BaP, có áp suất ho i thấp (7,3x10-7 Pa) và pha n tử lu ợng lớn (252) so với PAHs 4 vòng (ví dụ Flu có khối lượng phân tử là 202 và áp suất hơi là 1,6x10-2 Pa. Sau khi lie n kết với hạt bụi mịn các PAHs có khối lượng phân tử lớn hầu nhu kho ng bay ho i. Do đó, chúng có xu hu ớng ở lại trong bụi mịn, làm cho nồng độ của các PAHs này có nhiều trong bụi mịn, ít hơn trong bụi tho . Điều này c ng thêm khẳng định thành phần PAHs trong bụi mịn và bụi thô sẽ có sự khác biệt, trong đó BaP trong bụi mịn từ quá trình đốt rơm đã có sự khác biệt đáng kể so với mẫu nền. Kết quả này cung cấp thông tin về đặc điểm phân bố các chất hydrocarbon thơm trong khói thải đốt rơm, đặc biệt sự đóng góp của BaP trong bụi mịn là bằng chứng giúp bà con nông dân nhận thức rõ tính độc hại của bụi phát thải từ đốt rơm, làm ng n chặn, giảm thiểu biện pháp đốt rơm phổ biến mà bà con nông dân hiện nay đang sử dụng. 4. KẾT LUẬN Kết quả khảo sát hàm lượng PAHs trong bụi phát thải từ đốt rơm cho thấy các PAHs 4 vòng như Flu và Pyr là hai PAHs chiếm tỉ ưu thế trong số 9 PAHs phân tích. Hàm lượng của Flu trong bụi mịn và bụi thô lần lượt là 57,8 37,1 và 64,8 34,9 µg/gP , tương ứng. Tuy nhiên hàm lượng BaP và IDP là các PAHs có hàm lượng trong bụi mịn lớn hơn hẳn so với trong bụi thô. Tỉ lệ phân bố về khối lượng của các chất PAHs trong mẫu nền và mẫu đốt có sự khác biệt. Các PAHs 4 vòng có mặt trong mẫu đốt nhiều hơn so với mẫu nền, đặc biệt Flu và Pyr. Kết quả tìm thấy tỉ lệ đóng góp của BaP trong bụi mịn phát thải từ đốt rơm có sự chênh lệch đáng kể so với mẫu nền. Đây là những thông tin hữu ích cần phổ biến, tuyên truyền cho bà con nông dân tác hại của việc đốt rơm và giúp các nhà quản lý môi trường có các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát phát thải từ việc đốt rơm rạ sau thu hoạch ngoài đồng ruộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Boongla Y., Orakij W., Nagaoka Y., Tang N., Hayakawa K., Toriba A (2017). Simultaneous Determination of Polycyclic Aromatic Hydrocarbons and Their Nitro-Derivatives in Airborne 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 T ỉ lệ % B aP t ro n g t ổ n g s ố 9 P A H s Tỉ lệ % BaP trong bụi mịn (P 2.5) %BaP trong bụi mịn (mẫu nền) %BaP trong bụi mịn (mẫu đốt) 0 5 10 15 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 T ỉ lệ % B aP t ro n g t ổ n g s ố 9 P A H s Tỉ lệ % BaP trong bụi thô (TSP) %BaP trong bụi thô (mẫu nền) %BaP trong bụi thô (mẫu đốt) Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 575 Particulates by Using Two-Dimensional High-Performance Liquid Chromatography with on-Line Reduction and Fluorescence Detection. Asian J. Atmos. Environ., 11, 283-299 [2]. Hoàng Anh Lê, guyễn Thị Thu Hạnh, Lê Thùy Linh (2013). U ớc tính lượng khí phát thải do đốt rơm rạ tại đồng ruọ ng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Các Khoa học Trái đất và Môi trường, 29(2), 26-33. [3]. Jenkins B. M., Jones A.D., Turn S.Q., Williams R.B. (1996). Emission Factors for Polycyclic Aromatic Hydrocarbons from Biomass Burning. Environ. Sci. Technol., 30, 2462-2469. doi:10.1021/es950699m. [5]. Keshtkar H., Ashbaugh L.L. (2007). Size Distribution of Polycyclic Aromatic Hydrocarbon Particulate Emission Factors from Agricultural Burning. Atmos. Environ., 41, 2729-2739. doi:10.1016/j.atmosenv.2006.11.043. [6]. Korenaga T., Liu X., Huang Z. (2001). The Influence of Moisture Content on Polycyclic Aromatic Hydrocarbons Emission during Rice Straw Burning. Chemosph. Glob. Chang. Sci., 3, 117-122. doi:10.1016/S14659972(00)00045-3. [7]. Lu H., Zhu L., Zhu N. (2009). Polycyclic Aromatic Hydrocarbon Emission from Straw Burning and the Influence of Combustion Parameters. Atmos. Environ., 43, 978-983. doi:10.1016/j.atmosenv.2008.10.022. 8 . guyễn ạ u D ng (2012). Ước tính lượng khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Tạp chí Khoa học và hát tri n, 10(1), 190-198, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2012. [9]. Nguyen T.K.O., Ly B.T., Tipayarom D., Manandhar B.R., Prapat P., Simpson C.D., Liu L.J.S. (2011). Characterization of Particulate Matter Emission from Open Burning of Rice Straw. Atmos. Environ., 45, 493-502. doi:10.1016/j.atmosenv.2010.09.023. [10]. Nguyen T.K.O., Tipayaroma A., Ly B.T., Tipayaroma D., Simpson C.D., Hardie D., Liu L.-J.S. (2015). Characterization of Gaseous and Semi-Volatile Organic Compounds Emitted from Field Burning of Rice Straw. Atmos. Environ., 119, 182-191 [11]. Pham Thi Huu and Nghiem Trung Dung, (2012). Emission factors of selected air pollutants from open burning of rice straw. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 50(1C) (Special issue), 230 -236. [12]. Rogge W. F., Hildemann L. M., Mazurek M. A., Cass G. R., Simo- neit B. R. (1993). Environ. Sci. Technol., 27, 636-651. [13]. Sanchis E., Ferrer M., Calvet S., Coscollà C., Yusà V., Cambra-López M. (2014). Gaseous and Particulate Emission Profiles during Controlled Rice Straw Burning. Atmos. Environ., 98, 25-31. doi:10.1016/j.atmosenv.2014.07.062. DISTRIBUTION OF POLYCYCLIC AROMATIC HYDROCARBONS (PAHS) IN PARTICULATE MATTER EMMITED FROM OPEN BURNING OF RICE STRAW IN HANOI Pham Chau Thuy Faculty of Environment, Vietnam National University of Agriculture, Email: pcthuy@vnua.edu.vn ABSTRACT This study investigated the distribution of PAHs content in particulate matter emitted from the open burning of rice straw in Gia Lam and Hoai Duc districts, Hanoi. Fine particles (PM2.5) was collected using a MiniVol TAS device and the total suspended particles (TSP) was collected using a high volume sampler Staplex. PAHs in particulate matter were analyzed by HPLC-FL with fluorescent detector. The results showed that 4-ring PAHs was dominant in particles emitted from rice straw burning, especially the most abundant PAHs was Flu: 57.8 37.1 và 64.8 34.9 µg/gPM in PM2.5 and TSP, respectively. However, the accumulation of PAHs with a higher number of rings, especially the percentage of BaP in total 9PAHs in PM2.5 emitted from burning straw was 2 times Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 576 higher than that in the background samples, while the ratio of BaP in total 9PAHs in TSP from burning smoke is smaller than that of background samples. The results of this study will be useful information for farmers to understand the adverse effects of rice straw burning on atmospheric environment and health effect; to help farmers to minimize rice straw burning and apply other methods to use rice straw more effectively. Keywords: Rice straw, open burning, polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs), PM2.5, TSP.
Tài liệu liên quan