Phân loại họ mua (Melastomataceae Juss.) ở Vườn Quốc giaTam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Họ Mua (Melastomataceae Juss.) trên thế giới hiện có khoảng 150-160 chi, với 4.050 loài, phân bố chủ yếu vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhiều nhất ở Nam Mỹ (Chen Jie et S. S. Renner, 2007). Ở Việt Nam cho đến nay họ này được ghi nhận 27 chi, với 129 loài (Nguyễn Kim Đào, 2003). Ở VQG Tam Đảo, họ Mua hiện biết có 9 chi, 14 loài và 1 thứ trong đó 5 loài và 1 thứ cho đến nay được coi là loài đặc hữu (Allomorphia arborescens, Blastus borneensis var. eberhardtii, B. eglandulosus, B. multiflorus, Sonerila lecomtei, Vietsenia scaposa). Trong công trình này, chúng tôi tiến hành xây dựng bản mô tả cho họ Mua, khóa định loại đến chi và loài họ Mua ở Vườn quốc gia Tam Đảo.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân loại họ mua (Melastomataceae Juss.) ở Vườn Quốc giaTam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00049 PHÂN LOẠI HỌ MUA (Melastomataceae JUSS.) Ở VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC Nguyễn Thị Nhuần1, Đỗ Thị Xuyến2,* Tóm tắt: Họ Mua (Melastomataceae Juss.) trên thế giới hiện có khoảng 150-160 chi, với 4.050 loài, phân bố chủ yếu vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhiều nhất ở Nam Mỹ (Chen Jie et S. S. Renner, 2007). Ở Việt Nam cho đến nay họ này được ghi nhận 27 chi, với 129 loài (Nguyễn Kim Đào, 2003). Ở VQG Tam Đảo, họ Mua hiện biết có 9 chi, 14 loài và 1 thứ trong đó 5 loài và 1 thứ cho đến nay được coi là loài đặc hữu (Allomorphia arborescens, Blastus borneensis var. eberhardtii, B. eglandulosus, B. multiflorus, Sonerila lecomtei, Vietsenia scaposa). Trong công trình này, chúng tôi tiến hành xây dựng bản mô tả cho họ Mua, khóa định loại đến chi và loài họ Mua ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Từ khóa: Melastomataceae Juss., họ Mua, hình thái, phân loại, Vườn quốc gia Tam Đảo, Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Họ Mua hay còn gọi là Muôi (Melastomataceae Juss.) trên thế giới hiện có khoảng 150-160 chi, với 4.050 loài, phân bố chủ yếu vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhiều nhất ở Nam Mỹ. Ở Việt Nam cho đến nay họ này được ghi nhận 27 chi, với 129 loài. Các loài thuộc họ Mua rất gần nhau về mặt hình thái cho nên việc định loại tới loài rất khó khăn. Cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu phân loại về các loài họ Mua ở Việt Nam. Để đặt nền móng cho nghiên cứu phân loại họ Mua ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các loài thuộc họ Mua ở Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong công trình này, chúng tôi tiến hành xây dựng bản mô tả đặc điểm hình thái họ Mua, khoá định loại đến chi và loài thuộc họ Mua ở VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu: Gồm các taxon thuộc họ Mua (Melastomataceae s.str. except Memecylon) ở VQG Tam Đảo, dựa trên cơ sở là tư liệu và mẫu nghiên cứu trạng thái sống được thu thập trong quá trình điều tra thực địa. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nghiên cứu các mẫu vật để so sánh thuộc họ Mua được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật như Phòng Tiêu bản thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh (VNM). Các mẫu thu được hiện được lưu trữ tại Bộ môn Khoa học Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 1Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 2Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội *Email: xuyendoiebr@gmail.com 390 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến, thu thập mẫu vật. Định loại loài bằng phương pháp hình thái so sánh, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Phương pháp này dựa trên đặc điểm hình thái và cấu tạo các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường. Việc thu thập mẫu vật được tiến hành trên phạm vi Vườn quốc gia Tam Đảo. Công tác định loại được tiến hành tại Bộ môn Khoa học Thực vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm hình thái họ Mua (Melastomataceae Juss.) ở VQG. Tam Đảo Qua điều tra, chúng tôi ghi nhận tại VQG Tam đảo có 14 loài, 1 thứ thuộc 9 chi là: (1) Allomorphia arborescens, (2) Barthea barthei, (3) Blastus borneensis và thứ B. borneensis var. eberhardtii, (4) B. cochinchinensis, (5) B. eglandulosus, (6) B. multiflorus, (7) Medinilla assamica, (8) Melastoma normale, (9) M. sanguineum, (10) Osbeckia chinensis, (11) Phyllagathis ovalifolia, (12) Sonerila lecomtei, (13) S. maculata và (14) Vietsenia scaposa. Dạng sống thường gặp là cây thảo (Osbeckia, Phyllagathis, Sonerila, Vietsenia), cây bụi (Allomorphia, Barthea, Blastus, Melastoma) hoặc hiếm khi thấy có cây dây leo (Medinilla). Lá đơn mọc đối, có cuống, không có lá kèm. Phiến lá đa dạng. Mép lá có răng cưa hay mép nguyên. Cụm hoa ở đỉnh cành hay nách lá với nhiều dạng như hoa đơn độc (Melastoma), hình chùm (Melastoma), hình xim (Barthea, Blastus), xim bọ cạp (Sonerila), xim gần dạng tán (Phyllagathis, Vietsenia), dạng chùm kép mà các cụm hoa đơn vị hình xim (Allomorphia, Blastus, Medinilla), gần hình đầu (Osbeckia). Hoa đều lưỡng tính, hoa thường có màu sắc sặc sỡ, mẫu 4-5 hay dạng tiêu giảm của mẫu 5 để trở thành hoa có bao hoa 3 cái (Sonerila) hay trên 5 cánh (Melastoma). Đài hợp hình chuông, xẻ 3 thùy (Sonerila, Vietsenia), xẻ 4 thùy (Allomorphia, Blastus, Melastoma), xẻ 5 thùy (Melastoma). Tràng hoa 3 cánh rời (Sonerila), 4 cánh rời (Allomorphia, Blastus, Vietsenia) hay 5-7 cánh rời (Melastoma). Nhị có số lượng bằng hoặc gấp đôi số cánh hoa, nhị 3 (Sonerila), nhị 4 (Blastus, Phyllagathis), nhị 8 (Allomorphia, Barthea, Medinilla, Osbeckia, Vietsenia), nhị 10 (Melastoma), chỉ nhị tự do, cong vào phía trong. Nhị cong, gập khuỷu vào trong, chủ yếu là có một kiểu nhị hay hai kiểu nhị có nhị vòng ngoài và nhị vòng trong, nhị hữu thụ và nhị bất thụ (Barthea, Melastoma). Bầu trung, nhiều ô, mỗi ô chứa nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Quả chủ yếu là dạng quả nang mở khi chín mở bằng đường nứt không cố định, hiếm khi là quả mọng không mở (Medinilla). Hạt thường rất nhỏ. 3.2. Khóa định loại các chi và loài thuộc họ Mua (Melastomataceae Juss.) ở VQG Tam Đảo 1A. Nhị dưới 5. 2A. Nhị 3 ......................................................................................................... Sonerila 3A. Lá có 1 gân chính, phiến lá hình mác, cuống lá có lông, có gai ở hai mặt lá. Cánh hoa có lông nhám ở giữa dọc theo chiều dài mặt sau ............ 11. S. lecomtei PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 391 3B. Lá có 3 gân chính, phiến lá hình bầu dục, cuống lá không lông, 2 mặt lá thường nhẵn. Cánh hoa không lông. ........................................................... 12. S. maculata 2B. Nhị 4 4A. Cụm hoa xim dạng tán; cây dạng cỏ hay nửa bụi.. ............ 10. Phyllagathis (P. ovalifolia) 4B. Cụm hoa chùm kép, các cụm hoa đơn vị dạng tán; cây dạng bụi. ........ Blastus 5A. Lá có 3-5 gân từ gốc 6A. Ống đài không có vảy, không có tuyến hình khiên; lá bằng nhau ở mỗi cặp 7A1. Mặt dưới lá không có lông tuyến hình khiên, cuống cụm hoa dài 1 cm ................................................................. 3. B. borneensis var. borneensis 7A2. Mặt dưới lá có lông tuyến hình khiên, cuống cụm hoa dài 5 cm ....... ..................................................................................................................... .............................................................. 3b. B. borneensis var. eberhardtii 6B. Ống đài có vảy dày đặc, có tuyến hình khiên; lá bằng nhau ở mỗi cặp ... ....................................................................................... 4. B. cochinchinensis 6C. Ống đài không có vảy, có tuyến hình khiên dày đặc; lá không bằng nhau ở mỗi cặp .............................................................................. 5. B. eglandulosus 5B. Lá có 7 gân từ gốc .............................................................. 6. B. multiflorus 1B. Nhị trên 5. 8A. Nhị có 2 kiểu 9A. Nhị 8 ............................................................................. 2. Barthea (B. barthei) 9B. Nhị 10 .............................................................................................. Melastoma 10A. Gân chính 3, có vảy ở gân lá. Quả có lông dạng vảy xếp lợp lên nhau bao phủ cả cuống quả và quả, có màu nâu nhạt ................................. 8. M. normale 10B. Gân chính 5, có lông ở gân lá. Quả có lông dạng tóc không lợp lên nhau bao phủ cả cuống quả và quả, có màu hồng ................................. 9. M. sanguineum 8B. Nhị có 1 kiểu 11A. Quả mọng không mở; dây leo. ............................ 7. Medinilla (M. assamica) 11B. Quả nang khô mở; cây dạng bụi hay cỏ. 12A. Dạng cây cỏ. Cụm hoa hình xim gần dạng tán; ống đài có nốt sần dạng thịt, không có lông, có 8 gờ thấp. ................................ 14. Vietsenia (V. scaposa) 12B. Dạng cây bụi. Cụm hoa hình chùm kép mà các cụm hoa đơn vị hình xim. ống đài có lông tơ mịn, có 8 gờ thấp ......... 1. Allomorphia (A. arborescens) 12C. Dạng cây bụi. Cụm hoa hình đầu; ống đài có lông hình sao, có 8 rãnh cao ............................................................................. 10. Osbeckia (O. chinensis) 392 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 3.3. Phân bố của các loài thuộc họ Mua (Melastomataceae Juss.) ở VQG Tam Đảo 3.3.1. Allomorphia Blume, 1831. - Mua liềm, Đa hình Loài 1. Allomorphia arborescens Guillaum. 1913 - Mua liền dạng cây lớn, Đa hình cây; Typus: Vietnam, Laocai, Sapa; H. Lecomte & A. Finet 442 - P02274709 (P). Ở Tam Đảo loài khá phổ biến, mọc rải rác trong rừng, dưới bóng, ở vách đồi đất và đất lẫn đá đường đi đỉnh Rùng Rình, đường vào khu chùa Đồng Cổ, đường lên đỉnh Mỏ Quạ, đường lên đỉnh tháp truyền hình. Ở Việt Nam có ở Lai Châu, Lào Cai (Sa Pa), Sơn La (Mường Xóm), Lâm Đồng (Đà Lạt). Chưa ghi nhận có phân bố trên thế giới. - Mẫu nghiên cứu: N. T. Nhuần 14 (Bộ môn Khoa học Thực vật (KHTV)). 3.3.2. Barthea Hook. f. 1867. - Mao dược hoa Loài 2. Barthea barthei (Hance ex Benth.) Krasser var. valdealata C. Hansen, 1980. - Mao dược hoa; Typus: China, Guangxi, Me-kon, Seh-feng, Dar Shan, S. Nanning, 2600 ft, 3 Nov. 1928; Ching 8346 (A, Isotypus: NY, US). Ở Tam Đảo loài hiếm gặp trong rừng, nơi ẩm, dưới bóng. Chỉ có ở đường vào chùa Đồng Cổ. Ở Việt Nam chưa ghi nhận có ở nơi khác ngoài Tam Đảo. Còn có ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây). - Mẫu nghiên cứu: D. T. Xuyến 670a (Bộ môn KHTV). 3.3.3. Blastus Lour. 1790. - Bo, Mua leo Loài 3. Blastus borneensis Cogn. 1891 - Bo rừng borneo, Mua rừng điểm tuyến; Typus: Malaysia, Borneo; Teysimann s. n. (BR). Ở Tam Đảo loài mọc trên đất lẫn đá đường đi đỉnh Rùng Rình, cây ưa sáng. Ở Việt Nam có ở Hà Nội (Ba Vì), Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Còn có ở Trung Quốc, Lào, Inđônêxia. - Mẫu nghiên cứu: Đoàn Việt-Trung 10781 (HN), Phương 6307 và 7071 (HN); N. T. Nhuần 20 (Bộ môn KHTV). Loài 3a. B. borneensis var. eberhardtii (Guillaum.) C. Hansen, 1982. - Blastus eberhardtii Guillaum. 1921. - Bo rừng eberhardt; Paratypus: Vietnam, Tonkin, Vinh Yen; Eberhardt 4955 & 5031 (P). Ở Tam Đảo là loài hiếm gặp, mọc trong rừng, nơi ẩm và sáng, trên đất lẫn đá đường đi đỉnh Rùng Rình. Ở Việt Nam có ở Quảng Trị (Lao Bảo), Thừa Thiên-Huế (Bạch Mã). Chưa ghi nhận có phân bố trên thế giới. - Mẫu nghiên cứu: T. D. Nghĩa T.026 (HN); B. D. Bình 7485, 7486, 7492, 7493, 7494, 7495 (HNU); T. Đ. Nghĩa T033 (HNU); N. T. Nhuần 13 (Bộ môn KHTV) Loài 4. Blastus cochinchinensis Lour. 1790 - Mua rừng trắng, Mua rừng nam bộ; Typus: Lourerio s. n. Ở Tam Đảo loài phổ biến, mọc rải rác ven rừng thưa, trên vách núi đất lẫn đá, vách đất, ven đường, nơi sáng, từ Thị trấn Tam Đảo đến đỉnh Yên Ngựa, đường lên tháp truyền hình, đường đi Đát Phong Lan, đi Lầu gió. Ở Việt Nam có ở Hà Nội (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thừa Thiên Huế (Huế) và Nam Bộ. Trên thế giới còn có ở Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Lào, Myanmar, Ấn Độ. - Công dụng: Làm thuốc (N. K. Đào, 2003). PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 393 - Mẫu nghiên cứu: Phương 2670 (HNU), DKH 4491 (HN); N. T. Nhuần 10 và 11 (Bộ môn KHTV). Loài 5. Blastus eglandulosus Stapf ex Spare, 1929 - Bo rừng không tuyến; Isotypus: Vietnam, Tonkin, Ba Vi; Balasae 3509 (G, K). Ở Tam Đảo loài rải rác trên các vách đất ven đường đi, nơi sáng, từ Thị trấn Tam Đảo đến núi Yên Ngựa, đường vào chùa Địa Ngục. Ở Việt Nam có ở Hà Nội (Ba Vì). Chưa ghi nhận có phân bố trên thế giới. - Mẫu nghiên cứu: TTH D2 75 018, T033 (HNU), LXVN 1352, Phuong 2879 (HN); D. T. Xuyến 652a (Bộ môn KHTV). Loài 6. Blastus multiflorus (Cogn.) Guillaum. 1993 - Allomorphia multiflora Cogn. 1891. - Bo rừng nhiều hoa; Isotype: Viet Nam, Tonkin, Yen Lang; Balansa 3590 (GH, NY, US). Ở Tam Đảo loài mọc ở nơi ẩm, dưới tán rừng hay nơi sáng, rải rác trên đường lên đỉnh Rùng Rình, đường đi núi Yên Ngựa. Ở Việt Nam, mới chỉ ghi nhận ở Phú Thọ, Ninh Bình. Chưa có ghi nhận phân bố trên thế giới. - Mẫu nghiên cứu: HAL 8971 (HN); N. T. Nhuần 15 (Bộ môn KHTV). 3.3.4. Medinilla Gaudich. 1830. - Me mái, Mua leo, Minh điền Loài 7. Medinilla assamica (C. B. Clarke) C. Chen, 1983 - Anplectrum assamicum C.B. Clarke - Mua leo, Minh điền spire; Typus: Bhutan; Griffith 2285 (K). Ở Tam Đảo loài mọc rải rác trong rừng, nơi ẩm và sáng, trên các sườn núi đất hướng đi chùa Đồng Cổ. Ở Việt Nam có ở Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn (Đồng Đăng), Phú Thọ, Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình (Chợ Bờ), Thừa Thiên-Huế (Bạch Mã). Còn có ở Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan. Công dụng: Lá làm rau ăn. Làm thuốc (N. K. Đào, 2003). - Mẫu nghiên cứu: D. T. Xuyến 600a (Bộ môn KHTV). 3.3.5. Melastoma L. 1753. - Mua, Muôi Loài 8. Melastoma normale D. Don, 1825 - Mua thường, Muôi thường; Syntypus 1: China, Sichuan, Emei Shan; E. Faber 495; Syntypus 2: Taiwan, Hokuto; Faurie 1019. Ở Tam Đảo loài phổ biến, mọc rải rác trong rừng, cả ở núi đất và núi đá, ven đường đi, nơi sáng, mọc thành bụi ven đường từ thị trấn Tam Đảo lên đến chân đỉnh Rùng Rình, đường lên tháp truyền hình, dọc đường từ trụ sở Vườn Quốc gia đến thị trấn Tam Đảo. Ở Việt Nam có ở Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hoà Bình (Chợ Bở), Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Kon Tum (Đắk Lắk), Lâm Đồng. Còn có ở Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc. - Công dụng: Làm thuốc (N. K. Đào, 2003). - Mẫu nghiên cứu: Trần Đình Nghĩa s. n. (HN), Vũ Xuân Phương 7626 (HN); N. T. Nhuần 03 (Bộ môn KHTV). Loài 9. Melastoma sanguineum Sims. 1821 - Mua bà, Muôi bà; Typus: Indonesia, Lesser Sunda Islands; J. Elbert s. n. (L). Ở Tam Đảo loài phổ biến, ven rừng, trảng cây bụi, nơi ẩm và sáng, khu vực vách núi đất đá, đường lên thị trấn Tam Đảo, tuyến đi chùa Đồng Cổ, đường đi đỉnh Mỏ Quạ, đường lên tháp truyền hình, dọc đường từ trụ sở Vườn 394 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Quốc gia đến thị trấn Tam Đảo. Ở Việt Nam có ở Lạng Sơn (Bằng Mạc), Phú Thọ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Ninh Bình (Chợ Ghềnh), Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng (Đà Lạt), Khánh Hòa, Nam Bộ. Còn có ở Myanmar, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Indonesia. - Công dụng: Làm thuốc (N. K. Đào, 2003). - Mẫu nghiên cứu: N. T. Nhuần 09 và 16 (Bộ môn KHTV). 3.3.6. Osbeckia L. 1753. - Mua tép, Mua đất, An bích Loài 10. Osbeckia chinensis L. 1753. - Mua tép, An bích trung quốc; Isotypus: China; Osbeck s. n. (BM). Ở Tam Đảo loài hiếm gặp, mọc ở nơi ẩm, dưới tán rừng, chỉ gặp trên tuyến đi đỉnh Rùng Rình. Ở Việt Nam: Nhiều nơi ở Việt Nam. Còn có ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines. Công dụng: Làm thuốc (N. K. Đào, 2003). - Mẫu nghiên cứu: D. T. Xuyến 610a (Bộ môn KHTV). 3.3.7. Phyllagathis Blume, 1831. - Me nguồn Loài 11. Phyllagathis ovalifolia H. L. Li, 1944 - Me nguồn lá xoan; Typus: China, Yunnan, Pingbian District, 1400 m, 7 Aug. 1934; H.T. Tsai 51456 (A). Ở Tam Đảo rải rác trong rừng, nơi ẩm và sáng, gặp trên tuyến Đát Phong Lan, tuyến đường đi Ao Dứa, Chùa Đồng Cổ. Ở Việt Nam có ở Hà Nội (Ba Vì). Còn có ở Trung Quốc. - Mẫu nghiên cứu: D. T. Xuyến 618a (Bộ môn KHTV). 3.3.8. Sonerila Roxb. 1820, nom. cons. - Mua ống, Mua bò, Sơn linh Loài 12. Sonerila lecomtei Guillaum. 1913 - Sơn linh lecomte; Typus: Vietnam; Lecomte et Finet 1598 (P). Ở Tam Đảo loài phổ biến, mọc rải rác dưới tán rừng, nơi ẩm, vách đồi đất thấp từ thị trấn Tam Đảo đến Yên Ngựa, đường vào Rừng Ma - Ao Dứa, Chùa Đồng Cổ, đường lên đỉnh Rùng Rình. Ở Việt Nam mới thấy ở Kon Tum. Theo ipni.org loài này có phân bố tại Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, các tài liệu đã xuất bản chưa ghi nhận có phân bố nào khác ngoài lãnh thổ Việt Nam (Mark Newman et al., 2007; Nguyễn Thị Thanh Hương và Trịnh Ngọc Bon, 2017). - Mẫu nghiên cứu: N. T. Nhuần 01 và 07 (Bộ môn KHTV). Loài 13. Sonerila maculata Roxburgh, 1820. - Sonerila rivularis Cogn. 1891 - Sơn linh suối; Typus: India; W. Roxburgh 1087 (BM). Ở Tam Đảo loài phổ biến, mọc rải rác ven đường đi trong rừng, dưới bóng, từ chân đỉnh Rùng Rình vào Rừng Ma - Ao Dứa, đường lên núi Yên Ngựa. Ở Việt Nam mới thấy ở Lào Cai (Sa Pa), Nghệ An, Kon Tum. Còn có ở Trung Quốc, Bhutan, Cambodia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan. - Công dụng: Làm thuốc chữa kiết lị. - Mẫu nghiên cứu: N. T. Nhuần 4 (Bộ môn KHTV). PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 395 3.3.9. Vietsenia C. Hansen, 1984. - Việt sen, Việt hoa Loài 14. Vietsenia scaposa C. Hansen, 1988 - Việt sen trục cao; Isotypus: Vietnam, Tourane, Mount Bani; Clemens 3316 - K000867602 (K). Ở Tam Đảo loài mọc rải rác dưới tán rừng, nơi ẩm, đường lên đỉnh Rùng Rình, đường vào Rừng Ma - Ao Dứa, đường lên Lầu Gió. Ở Việt Nam mới thấy ở Thanh Hóa (Thường Xuân), Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng (Bà Nà). Chưa ghi nhận phân bố trên thế giới. - Mẫu nghiên cứu: N. T. Nhuần 19 và 22 (Bộ môn KHTV). 4. KẾT LUẬN Họ Mua (Melastomataceae Juss.) ở VQG Tam Đảo hiện được biết đến gồm 14 loài và 1 thứ thuộc 9 chi. Đặc điểm hình thái họ Mua (Melastomataceae Juss.) ở VQG Tam Đảo chủ yếu dựa vào cây cỏ hoặc bụi, hiếm khi là dây leo, lá đơn nguyên, mọc đối, không lá kèm. Hoa đều lưỡng tính, cánh hoa có màu sắc sặc sỡ. Nhị cong gập khuỷu vào trong. Bầu trung, nhiều ô. Quả chủ yếu là quả nang khô, mở khi chín theo đường nứt không cố định. Hạt thường rất nhỏ. Các chi và loài thuộc họ Mua (Melastomataceae Juss.) ở VQG Tam Đảo được phân biệt chủ yếu dựa vào đặc điểm về số lượng nhị, dạng sống, kiểu cụm hoa, đặc điểm của ống đài. Có 5 loài và 1 thứ Mua tại Tam Đảo hiện mới chỉ ghi nhận có ở Việt Nam, cho đến nay ghi nhận đây là các loài đặc hữu gồm Allomorphia arborescens, Blastus borneensis var. eberhardtii, B. eglandulosus, B. multiflorus, Sonerila lecomtei, Vietsenia scaposa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Backer C. A. & Backuizen, 1963. Flora of Java, The Netherlands. Vol. 1: 354-366. Chen Jie and S. S. Renner, 2007. Flora of China. The USA. Vol. 13: 360-399. Nguyễn Kim Đào trong Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003. Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Tập II: 911-931. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam. Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. Quyển II: 71-103. Hansen C., 1982. A revision of Blastus Lour. (Melastomataceae), Bulletin du Muséum National d’histoire Naturelle Section B, Adandonia, Bonique, Phytochimie, 1: 43-47. Nguyễn Thị Thanh Hương, Trịnh Ngọc Bon, 2017. Chi Sơn linh - Sonerila Roxb. (họ Mua-Melastomataceae Juss.) ở Việt Nam. Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ sáu. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 218-225. Mark Newman, Ketphanh S., Svengsuksa B., Thomas P., Sengdala K., Lamxay V. and Armstrong K., 2007. A checklist of the Vascular Plants of Laos PDR. Scotland, UK, 394 pp. Renner S. S., Clausing G., Cellinese N. and Meyer K., 2001. Melastomataceae, Flora of Thailand. Bangkok, Thailand. Vol. 7(3): 412-497. 396 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Wen Xiang-ying, 2008. Melastomataceae, Flora of Hongkong. Hongkong. Vol. 2: 152. TAXONOMY OF THE Melastomataceae Juss. IN TAM DAO NATIONAL PARK, VINH PHUC PROVINCE Nguyen Thi Nhuan1, Do Thi Xuyen2,* Abstract: The family Melastomataceae Juss. with 14 species, 1 variety, 9 genus is distributed in Tam Dao National Park. Among the 5 species, 1 v
Tài liệu liên quan