Phân tích báo cáo tài chính của tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam

Phân tích báo cáo tài chính là phương pháp phân tích tình hình tài chính dựa trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) là Tổng công ty nhà nước đầu tiên thí điểm cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ, hoạt động đa doanh trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài [5]. Việc phân tích tình hình tài chính của Vinaconex rất cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác. Bài báo này đi từ phân tích khái quát tình hình tài chính của Vinaconex đến phân tích các chỉ tiêu cụ thể trong các báo cáo tài chính, từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thanh Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 9 - 15 9 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM Nguyễn Thị Thanh Thủy* Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Phân tích báo cáo tài chính là phương pháp phân tích tình hình tài chính dựa trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) là Tổng công ty nhà nước đầu tiên thí điểm cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ, hoạt động đa doanh trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài [5]. Việc phân tích tình hình tài chính của Vinaconex rất cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác. Bài báo này đi từ phân tích khái quát tình hình tài chính của Vinaconex đến phân tích các chỉ tiêu cụ thể trong các báo cáo tài chính, từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ khóa: báo cáo tài chính, chỉ tiêu, lợi nhuận, tình hình tài chính, Vinaconex ĐẶT VẤN ĐỀ* Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính quá khứ và hiện tại, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cho những đối tượng quan tâm đưa ra những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, từ đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của mình [3]. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm theo góc độ và với mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính của doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu các đối tượng quan tâm [4]. * Tel: 0917 505676, Email: thanhthuyktcntt@gmail.com Việc phân tích báo cáo tài chính từ khái quát đến chi tiết có thể giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo tài chính của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) giai đoạn 2015 – 2017. Trên cơ sở đó tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ quá trình nghiên cứu. Sau đó, áp dụng các phương pháp so sánh và phương pháp phân tích báo cáo tài chính thông qua các nhóm chỉ tiêu tài chính bao gồm: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về đòn bảy tài chính, nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động, nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời để đánh giá chi tiết tình hình tài chính của doanh nghiệp. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA VINACONEX TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2017 Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) là một doanh nghiệp lớn kinh doanh đa ngành. Tình hình tài chính của Tổng công ty được phản ánh khá rõ nét qua các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính quan trọng (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh). Nguyễn Thị Thanh Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 9 - 15 10 Bảng 1. Một số chỉ tiêu tài chính trong Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2015-2017 (Đvt: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/ 2015 (%) 2017/ 2016 (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) TỔNG 20.729 100 22.801 100 21.629 100 10,0 (5,1) Tài sản ngắn hạn 10.423 50,3 12.619 55,3 12.988 60,0 21,1 2,9 Tiền, các khoản tương đương tiền 1.513 7,3 1.603 7,0 2.249 10,4 5,9 40,3 Đầu tư TC ngắn hạn 522 2,5 1.386 6,1 1.204 5,6 165,5 (13,1) Phải thu ngắn hạn 5.333 25,7 5.311 23,3 5.345 24,7 (0,4) 0,6 Hàng tồn kho 2.761 13,3 4.066 17,8 4.110 19,0 47,3 1,1 Tài sản dài hạn 10.306 49,7 10.182 44,7 8.641 40,0 (1,2) (15,1) Phải thu dài hạn khách hàng 1.989 9,6 1.775 7,8 1.322 6,1 (10,8) (25,5) Tài sản cố định 3.436 16,6 3.399 14,9 3.400 15,7 (1,1) 0,0 Bất động sản đầu tư 1.165 5,6 1.708 7,5 1.665 7,7 46,6 (2,5) Tài sản dở dang dài hạn 1.953 9,4 1.626 7,1 1.492 6,9 (16,7) (8,2) Đầu tư TC dài hạn 1.465 7,1 1.332 5,8 1.155 5,3 (9,1) (13,3) Nợ phải trả 13.401 64,6 15.346 67,3 13.771 63,7 14,5 (10,3) Nợ ngắn hạn 9.887 47,7 10.680 46,8 10.435 48,2 8,0 (2,3) Nợ dài hạn 3.514 17,0 4.666 20,5 3.336 15,4 32,8 (28,5) Vốn chủ sở hữu 7.328 35,4 7.455 32,7 7.858 36,3 1,7 5,4 Nguồn: Báo cáo tài chính của Vinaconex giai đoạn 2015-2017 [1] Đánh giá sơ bộ chúng ta có thể thấy tình hình tài chính của Vinaconex trong giai đoạn 2015-2017 có nhiều biến động. Bảng 1 cho thấy: Năm 2016 tình hình tài chính của Vinaconex có nhiều biến động nhất trong giai đoạn 2015- 2017. Tổng tài sản tăng 10% so với năm 2015; Tài sản ngắn hạn tăng 21,1%, trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 5,9%; Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng đáng kể 165,5%; Nguyên nhân là năm 2016 Vinaconex sử dụng khá nhiều tiền vào các khoản đầu tư tài chính. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 0,4%; Hàng tồn kho tăng khá cao 47,3% do đặc thù của ngành xây dựng; Tài sản dài hạn giảm 1,2%, trong đó Phải thu dài hạn của khách hàng, Tài sản cố định, tài sản dở dang dài hạn và Đầu tư tài chính dài hạn đều giảm lần lượt là 10,8%; 1,1%; 16,7%; 9,1%. Riêng Bất động sản đầu tư tăng cao 46,6%. Về nguồn vốn, chúng ta có thể thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng. Nợ phải trả tăng 14,5%, trong đó Nợ ngắn hạn tăng 8% còn Nợ dài hạn tăng đến 32,8%. Vốn chủ sở hữu tăng 1,7%. Năm 2017 khá nhiều chỉ tiêu sụt giảm so với năm 2016. Tổng tài sản giảm 5,1%. Tài sản ngắn hạn tăng 2,9%, trong đó tăng cao nhất là Tiền và các khoản tương đương tiền tăng đến 40,3%. Nếu như năm 2016 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 165,5% so với năm 2015 thì năm 2017 chỉ tiêu này giảm 13,1% so với năm 2016 do năm 2017 Vinaconex bán cổ phiếu đầu tư để thu hồi tiền. Các chỉ tiêu Phải thu ngắn hạn và Hàng tồn kho tăng nhẹ lần lượt là 0,6%; 1,1%; Tài sản dài hạn giảm 15,1% so với năm 2016, trong đó Phải thu dài hạn khách hàng giảm 25,5% do Vinaconex áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy tiêu thụ và đẩy mạnh các biện pháp thu nợ. Tài sản cố định không thay đổi; các chỉ tiêu tài sản dài hạn khác như Bất động sản đầu tư, Tài sản dở dang dài hạn và Đầu tư tài chính dài hạn đều giảm lần lượt là 2,5%; 8,2%; 13,3%. Về nguồn vốn, Nợ phải trả giảm 10,3% so với năm 2016, trong đó Nợ ngắn hạn giảm 2,3% còn Nợ dài hạn giảm mạnh 28,5%. Riêng Vốn chủ sở hữu tăng 5,4% so với năm 2016. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này Vinaconex tăng cường thu nợ khách hàng nên vay nợ ít hơn. Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào các đối tượng khác, tăng tính tự chủ về tài chính để phát triển bền vững hơn. Nguyễn Thị Thanh Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 9 - 15 11 Xét về tỷ trọng, Tài sản ngắn hạn của Vinaconex luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng tài sản. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng trên 40% tổng tài sản. Trong khi đó, Nợ phải trả chiếm tỷ trọng trên 60% tổng nguồn vốn, với Nợ ngắn hạn trên 45% còn Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn (dưới 21%). Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng trên 32% tổng nguồn vốn của Vinaconex và tăng qua các năm. Với các doanh nghiệp hiện nay, Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng trên 30% là tương đối hợp lý. Dựa vào bảng 2, ta có thể phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Vinaconex trong giai đoạn 2015-2017 như sau: Các chỉ tiêu doanh thu đều tăng và tăng mạnh nhất vào năm 2017. Năm 2017 so với năm 2016, doanh thu bán hàng & CCDV tăng 27,7%, doanh thu thuần tăng 27,71%. Nếu như doanh thu hoạt động tài chính năm 2016 giảm 44,77% so với năm 2015 do đầu tư tài chính không hiệu quả thì năm 2017 doanh thu hoạt động tài chính tăng 411,08% so với năm 2016. Còn các khoản giảm trừ doanh thu năm 2016 thì tăng đến 200% do hàng tồn kho nhiều nên phải sử dụng các giải pháp như giảm giá, chiết khấu thương mại để giải phóng hàng tồn kho nhưng năm 2017 giảm đi 50% so với 2016. Chi phí bán hàng năm 2017 tăng 111,91% so với năm 2016 do các chính sách thúc đẩy tiêu thụ như các chương trình quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Chỉ tiêu chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) cũng giảm đáng kể (29,55%) vào năm 2016. Các chỉ tiêu lợi nhuận trong giai đoạn này đều tăng mỗi năm. Năm 2016 hầu hết các chỉ số doanh thu và lợi nhuận đều tăng khá cao cho thấy sự nỗ lực rất lớn Vinaconex, các chỉ tiêu này tăng mạnh vào năm 2017: lợi nhuận gộp tăng 26,53%, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 153,32%, lợi nhuận trước thuế tăng 142,99% và lợi nhuận sau thuế tăng 137,08% so với năm 2016. Nguyên nhân là do năm 2017 Vinaconex phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và áp dụng hiệu quả các chính sách thúc đẩy tiêu thụ như quảng cáo, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Như vậy, trong giai đoạn 2015-2017 hầu hết các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận Vinaconex đều tăng nhưng tăng mạnh nhất vào năm 2017. PHÂN TÍCH CHI TIẾT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Để có thể nhìn nhận được một cách chi tiết và rõ nét nhất về bức tranh tài chính của Vinaconex, chúng ta cùng phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính quan trọng. Bảng 2. Một số chỉ tiêu tài chính trong Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2015-2017 (Đvt: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 (%) 2017/2016 (%) Doanh thu BH&CCDV 8.026,4 8.533,8 10.897,8 6,32 27,70 Các khoản giảm trừ doanh thu 0,2 0,6 0,3 200 -50 Doanh thu thuần 8.026,2 8.533,2 10.897,5 6,32 27,71 Giá vốn hàng bán 6.756,0 7.136,0 9.129,6 5,62 27,94 Lợp nhuận gộp 1.270,2 1.397,2 1.767,9 10,00 26,53 Doanh thu hoạt động tài chính 359,6 198,6 1.015,0 -44,77 411,08 Chi phí tài chính 419,9 295,8 306,0 -29,55 3,45 Trong đó chi phí lãi vay 338,3 282,4 285,1 -16,52 0,96 Chi phí bán hàng 41,4 47,0 99,6 13,53 111,91 Chi phí quản lý doanh nghiệp 452,3 495,6 533,2 9,57 7,59 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 556,8 766,1 1.940,7 37,59 153,32 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 603,0 802,9 1.951,0 33,15 142,99 Lợi nhuận sau thuế TNDN 523,6 687,1 1.629,0 31,23 137,08 Nguồn: Báo cáo tài chính của Vinaconex giai đoạn 2015-2017 [1] Nguyễn Thị Thanh Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 9 - 15 12 Qua phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán (bảng 3), chúng ta thấy được các hệ số khả năng thanh toán của Vinaconex đều cao, tương đối ổn định và hầu hết lớn hơn 1. Cụ thể là khả năng thanh toán hiện hành của Vinaconex năm 2015 bằng 1,55 hay 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,55 đồng tài sản. Khả năng thanh toán hiện hành các năm 2016, 2017 lần lượt là 1,49 và 1,57 vẫn tương đối cao. Chi tiết chúng ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và lãi vay đều cao cho thấy khả năng thanh toán của Vinaconex rất tốt. Chỉ duy nhất có chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh của Vinaconex là nhỏ hơn 0,5. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của các năm 2015, 2016 và 2017 lần lượt là 0,21; 0,28 và 0,33. Chỉ tiêu này có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 là tốt nhất. Trong giai đoạn này, khả năng thanh toán lãi vay của Vinaconex có nhiều biến động và có xu hướng tăng mạnh từ 2,78 (năm 2015) lên 3,84 (năm 2016) và đạt mức rất cao năm 2017 là 7,84 do chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng mạnh mẽ qua các năm và chi phí lãi vay lại giảm đi (năm 2016) hoặc tăng lên không đáng kể (năm 2017). Nếu như năm 2015 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 603 tỷ đồng thì đến năm 2016 lên đến 802,9 tỷ đồng và tăng vượt bậc vào năm 2017 đạt 1.951 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí lãi vay các năm 2015, 2016 và 2017 lần lượt là: 338,3 tỷ đồng; 282,4 tỷ đồng và 285,1 tỷ đồng. Điều đó cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của Vinaconex trong giai đoạn này là rất tốt. Bảng 3. Các nhóm chỉ tiêu tài chính của Vinaconex giai đoạn 2015-2017 CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 - Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 21.780 21.765 22.215 - TSLĐ bình quân (tỷ đồng) 10.968 11.521 12.804 - TSCĐ bình quân (tỷ đồng) 2.585 3.418 3.400 - Vốn chủ sở hữu bình quân (tỷ đồng) 7.300 7.392 7.657 - Hàng tồn kho bình quân (tỷ đồng) 2.761 3.414 4.088 - Khoản phải thu bình quân (tỷ đồng) 5.677 5.322 5.328 - Lợi nhuận thuần thuộc về cổ đông phổ thông (triệu đồng) 390.570 483.557 1.341.382 - Số cổ phiếu phổ thông bình quân (triệu cổ phiếu) 441,711 441,711 441,711 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1,55 1,49 1,57 2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1,05 1,18 1,24 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,21 0,28 0,33 4. Hệ số thanh toán nợ dài hạn 2,93 2,18 2,59 5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 2,78 3,84 7,84 Chỉ tiêu về đòn bảy tài chính 1. Hệ số nợ 0,65 0,67 0,64 2. Hệ số tự tài trợ 0,35 0,33 0,36 3. Hệ số đầu tư vào TSLĐ 0,50 0,55 0,60 4. Hệ số đầu tư vào TSCĐ 0,50 0,45 0,40 Chỉ tiêu về khả năng hoạt động 1. Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 2,91 2,50 2,67 2. Số ngày tồn kho (ngày) 124 144 135 3. Vòng quay khoản phải thu (vòng) 1,41 1,60 2,05 4. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 255 225 176 5. Vòng quay TSLĐ (vòng) 0,73 0,74 0,85 6. Vòng quay TSCĐ (vòng) 3,10 2,50 3,21 7. Vòng quay tổng tài sản (vòng) 0,37 0,39 0,49 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời (%) 1. Suất sinh lời của TS (ROA) 2,40 3,16 7,33 2. Suất sinh lời của VCSH (ROE) 7,17 9,30 21,28 3. Tỷ suất LN ròng trên DTT (ROS) 6,52 8,05 14,95 4. Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS (đồng) 884 1.095 3.037 Nguồn: Báo cáo tài chính của Vinaconex giai đoạn 2015-2017 [1] và tính toán của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 9 - 15 13 Như vậy, giai đoạn 2015-2017 Vinaconex có khả năng thanh toán tương đối tốt và ổn định với đa số các hệ số về khả năng thanh toán đều đảm bảo ở ngưỡng an toàn, chỉ có khả năng thanh toán nhanh là chưa đảm bảo. Phân tích nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính (bảng 3) cho thấy: Hệ số nợ của Vinaconex năm 2015 là 0,65 có ý nghĩa là 1 đồng giá trị tài sản được tài trợ bằng 0,65 đồng nợ. Hệ số này lần lượt là 0,67 và 0,64 vào các năm 2016, 2017. Chỉ tiêu này cho ta thấy: giai đoạn 2015-2017, Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng nguồn vốn. Hệ số tự tài trợ của Vinaconex năm 2015 là 0,35; trong khi các năm 2016, 2017 lần lượt là 0,33; 0,36. Hệ số này cũng tương đối hợp lý, vốn chủ sở hữu chiếm trên 30% tổng nguồn vốn. Hệ số này thể hiện khả năng tự chủ, mức độ độc lập về mặt tài chính của Vinaconex. Như vậy, với cấu trúc vốn của Vinaconex trong giai đoạn này là Nợ phải trả trên 60% và Vốn chủ sở hữu trên 30%, Vinaconex đã thể hiện được mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính khá tốt, đem lại hiệu quả kinh doanh tương đối cao. Hệ số đầu tư vào tài sản lưu động trên 50% còn hệ số đầu tư vào tài sản cố định trên 40%. Như vậy, giai đoạn 2015-2017 Vinaconex đầu tư nhiều hơn tài sản lưu động. Vinaconex có sự đầu tư ít hơn vào tài sản cố định vì khả năng thanh khoản của những tài sản này thấp, vốn đầu tư nhiều còn tài sản lưu động có khả năng thanh khoản cao hơn, vốn đầu tư ít hơn. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường không nên đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định mà có thể đi thuê để giảm bớt chi phí. Phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động (bảng 3) cho thấy: Vòng quay hàng tồn kho trong giai đoạn 2015-2017 chưa cao. Các năm 2015, 2016, 2017 có vòng quay hàng tồn kho lần lượt là 2,91; 2,5; 2,67 vòng/năm; Chính vì vậy mà số ngày tồn kho của cũng khá cao trên 120 ngày. Vòng quay các khoản phải thu trong giai đoạn này giao động trong khoảng từ 1,41 đến 2,05 vòng/năm là khá thấp nhưng có xu hướng tăng dần làm cho kỳ thu tiền bình quân khá dài nhưng có xu hướng giảm dần từ 255 ngày xuống 176 ngày. Nguyên nhân là do đặc thù của doanh nghiệp là xây dựng và xuất nhập khẩu nên hàng tồn kho thường rất nhiều, thu hồi nợ chậm. Vòng quay tài sản cố định lớn hơn 2,5 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định rất tốt, tạo được nhiều doanh thu. Các vòng quay tổng tài sản đều lớn hơn 0,3 và vòng quay tài sản lưu động đều lớn hơn 0,7 cũng khá tốt. Vì vậy, nó đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh (Vinaconex sử dụng công nghệ tiên tiến), từ đó sản phẩm tạo ra nhiều hơn, có chất lượng tốt, tiết kiệm thời gian và chi phí giúp Vinaconex thu được nhiều lợi nhuận hơn. Phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng khả năng sinh lời (bảng 3) cho thấy: suất sinh lời của tài sản (ROA) đạt giá trị trên 2,4% và có xu hướng tăng dần có nghĩa là 100 đồng tài sản tạo ra trên 2,4 đồng lợi nhuận ròng. Chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) trong giai đoạn này đạt từ 7,17% năm 2015 tăng lên 9,3% năm 2016, và năm 2017 hệ số này lên đến 21,28% là rất cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tốt, điều này có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 21,28 đồng lợi nhuận ròng (năm 2017). Suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) giai đoạn này có xu hướng tăng dần và đều đạt giá trị trên 6,5% cho thấy trong 100 đồng doanh thu thuần thu được thì có trên 6,5 đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này tương đối cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp khá tốt. Giai đoạn 2015-2017, Vinaconex có chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) rất cao và có xu hướng tăng mạnh mẽ. Vinaconex có 441,711 triệu cổ phiếu. Số cổ phiếu này không thay đổi trong giai đoạn 2015-2017. Mỗi cổ phiếu có mệnh giá 10.000 đồng thì chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là: 884 đồng; 1.095 đồng; 3.037 đồng. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Dựa vào kết quả phân tích tài chính ở trên, chúng ta có thể thấy rằng tình hình tài chính của Vinaconex là khá tốt. Tuy nhiên, muốn Nguyễn Thị Thanh Thủy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 9 - 15 14 nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai, Vinaconex cần áp dụng một số giải pháp như: Một là, Huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu: Với lợi thế là một doanh nghiệp cổ phần lớn và có uy tín trên thị trường Việt Nam, Vinaconex không khó khăn trong việc huy động thêm vốn cổ phần thông qua phát hành cổ phiếu. Việc huy động vốn cổ phần làm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Khi nguồn vốn chủ sở hữu đủ lớn góp phần nâng cao mức độ độc lập và tự chủ về tài chính của Tổng công ty. Điều đó cũng giúp Tổng công ty giảm bớt gánh nặng vay vốn ngân hàng và hạn chế rủi ro tài chính. Qua phân tích cho thấy Suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của Vinaconex rất cao vào tăng mạnh qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là rất tốt. Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng mạnh nên rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Vì vậy, việc huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu là một lựa chọn đúng đắn và khả thi đối với Vinaconex. Vốn chủ sở hữu càng lớn hứa hẹn mang lại càng nhiều lợi nhuận c