Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các thể chẩn đoán bệnh lao trên bệnh nhân lao/HIV tại tỉnh Đồng Tháp

Mục tiêu: Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các thể chẩn đoán của bệnh lao trên bệnh nhân (BN) lao/HIV tại tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp: Nghiên cứu (NC) cắt ngang phân tích. Kết quả: Từ 1/2010 đến 12/2011, có 125 BN lao/HIV (chia thanh hai nhóm: 36 BN HIV giai đoạn sớm và 89 BN HIV giai đoạn muộn). Tỉ số nam:nữ là 1,66:1. Đa số xảy ra từ 15 - 45 tuổi (86,4%) và tuổi trung bình là 32,9 ± 10,2 tuổi. Các BN lao/HIV cư trú ở các huyện của tỉnh Đồng Tháp (74,4%). 76% BN có trình độ học vấn từ cấp II trở xuống, 88,8% BN không nghề nghiệp, lao động chân tay, và 57,6% BN chích ma túy. 52% BN có thời gian khởi bệnh từ 3 - 8 tuần. Các triệu chứng cơ năng và toàn thân thường gặp nhất là sốt, tiêu lỏng, sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể, khó thở, ho khan, mệt mỏi, suy kiệt và bệnh lý da niêm xảy ra chủ yếu ở BN lao/HIV giai đoạn muộn (p<0,05). Các triệu chứng thực thể chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm NC (p>0,05). 71 TH (56,8%) có AFB/đàm dương tính, trong đó, mức độ dương tính từ (2+) trở lên chiếm nhiều hơn dương tính ≤ (1+) (59,2% so với 40,9%) và xảy ra chủ yếu ở BN lao/HIV giai đoạn sớm (p>0,05). 94,4% BN lao/HIV có XQ phổi bất thường, bao gồm dạng thâm nhiễm nốt (74,6%), mô kẽ phổi (39,8%), phì đại hạch rốn phổi, cạnh trung thất (29,7%), TDMP (28,8%), và dạng tạo hang (20,3%), xảy ra nhiều ở BN lao/HIV giai đoạn muộn (p>0,05). BN lao/HIV giai đoạn muộn có biểu hiện bạch cầu < 4.000, lympho bào < 1.200, lympho T CD4+ < 200 tế bào/mm3, Hb giảm, VS tăng, và men gan tăng một cách ý nghĩa (p < 0,05). Tỉ lệ mắc lao mới, tỉ lệ nhóm bệnh LNP, tỉ lệ thể LP AFB (-) và tỉ lệ thể lao phối hợp ở BN lao/HIV giai đoạn muộn chiếm nhiều hơn ở giai đoạn sớm (lần lượt là 92,1%; 20,2%; 32,4% và 43,8% so với 88,9%; 16,7%; 23,3% và 41,7%) (p>0,05). Kết luận: BN lao/HIV giai đoạn muộn có biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng không điển hình, phức tạp hơn, nặng nề hơn và tổn thương lao ở ngoài phổi nhiều hơn so với BN lao/HIV giai đoạn sớm.

pdf11 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các thể chẩn đoán bệnh lao trên bệnh nhân lao/HIV tại tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 49 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC THỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH LAO TRÊN BỆNH NHÂN LAO/HIV TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP Ngô Thanh Bình*, Đinh Minh Lộc** TÓM TẮT Mục tiêu: Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các thể chẩn đoán của bệnh lao trên bệnh nhân (BN) lao/HIV tại tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp: Nghiên cứu (NC) cắt ngang phân tích. Kết quả: Từ 1/2010 đến 12/2011, có 125 BN lao/HIV (chia thanh hai nhóm: 36 BN HIV giai đoạn sớm và 89 BN HIV giai đoạn muộn). Tỉ số nam:nữ là 1,66:1. Đa số xảy ra từ 15 - 45 tuổi (86,4%) và tuổi trung bình là 32,9 ± 10,2 tuổi. Các BN lao/HIV cư trú ở các huyện của tỉnh Đồng Tháp (74,4%). 76% BN có trình độ học vấn từ cấp II trở xuống, 88,8% BN không nghề nghiệp, lao động chân tay, và 57,6% BN chích ma túy. 52% BN có thời gian khởi bệnh từ 3 - 8 tuần. Các triệu chứng cơ năng và toàn thân thường gặp nhất là sốt, tiêu lỏng, sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể, khó thở, ho khan, mệt mỏi, suy kiệt và bệnh lý da niêm xảy ra chủ yếu ở BN lao/HIV giai đoạn muộn (p<0,05). Các triệu chứng thực thể chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm NC (p>0,05). 71 TH (56,8%) có AFB/đàm dương tính, trong đó, mức độ dương tính từ (2+) trở lên chiếm nhiều hơn dương tính ≤ (1+) (59,2% so với 40,9%) và xảy ra chủ yếu ở BN lao/HIV giai đoạn sớm (p>0,05). 94,4% BN lao/HIV có XQ phổi bất thường, bao gồm dạng thâm nhiễm nốt (74,6%), mô kẽ phổi (39,8%), phì đại hạch rốn phổi, cạnh trung thất (29,7%), TDMP (28,8%), và dạng tạo hang (20,3%), xảy ra nhiều ở BN lao/HIV giai đoạn muộn (p>0,05). BN lao/HIV giai đoạn muộn có biểu hiện bạch cầu < 4.000, lympho bào < 1.200, lympho T CD4+ < 200 tế bào/mm3, Hb giảm, VS tăng, và men gan tăng một cách ý nghĩa (p < 0,05). Tỉ lệ mắc lao mới, tỉ lệ nhóm bệnh LNP, tỉ lệ thể LP AFB (-) và tỉ lệ thể lao phối hợp ở BN lao/HIV giai đoạn muộn chiếm nhiều hơn ở giai đoạn sớm (lần lượt là 92,1%; 20,2%; 32,4% và 43,8% so với 88,9%; 16,7%; 23,3% và 41,7%) (p>0,05). Kết luận: BN lao/HIV giai đoạn muộn có biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng không điển hình, phức tạp hơn, nặng nề hơn và tổn thương lao ở ngoài phổi nhiều hơn so với BN lao/HIV giai đoạn sớm. Từ khóa: Lao, HIV, AFB ABSTRACT ANALYSIS OF CLINICAL, PARACLINICAL FEATURES AND DIAGNOTIC PATTERNS OF TUBERCULOSIS IN TB/HIV PATIENTS AT DONG THAP PROVINCE Ngo Thanh Binh, Dinh Minh Loc* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 49 - 59 Objective: to analyse clinical, paraclinical features and diagnostic patterns of tuberculosis (TB) in TB/HIV patients at Dong Thap province. Methods: Analytic cross-sectional study. Results: From 1/2010 to 12/2011, there were 125 TB/HIV patients (pts) (divided into two groups: 36 pts with early phase HIV infection and 89 pts with late phase HIV infection). Ratio of male pts and female was 1.66:1. Most of them were from 15 – 45 years old (86.4) and the average age was 32.9 ± 10.2. 74.4% cases lived in the * Bộ môn Lao và bệnh Phổi - Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Phổi Đồng Tháp Tác giả liên lạc: TS.BS Ngô Thanh Bình,ĐT: 0908955945, Email: bsthanhbinh@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 50 countryside of Dong Thap province. 76% cases had low quality of education (under level of high school), 88.8% had no job or subsisted on manual labour and 57.6% shot heroin. 52% cases had the incubation period between 3 and 8 weeks. The most common symptoms were fever, diarrhea, loss over 10% of body weight, dyspnea, cough, fatigue, weakness and disorders of skin that were mainly showed in pts with late phase HIV infection (p<0.05). Physical symptoms had no significant difference among two groups (p>0.05). 71 cases (56.8%) had positive sputum smear. Rate of positive sputum smear at level  (2+) was higher than rate of positive sputum smear at level ≤ (1+) (59.2% vesus 40.9%) and occurred more in pts with early phase HIV infection (p>0.05). 94.4% cases had lesion on chest X-rays, including infiltration lesion (74.6%), lung interstitial lesion (39.8%), mediastinal and hilar adenopathy (29.7%), pleural effusion (28.8%), and cavity lesion (20.3%), occurred more in pts with late phase HIV infection (p>0.05). Most of TB/HIV patients with late phase HIV infection had number of leukocytes under 4,000/mm3, number of lymphocytes under 1,200/mm3, number of lymphocyte T CD4+ under 200/mm3, low Hb, high VS, and high transaminases significantly (p < 0.05). Rate of new TB incidence, rate of extrapulmonary disease, rate of negative pulmonary TB and rate of combined TB in TB/HIV patients with late phase HIV infection were higher than in TB/HIV patients with early phase HIV infection (in turn, 92.1%; 20.2%; 32.4%; and 43,8% vesus 88.9%; 16.7%; 23.3% and 41.7%) (p>0.05). Conclusions: TB/HIV patients with late phase HIV infection showed clinical, paraclinical features without typical, more complicative, more severe and extrapulmonary TB occurred more than in TB/HIV patients with early phase HIV infection. Keyword: Tuberculosis, TB, HIV, AFB ĐẶT VẤN ĐỀ Dịch nhiễm HIV/AIDS đã đặt ra cho các thầy thuốc những thử thách mới trong việc chẩn đoán và điều trị lao. Ở người nhiễm HIV, biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lao tùy thuộc vào giai đoạn sớm hay muộn của nhiễm HIV, đặc biệt biểu hiện bệnh lao không còn điển hình khi nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS. Ngược lại, bệnh lao cũng thúc đẩy tiến triển của nhiễm HIV nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối (AIDS)(1,15,16,18,20). Tại tỉnh Đồng Tháp, một tỉnh biên giới giáp với Campuchia, theo báo cáo Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) vào năm 2009, tình trạng nhiễm HIV khá nhiều, tính tổng số người nhiễm HIV được thống kê cho đến 2/2009 là 4.539 người, trong đó đã có 1.556 BN ở giai đoạn AIDS (34,3%). Chỉ tính riêng trong năm 2009, có 61 trường hợp (TH) nhiễm HIV mới được phát hiện và 109 TH nhiễm HIV chuyển sang AIDS. Trong khi đó, số TH mắc lao có nhiễm HIV(+) được quản lý điều trị trong năm là 54/2.824 BN lao(27). Đồng thời, tỉ lệ mắc lao mới, tỉ lệ lao tái phát và tỉ lệ lao thất bại với điều trị ngày càng gia tăng ở người nhiễm HIV/AIDS làm cho việc chẩn đoán, điều trị, quản lý và phòng ngừa bệnh lao tại địa phương trở nên khó khăn. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành NC “Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các thể chẩn đoán bệnh lao trên BN lao/HIV tại tỉnh Đồng Tháp” nhằm góp phần nâng cao chất lượng phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh lao/HIV để từ đó có hướng điều trị kịp thời và quản lý tốt BN lao/HIV theo chương trình chống lao (CTCL) tại địa phương. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích đặc điểm dân số học, lâm sàng và cận lâm sàng của BN lao/HIV. Xác định chẩn đoán và các thể lao lâm sàng của bệnh lao trên BN lao/HIV. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu NC cắt ngang phân tích. Đối tượng NC Tất cả BN lao/HIV đến khám và ĐT lao tại Trạm chống lao tỉnh Đồng Tháp từ ngày 01/2010 đến 12/2011, được chia làm 2 nhóm: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 51 - Nhóm 1 (BN lao và nhiễm HIV giai đoạn sớm): gồm BN lao và nhiễm HIV giai đoạn I và II theo phân loại của WHO (2003) và/hoặc có số lượng lympho TCD4+  200/mm3. - Nhóm 2 (BN lao và nhiễm HIV giai đoạn muộn): gồm BN lao và nhiễm HIV giai đoạn III và VI theo phân loại của WHO (2003) và/hoặc có số lượng lympho TCD4+ < 200/mm3. Phương pháp tiến hành NC BN được khai thác về hành chính, tiền căn, bệnh sử bao gồm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi cư trú, hút thuốc lá, nghiện rượu, nguồn lây lao, chủng ngừa BCG, chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, tiền căn điều trị lao, điều trị ARV, bệnh lý nội khoa mạn tính khác, . BN được khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết giúp chẩn đoán bệnh lao như soi AFB/đàm, XQ phổi, công thức máu, VS, BUN, Creatinin, AST, ALT... và thực hiện soi AFB, cấy tìm VK lao, PCR lao, tế bào học và sinh hóa, tế bào trong các mẫu thử, dịch tiết thu được. Thực hiện các huyết thanh chẩn đoán nhiễm HIV, viêm gan siêu vi (VGSV) B và C, và định lượng lympho T CD4+ đối với những BN có nguy cơ sau khi đã được tư vấn và đồng ý tự nguyện tham gia. Phân tích các dạng, vị trí tổn thương lao và đánh giá mức độ tổn thương lao trên XQ phổi theo Hiệp hội lồng ngực Hoa kỳ (ATS) (1990), gồm 3 mức độ: nhẹ (I), trung bình (II) và nặng (III). Phân loại mức độ AFB dương tính trong đàm thành 4 mức độ như sau: dưới 1+, 1+, 2+ và 3+. Xác định chẩn đoán bệnh lao, phân loại các nhóm bệnh lao theo CTCL và xác định các thể lao lâm sàng tùy thuộc vào từng vị trí tổn thương lao tại các cơ quan. Xử lý thống kê Các biến số, dữ liệu được nhập và xử lý phân tích thống kê bằng phần mềm STATA phiên bản 8.0. Các biến số định tính sẽ được biểu diễn theo tần suất, tỉ lệ phần trăm và kiểm định theo phép kiểm 2. Các biến số định lượng sẽ được biểu diễn theo trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm định theo phép kiểm Fisher. Giá trị p < 0,05 và các mối liên quan được tính bằng tỉ số chênh OR (Odds ratio) không chứa 1 được xem là có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95% (95%CI). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ 1/2010 đến 12/2011, có 125 BN lao/HIV được chia thành 2 nhóm NC: - Nhóm 1 (BN lao/HIV giai đoạn sớm): gồm 36 TH (28,8%), trong đó, có 7 BN nhiễm HIV giai đoạn I và 29 BN nhiễm HIV giai đoạn II. - Nhóm 2 (BN lao/HIV giai đoạn muộn): gồm 89 TH (71,2%), trong đó, có 33 BN nhiễm HIV giai đoạn III và 56 BN nhiễm HIV giai đoạn VI. Đặc điểm dân số học, lâm sàng và cận lâm sàng của BN lao/HIV Bảng 1: Đặc điểm dân số học của BN lao/HIV Đặc điểm Phân bố N(%) Nhóm 1 Nhóm 2 p Giới tính Nam 78 (62,4%) 25 53 0,301 Nữ 47 (27,6%) 11 36 Lứa tuổi < 15 6 (4,8%) 2 4 0,840 15-30 41 (32,8%) 13 28 31-45 67 (53,6%) 19 48 > 45 11 (8,8%) 2 9 Nơi cư trú TP và thị xã 32 (25,6%) 8 24 0,810 Các huyện khác 93 (74,4%) 22 71 Trình độ học vấn Từ cấp I trở xuống 44 (35,2%) 15 29 0,742 Cấp II 51 (40,8%) 14 37 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 52 Đặc điểm Phân bố N(%) Nhóm 1 Nhóm 2 p Cấp III 27 (21,6%) 6 21 Từ Đại học trở lên 3 (2,4%) 1 2 Nghề nghiệp Lao động trí óc 14 (11,2%) 5 9 0,922 Công nhân, lái xe, thợ 68 (54,4%) 18 40 Nông dân, làm thuê 17 (13,6%) 6 11 Không nghề nghiệp 26 (20,8%) 7 19 Nhận xét: BN nam gặp nhiều hơn nữ, tỉ lệ nam:nữ là 1,66:1. Đa số BN ở lứa tuổi từ 15 đến 45 tuổi chiếm 86,4%. Tuổi trung bình là 32,94 ± 10,16 tuổi (1 – 68 tuổi). Không có sự khác biệt về đặc điểm dân số giữa hai nhóm NC (p>0,05). Bảng 2: Đặc điểm tiền căn của BN lao/HIV Đặc điểm Phân bố N(%) Nhóm 1 Nhóm 2 p Nguy cơ lây nhiễm HIV Tiêm chích ma túy chung kim 72 (57,6%) 25 47 0,18 Quan hệ tình dục không an toàn 47 (37,6%) 9 38 Mẹ truyền sang con 6 (4,8%) 2 4 Tiền căn nhiễm HIV và điều trị thuốc ARV Nhiễm HIV nhưng chưa điều trị ARV 56 (44,8%) 21 35 0,15 Nhiễm HIV và đang điều trị ARV 8 (6,4%) 2 6 Chưa biết nhiễm HIV 61 (48,8%) 13 48 Gia đình có người nhiễm HIV Có 21 (16,8%) 7 14 0,615 Không 104 (83,2%) 29 75 Chủng ngừa BCG Có 123 (98,4%) 36 87 0,365 Không 2 (1,6%) 0 2 Nguồn lây lao Gia đình 10 (8%) 4 6 0,415 Cộng đồng 110 (92%) 32 83 Tiền căn bệnh lao Đã điều trị lao 6 (4,8%) 2 4 0,86 Đang điều trị lao 5 (4%) 2 3 Bỏ trị lao 8 (6,4%) 3 5 Chưa mắc bệnh lao 106 (84,8%) 29 77 Tiền căn bệnh lý nội khoa khác Không có 101 (80,8%) 33 68 0,16 VGSV B và/hoặc C 14 (11,2%) 1 13 Đái tháo đường 3 (2,4%) 0 3 Bệnh lý khác 7 (5,6%) 2 5 Thói quen Hút thuốc lá nhiều 46 (36,8%) 8 38 0,31 Nghiện rượu 5 (4%) 0 5 Nhận xét: không có sự khác biệt về đặc điểm tiền căn của BN giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05). Bảng 3: Thời gian khởi bệnh, triệu chứng toàn thân và cơ năng của BN lao/HIV Đặc điểm Phân bố N(%) Nhóm 1 Nhóm 2 p Thời gian khởi bệnh ≤ 2 tuần 33 (26,4%) 15 18 0,027 3 – 8 tuần 65 (52%) 17 48 > 8 tuần 27 (21,6%) 4 23 Triệu chứng toàn thân (P): trọng lượng cơ thể Sốt 91 (72,5%) 19 72 <0,001 Lơ mơ 3 (2,4%) 0 3 Hôn mê 1 (0,8%) 0 1 Mệt mỏi 94 (75,2%) 11 83 Ăn uống kém 110 (88%) 26 84 Tiêu lỏng 73 (58,4%) 5 68 Sụt cân > 10% (P) 85 (68%) 0 85 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 53 Đặc điểm Phân bố N(%) Nhóm 1 Nhóm 2 p Sụt cân < 10% (P) 40 (32%) 36 4 Triệu chứng cơ năng Ho khan 74 (59,2%) 22 52 <0,001 Ho khạc đàm 32 (25,6%) 8 24 Ho ra máu 15 (12%) 3 12 Khó thở 34 (27,2%) 5 29 Đau ngực 46 (36,8%) 6 40 Đau bụng 7 (5,6%) 2 5 Buồn nôn, nôn ói 22 (17,6%) 4 18 Nhức đầu 13 (10,4%) 2 11 Đau họng 58 (46,4%) 17 41 Phù chân 18 (14,4%) 0 18 Nhận xét: thời gian khởi bệnh gặp nhiều nhất là từ 3 – 8 tuần (52%) và đa số BN có biểu hiện triệu chứng toàn thân và cơ năng của một tình trạng suy giảm miễn dịch cũng như của nhiễm khuẩn cơ hội xảy ra chủ yếu ở BN lao/HIV giai đoạn muộn một cách có ý nghĩa (p<0,001). Bảng 4: Triệu chứng thực thể của BN lao/HIV (Pearson 2 test) Triệu chứng Biểu hiện lâm sàng N (%) Nhóm 1 Nhóm 2 p Sốt T 0 < 38 0 C 41 (32,8%) 19 22 0,003 38 0 C  T 0 < 39 0 C 45 (36%) 6 39 T 0  39 0 C 39 (31,2%) 11 28 Da niêm Niêm nhạt 82 (65,6%) 6 76 <0,001 Da thâm đen 51 (40,8%) 4 47 Vết xâm trên da 72 (57,6%) 25 47 Da viêm đỏ 23 (18,4%) 2 21 Nổi bóng nước, lở loét 17 (13,6%) 0 13 Vàng da, vàng mắt 8 (6,4%) 0 8 Lang ben 40 (32%) 2 38 Triệu chứng ở phổi Co kéo cơ hô hấp phụ 18 (14,4%) 4 14 0,579 Ran bệnh lý ở phổi 72 (57,6%) 10 62 Hội chứng 3 giảm 34 (27,2%) 4 30 Triệu chứng ở bụng Khối u ở bụng 5 (4%) 0 5 0,717 Báng bụng 7 (5,6%) 0 7 Gan to 13 (10,4%) 1 12 Lách to 5 (4%) 0 5 Tim Tiếng tim mờ 1 (0,8%) 0 1 - Thần kinh Dấu màng não 9 (7,2%) 0 9 - Dấu thần kinh định vị 5 (4%) 0 5 Hạch Phì đại hạch ngoại vi 74 (59,2%) 7 67 - Ở miệng Nấm miệng 71 (56,8%) 0 71 - Nhận xét: có sự khác biệt về triệu chứng sốt và da niêm giữa hai nhóm NC (p<0,05). Các triệu chứng khác chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm NC (p>0,05). Bảng 5: Kết quả soi AFB/đàm và XQ phổi (Pearson 2 test) AFB/đàm Phân bố N(%) Nhóm 1 Nhóm 2 OR (95%CI) p Kết quả AFB/đàm Dương tính 71 (56,8%) 23 48 1,2 (0,9-1,6) 0,309 Am tính 54 (43,2%) 13 41 Mức độ AFB(+)/đàm ≤ 1+ 29 (40,85%) 8 21 0,8 (0,4-1,5) 0,472 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa I 54 AFB/đàm Phân bố N(%) Nhóm 1 Nhóm 2 OR (95%CI) p 2+ 27 (38,03%) 11 16 1,4 (0,8-2,6) 0,239 3+ 15 (21,12%) 4 11 1,1 (0,8-1,4) 0,594 Bất thường XQ phổi Có 118 (94,4%) 32 86 0,9 (0,8-1,0) 0,088 Không 7 (5,6%) 4 3 Các dạng tổn thương trên XQ phổi Thâm nhiễm nốt 88 (74,6%) 23 65 - 0,406 Hình mô kẽ phổi 47 (39,8%) 11 36 Hạch rốn phổi 35 (29,7%) 8 27 Hình tạo hang 24 (20,3%) 9 15 TDMP 34 (28,8%) 4 30 TKMP 3 (2,5%) 1 2 Xơ sẹo, vôi hóa 18 (15,3%) 3 15 Mức độ tổn thương lao (ATS, 1990) Nhẹ 24 (20,3%) 11 13 2,3 (1,1-4,5) 0,0209 Trung bình 49 (41,5%) 18 31 1,6 (1,03-2,4) 0,0477 Nặng 45 (38,2%) 3 42 1,8 (1,4-2,2) 0,0001 Vị trí tổn thương lao ½ trên phổi 67 (56,8%) 18 49 0,99 (0,7-1,4) 0,9435 ½ dưới phổi 8 (6,8%) 2 6 0,9 (0,2-4,2) 0,8890 Cả phổi 43 (36,4%) 12 31 0,98 (0,7-1,3) 0,8840 Hình hang Có 24 (20,3%) 9 15 1,6 (0,8-3,3) 0,1999 Không 94 (79,7%) 23 71 Kích thước hang < 2 cm 4 (16,6%) 1 3 - 0,836 2 – 4 cm 13 (54,2%) 5 8 > 4 cm 7 (29,2%) 3 4 Nhận xét: không có sự khác biệt về AFB/đàm và hình ảnh XQ phổi giữa hai nhóm NC (p> 0,05). Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ tổn thương lao trên XQ phổi giữa hai nhóm NC (p < 0,001). Bảng 6: Xét nghiệm máu Đặc điểm Phân bố N (%) Nhóm 1 Nhóm 2 p Bạch cầu (tế bào/mm 3 ) < 4.000 59 (47,2%) 3 56 <0,001 4.000-10.000 52 (41,6%) 23 29 >10.000 14 (11,2%) 10 4 Lympho bào (tế bào/mm 3 ) < 1.200 93 (74,4%) 4 89 <0,001 > 1.200 32 (25,6%) 32 0 Lympho T CD4+ (tế bào/mm 3 ) <200 48 (71,6%) 0 48 <0,001 200-350 13 (19,4%) 13 0 >350 6 (9%) 6 0 Chỉ số Hb Bình thường 43 (34,4%) 30 13 <0,001 Giảm 82 (65,6%) 6 76 Tốc độ máu lắng (VS) Bình thường 11 (8,8%) 8 3 0,001 Tăng 114 (91,2%) 28 86 Đường huyết Bình thường 122 (97,6%) 36 86 0,265 Tăng 3 (2,4%) 0 3 Creatinin trong máu Bình thường 117 (93,6%) 36 81 0,063 Tăng 8 (6,4%) 0 8 Men gan Bình thường 78 (62,4%) 30 48 0,008 Tăng 1 – 3 lần 42 (33,6%) 5 37 Tăng > 3 lần 5 (4%) 1 4 Bilirubin trong máu Bình thường 107 (85,6%) 34 73 0,180 Tăng 1 – 3 lần 15 (12%) 2 13 Tăng > 3 lần 3 (2,4%) 0 3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 55 Đặc điểm Phân bố N (%) Nhóm 1 Nhóm 2 p Xét nghiệm VGSV B 25 (20%) 11 14 0,162 C 7 (5,6%) 2 5 B& C 5 (4%) 0 5 Âm tính 88 (70,4%) 23 65 Nhận xét: có sự khác biệt về số lượng bạch cầu, lympho bào, lympho T CD4+, chỉ số Hb, VS, và men gan giữa hai nhóm NC một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 7: Kết quả một số thủ thuật giúp chẩn đoán lao tại các cơ quan khác Xét nghiệm Kết quả Chọc hút hạch ngoại vi bằng kim (59 TH) 23 TH có hình ảnh nang lao được xác định qua tế bào học, 36 TH có hình ảnh hạch viêm mạn, 7 TH có AFB (+) / mủ hạch. Chọc dò màng phổi (34 TH) 29 TH dịch thanh tơ huyết, 5 TH mủ màng phổi; trong đó: 13 TH có PCR lao (+), 5 TH có AFB (+), 16 TH có AFB (-) và PCR lao (-) Chọc dịch não tủy (13 TH) 9 TH dịch não tủy trắng trong hơi vàng, và 4 TH dịch não tủy trắng trong hơi hồng; trong đó: 13 TH có AFB (-), 5 TH có PCR lao (+) và 3 TH cấy có nấm Cryptococcus Neoformann kèm theo. Chọc dò màng bụng 7 TH dịch thanh tơ huyết; trong đó: 7 TH có AFB (-), và 4 TH có PCR lao (+) Chọc dò màng tim 1 TH dịch thanh tơ huyết; có AFB (-) và PCR lao (-) Xác định chẩn đoán và các thể lâm sàng của bệnh lao trên BN lao/HIV Bảng 8: Xác định chẩn đoán và các thể lâm sàng của bệnh lao trên BN lao/HIV (Pearson 2 test) Xác định Phân bố N (%) Nhóm 1 Nhóm 2 OR (95%CI) p Chẩn đoán bệnh lao Lao mới 114 (84,8%) 32 82 0,96 (0,8-1,1) 0,5619 Lao tái phát 6 (4,8%) 2 4 1,24 (0,2-6,5) 0,8016 Lao đang điều trị 5 (4%) 2 3 0,98 (0,9-1,1) 0,5724 Các nhóm bệnh lao theo CTCL Lao phổi (LP) 101 (80,8%) 30 71 1,04 (0,9-1,3) 0,6474 Lao ngoài phổi (LNP) 24 (19,2%) 6 18 Các thể LP LP AFB(+) 71 (70,3%) 23 48 1,1 (0,9-1,5) 0,3625 LP AFB(-) 30 (29,7%) 7 23 Vị trí tổn thương lao ở phổi 101 (80,8%) 30 71 - 0,006 ở màng phổi 34 (27,2%) 4 30 ở hạch 59 (47,2%) 4 55 ở màng bụng 7 (5,6%) 0 7 ở ruột 5 (4%) 0 5 ở màng não 13 (10,4%) 2 11 ở màng tim 1 (0,8%) 0 1 Các thể lao lâm sàng LP đơn thuần 47 (37,6%) 15 32 1,2 (0,7-1,9) 0,5505 LNP 24 (19,2%) 6 18 0,8 (0,4-1,9) 0,6474 Lao phối hợp 54 (43,2%) 15 39 1,04(0,7-1,4) 0,8258 Nhận xét: không có sự khác biệt về chẩn đoán bệnh lao, phân nhóm bệnh lao theo CTCL, các thể LP, và các thể lao lâm sàng giữa hai nhóm NC (p > 0,05). BÀN LUẬN Đa số BN lao/HIV đến Trạm chống lao tỉnh Đồng Tháp khám bệnh đều nhiễm HIV giai đoạn muộn chiếm nhiều hơn giai đoạn sớm (71,2% so với 28,8%). Trong đó, BN lao/HIV giai đoạn IV (AIDS) chiếm tỉ lệ nhiều nhất (45%). Điều này cũng phù hợp với y văn(1,9,20), khi BN nhiễm HIV tiến triển đến giai đoạn AIDS thường có biểu hiện của nhiễm khuẩn cơ hội, nhất là mắc lao. Đặc điểm dân số học, lâm sàng và cận lâm sàng của BN lao/HIV Theo bảng 1, BN nam mắc lao/HIV gặp nhiều hơn nữ với tỉ số là 1,66:1, đa số xảy ra từ 15 - 45 tuổi (86,4%) và tuổi trung bình là 32,9 ± 10,2 tuổi. Các BN lao/HIV cư trú ở các huyện nhiều hơn ở
Tài liệu liên quan