So sánh một lý thuyết nữ quyền và một lý thuyết Xã hội học trên quan điểm giới

Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân loại học, nó nói đến vai trò trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân. Vai trò giới được xác định theo văn hoá, không theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo các xã hội và các vùng địa lý khác nhau. Khi sinh ra chúng ta không mang theo những đặc tính giới mà chúng ta học được những đặc tính giới từ gia đình, xã hội và nền văn hoá của chúng ta. Trong vấn đề về Giới tồn tại song song hai loại quan điểm: đó là quan điểm chưa có nhận thức giới và quan điểm với nhận thức giới. Quan điểm thứ nhất, chưa có nhận thức giới: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) tập 1 thì: Bình đẳng (chính trị) là sự được đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá không phân biệt thành phần và địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình đẳng trước pháp luật. Theo đó, bình đẳng giới sẽ được hiểu là sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên mọi phương diện, không phân biệt hạn chế, loại trừ quyền của bất cứ giới nam hay giới nữ. Ở đây, điều kiện cần thiết chỉ là cung cấp cho phụ nữ các cơ hội bình đẳng, sau đó người ta tin rằng họ sẽ thực hiện và được hưởng thụ như nam giới

doc8 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh một lý thuyết nữ quyền và một lý thuyết Xã hội học trên quan điểm giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So sánh một lý thuyết nữ quyền và một lý thuyết Xã hội học trên quan điểm giới Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân loại học, nó nói đến vai trò trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân. Vai trò giới được xác định theo văn hoá, không theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo các xã hội và các vùng địa lý khác nhau. Khi sinh ra chúng ta không mang theo những đặc tính giới mà chúng ta học được những đặc tính giới từ gia đình, xã hội và nền văn hoá của chúng ta. Trong vấn đề về Giới tồn tại song song hai loại quan điểm: đó là quan điểm chưa có nhận thức giới và quan điểm với nhận thức giới. Quan điểm thứ nhất, chưa có nhận thức giới: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) tập 1 thì: Bình đẳng (chính trị) là sự được đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá… không phân biệt thành phần và địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình đẳng trước pháp luật. Theo đó, bình đẳng giới sẽ được hiểu là sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên mọi phương diện, không phân biệt hạn chế, loại trừ quyền của bất cứ giới nam hay giới nữ. Ở đây, điều kiện cần thiết chỉ là cung cấp cho phụ nữ các cơ hội bình đẳng, sau đó người ta tin rằng họ sẽ thực hiện và được hưởng thụ như nam giới. Nguyên tắc đối xử như nhau, không phân biệt… là điều hết sức cần thiết, song có lẽ nó chưa đủ để phụ nữ được bình đẳng thực sự. Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, xuất phát từ vấn đề quyền con người, hiến pháp đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên mọi phương diện, thế nhưng phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng thực sự. Cũng là con người như nam giới nhưng phụ nữ lại có những đặc tính hết sức riêng biệt do đặc trưng sinh học và đặc trưng xã hội quy định chi phối, cho nên chỉ thực hiện sự đối xử như nhau (căn cứ vào cái chung) mà không chú ý đến cái riêng để có các đối xử đặc biệt thì sẽ không có bình đẳng thực sự. Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển giữa nam và nữ không có cùng một điểm xuất phát, cho nên cơ hội mở ra như nhau nhưng phụ nữ khó nắm bắt được nó như nam giới. Ví dụ: khi cơ hội tìm việc làm, có thu nhập cao mở ra cho cả nam và nữ thì phụ nữ khó có thể đón nhận được cơ hội đó như nam giới (vì lý do sức khỏe, công việc gia đình, các quan niệm cứng nhắc trong phân công lao động…) Ngay cả khi có điểm xuất phát như nhau (do đã được tạo điều kiện) thì quá trình phát triển tiếp theo của phụ nữ cũng gặp những khó khăn, cản trở hơn so với nam giới. Ví dụ hai sinh viên nam và nữ cung tốt nghiệp đại học, mười năm sau, trình độ, khả năng thăng tiến giữa họ lại rất khác nhau. Trong thời gian này, nam giới có thể chuyên tâm vào học tập, nâng cao trình độ, còn phụ nữ lại phải chi phối hơn việc sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Vậy là đối xử như nhau không thể đem lại sự bình đẳng giữa hai giới nam và nữ vốn rất khác nhau về mặt tự nhiên và mặt xã hội (do lịch sử để lại). Quan điểm thứ hai với nhận thức giới: Theo chúng tôi, khi đã thừa nhận phụ nữ có những khác biệt cả về tự nhiên và xã hội so với nam giới, thì đối xử như nhau sẽ không đạt được bình đẳng. Cho nên, bình đẳng giới không chỉ là việc thực hiện sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên mọi lĩnh vực xã hội, theo phương châm phụ nữ có thể có quyền làm tất cả những gì nam giới có thể và có quyền làm. Bình đẳng giới còn là quá trình khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa hai giới nhưng không triệt tiêu những khác biệt tự nhiên giữa họ, thông qua các đối xử đặc biệt với phụ nữ. Những đối xử đặc biệt tác động đến khác biệt tự nhiên giữa nam và nữ hạn chê những thiệt thòi của phụ nữ cần được duy trì thường xuyên như (chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em…). Các đối xử đặc biệt tác động làm thay đổi vị thế người phụ nữ do lịch sử để lại được duy trì chừng nào đạt được sự bình đẳng hoàn toàn. Đối xử đặc biệt khác không chỉ căn cứ vào sự khác biệt giữa nam và nữ, quá trình tiến tới bình đẳng giới còn phải chú ý sự khác biệt ngay trong giới nữ, thể hiện qua các nhóm phụ nữ khác nhau, giữa thành thị và nông thôn, giưa công nhân với nông dân, trí thức, giữa phụ nữ giàu và phụ nữ nghèo… Như vậy, đối xử như nhau giữa các bộ phận xã hội không giống nhau sẽ không thể đạt tới bình đẳng, điều kiện để đạt tới bình đẳng chính là các đối xử đặc biệt dành cho các nhóm xã hội yếu thế. Trên cơ sở quan điểm giới đó, chúng ta tìm hiểu sự khác biệt giữa thuyết nữ quyền tự do (liberan femihism) và thuyết cấu trúc chức năng trong xã hội học. Trước hết, nữ quyền nghĩa là những người đấu tranh cho quyền của phụ nữ. Những ai tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc của phụ nữ. Chủ nghĩa nữ quyền bao gồm các lý thuyết xã hội khác nhau, giải thích nguyên nhân của việc phụ nữ bị áp bức trong xã hội và phong trào nữ quyền là một lực lượng xã hội để thay đổi quan hệ giới nhằm nâng cao địa vị của phụ nữ. Trong lý thuyết ngu, thuyết nữ quyền tự do có một vị trí thứ yếu, nhưng đồng thời nó là cách tiếp cận được phổ biến rộng rãi nhất trong phong trào phụ nữ đương thời ở Mỹ. Thuyết này dựa trên hai cách tiếpcận: có thể con người và trí tuệ. Thuyết nữ quyền tự do (Liberal feminism): Chủ nghĩa nữ quyền tự do có truyền thống đấu tranh đòi bình đẳng về quyền và cơ hội từ thế kỷ 18. Các nhà nữ quyền tự do tranh luận về quyền tự nhiên vào thế kỷ 18 và quyền bình đẳng dưới luật vào thế kỷ 19. Vào thế kỷ 20, với sự phát triển của lý thuyết tự do về nhà nước phúc lợi, họ đã đòi hỏi những cơ hội bình đẳng. Thuyết nữ quyền tự do dựa vào hai cách tiếp cận: có thể con người và trí tuệ. Cái làm cho sinh vật trở thành con người chính là khả năng biết suy luận chứ không phải hình dáng của cơ thể. Rousseau và Kant nghĩ rằng khả nang nắm vững được các nguyên tắc đạo đức đã làm cho con người khác với động vật. Mặc dù lý thuyết tự do coi khả năng trí tuệ là vấn đề không mang bản sắc giới, nhưng nó lại luôn được hiểu là đề cập đến nam giới. Không có ai tranh luận rằng phụ nữ không có khả năng suy luận, nhưng lại cho rằng khả năng này của phụ nữ lịa ít hơn nam giới. Người ta vẫn nghĩ khả năng của phụ nữ nằm ở trong cơ thể có liên quan đến việc sinh sản (Aristot, Hume, Kant). Quan điểm và thực hành chính trị của chủ nghĩa nữ quyền tự do là vận động cho quyền bình đẳng và cơ hội bình đẳng của phụ nữ. Ảnh hưởng của nó lan rộng khắp thế giới. Các nhà nữ quyền tự do đã thách thức quan niệm truyền thống này của triết học bằng cách cho rằng phụ nữ có khả năng trí tuệ như nam giới. Theo họ sự bị trị của phụ nữ bắt rễ trong những ràng buộc về tập quán và pháp lý. Phụ nữ bị tước đi việc học hành và bị giam hãm trong gia đình. Những ràng buộc này ngăn cản phụ nữ tham gia hoặc thành công trong những nơi được coi là thế giới công cộng (public ưorld). Bởi vì xã hội tin tưởng một cách sai lầm rằng do bản chất của mình, phụ nữ kém năng lực hơn nam giới về trí tuệ hoặc thể chất. Xã hội đã gạt bỏ phụ nữ ra khỏi hàn lâm viện, các diễn đàn và thương trường. Phụ nữ ít có cơ hội để phát huy trí tuệ của mình và vì vậy trí tuệ của họ luôn bị thấp hơn nam giới. Nam và nữ không được hưởng giáo dục như nhau nên cung rất khó quyết định phụ nữ và nam giới có khả năng trí tuệ như nhau không. Do chính sách sai lầm này, tiềm năng đích thực của nhiều phụ nữ không được bộc lộ. Muốn thay đổi vài trò của phụ nữ trong xã hội cần phải thông qua cải cách và giáo dục. Công bằng giới đòi hỏi phải có cơ hội như nhau và sự xem xét đến từng cá nhân không tính đến giới tính của họ. Các nhà nữ quyền tự do cho rằng nghèo đói đã làm cho hầu hết phụ nữ không được bình đẳng với nam giới bởi vì họ không thể sử dụng quyền tự do của họ hoặc nhận được cơ hội để làm như vậy. Trách nhiệm của họ là những việc nhà và việc không có công. Phụ nữ không có tự do khi vấn đề tình dục của họ do nam giới quyết định và khi họ không tự quyết định vấn đề sinh sản. Phụ nữ không được bình đẳng khi trách nhiệm gia đình trút lên đầu họ, khi nam giới được coi là “trí tuệ” còn phụ nữ là “lao động chân tay”, Phụ nữ bị coi là người kiếm tiền thứ hai thậm chí cả khi họ tham gia vào dòng chính của sự phát triển. Thuyết nữ quyền tự do cho rằng: cái khác nhau giữa phụ nữ và nam giới là cơ thể chứ không phải là trí tuệ. Cuối cùng họ nhận rằng: quyền lực của nam giới là sức mạnh của Nhà nước tư bản và phải thách thức đối với sự trị này để đạt được mục đích của một xã hội bình đẳng giới. Các nhà nữ quyền tự do đề xuất một loạt chiến lược để loại trừ sự bất bình đẳng giới: động viên sử dụng các nguồn pháp lý và chính trị đang tồn tại để thực hiện thay đổi; phát triển các cơ hội kinh tế bình đẳng; tổ chức lại cuộc sống gia đình để chia sẻ các trách nhiệm về sự duy trì bảo vệ cho tất cả mọi thành viên; động viên các thông điệp trong gia đình, dự giáo dục và truyền thông đại chúng để mọi người không còn bị xã hội hoá vào trong các vai trò giới tính bị ngăn chia một cách khắc nghiệt; hỗ trợ các cá thể trong sự thách thức đối với chủ nghĩa phân biệt giới tính bất cứ ở đâu nó bắt gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu thuyết nữ quyền tự do với quan điểm bình đẳng, công bằng cho phụ nữ và sự khác biệt của hai giới chỉ là về mặt sinh học. Thì lý thuyết cấu trúc chức năng của xã hội học với đại diện tiêu biểu là Parson lại có quan điểm khác. Mô hình cấu trúc chức năng trên sự hiểu biết xã hội như một hệ thống phức tạp gồm vô số các bộ phận riêng biệt nhưng hợp nhất. Tầm quan trọng của một yếu tố xã hội bất kỳ phải được tìm thấy trong sự đóng góp chức năng của nó vào hoạt động xã hội nói chung. Như giải thích trong chương 4, những xã hội loài người đầu tiên đều dựa trên săn bắn và hái lượm. Trong những xã hội như thế, công nghệ thô sơ cho phép chỉ một dải hạn chế trong tính đa dạng văn hoá phát triển. Vì lý do này, thực tế sinh học của phái có rất nhiều ý nghĩa. Không có phương tiện nào hiệu quả nhằm kiểm soát sinh sản, chẳng hạn, sao cho dải hoạt động của phụ nữ được giới hạn bằng sự mang thai thường xuyên và trách nhiệm liên quan đến chăm sóc con cái (Lengermann & Wallace, 1985). Do đó, tiêu chuẩn xã hội khuyến khích phụ nữ tập trung đời sống của mình ở nhà và con cái mang chức nang thúc đẩy sự tồn tại của xã hội. Vì thế nên văn hoá đều xem nhưng hoạt động này là nữ tính. Ngoài ra, cả sức mạnh ngắn hạn nhiều hơn của nam giới và thực tế họ không phải là đối tượng của sự hạn chế mang thai tự nhiên cho thấy họ không phải là đối tượng bị hạn chế mang thai tự nhiên cho thấy con người nên có trách nhiệm khác. Nam giới thường thành công hơn trong các mục tiêu khó theo đuổi, vì thế những hoạt động như thế bên ngoài nhà được xem là nam tính. Trong những xã hội có công nghệ hạn chế, thực tế sinh học của nữ giới và khái niệm văn hoá về giới tính rất có thể liên kết chặt chẽ với nhau. Dĩ nhiên điều này không phải là điều tất yếu về sinh học mà chỉ đơn thuần là chiến lược thúc đẩy hoạt động hiệu quả của xã hội. Hầu hết các xã hội tiền công nghiệp chấp nhận chiến lược này vì giá trị sống còn của nó, và qua nhiều thế hệ sự phân công lao động dựa trên cơ sở phái trở nên thể chế hoá - nghĩa là, xây dựng thành cấu trũch và xem đó là mặc nhiên. Công nghệ công nghiệp khai thác một dải rộng gồm các khả năng văn hoá. Con người và động vật không còn là nguồn năng lượng chính nữa. Vì thế sức mạnh cơ thể của nam giới mất đi nhiều ý nghĩa ban đầu. Ngoài ra, khả năng kiểm soát sinh sản giúp cho nữ giới có nhiều chọn lựa hơn trong việc định dạng đời sống của mình. Trong tình huống như thế, người ta có thể nghĩ đến những khái niệm truyền thống về giới tính phải dần dần suy yếu. Chắc chắn, điều này diễn ra đến một mức độ nào đó trong mọi ngành công nghiệp, kể cả ở Mỹ. Nhưng sự thay đổi như thế bị kìm hãm ở mức độ giới tính được thể chế hoá. Nói cách khác, không hiểu lý do ban đầu chia rẽ hoạt động của con người thành những thế giới nam tính và nữ tính, con người cho những mẫu như thế là tự nhiên. Ngoài ra, như Tolcott Parsons (1951, 1954) giải thích, giới tính tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì xã hội - ít nhất trong hình thức truyền thống. Parsons khẳng định giới tính là hệ thống quan trọng của quan điểm văn hoá liên kết nam giới và nữ giới trong các đơn vị gia đình, mà đến lượt mình, gia đình trở thành trung tâm hoạt động xã hội. Đối với mỗi phái trong hai phái, một tập hợp các hoạt động hỗ trợ văn hoá bổ sung được cụ thể hoá. Phụ nữ dùng để duy trì hoạt động bên trong gia đình, quán xuyến công việc nội trợ và nhận trách nhiệm nuôi con chính. Nam giới thực hiện chức năng liên kết gia đình với xã hội rộng lớn hơn, chủ yếu thông qua sự tham gia của họ trong lực lượng lao động. Parsons giải thích thêm rằng cá nhân chuẩn bị đảm nhận những trách nhiệm khác nhau này của người lớn qua quá trình xã hội hoá. Cả nam lẫn nữ giới đều học các nhận dạng giới tính thích hợp, cũng như kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện vai trò giới tính. Vì trách nhiệm xã hội chính của họ là thành tựu trong lực lượng lao động, nam giới được xã hội hoá để trở thành người duy lý, nang cá tính, quả quyết và ganh đua - một phức hợp các đặc điểm mà Parsons mô tả mang tính công cụ. Để đảm bảo nhận trách nhiệm chính trong việc nuôi con, nữ giới được xã hội hoá để thể hiện điều mà Parsons gọi là tính chất biểu cảm, chẳng hạn như cảm xúc và nhạy cảm với người khác. Theo sơ đồcủa Parsons, nhận dạng giới tính học được vào đầu cuộc sống như nền tảng đối với vai trò giới tính do người lớn đảm nhiệm sau này. Sau cùng, Parsons khẳng định các mẫu xã hội liên quan đến giới tính đều được củng cố thông qua các biện pháp kiểm soát xã hội khác nhau. Một phần, kiểm soát xã hội này là bên trong, khi con người kết hợp các định nghĩa văn hoá giới tính thành những nhận thức dạng của riêng mình, sao cho tội lỗi đi kèm với sự vi phạm những tiêu chuẩn này. Kiểm soát xã hội cũng mang tính bên ngoài, khi không thể hiện đặc điểm cá nhân phù hợp với giới tính một người dẫn đến việc người khác chỉ trích và hổ thẹn. Parsons cung cho rằng một hình thức kiểm soát xã hội thuyết phục là suy nghĩ cho rằng việc không thừa nhận đặc điểm giới tính được văn hoá thừa nhận sẽ gây kết ẩu không được tính. Tương tự, phụ nữ không nữ tính có nguy cơ không được phái nam theo đuổi. Đánh giá, phân tích cấu trúc chức năng nhấn mạnh nam tính và nữ tính được định nghĩa theo kiểu biểu sung về mặt văn hoá ra sao. Một vấn đề ở tiếp cận này là không thừa nhận rằng nhiều phụ nữ xư nay làm việc bên ngoài gia đình, hầu hết không phải túng thiếu về kinh tế. Nói cách khác, phân tích của Parsons ngụ ý chỉ một loại phụ nữ duy nhất là mang tính quy phạm - một quan niệm làm cho đời sống của nam và nữ ngày nay thậm chí không thích nghi bằng quá khứ. Chỉ trích thông thường khác về phân tích cảu Parsons cho rằng điều mà ông gọi là “mang tính bổ sung” thực ra là “sự thống trị”. Có phải hệ thống giới tính mang tính chức năng đối với xã hội khi quy đặc quyền vào một nhóm người hay không? Sau cùng, như một tiếp cận ủng hộ giới tính - trên nền tảng xã hội, phân tích Parsons ít chú ý đến sự căng thẳng cá nhân và phí tổn xã hội do một hệ thống như thế tạo ra. Có thể thấy thuyết cấu trúc chức năng của xã hội học cho rằng lao động việc nhà, nội trợ, chăm sóc các thành viên là bổn phận của phụ nữ là một điều hiển nhiên do đặc điểm của giới tính, của chức năng “biểu cảm”ở phụ nữ. Còn lý thuyết nữ quyền tự do (liberal feminism) lại luôn đấu tranh cho sự công bằng bình đẳng giới, luôn nhấn mạnh sự khác biệt giữa nam và nữ chỉ là cơ thể sinh học mà thôi.