Sử dụng cốc sinh thái từ mo cau để hạn chế rác thải nhựa sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường biển

Ai trong chúng ta cũng được nghe báo động về nạn ô nhiễm ở bãi biển, rằng rác thải bằng nhựa phải mất hàng trăm năm chưa thể phân hủy, những loài thủy hải sản chết dần mòn vì rác thải trên biển. Nhiều hình ảnh trên báo chí gần đây liên tục cho thấy khách du lịch sử dụng những chai nước nhựa, túi nilon đựng đồ ăn sau khi sử dụng xong không dọn dẹp. Các công nhân dọn vệ sinh phải bới cát lên để tìm những chai nhựa do du khách sử dụng rồi vứt đi ra bãi biển bị cát vùi lấp. Công nhân dọn dẹp vệ sinh phải làm việc từ 8 giờ sáng đến tận chiều tối mới hết việc. Từ những số liệu thống kê và thông tin tổng hợp, nhóm nhận thấy được nhu cầu cần có giải pháp thay thế cho một số mặt hàng nhựa tiêu dùng 1 lần trong hiện tại cũng như tương lai ngày càng lớn. Trong bài nghiên cứu này, nhóm đặc biệt quan tâm tới việc dùng cốc sinh thái mo cau để dần thay đổi thói quen và nhu cầu sử dụng ly nhựa tiện dụng dùng 1 lần của khách du lịch và người dân trong việc ăn uống tại các khu du lịch biển Việt Nam, địa điểm khảo sát trực tiếp là biển Vũng Tàu.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng cốc sinh thái từ mo cau để hạn chế rác thải nhựa sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
584 SỬ DỤNG CỐC SINH THÁI TỪ MO CAU ĐỂ HẠN CHẾ RÁC THẢI NHỰA SINH HOẠT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN Nguyễn Văn Hào, Đỗ Ngọc Quý, Lê Tuấn Kiệt, Nguyễn Việt Trung, Trần Anh Nhật GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh Lớp 17DOTJB2, Viện Công nghệ Việt Nhật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Ai trong chúng ta cũng được nghe báo động về nạn ô nhiễm ở bãi biển, rằng rác thải bằng nhựa phải mất hàng trăm năm chưa thể phân hủy, những loài thủy hải sản chết dần mòn vì rác thải trên biển... Nhiều hình ảnh trên báo chí gần đây liên tục cho thấy khách du lịch sử dụng những chai nước nhựa, túi nilon đựng đồ ăn sau khi sử dụng xong không dọn dẹp. Các công nhân dọn vệ sinh phải bới cát lên để tìm những chai nhựa do du khách sử dụng rồi vứt đi ra bãi biển bị cát vùi lấp. Công nhân dọn dẹp vệ sinh phải làm việc từ 8 giờ sáng đến tận chiều tối mới hết việc. Từ những số liệu thống kê và thông tin tổng hợp, nhóm nhận thấy được nhu cầu cần có giải pháp thay thế cho một số mặt hàng nhựa tiêu dùng 1 lần trong hiện tại cũng như tương lai ngày càng lớn. Trong bài nghiên cứu này, nhóm đặc biệt quan tâm tới việc dùng cốc sinh thái mo cau để dần thay đổi thói quen và nhu cầu sử dụng ly nhựa tiện dụng dùng 1 lần của khách du lịch và người dân trong việc ăn uống tại các khu du lịch biển Việt Nam, địa điểm khảo sát trực tiếp là biển Vũng Tàu. Từ khóa: Rửa thác nhựa, cốc sinh thái, mo cau, ô nhiễm môi trường, thiết kế dự án. 1. THỰC TRẠNG RÁC THẢI NHỰA SINH HOẠT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN 1.1 Thực trạng chung các bãi biển trên thế giới Liên Hợp Quốc cho biết mỗi năm, trên thế giới có tới 300 triệu tấn nhựa được sản xuất và hầu hết số nhựa này không được tái chế; 79% lượng rác thải nhựa đang bị chôn vùi trong các bãi rác, trong đất hoặc đổ vào đại dương. Theo kịch bản xấu nhất mà tổ chức bảo tồn Ocean Conservancy và công ty tư vấn McKinsey dự báo, tới năm 2025 trên các đại dương khắp thế giới cứ có 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa. Về phương diện sức khỏe, các nghiên cứu y khoa đã cho thấy khi các loài cá ăn phải các hạt nhựa trôi nổi trên biển, chúng sẽ mắc phải bệnh gan và chết nhanh hơn bình thường. Sức khoẻ con người cũng bị ảnh hưởng bởi những chất độc hại từ nhựa có thể lưu tồn trong hải sản mà chúng ta ăn. Theo chuyên gia, việc tìm giải pháp thay thế, hạn chế, cắt giảm sử dụng đồ chế biến từ nhựa là cách duy nhất để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa tới môi trường tự nhiên và với sức khoẻ của con người. Và thật buồn khi mới đây, theo thống kê của báo Wall Street Journal và báo cáo năm 2017 của Ocean Conservacy, 5 nước Châu Á là Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam là những nước xả rác thải nhựa ra biển nhiều hơn tất cả các quốc gia khác trên thế giới cộng lại. Thống kê được thực hiện từ năm 2010 của báo này cho biết số lượng rác thải nhựa xả trái phép ra biển hàng năm của Trung Quốc là 8,8 triệu tấn và Indonesia là 3,2 triệu tấn. Philippines đứng thứ 3 với 1,9 triệu tấn và Việt Nam đứng thứ 4 với 1,8 triệu tấn. Khi đã lọt ra biển thì rác thải nhựa có thể cần tới hơn 400 năm để phân hủy. Vì thế, có tới hơn 90% lượng rác trôi nổi trên mặt biển là rác thải nhựa. 585 Hình 1: Báo cáo năm 2017 của Ocean Conservacy Bên cạnh việc du khách đến bãi biển luôn mang theo đồ ăn thức uống để tổ chức tiệc tại bãi biển, đa số họ sử dụng các vật dụng bằng nhựa như hộp xốp, túi nilon, ly nhựa,... để chứa thức ăn và nước uống và tiện tay vứt ngay tại chỗ sau khi ăn xong, thì nhiều người dân sống gần khu vực bãi biển cũng thường xuyên vứt rác thải chưa qua xử lý ra thẳng biển, đa số là các loại túi nilon, ly nhựa, hộp xốp 1.2 Thực trạng tại biển Vũng Tàu Theo bài báo của trang Kinh nghiệm du lịch đăng vào ngày 27/03/2017 phản ánh việc ô nhiễm ngay tại bãi biển Vũng Tàu, những người du lịch tại đây sau những cuộc vui đã để lại những rác nhựa nhìn rất mất mỹ quan bên cạnh là các trẻ em đang vui chơi. Theo báo cafef.vn đăng vào ngày 21/06/2018 thống kê từ 1/6 đến 21/6 công nhân Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường thu gom hơn 320 tấn rác tại bãi biển Long Cung đa số là rác thải nhựa. Ghi nhận của phóng viên báo Bà Rịa-Vũng Tàu vào lúc 7h00 sáng ngày 7/6/2018, trên bãi biển Bãi Sau (đoạn từ khách sạn Tháng Mười đến mũi Nghinh Phong) TP. Vũng Tàu có rất nhiều loại rác như: hộp xốp, ly nhựa, chén nhựa, vỏ trái cây thải đầy trên mặt biển và trên bãi cát. Ông Phạm Văn Tùng, ở phường 3, TP.Vũng Tàu cho biết: “Chứng kiến cảnh du khách tới Vũng Tàu ăn nghỉ rồi xả rác như thế này thật khó chịu. Nhìn cảnh này ai cũng chỉ biết lắc đầu ngao ngán”. Theo báo soha.vn đăng ngày 13/02/2016, chia sẻ thông tin trên trang cá nhân của một bạn có nickname M.A đã đăng những hình ảnh mà chắc hẳn không ai muốn thấy: một bãi biển toàn rác. Đó là những khẩu trang, túi nilon, đồ ăn thừa và nhiều thứ không ai muốn thấy khác nữa. 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ VÀ ĐANG ÁP DỤNG NHẰM GIẢM THẢI RÁC THẢI NHỰA RA MÔI TRƢỜNG, ĐẶC BIỆT LÀ MÔI TRƢỜNG BIỂN Một số giải pháp đã được nhiều cá nhân, tổ chức đưa ra nhằm cứu vãng tình hình ô nhiễm biển bởi rác thải nhựa ngày càng nghiêm trọng tại các khu du lịch. Điển hình như theo báo Thanh niên đăng ngày 26/04/2016, theo Nghị định 179/2013 của Chính Phủ, UBND thành phố Vũng Tàu ban hành lệnh: “cấm ăn nhậu, xả rác, bán hàng rong tại biển Vũng Tàu”. Lệnh cấm có án phạt khá nặng nên tình trạng khách du lịch xả rác ra bãi biển Vũng Tàu ngày càng ít. Bên cạnh đó đa số các xã viên chấp hành theo quy định không bán hàng rong trên bãi biển và giải pháp này về lâu dài không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, chủ trương này cũng bước đầu gặp một số phản ứng gây gắt của những người buôn bán hàng rong cũng như du khách. Những người trực tiếp làm công tác dẹp trật tự nhận nhiều áp lực. 586 Ngày 13/10/2018 ngày hội đi bộ có tên The Green WALKATHON được trường phổ thông liên cấp OLYMPIA tổ chức với chủ đề “giảm chai nhựa - lựa sống xanh”. Phạm vi giải quyết vấn đề được nhiều người biết đến; giải pháp không tốn nhiều chi phí và dễ đưa thông tin đến mọi người, nhưng chỉ mang tính chất tuyên truyền không có tính chất răn đe; nhu cầu sử dụng các hộp xốp, túi nilon, ống hút nhựa trong cộng đồng vẫn còn cao. Ngoài ra, một số sản phẩm thay thế nhiều vật dụng nhựa đang thuộc top đầu gây ô nhiễm môi trường cũng lần lượt xuất hiện như các loại ống hút thay thế ống hút nhựa, ly nhựa: ống hút giấy, ống hút thuỷ tinh, inox, bột gạo, cỏ ly giấy, hộp giấy nhưng giá thành còn cao và chưa thật sự gây được sự chú ý với người dân và du khách. Điển hình như, Hàn quốc dự tính cấm sử dụng ống hút nhựa và giải pháp thay thế ống hút nhựa bằng ống hút làm từ gạo. Theo HELINO một bài báo được đăng tải lúc 16:59 15/12/2018: Tháng 9/2018 Chính Phủ Hàn cũng đưa ra bản thông báo sẽ loại bỏ hoàn toàn ống hút và cốc nhựa tại các cửa hàng cafe và điểm công cộng vào năm 2027. Mục đích nhằm giảm lượng rác thải khó tái chế, giảm gánh nặng cho nền kinh tế và môi trường. Người tạo ra những chiếc ống hút gạo tại Hàn Quốc là Kim Gwang-Pil Gwang-Pil hiện vẫn đang phát triển sản phẩm với nhiều kích cỡ và hương vị khác nhau. Dù lộ trình đến tận năm 2027, nhưng rất nhiều cửa hàng cafe ở thủ đô Seoul tại Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện chiến dịch nói không với đồ nhựa. 3. SẢN PHẨM CỐC SINH THÁI LẤY Ý TƢỞNG TỪ MO CAU Tình hình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp giúp giảm thải ly nhựa dùng 1 lần ra môi trường biển du lịch Vũng Tàu nói riêng, biển Việt Nam (VN) nói chung. Đề tài được thực hiện và lấy cảm hứng từ các nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, rẻ tiền và dễ tìm, gần gũi với đời sống người Việt nhưng chưa được chú trọng khai thác từ thiên nhiên VN, đồng thời vừa bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng, vừa giới thiệu văn hoá VN tại các địa điểm du lịch trong nước với du khách quốc tế qua sản phẩm mang đậm chất Việt. Đề tài mô tả và phân tích các số liệu thống kê được từ các cuộc điều tra quy mô nhỏ thông qua việc khảo sát thực tế tiếp xúc với các du khách từng đến Vũng Tàu và người dân hiện đang sinh sống tại đó, đồng thời sử dụng bảng hỏi qua Google biểu mẫu. Nhóm thu thập được nhiều thông tin về hiện trạng vấn đề và nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan, thông tin sơ bộ về những điểm mạnh và yếu của các giải pháp có sẵn trên thị trường đã và đang được thực hiện. Nhóm tiếp cận hơn 68 người và nhận được kết quả 93% tỉ lệ người tham gia khảo sát thấy vấn đề này rất cần thiết được giải quyết cho thấy thực trạng rác thải nhựa ở bãi biển Vũng Tàu, các bãi biển du lịch trong nước hiện nay rất nhiều người không đồng tình và đang ở mức báo động. Trình tự các bước nghiên cứu đề tài được thực hiện theo quy trình Thiết kế dự án (Project Design) bao gồm các nội dung chính như sau: Phát hiện vấn đề; Làm rõ vấn đề thông qua khảo sát thực trạng, nhu cầu giải quyết vấn đề và điều tra các giải pháp hiện có; Phân tích cấu trúc nguyên nhân và lựa chọn 1 nguyên nhân cụ thể để giải quyết; Làm rõ nguyên nhân cụ thể; Đề xuất sáng tạo giải pháp cá nhân và đánh giá, lựa chọn giải pháp nhóm. Dựa trên một số tiêu chí đánh giá nhóm lựa chọn 1 nguyên nhân cụ thể dể giải quyết: khách du lịch và người dân xả rác thải nhựa- ly nhựa ra bãi biển Vũng Tàu gây ô nhiễm môi trường do các vật chứa thức uống mang đi của khách du lịch và người dân đa số được làm từ nhựa, các vật chứa làm từ thuỷ tinh và các chất liệu khác thường giá thành cao hơn hoặc dễ vỡ, chưa có chất liệu vật chứa nào dễ sử dụng, thân thiện môi trường, giá thành tương đối rẻ và mang đậm dấu ấn du lịch VN để có thể thu hút người sử dụng. 587 Hình 2: Mo cau- một trong những nguyên liệu tự nhiên gần gũi với cuộc sống người Việt Hình 3: Một số sản phẩm làm từ mo cau khô: quạt mo cau, dĩa mo cau 4. KẾT LUẬN Qua quá trình thảo luận và nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành đề xuất nhiều ý tưởng sáng tạo dựa trên thực trạng hiện có và các sản phẩm có sẵn trên thị trường, tổng hợp ý tưởng đưa ra điểm cải tiến hoặc một sản phẩm hoàn toàn mới. Do khả năng sử dụng các phần mềm vẽ, đồ họa còn hạn chế, nhóm thực hiện vẽ tay các sản phẩm này. Cụ thể như sau: - THÔNG TIN GIẢI PHÁP: Tên “Ly mo cau” - sản phẩm ly sinh thái thay thế ly nhựa dùng 1 lần được làm từ mo cau khô, thân thiện với môi trường và đề cao tính tiện lợi cho người sử dụng. - VẬT LIỆU VÀ CÁCH CHẾ TẠO: Chọn lựa những mo cau dày đều, không rách hay sâu bệnh, mo cau khô được rửa sạch và phơi nắng (hoặc sấy) thêm cho thật khô; Sử dụng bút vẽ kích thước thân và đáy ly tùy vào loại ly lớn hay nhỏ cũng như mục đích sử dụng, hoàn thành kích thước các mặt ly (4 mặt, 6 mặt tuỳ sở thích) ta có bản vẽ khuôn ly mẫu. Sau đó sử dụng máy cắt, cắt mo cau theo đường vẽ. Sau khi cắt xong phần đáy dùng kéo để bo cho tròn hoặc vuông tùy theo mỗi kiểu dáng khác nhau; Sử dụng giấy nhám để chà cho phẳng toàn bộ phần đã cắt và lau cho sạch lần nữa; Sau đó sử dụng súng bắn silicon, bắn quanh rìa phần đáy ly thân ly đã được kết dính bằng silicon gắn vào phần đáy. Hoàn thành phần cơ bản phần ngoài của chiếc ly xong, chúng ta phủ mặt trong 1 lớp thuỷ tinh (hoặc sơn) chống thấm nước, có thể sơn màu hoặc vẽ thêm những họa tiết bên ngoài chiếc ly để đẹp và nhìn bắt mắt hơn. Hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản: Sử dụng như ly nhựa bình thường đựng được tất cả các loại đồ uống; Sau khi sử dụng chúng ta có thể rửa bằng nước thường và phơi nắng cho khô; Có thể ngâm nước nóng khoảng 10 - 15 phút để diệt một số loại vi khuẩn và nấm, sau đó phơi khô và sử dụng. 588 - ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU: Điểm mạnh của giải pháp: dễ chế tạo, ít tốn kém, hạn chế được lượng lớn ly nhựa du khách xả ra các bãi biển mỗi ngày; có thể sử dụng nhiều lần; giá thành rẻ, thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng như hạt vi nhựa, đồng thời quảng bá được du lịch VN bắt nguồn từ những câu chuyện cổ tích có hình ảnh mo cau. Điểm yếu của giải pháp: cách chế tạo còn nhiều tính thủ công, chưa được nhiều người biết và sử dụng, số lượng sản xuất một ngày chưa nhiều. Hình 4: Khuôn kích thước ly mo cau 4 mặt/ 6 mặt (kích thước đa giác đa dạng tuỳ theo từng thiết kế riêng) được mài nhẵn và cắt theo kích thước định sẵn. Cùng với việc thay đổi thói quen tiêu dùng của bản thân, mỗi người cũng có thể góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm chất thải nhựa bằng cách giới thiệu với bạn bè, người thân về sản phẩm này và đề nghị họ cùng hưởng ứng; đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương, như việc thu gom rác thải, phân loại rác thải để môi trường được làm sạch nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu, nguồn lực còn hạn hẹp, sản phẩm chưa thực sự hoàn hảo, nhóm sẽ cố gắng tiếp tục nghiên cứu, tìm ra các chất liệu kết dính phù hợp hơn cũng như đề cao tính an toàn, thẩm mỹ, nâng cao độ bền, giảm chi phí sản xuất và đưa sản phẩm vào quá trình thử nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bảo Minh. Thứ Năm, 09/08/2018.Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về xả rác thải nhựa ra biển. Truy xuất từ: https://trithucvn.net/tin-tuc-vn/viet-nam-dung-thu-4-the-gioi-ve-xa-rac-thai-nhua-ra-bien.html [2] Nga Trí. 2018.Bãi sau vũng tàu đầy rác trong buổi sáng chủ nhật. Truy xuất từ: [3] Kinhnghiemdulich. 2017.Báo động tình trạng xả rác ở bãi biển Vũng Tàu. Truy xuất từ: https://kinhnghiemdulich.biz/bao-dong-tinh-trang-xa-rac-o-bai-bien-vung-tau/ [4] Kim Ngân. 2018.Bãi biển Nhật Bản ngập trong tấn rác sau lễ hội pháo hoa Truy xuất từ: https://news.zing.vn/bai-bien-nhat-ban-ngap-trong-tan-rac-sau-le-hoi-phao-hoa-post889355.html [5] Hoàng Linh . 2017.Những bãi biển nhìn như bãi rác. Truy xuất từ: https://news.zing.vn/nhung-bai- bien-nhin-nhu-bai-rac-post761675.html
Tài liệu liên quan