Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và sự đề kháng kháng sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy

Mở đầu: Nhiễm khuẩn huyết là một trong những bệnh lý nguy hiểm, gây nhiễm khuẩn lan tỏa, ảnh hưởng lên các cơ quan, hiện nay vẫn là một trong những căn nguyên chủ yếu gây bệnh nặng thêm và tử vong, đặc biệt ở các đơn vị hồi sức cấp cứu. Việc đánh giá về phương diện vi khuẩn học và mức độ đề kháng sinh đang dùng trong điều trị hiện nay góp phần hướng dẫn điều trị thích hợp cho nhiễm khuẩn huyết trong chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện. Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp, đặc điểm lâm sàng liên quan và sự đề kháng kháng sinh của chúng. Phương pháp: Hồi cứu, mô tả. Thu thập dữ liệu bệnh án có các kết quả cấy máu dương tính và kháng sinh đồ từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Có 229 trường hợp nhiễm khuẩn huyết. Các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp là: E. coli (20,6%), S. aureus (18,5%), Klebsiella (8,9%), A. baumannii (8%), S. maltophilia (6,8%), Staphylococcus coagulase âm (5,9%), B. pseudomallei (4,4%) và P. aeruginosa (4%). Có sự khác biệt về mức độ kháng kháng sinh giữa các nhóm vi khuẩn lên men, các trực khuẩn gram âm không lên men đặc biệt Acinetobacter baumannii có khuynh hướng đề kháng cao với tất cả các kháng sinh thường dùng và cả Carbapenem, chỉ nhạy cảm tốt với Colistin. Klebsiella đề kháng với carbapenem gần 30%. Kết luận: Cần lưu ý đến tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân, nhanh chóng xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết , dữ liệu đề kháng giúp sử dụng kháng sinh hợp lý, điều trị kịp thời tăng hiệu quả điều trị và hạn chế sự kháng thuốc của vi khuẩn, giảm chi phí và góp phần cứu sống bệnh nhân.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và sự đề kháng kháng sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 414 TÁC NHÂN VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Trần Thị Thanh Nga*, Nguyễn Thanh Bảo**, Cao Minh Nga** TÓM TẮT Mở đầu: Nhiễm khuẩn huyết là một trong những bệnh lý nguy hiểm, gây nhiễm khuẩn lan tỏa, ảnh hưởng lên các cơ quan, hiện nay vẫn là một trong những căn nguyên chủ yếu gây bệnh nặng thêm và tử vong, đặc biệt ở các đơn vị hồi sức cấp cứu. Việc đánh giá về phương diện vi khuẩn học và mức độ đề kháng sinh đang dùng trong điều trị hiện nay góp phần hướng dẫn điều trị thích hợp cho nhiễm khuẩn huyết trong chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện. Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp, đặc điểm lâm sàng liên quan và sự đề kháng kháng sinh của chúng. Phương pháp: Hồi cứu, mô tả. Thu thập dữ liệu bệnh án có các kết quả cấy máu dương tính và kháng sinh đồ từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Có 229 trường hợp nhiễm khuẩn huyết. Các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp là: E. coli (20,6%), S. aureus (18,5%), Klebsiella (8,9%), A. baumannii (8%), S. maltophilia (6,8%), Staphylococcus coagulase âm (5,9%), B. pseudomallei (4,4%) và P. aeruginosa (4%). Có sự khác biệt về mức độ kháng kháng sinh giữa các nhóm vi khuẩn lên men, các trực khuẩn gram âm không lên men đặc biệt Acinetobacter baumannii có khuynh hướng đề kháng cao với tất cả các kháng sinh thường dùng và cả Carbapenem, chỉ nhạy cảm tốt với Colistin. Klebsiella đề kháng với carbapenem gần 30%. Kết luận: Cần lưu ý đến tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân, nhanh chóng xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết , dữ liệu đề kháng giúp sử dụng kháng sinh hợp lý, điều trị kịp thời tăng hiệu quả điều trị và hạn chế sự kháng thuốc của vi khuẩn, giảm chi phí và góp phần cứu sống bệnh nhân. Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết . ABSTRACT PATHOGENOUS BACTERIA IN SEPTICEMIA AND ANTIBIOTIC RESISTANCE IN EMERGENCY RESUSCITATION CHO RAY HOSPITAL Tran Thi Thanh Nga, Nguyen Thanh Bao, Cao Minh Nga * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 414 - 420 Background: Septicemia is one of the dangerous diseases cause infection spread the impact on the organs and the current remains one of the major causes more severe illness and mortality, particularly in intensive care units.The evaluation in terms of bacteriological and the level of antibiotic resistance are used in current treatment guidelines contribute to appropriate treatment for sepsis in the antimicrobial stewardship program at the hospital. Objective: To Survey distribution of bacterial in septicemia common, clinically relevant characteristics and its antibiotic resistance. To investigate distribution of pathogenous bacteria in septicemia and its antibiotic resistance. Method: Retrospective, descriptive. Collecting data with the results of medical positive blood cultures and * Khoa Vi sinh, Bệnh viện Chợ Rẫy ** Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: BSCKII. Trần Thị Thanh Nga ĐT: 0908 185 491 Email: ngatrancrh@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nhiễm 415 antimicrobial susceptibility from 01/2012 to 12/2013 in Emergency Resuscitation Cho Ray Hospital. Results: 229 records collected through septicemia. The common bacterial pathogens in septicemia: E. coli (20.6%), S. aureus (18.5%), Klebsiella (8.9%), A. baumannii (8%), S. maltophilia (6.8%), coagulase - negative staphylococcus (5.9%), B. pseudomallei (4.4%) and P. aeruginosa (4%). There are differences in the level of antibiotic resistance among bacteria fermenting gram-negative bacilli and not fermented, particularly A. baumannii high resistance to all commonly used antibiotics, even carbapenem, only good susceptible to Colistin. Klebsiella resistant Carbapenem nearly 30%. Conclusion: It should be noted to the infection status of the patient, to quickly determine the cause of sepsis, the data point of resistance helps appropriate antibiotic use, treatment time increased therapeutic efficacy and limit drug resistance of bacteria, reduce costs and help save the lives of patients. Key word: Septicemia, sepsis. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn huyết là một bệnh lý nhiễm khuẩn thường gặp trong lâm sàng, đặc biệt ở các khoa Hồi Sức cấp cứu. nhiễm khuẩn huyết cũng là một trong những hội chứng lâm sàng nguy hiểm, có nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm nhập vào máu của các vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, vi nấm, ), đặc biệt khi vi khuẩn phóng thích các loại độc tố sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn mà biểu hiện lâm sàng rõ nhất là tụt huyết áp, suy đa tạng, rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn và ý thức nặng. Nếu không được điều trị tích cực và kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề về sức khoẻ và tinh thần. Để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết cần phân lập được vi sinh vật từ máu. Tuy nhiên, tuỳ theo từng khu vực địa lý, từng bệnh viện, từng giai đoạn mà tỷ lệ và cơ cấu các loài vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết có thể khác nhau. Nhiều nghiên cứu gần đây của các tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh đề kháng kháng sinh ngày càng cao và có tính chất đa kháng, gây ra không ít khó khăn cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có nhiễm khuẩn huyết. Vì vậy, việc xác định được tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của chúng sẽ giúp cho việc điều trị kịp thời có hiệu quả nhằm cứu sống người bệnh, giảm được chi phí điều trị, đồng thời hạn chế sự gia tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Việc thường xuyên giám sát về vi khuẩn và mức độ nhạy cảm của chúng với kháng sinh còn giúp cho các bác sỹ lâm sàng có thể điều trị theo kinh nghiệm trước khi có kết quả kháng sinh đồ. Mục tiêu của nghiên cứu: Xác định tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp và mức độ đề kháng kháng sinh của các tác nhân này tại Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01-2012 đến tháng 12-2013. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Hồ sơ bệnh án bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức Cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy có kết quả cấy máu dương tính từ khoa Vi sinh lâm sàng. Tiêu chuẩn chọn mẫu Các vi khuẩn gây bệnh phân lập được theo thời gian và địa điểm nêu trên, có đủ kết quả kháng sinh đồ theo tiêu chuẩn cho từng loại vi khuẩn từ tháng 01-2012 đến tháng 12-2013. Tiêu chuẩn loại trừ Các trường hợp cấy máu có vi khuẩn nhưng không có đủ kết quả kháng sinh đồ. Phương pháp nghiên cứu Hồi cứu, mô tả. - Thu thập dữ liệu bệnh án có các kết quả cấy máu dương tính và kháng sinh đồ từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013. - Xử lý kết quả theo các phương pháp thống kê y học. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 416 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sự phân bố các loại vi khuẩn thường gặp. Trong 229 hồ sơ bệnh án hồi cứu tại khoa Săn sóc đặc biệt, có 334 lần cấy máu dương tính, với 24 loại vi khẩn phân lập được, trong đó có 8 loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp nhất. Biểu đồ 1: Tỷ lệ 8 loại vi khuẩn thường gặp Sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn thường gặp Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli Biểu đồ 2: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli (n=69) Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella Biểu đồ 3: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella (n=47) Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter baumannii Biểu đồ 4: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn A. baumannii (n=27) Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas Biểu đồ 5: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas (n=14) Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia Biểu đồ 6: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn S. maltophilia (n=23). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nhiễm 417 Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Burkholderia pseudomollei Biểu đồ 7: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn B. pseudomollei (n=15) Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus Biểu đồ 8: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn S. aureus (n=62) Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus coagulase âm Biểu đồ 9: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus coagulase âm (n=20) BÀN LUẬN Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Tuổi. Bệnh nhân lớn tuổi nhất – 93 tuổi, nhỏ tuổi nhất – 15 tuổi, trung bình là 51,79 tuổi; tương tự như kết quả của các nghiên cứu khác ở trong nước(4,6,10,11). Nhóm tuổi 40-60 chiếm tỉ lệ cao nhất (39,7%), tiếp theo là nhóm trên 60 (32,2%) và nhóm tuổi dưới 40 chiếm tỉ lệ thấp nhất (27,1%). Giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết giữa nam và nữ tương đương nhau (49,9% và 51,1%) Kết quả này cũng tương tự như các nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết khác tại Việt Nam và trên thế giới(4,6,10,11). Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp Kết quả nghiên cứu (biểu đồ 1) cho thấy, trực khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ 62,3% và cầu khuẩn Gram dương chiếm 27,7%. Kết quả này cũng tương tự như các nghiên cứu khác trên thế giới và ở Việt Nam(7,2,4,6,10,11). Trong nhóm vi khuẩn không lên men, chiếm tỷ lệ cao nhất là A. baumannii (8%), cao hơn một số nghiên cứu ở các bệnh viện khác trong nước(4,6,10,11). Điều này cũng có thể do sự khác biệt về đặc điểm của từng bệnh viện, tùy từng đối tượng và thời gian nghiên cứu, vi khuẩn này thường tồn tại trong môi trường bệnh viện, và là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện quan trọng hiện nay. Tỷ lệ tử vong của nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii trong nghiên cứu của chúng tôi là 88,8%. Tiếp theo là vi khuẩn S. maltophilia (6,8%), B. pseudomallei (4,4%), Pseudomonas spp (4,3%). Đây cũng là những tác nhân thường phân lập được trong các nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết tại một số quốc gia khác trên thế giới(1,7,2,3). Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas là 4,3%. Kết quả này tương tự như các nghiên cứu khác(6,10). Nhiễm khuẩn huyết do P. aeruginosa trước đây khá hiếm. Tuy nhiên, ngày nay do tăng số lượng bệnh nhân nằm viện nhạy cảm với Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 418 các loại nhiễm khuẩn cơ hội nên tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do P. aeruginosa khoảng 5 – 20%, tỷ lệ tử vong liên quan đến nhiễm khuẩn huyết P. aeruginosa từ 17 - 78%, và thường được cho là khoảng 34 - 48%, mặc dù rất khó để phân biệt nguyên nhân tử vong do nhiễm khuẩn huyết hay do các bệnh mãn tính(1,7,11). Tỷ lệ tử vong của nhiễm khuẩn huyết do P. aeruginosa trong nghiên cứu của chúng tôi là 50%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do S. maltophilia trong nghiên cứu của chúng tôi là 6,8%. Khoảng 20 năm gần đây đã có sự gia tăng đáng kể tần suất nhiễm khuẩn huyết do S. maltophilia(11) và tỷ lệ tử vong của S. maltophilia trong nghiên cứu là 13%. Như vậy, trực khuẩn Gram âm phổ biến nhất trong nhiễm khuẩn huyết là các trực khuẩn đường ruột - Enterobacteriaceae(1,7,4,6,10,11). Tuy nhiên, những năm gần đây một số nghiên cứu cho thấy có sự tăng tỷ lệ của một số vi khuẩn ít gặp trước đây như A. baumannii, S. maltophilia, B. pseudomallei. Trong nhóm cầu khuẩn Gram dương, có 92 trường hợp (27,5%) nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu trong đó có 62 trường hợp (18,5%) là vi khuẩn S. aureus. Ngoài ra, cầu khuẩn ruột (Enterococci) chiếm 13 trường hợp (3,9%) và liên cầu chiếm 21 trường hợp (6,3%). Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do nhóm vi khuẩn Staphylococcus coagulase âm trong nghiên cứu là 9%. Nhiễm khuẩn bệnh viện do Staphylococcus coagulase âm chiếm 5 - 10% trong thập niên 1980, đã tăng lên 25 - 30% trong thập niên 1990 trong tổng số nhiễm khuẩn bệnh viện. Hiện nay, nhiễm khuẩn bệnh viện do Staphylococcus coagulase âm đóng vai trò dẫn đầu trong nhiễm khuẩn bệnh viện ở nước Mỹ(2). Trừ một số ngoại lệ, nhiễm Staphylococcus coagulase âm thường là cơ hội và phần lớn gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Hầu hết nhiễm khuẩn thực sự xảy ra sau can thiệp y tế vào dưới da, là hậu quả của việc sử dụng các dụng cụ vào đường mạch máu, những bất thường về đường tiết niệu. Như vậy, chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm vi khuẩn Gram dương là S. aureus, các vi khuẩn Gram dương khác gặp với một tỷ lệ thấp hơn(1,3). Có thể nói tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp nhất trong nghiên cứu này là E. coli, Klebsiella spp, A. baumannii, S. maltophilia, B. pseudomallei, Pseudomonas, và S. aureus, Staphylococcus coagulase âm. Sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn huyết Đề kháng kháng sinh của E. coli và Klebsiella Kết quả kháng sinh đồ trên biểu đồ 2 và 3 cho thấy, E. coli kháng cao với nhiều loại kháng sinh, kháng trên 70% với các Cephalosporin III (cefpodoxime ceftriaxone), Trimethoprim / Sulfamethoxazol và kháng 50 - 70% với Fluroquinolon, Ticarcilin, Gentamycin. Ngày nay tỷ lệ vi khuẩn đường ruột kháng với các kháng sinh nhóm Cephalosporin ngày càng tăng do một số chủng sinh men ESBL kháng lại với các β- lactamase phổ rộng. Klebsiella spp có tỷ lệ đề kháng trên 60% với các Cephalosporin III (Cefpodoxime, Ceftriaxone), Ticarcilin, đề kháng 50 - 60% với Ciprofloxacin, Trime/Sulfamethoxazol, Gentamycin và đề kháng 30 - 50% với Levofloxacin, Cefepime, Sulbactam/Cefoperazone, Ceftazidime, Ertapenem, Piperacillin/Tazobactam. Đặc biệt nhạy cảm trên 70% với Amikacin, Netilmicin và Imipenem, Meropenem. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ đề kháng của Klebsiella spp cao hơn các bệnh viện khác đặc biệt là nhóm Carbapenem. Giải pháp kháng sinh dành cho điều trị nhiễm khuẩn E. coli hay Klebsiella ESBL (+) là Carbapenem, kể cả Ertapenem. Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận tỷ lệ E. coli kháng các kháng sinh Carbapenem còn rất thấp (< 2%), do vậy mà có thể nói Carbapenem vẫn còn là kháng sinh có hiệu quả dành cho E. coli và Klebsiella tiết ESBL. Trong khi đó Klebsiella trong nghiên cứu này có tỷ lệ kháng Carbapenem cao (> 20%). Tuy Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nhiễm 419 nhiên E. coli, K. pneumoniae có khả năng tiết được các enzyme carbapenamase và nguồc gốc trên plasmid hay trên transposon, đó là blaKPC và NDM1 hiện đang phổ biến tại Nam Á (Ấn Độ và Pakistan), Châu Âu và Châu Mỹ. Năm 2011 một nghiên cứu của chúng tôi tại BV. Chợ Rẫy cho thấy, phát hiện được 19 chủng NDM-1 (11,73%, 19/162), bao gồm 10 chủng K. pneumoniae (52,63%), 4 chủng A. baumannii (21,05%), 3 chủng E. coli (15,79%)(2). Vì vậy với đề kháng carbapenem của Klebsiella trong nghiên cứu này, chúng tôi đề nghị sẽ tiếp tục khảo sát ở một nghiên cứu khác. Đề kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii và Pseudomonas Kết quả nghiên cứu thể hiện trên biểu đồ 4 cho thấy, Acinetobacter baumannii kháng trên 70% với hầu hết các kháng sinh, chỉ còn nhạy với Doxycylline 75%, Colistin 100%, tỷ lệ này phù hợp với nhiều bệnh viện(9). Với tình hình đề kháng như vậy, việc điều trị A. baumannii ngày càng khó khăn và dẫn đến tỷ lệ tử vong rất cao. Vì vậy, việc chọn lựa điều trị phối hợp kháng sinh hiện nay cho A. baumannii đa kháng là rất cần thiết và việc kiểm soát môi trường, thực hành tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn là hết sức cần thiết và cấp bách. Tương tự như Acinetobacter, vi khuẩn Pseudomonas (biểu đồ 5) thường được ghi nhận là vi khuẩn đa kháng(1,3,4,6,11). Tỷ lệ kháng Colistin trong nghiên cứu này đã bắt đầu gia tăng vì vậy cần phải thận trọng trong việc sử dụng Colistin, đặc biệt không nên sử dụng Colistin là kháng sinh đơn lẻ để điều trị nhiễm khuẩn. Đề kháng kháng sinh của S. maltophilia và B. pseudomallei Vi khuẩn S. maltophilia hiện nay được xem là một trong các trực khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn bệnh viện kháng Carbapenem (Imipenem, Meropenem), là đề kháng tự nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong lâm sàng tùy thuộc vào kết quả kháng sinh đồ. Kết quả nghiên cứu này ghi nhận một tỷ lệ cao S. maltophilia còn nhạy 100% với Doxycycline, Ciprofloxacin, 81,8% với Trimethoprim/Sulfamethoxazol. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát môi trường hiện nay cần phải báo động để hạn chế phát sinh những chủng vi khuẩn mới và tăng đề kháng. Mặc dù vi khuẩn B. pseudomallei còn nhạy với nhiều kháng sinh nhưng việc lựa chọn kháng sinh điều trị là phải dựa vào kháng sinh đồ vì đây là vi khuẩn có phổ đề kháng khó lường trước được, việc điều trị phải tuân thủ theo phác đồ gồm 2 giai đoạn: tấn công và duy trì tiệt khuẩn. Chính vì vậy, việc tổng kết dữ liệu đề kháng kháng sinh của vi khuẩn B. pseudomallei là rất cần thiết cho các bác sĩ lâm sàng. Đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram dương Trong nhóm cầu khuẩn Gram dương, tác nhân gây bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là S. aureus. Chúng tôi ghi nhận 98,4% vi khuẩn này còn nhạy cảm Vancomycin với MIC của Vancomycin là < 2µg/ml. Ghi nhận MIC của Vancomycin là rất quan trọng vì giúp các bác sĩ lâm sàng có thể tiên đoán hiệu quả điều trị của Vancomycin. Theo khuyến cáo của các hội nghị quốc tế, MIC ≥ 2µg/ml có thể thất bại trên điều trị lâm sàng khoảng 60%, mặc dù kết quả trên đĩa kháng sinh vẫn còn nhạy(1,7,3,9). Staphylococcus coagulase âm là một nhóm vi khuẩn, mà vai trò quan trọng của nó trong y học nổi trội lên trong ba thập kỷ qua. Chúng có vị trí nổi bật trong nhiễm khuẩn bệnh viện, thường gặp khi cấy máu. Hiện nay, nhiễm khuẩn bệnh viện do Staphylococcus coagulase âm đóng vai trò dẫn đầu trong nhiễm khuẩn bệnh viện(1,7,3). Tuy nhiên tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu thống kê về tỷ lệ nhiễm khuẩn do Staphylococcus coagulase âm. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 420 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu này, chúng tôi rút ra những kết luận sau: Các tác nhân vi khuẩn thường gặp gây nhiễm khuẩn huyết E. coli chiếm tỉ lệ cao nhất (20,6%), tiếp theo là S. aureus (18,5%), Klebsiella spp. (8,9%), A. baumannii (8%), S. maltophilia (6,8%), Staphylococcus coagulase âm (5,9%) và P. aeruginosa (4%). Mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được Vi khuẩn E. coli và Klebsiella spp. có mức độ kháng cao nhất (hơn 70% và 60%) với các kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ III, kháng thấp hơn với một số kháng sinh khác. Còn nhạy cảm cao (hơn 90% và 70%) với Amikacin, Netilmicin, Imipenem và Meropenem. Vi khuẩn A. baumannii kháng trên 70% với hầu hết các loại kháng sinh. Nhạy cảm với Doxycylline 75%, Colistin 100%, Vi khuẩn P. aeruginosa kháng trên 40% với hầu hết các loại kháng sinh. Còn nhạy cảm rất tốt (trên 80%) với Piperacillin/tazobactam. Vi khuẩn S. maltophilia đề kháng tự nhiên với Carbapenem (100%). Kháng trên 70% với nhiều kháng sinh. Nhạy 100% với Doxycylline, Ciprofloxacin. Vi khuẩn B. pseudomallei đề kháng tự nhiên với các kháng sinh Amynoglycoside (100%). Còn nhạy cảm với nhiều kháng sinh thông thường khác. Các cầu khuẩn gram dương kháng với nhiều kháng sinh. Vi khuẩn S. aureus nhạy cảm trên 95% với Vancomycin, Teicoplanin, Fosfomycin. Vi khuẩn Staphylococcus coagulase âm nhạy cảm trên 90% với Doxycylline, Teicoplanin, Fosfomycin và nhạy 100% với Vancomycin. * Đề xuất: Cần xác định được tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và sử dụng kháng sinh hợp lý để tăng hiệu quả điều trị và hạn chế sự kháng thuốc của vi khuẩn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alberti C, Brun- Buisson C, Kim JH, et al. (2002). “Epidemiology of sepsis and infection in ICU patients from an international multicenter cohort study”. Intensive Care Med, 28(2), pp. 108-121. 2. Bone RC (1993). “Gram negative sepsis: a
Tài liệu liên quan