Tài chính doanh nghiệp - Chương 3: Cơ cấu nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn phản ánh thành phần và tỷ trọng của từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn của doanh nghiêêp tại một thời điểm nhất định mà doanh nghiêêp huy đôêng, sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn của DN chia thành:  Vốn chủ sở hữu  Nợ phải trả.

pdf86 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chương 3: Cơ cấu nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LOGO Chương 3: Cơ cấu nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn của DN Chương 3 Cơ cấu nguồn vốn và hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp Chi phí sử dụng vốn của DN Cơ cấu nguồn vốn của DN Cơ cấu nguồn vốn phản ánh thành phần và tỷ trọng của từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn của doanh nghiêêp tại một thời điểm nhất định mà doanh nghiêêp huy đôêng, sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn của DN chia thành:  Vốn chủ sở hữu  Nợ phải trả. Cơ cấu nguồn vốn của DN Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiêêp, doanh nghiêêp có quyền sử dụng, chi phối lâu dài vào các hoạt động kinh doanh của mình. Nợ phải trả: phản ánh số vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ thể khác nhưng doanh nghiê êp lại có quyền sử dụng trong môêt thời hạn nhất định vào các hoạt động kinh doanh của mình. Các chỉ tiêu Hệ số vốn CSH (HC) = Vốn CSH (C) ∑ Nguồn vốn (T) Hệ số nợ(HN) = Nợ phải trả (N) ∑ Nguồn vốn (T) Các lý thuyết về cơ cấu vốn Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (OPTMAL CAPITAL STRUCTURE) Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng (NOI APPROACH) Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn DN (do 2 nhà nghiên cứu Franco Modigliani và Merton Miller đưa ra) Hệ thống đòn bẩy trong DN Đòn bẩy hoạt động (Đòn bẩy kinh doanh) Đòn bẩy tài chính (Đòn cân nợ) Đòn bẩy tổng hợp Đòn bẩy hoạt động (Đòn bẩy KD) Phân tích điểm hòa vốn Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động (Đòn bẩy kinh doanh) Phân tích điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán hàng bằng chi phí đã bỏ ra. Tại điểm hòa vốn doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ. Các chi phí hoạt động của doanh nghiệp có thể được chia thành chi phí biến đổi (biến phí) và chi phí cố định (định phí). Phân tích điểm hòa vốn Phân tích điểm hòa vốn là phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ. Thông qua phân tích cho phép xác định rõ lợi nhuận trước lãi vay và thuế sẽ thay đổi như thế nào so với mức sản xuất để tìm ra mức sản xuất mà tại đó sản xuất chuyển từ thua lỗ sang có lợi nhuận. Phân tích điểm hòa vốn F : Chi phí cố định (không có lãi vay) v : Chi phí biến đổi/ 1sản phẩm g : Giá bán đơn vị sản phẩm Q : Số lượng sản phẩm tiêu thụ Phân tích điểm hòa vốn Tại điểm hòa vốn: Q * g = Q * v + F Phân tích điểm hòa vốn Điểm hòa vốn trước lãi vay và thuế Tại điểm hòa vốn : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế bằng 0 HV FQ = g - v Phân tích điểm hòa vốn Điểm hòa vốn sau lãi vay Tại điểm hòa vốn: Lợi nhuận trước thuế bằng 0 HV F + IQ = g - v Phân tích điểm hòa vốn Doanh thu hòa vốn DTHV = QHV x g Phân tích điểm hòa vốn Phân tích hòa vốn có thể sử dụng để đánh giá rủi ro của doanh nghiệp hay rủi ro của dự án bằng cách cho thấy sự ảnh hưởng đối với lợi nhuận trước lãi vay và thuế và điểm hòa vốn khi các điều kiện kinh doanh thay đổi. Phân tích hòa vốn giúp doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương án sản xuất. Giúp đánh giá lợi nhuận của việc đưa ra thị trường một sản phẩm mới. Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động (Đòn bẩy kinh doanh) Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí cố định của doanh nghiệp. DN sử dụng chi phí cố định với mục đích gây ra sự thay đổi trong số lượng sản phẩm tiêu thụ để khuyếch đại sự thay đổi của lợi nhuận (hoặc lỗ). Doanh nghiệp nào có mức chi phí cố định kinh doanh cao thì cần phải tiêu thụ một số lượng sản phẩm lớn mới hòa vốn. Sau khi đã vượt qua điểm hòa vốn, với sự gia tăng của khối lượng tiêu thụ thì doanh nghiệp đó cũng đạt được mức tăng và tỷ lệ tăng lợi nhuận kinh doanh lớn nhất Độ bẩy hoạt động (DOL) Độ bẩy hoạt động (DOL) là phần trăm thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế so với phần trăm thay đổi của sản lượng tiêu thụ. Độ bẩy hoạt động (DOL) DOL = ∆P/P ∆Q/Q Độ bẩy hoạt động = % thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế % thay đổi sản lượng Độ bẩy hoạt động (DOL) Lưu ý: độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng tiêu thụ khác nhau, vì vậy khi nói đến độ bẩy chúng ta nên chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng tiêu thụ Q nào đó. Độ bẩy hoạt động (DOL) Trong đó: (g – v): gọi là lãi trên biến phí/1sp Q0(g - v) : Tổng lãi trên biến phí Q0(g - v) – F: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế. DOL = Q0 (g – v) Q0 (g – v) - F Độ bẩy hoạt động (DOL) Từ mức sản lượng tiêu thụ Q0 thì cứ mỗi phần trăm thay đổi sản lượng tiêu thụ thì lợi nhuận trước lãi vay và thuế sẽ thay đổi bao nhiêu %. Q HV Qo(g - v) Qo(g - v)DOL = =Qo(g - v) - F Qo - Q (g - v) Độ bẩy hoạt động (DOL) Đối với công ty mà sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị thì sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu : Trong đó : Dth: Là doanh thu thuần V: Là tổng chi phí biến đổi th D th D - V P + FDOL = = D - V - F P Kết luận Đòn bẩy hoạt động đặt trọng tâm vào định phi Đòn bẩy hoạt động là công cụ để các nhà quản trị sử dụng để làm gia tăng lợi nhuận Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn Khi sản lượng bằng 0 thì độ bẩy hoạt động cũng bằng 0 Khi chưa đạt tới điểm hoà vốn thì sản lượng càng tăng, độ bẩy hoạt động cũng càng tăng. Khi vượt qua điểm hoà vốn thì sản lượng càng tăng, độ bẩy hoạt động càng giảm. Tại điểm hoà vốn, độ bẩy hoạt động không xác định Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn % thay đổi LNTT và lãi vay = DOL x % thay đổi Q = DOL x % thay đổi Q → P1 = P0 (1 + DOL x % thay đổi Q) DOL = % thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế % thay đổi sản lượng 1 0 0 P - P P Đòn bẩy tài chính (Đòn cân nợ) Đòn bẩy tài chính là mức độ sử dụng nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số nợ và tổng số vốn hiện có (HN). Thông qua hệ số nợ có thể xác định được mức độ góp vốn của chủ sở hữu với số nợ vay, nó có một vị trí quan trọng đặc biệt và được coi như một chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính Trong đó: N: Tổng số nợ T: Tổng nguồn vốn HN: Hệ số nợ N NH = T Đòn bẩy tài chính Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu được hình thành từ khoản nợ. Khi đó mức độ góp vốn chủ sở hữu (hệ số vốn chủ sở hữu) sẽ là: HC = 1 – HN Đòn bẩy tài chính Khi HN càng lớn thì chủ sở hữu càng có lợi vì chủ sở hữu chỉ phải đóng góp một lượng vốn ít, nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn.  Đặc biệt khi doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận từ các khoản vay lớn hơn số lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu sẽ gia tăng rất nhanh. Đòn bẩy tài chính => Trong đó: P’C : Là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu PST : Là lợi nhuận sau thuế P’ST: Là tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản sau thuế T : Tổng nguồn vốn ' ST C PP = C ST ' ' ' ST ST ST ST C N P P P P PTP = = = = = (T - N) NC T - N 1 - H1 - T T Đòn bẩy tài chính Khi thu nhập từ LNST trên một đồng vốn không đổi, hệ số nợ càng cao thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ càng lớn. => Hệ số nợ còn được gọi là đòn bẩy tài chính và được dùng để khuyếch đại thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính P’C = [ P’T + x (P’T – r)] x (1 – t%) Trong đó: P: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) P´T: Tỷ suất LN tổng tài sản trước lãi vay và thuế r: Lãi suất tiền vay t%: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp C N Nếu P’T > r , Khi N/C càng lớn thì P’C càng tăng và ngược lại => đòn bẩy tài chính dương Nếu P’T < r , Khi N/C càng lớn thì P’C càng giảm và ngược lại => đòn bẩy tài chính âm Đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính là một trong các cộng cụ được ưa dùng nhằm gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng đưa lại kết quả tích cực mà ngược lại cũng có thể gây ra tác động tiêu cực cho chủ sở hữu. Rủi ro tài chính luôn gắn liền với việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Độ bẩy tài chính (DFL) Độ bẩy tài chính (DFL) là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu khi EBIT thay đổi. Độ bẩy tài chính (DFL) Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính phản ánh khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng lên hay giảm đi 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên hay giảm đi bao nhiêu %. Độ bẩy tài chính (DFL) = % thay đổi về tỷ suất LN vốn chủ sở hữu % thay đổi LNTT và lãi vay Độ bẩy tài chính (DFL) Trong đó I: Lãi tiền vay phải trả 0 0 Q (g - v) - FDFL = Q (g - v) - F - I EBITDFL = EBIT - I P’C1= P’C0(1 + DFL x % thay đổi của P) Trong đó: P’C0: Tỷ suất LN vốn chủ sở hữu gốc hay ban đầu P’C1: Tỷ suất LN vốn chủ sở hữu mới hay xác định lại P : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) Đòn bẩy tổng hợp Đòn bẩy hoạt động phụ thuộc vào tỷ lệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi và chỉ tác động tới lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Hệ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy tài chính lại chỉ phụ thuộc vào hệ số nợ và nó có ảnh hưởng tới lợi nhuận sau lãi vay và thuế Đòn bẩy tổng hợp Trong thực tế, các doanh nghiệp thường sử dụng kết hợp đòn bẩy hoạt động với đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy và gọi là đòn bẩy tổng hợp. Để đo lường mức độ biến động của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu khi số lượng tiêu thụ thay đổi người ta dùng độ bẩy tổng hợp (degree of total leverage - DTL). Đòn bẩy tổng hợp Độ bẩy tổng hợp của doanh nghiệp ở mức sản lượng tiêu thụ nào đó bằng phần trăm thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trên phần trăm thay đổi của sản lượng tiêu thụ. Độ bẩy tổng hơp (DTL) = % thay đổi về tỷ suất LN vốn chủ sở hữu% thay đổi của sản lượng tiêu thụ Đòn bẩy tổng hợp DTL = DOL x DFL => DTL = 0 Q 0 Q (g - v)DTL = x Q (g - v) - F 0 0 Q (g - v ) - F Q (g - v ) - F - I 0 0 Q x (g - v) Q (g - v) - F - I Đòn bẩy tổng hợp Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tổng hợp phản ảnh mức độ nhạy cảm của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đối với sự thay đổi của sản lượng.  Khi sản lượng thay đổi 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu thay đổi bao nhiêu %. Đòn bẩy tổng hợp Độ bẩy tổng hợp là một thước đo cho phép đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của doanh nghiệp bao hàm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. P’C1 = P’C0 (1 + DTL x % thay đổi của Q) Trong đó: P’C0: Tỷ suất LN vốn chủ sở hữu gốc hay ban đầu P’C1: Tỷ suất LN vốn chủ sở hữu mới hay xác định lại II. Chi phí sử dụng vốn của DN Khái niệm chi phí sử dụng vốn Chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ riêng biệt Chi phí sử dụng vốn bình quân và chi phí cận biên sử dụng vốn Khái niệm chi phí sử dụng vốn Để được sử dụng các nguồn vốn, DN phải trả cho chủ sở hữu của các nguồn vốn đó một lượng giá trị nhất định, đó chính là giá của các nguồn tài trợ, hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn. Khái niệm chi phí sử dụng vốn Chi phí sử dụng vốn đóng vai trò như là tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng lượng vốn mà doanh nghiệp có quyền sử dụng hôm nay với các khoản tiền (gốc và lãi) mà doanh nghiệp phải trả cho các chủ sở hữu của số vốn đó trong tương lai. => Chi phí sử dụng vốn ở đây được hiểu như là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Khái niệm chi phí sử dụng vốn Việc sử dụng các nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp phải luôn gắn liền với điều kiện là phải đạt được mức tỷ suất lợi nhuận tối thiểu trên khoản đầu tư của họ. Đây chính là tỷ suất sinh lời cần thiết của khoản đầu tư, được coi như giá của nguồn vốn huy động để đầu tư hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn. Khái niệm chi phí sử dụng vốn Chi phí sử dụng vốn hay giá sử dụng của một nguồn tài trợ nào đó là tỷ suất lợi nhuận vốn cần phải đạt được từ các khoản đầu tư được tài trợ bằng nguồn vốn đã lựa chọn để có thể giữ cho thu nhập của vốn chủ sở hữu không bị thay đổi. Chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ riêng biệt Chi phí sử dụng vốn vay Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Chi phí sử dụng vốn vay Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế thu nhập Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế thu nhập CP sử dụng vốn vay trước thuế TNDN Chi phí sử dụng vốn vay là tỷ suất lợi nhuận tối thiểu phải đạt được do đầu tư bằng nguồn vốn vay để giữ cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu không đổi. CP sử dụng vốn vay trước thuế TNDN Chi phí sử dụng vốn vay giống như lãi tiền vay phải trả Khi xác định chi phí sử dụng vốn vay, người ta coi nó như là tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng các khoản tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán cho chủ nợ trong tương lai với khoản nợ vay mà doanh nghiệp sử dụng hôm nay. CP sử dụng vốn vay trước thuế TNDN V = Trong đó: V: Khoản nợ vay hôm nay Ti : Số tiền gốc và lãi DN phải trả cho chủ nợ ở năm i r : Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế n 31 2 n i 2 3 n i i=1 TT T T T+ + +... = (1+r) (1+r) (1+r) (1+r) (1+r) CP sử dụng vốn vay sau thuế TNDN Lãi tiền vay được tính là một khoản chi phí được trừ. Lợi tức phải trả cho cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường lại không được hưởng ưu đãi này. => Để có cơ sở đồng nhất khi so sánh chi phí của các nguồn tài trợ khác nhau, người ta thường đưa chúng về cùng một “điểm” đó là lợi nhuận sau thuế. CP sử dụng vốn vay sau thuế TNDN Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế được xác định theo công thức: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế = Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế X (1 – Thuế suất thuế TNDN) Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là tỷ suất lợi nhuận tối thiểu mà người đầu tư trù tính sẽ nhận được trên số vốn họ đóng góp Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại Lợi nhuận để lại là phần lợi nhuận sau khi đã nộp thuế thu nhập và chia lãi cổ phần. Lợi nhuận để lại là nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh của doanh nghiệp. Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại Chí phí sử dụng lợi nhuận để lại chính là chi phí cơ hội Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại cũng được xác định như chi phí sử dụng cổ phiếu thường trong một cơ cấu vốn cho trước Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại Cách xác định chi phí sử dụng cổ phiếu thường trong một cơ cấu vốn cho trước Chi phí sử dụng cổ phiếu thường là một tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng giữa số tiền lời phải chia trên một cổ phần thường với giá thị trường hiện hành của nó Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại Theo mô hình tăng trưởng cổ tức, giá cổ phiếu thường là giá trị hiện tại của dòng cổ tức mà nhà đầu tư kỳ vọng thu được trong tương lai Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại => Trong đó : dt : là cổ tức dự định nhận được năm thứ t G : Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu thường r : Chi phí sử dụng cổ phiếu thường 1 2 n 2 n d d dG = + +...+ 1 + r (1 + r) (1 + r) t t t=1 dG = (1+r)   Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại Trường hợp giả định cổ tức tăng đều đặn hàng năm với tốc độ tăng trưởng là g thì giá cổ phiếu được xác định bằng công thức: hoặc Trong đó: d0: là cổ tức nhận được ở năm trước d1: là cổ tức trên 1 cổ phiếu thường năm thứ 1 g : Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức 1dG = (r - g) 0d (1 + g)G = r - g Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông và cũng chính là chi phí sử dụng cổ phiếu thường trong một cơ cấu vốn cho trước được xác định như sau: 1dr = + g G CP sử dụng cổ phiếu thường mới Cổ phiếu thường mới là nguồn vốn chủ sở hữu ngoại sinh của công ty. Khi phát hành cổ phiếu thường mới sẽ phát sinh thêm chi phí phát hành trả cho các dịch vụ phát hành chứng khoán như: Chi phí in ấn, quảng cáo, chi phí bảo lãnh phát hành, chi phí hoa hồng, môi giới. =>Số vốn mà DN được sử dụng chỉ bằng số vốn dự tính phát hành trừ đi chi phí phát hành và nếu tính cho một cổ phiếu thường mới gọi là “giá ròng” CP sử dụng cổ phiếu thường mới G’ = G (1- e) Trong đó: G : Giá phát hành cổ phiếu thường mới. e : Tỷ lệ chi phí phát hành /1 cổ phiếu thường mới (tính bằng tỷ lệ % của chi phí phát hành với vốn dự tính phát hành) G’ : Giá ròng một cổ phiếu CP sử dụng cổ phiếu thường mới Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới được xác định theo công thức: 1dr = + g G (1 - e ) Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lai ghép giữa cổ phiếu thường và trái phiếu Phát hành cổ phiếu ưu đãi có thể coi như phát hành cổ phiếu thường Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi là mức tỷ suất lợi nhuận tối thiểu cần đạt được về sự đầu tư được tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi để giữ cho thu nhập của các chủ cổ phần đã có (cổ phần thường) không đổi Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi Trong đó: G : Giá phát hành 1 cổ phiếu ưu đãi e : Tỷ lệ chi phí phát hành d : Lợi tức cố định trên 1 cổ phiếu ưu đãi G(1- e) : Giá trị ròng của 1 cổ phiếu ưu đãi dr = G (1 - e) CP sử dụng vốn bình quân(WACC) Chi phí sử dụng vốn bình quân là mức tỷ suất lợi nhuận vốn tối thiểu cần đạt được từ việc sử dụng các nguồn vốn đã huy động Trong đó : WACC: chi phí sử dụng vốn bình quân ri : chi phí sử dụng vốn của nguồn i fi : tỷ trọng của nguồn vốn i được sử dụng ti : số vốn sử dụng của nguồn i T : tổng số nguồn vốn sử dụng trong kì n n i i i i i=1 i=1 tWACC = x r = f x r T  Chi phí cận biên về sử dụng vốn Chi phí cận biên Điểm gãy Chi phí cận biên Trong điều kiện kết cấu các nguồn vốn không thay đổi thì cách xác định chi phí sử dụng vốn được tính như công thức n n i i i i i=1 i=1 tWACC = x r = f x r T  Chi phí cận biên Khi có nhu cầu đầu tư mới vượt quá giới hạn của các nguồn tài trợ hiện có, sẽ làm nảy sinh vấn đề tìm nguồn vốn tài trợ mới với mức chi phí sử dụng mới. => Điều này đã làm thay đổi kết cấu nguồn vốn hiện có cũng như làm thay đổi chi phí sử dụng vốn bình quân. Chi phí cận biên Thông thường các doanh nghiệp thực hiện huy động vốn theo kết cấu nguồn vốn tối ưu, tức là kết cấu có sự phối hợp giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nhằm mục đích tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, đồng thời tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Chi phí cận biên Khi huy động các nguồn vốn riêng biệt trong quá trình phối hợp các nguồn vốn, để đảm bảo cơ cấu nguồn vốn tối ưu doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất, rồi tiếp đến các nguồn có chi phí sử dụng cao hơn. Chi phí cận biên Cứ mỗi khi huy động thêm những đồng vốn mới thì chi phí sử dụng của mỗi đồng vốn tại một thời điểm nào đó sẽ tăng lên và làm nảy sinh khái niệm chi phí cận biên về sử dụng vốn. Chi phí cận biên Chi phí cận biên về sử dụng vốn là chi phí của đồng vốn cuối cùng doanh nghiệp huy động thêm đưa vào sử dụng trong kì. Nếu doanh nghiệp tiếp tục huy động thêm vốn thì kể từ đồng vốn kế tiếp, chi phí sử dụng vốn sẽ tăng lên và doanh nghiệp lại có chi phí cận biên mới cho những đồng vốn mới huy động trong một giới hạn nhất định. Chi phí cận biên Như vậy, chi phí cận biên chính là chi phí trung bình của những đồng vốn mới được huy động trong một giới hạn nhất định của số vốn mới huy động. Điểm gãy Tại điểm giới hạn mà từ đó chi phí sử dụng vốn mới bắt đầu tăng lên gọi là điểm gãy chi phí cận biên. Điểm gãy Điểm gãy là điểm thể hiện một quy mô vốn được huy động ở mức độ nhất định mà khi doanh nghiệp tiếp tục huy động vốn tăng thêm vượt quá mức quy mô đó thì phải tăng thêm chi phí sử dụng vốn. Điểm gãy nảy sinh khi chi phí sử dụng vốn của một trong những nguồn vốn riêng biệt tăng lên.