Thành lập công ty ở Thiên đường thuế trốn thuế hay tránh thuế

Thành lập công ty ở Thiên đường thuế là một trong những cách được sử dụng để trốn thuế và tránh thuế. Thiên đường thuế là nơi mà ở đó thuế suất rất thấp hoặc thậm chí b Các công ty thực hiện trốn thuế và tránh thuế b đồng cung cấp hàng hóa dịch vụ với các khách hàng tại Việt Nam; (2) công ty mẹ ở Thiên ằng cách; (1) sử dụng công ty này ký hợp ằng không. đường thuế ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho công ty con ở Việt Nam để đẩy chi phí của công ty con lên, chuyển lợi nhuận ra cho công ty mẹ; (3) cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng ký hợp đồng với công ty ở Thiên đường thuế; (4) mua bán công ty ở Việt Nam nhưng biến đổi thành mua bán công ty sở hữu tại Thiên đường thuế. Do đó, để giảm thất thu thuế, cần phải nhiều biện pháp đồng thời bao gồm có các chế tài mạnh hơn, siết chặt quản lý, giao quyền nhiều hơn cho các hội nghề nghiệp và điều chỉnh mức thuế trực thu về mức hợp lý hơn.

pdf4 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành lập công ty ở Thiên đường thuế trốn thuế hay tránh thuế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 122 - tháng 12/2017 THAØNH LAÄp COâNG TY ÔÛ THIEâN ÑÖÔØNG THUEÁ TROÁN THUEÁ HAY TRAÙNH THUEÁ LĂNG TRịNH MAI HƯơNG* *Phó Giám đốc, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Thành lập công ty ở Thiên đường thuế là một trong những cách được sử dụng để trốn thuế và tránh thuế. Thiên đường thuế là nơi mà ở đó thuế suất rất thấp hoặc thậm chí bằng không. Các công ty thực hiện trốn thuế và tránh thuế bằng cách; (1) sử dụng công ty này ký hợp đồng cung cấp hàng hóa dịch vụ với các khách hàng tại Việt Nam; (2) công ty mẹ ở Thiên đường thuế ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho công ty con ở Việt Nam để đẩy chi phí của công ty con lên, chuyển lợi nhuận ra cho công ty mẹ; (3) cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng ký hợp đồng với công ty ở Thiên đường thuế; (4) mua bán công ty ở Việt Nam nhưng biến đổi thành mua bán công ty sở hữu tại Thiên đường thuế. Do đó, để giảm thất thu thuế, cần phải nhiều biện pháp đồng thời bao gồm có các chế tài mạnh hơn, siết chặt quản lý, giao quyền nhiều hơn cho các hội nghề nghiệp và điều chỉnh mức thuế trực thu về mức hợp lý hơn. Từ khóa: Trốn thuế, tránh thuế, gian lận thuế, thiên đường thuế, chuyển giá. Establishing business in Tax Havens-Tax evasion or tax avoidance Establishing a company in tax havens is one of the ways used to evade taxes and avoid taxes. Tax havens are places where tax rates are very low or even zero. Companies make tax evasion and avoidance by (1) using this company to sign contracts providing goods and services to customers in Vietnam; (2) Providing services to their subsidiaries in Vietnam to push up the cost of subsidiaries and transfer profits to the parent companies; (3) Foreign individuals working in Vietnam but signing contract with the company in Tax Havens; (4) Buying and selling company in Vietnam but transforming into buying and selling company in Tax Havens. And to reduce tax losses, more measures need to be taken simultaneously, including stronger sanctions, tightening of management, greater empowering to professional associations, and a more streamlined tax rate adjustment. keywords: Tax evasion, tax avoidance, tax fraud, tax havens, transfer pricing. 1. Vài nét về trốn thuế và tránh thuế Vai trò của Thuế là vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia. Đứng về mặt kinh tế, thuế là nguồn thu lớn nhất, thường chiếm trên 90% tổng thu ngân sách nhà nước. Các chính sách Thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế, thu hút đầu tư. Việc khuyến khích hay hạn chế phát triển các lĩnh vực, ngành nghề đều có thể điều tiết qua chính sách thuế. Thuế đồng thời cũng có ý nghĩa xã hội trong việc đảm bảo công bằng, điều phối thu nhập, ưu đãi cho các đối tượng phù hợp, hạn chế ô nhiễm môi trường KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 122 - tháng 12/2017 Tuy nhiên, bài toán tối ưu nguồn thu thuế, chống thất thoát, chống gian lận thuế, giảm thiểu chi phí hành chính... luôn là câu chuyện làm đau đầu các nhà quản lý thuế mọi lúc, mọi nơi. Gian lận thuế được coi là hình thức giảm thiểu số thuế phải nộp hoặc khai tăng số thuế được hoàn, được khấu trừ theo cách không đúng với luật pháp. Gian lận thuế còn gọi là trốn thuế. Cần phân biệt với hình thức tránh thuế. Vì tránh thuế là có cơ sở pháp luật hoặc lách vào khu vực chưa có quy định của Nhà nước. Ví dụ như nếu một cá nhân kinh doanh bất động sản, khi bán bất động sản sẽ phải nộp thuế. Tuy nhiên, Luật thuế TNCN cho phép nếu một cá nhân bán nhà định cư duy nhất (sở hữu từ 6 tháng trở lên), hoặc bán cho người cận huyết thì không phải nộp thuế. Vậy nên nếu ông bố kinh doanh bất động sản nhưng lại bán/cho cậu con trai một bất động sản thì giao dịch này không phải nộp thuế. Người con trai sở hữu bất động sản đó đủ 183 ngày và hiện đang không có bất động sản nào khác thì khi bán đi cũng không thuộc giao dịch phải nộp thuế TNCN. Như vậy, thay vì việc ông bố bán thẳng cho người thứ 3 thì lại đi qua cậu con trai. Theo cách đó, pháp luật không cấm mà vẫn tránh được thuế TNCN khi chuyển nhượng bất động sản. Đó là tránh thuế, và hoàn toàn hợp pháp. Còn trốn thuế, gian lận thuế đó là việc biến báo, nói không thành có, nói có thành không. Ví như có doanh thu mà không xuất hóa đơn, tức là đã nói có doanh thu thành không có, nhân viên chỉ có 10 người nhưng kê bảng lương 30 người để tăng chi phí, tức là nói không thành có, viết hóa đơn các liên khác nhau, duy trì hai sổ kế toán... đó là những hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Có vô vàn cách trốn và tránh thuế. Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập trung phân tích một tình huống liên quan đến việc trốn/tránh thuế thông qua việc thành lập công ty ở thiên đường thuế (offshore company/tax heaven). 2. Thiên đường thuế và cơ chế hoạt động của thiên đường thuế Thông thường để thành lập một công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thì cần phải có công ty mẹ ở nước ngoài. Tuy nhiên, nếu chúng ta dạo qua các con phố lớn của các thành phố, sẽ bắt gặp khá nhiều nhà hàng của người nước ngoài, các cửa hàng lưu niệm, quần áo, các công ty tư vấn các loại có vốn đầu tư nước ngoài. Hãy đặt câu hỏi liệu họ có công ty mẹ ở nước ngoài hay không. Thực tế đa phần các công ty đó chỉ có một chủ tại Việt Nam chứ không phải là công ty con của bất kỳ công ty mẹ nào ở nước ngoài. Vậy sao họ có thể thành lập được ở Việt Nam? NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 47Số 122 - tháng 12/2017 Để giải quyết vấn đề này, có một số nơi được gọi là Thiên đường thuế (Tax heaven) như Đảo Bristish Virgin, Đảo Cayman, hay năm 2016 có sự kiện hồ sơ thiên đường thuế Panama thu hút đông đảo người đọc. Gọi là thiên đường thuế vì ở những nơi này thuế suất gần như không có và việc thành lập công ty khá đơn giản, nhanh gọn, chỉ mất vài ngàn đô la Mỹ, cũng không cần duy trì hoạt động thật và chi phí vận hành chỉ vài trăm đô la Mỹ một năm. Singapore cũng được một số nước gọi là thiên đường thuế, do thuế suất thấp và xu hướng được ưa chuộng hơn do tính an toàn của nó. Điều đó trả lời cho câu hỏi tại sao có rất nhiều các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam mà lại không có thực công ty mẹ ở nước ngoài. Các công ty ở các vùng Thiên đường thuế lúc này đóng vai trò là các Công ty nước ngoài (Offshore Company) cho hoạt động đầu tư ở các nước khác. Ngoài việc giúp cho các cá nhân không có công ty mẹ ở nước ngoài có thể thành lập công ty ở nước tiếp nhận đầu tư, nó cũng tạo ra một hệ quả làm giảm đáng kể nguồn thu thuế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 3. Nhận diện hành vi trốn thuế của các doanh nghiệp thông qua thiên đường thuế Có nhiều cách để các công ty giảm thiểu số thuế phải nộp ở Việt Nam thông qua hình thức thành lập công ty tại vùng Thiên đường thuế. Thứ nhất, thay vì việc ký hợp đồng để tạo doanh thu cho công ty con tại Việt Nam, bên nhà cung cấp lại sử dụng công ty mẹ ở Thiên đường thuế để ký hợp đồng. Theo đó giao dịch trở thành, bên mua là doanh nghiệp Việt Nam, bên bán là doanh nghiệp nước ngoài. Tiền chuyển ra nước ngoài dưới hình thức mua dịch vụ/hàng hóa của đối tác nước ngoài nên không thuộc đối tượng chịu thuế TNDN và thuế GTGT kê khai theo quy định mà nộp thuế nhà thầu với mức thuế cao nhất là khoảng 10% (cả thuế TNDN & thuế GTGT tính ấn định trên doanh thu) trong khi nếu đóng thuế theo kê khai thì cao hơn rất nhiều (Thuế GTGT thông thường 10% trên doanh thu và thuế TNDN thông thường là 20% trên thu nhập). Đó là còn chưa kể việc dòng tiền đã tự động được chuyển ra nước ngoài, chưa cần biết doanh nghiệp lỗ lãi ra sao, trong khi các chi phí phục vụ cho hợp đồng tạo doanh thu đó lại được biến báo để được hạch toán vào công ty con ở Việt Nam để giảm thuế TNDN ở công ty Việt Nam. Thứ hai, nhiều công ty cũng lựa chọn phương thức này để chuyển giá. Theo đó, công ty mẹ ở Thiên đường thuế coi như có thực hiện một số giao dịch cung cấp dịch vụ cho công ty con và xuất hóa đơn sử dụng dịch vụ. Như vậy, công ty con sẽ phát sinh nhiều chi phí và hiển nhiên thu nhập sẽ thấp đi để thuế ở Việt Nam phải nộp là thấp nhất, thu nhập khi đó được chuyển ra nước ngoài. Cách này cũng được áp dụng tinh vi hơn khi công ty đó thành lập nhiều công ty con ở Việt Nam để điều chuyển doanh thu, chi phí giữa các công ty ở Việt Nam thông qua điều hành của công ty ở nước ngoài. Thứ ba, cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thay vì ký hợp đồng với công ty Việt Nam và phía Việt Nam phải khấu trừ tại nguồn thuế TNCN thì lại ký hợp đồng với công ty ở nước ngoài. Cơ quan thuế Việt Nam rất khó có thể kiểm soát được việc người nước ngoài đó đã nộp thuế TNCN trước khi về nước chưa vì không ‘‘nắm được tóc’’ của đơn vị chi trả thu nhập. Thứ tư, đó là vấn đề liên quan đến việc mua bán công ty tại Việt Nam. Nếu công ty con ở Việt Nam thay đổi chủ sở hữu tại Việt Nam thì người bán sẽ phải nộp thuế TNCN (nếu là sở hữu cá nhân) hoặc thuế TNDN (nếu là sở hữu của tổ chức, doanh nghiệp). Tuy nhiên, nếu việc chuyển đổi sở hữu là của công ty mẹ ở Thiên đường thuế thì đối với công ty con ở Việt Nam không hề đổi chủ sở hữu nên không có thuế phát sinh, giao dịch giờ trở thành phát sinh tại Thiên đường thuế nên chịu sự điều chỉnh thuế của nước đó (thường là bằng 0 hoặc rất thấp). Cơ quan thuế Việt Nam hoàn toàn nhận thức đầy đủ về vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát các hoạt động này nhưng các công ty đã có những tiền lệ tại nhiều nước, có các chuyên gia tư vấn kinh nghiệm nên đây vẫn còn là bài toán lớn chưa thực sự có lời giải. KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN48 Số 122 - tháng 12/2017 4. Một số đề xuất Để giải quyết được một phần vấn đề này, theo chúng tôi cần nhìn nhận một số nội dung như sau: Thứ nhất, cần có nhận thức rõ ràng về trốn thuế, tránh thuế và có biện pháp xử lý phù hợp. Trốn thuế và tránh thuế cần phải được phân biệt rõ ràng hơn trong nội bộ cơ quan thuế, các cơ quan thanh tra kiểm tra kiểm toán, trong cách ứng xử đối với các tình huống và bản thân người nộp thuế. Theo đó, đối với các trường hợp như trên, thì việc tránh thuế (mặc dù có thể gây thiệt hại cho nguồn thu quốc gia) ví dụ như ký hợp đồng với công ty mẹ, đương nhiên là hợp pháp và được chấp nhận, nhưng việc trốn thuế ví dụ như đẩy chi phí của công ty mẹ thành chi phí của công ty con là vi phạm pháp luật về thuế (phạm pháp) và cần phải có chế tài phạt nặng để đảm bảo tính tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế. Thứ hai, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn các công ty con ở Việt Nam có công ty mẹ đặt tại Thiên đường Thuế. Khi các công ty đầu tư nước ngoài có công ty mẹ ở các Thiên đường thuế thì trong quá trình hoạt động các công ty này sẽ có xu hướng trốn và tránh thuế nhiều hơn. Do vậy, ở Việt Nam cần có những quy định cụ thể hơn trong các văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như văn bản pháp luật thuế những nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn trong việc thanh tra, kiểm tra công ty của chính quyền sở tại. Thứ ba, giao quyền cho các Hội nghề nghiệp nhiều hơn. Ở nhiều nước trên thế giới thì cơ quan quản lý nhà nước chỉ làm công tác quản lý hành chính. Việc hướng dẫn và giám sát hoạt động nghề được giao cho các Hội nghề nghiệp, như vậy cơ quan quản lý cũng sẽ giảm tải được công việc, tránh việc vừa ra quy định vừa giám sát hoạt động để tính khách quan được cao hơn và các Hội gần với các doanh nghiệp hơn sẽ dễ dàng nắm bắt được thông tin và có những đề xuất/xử lý kịp thời và phù hợp. Thứ tư, cần hài hòa hơn hệ thống thuế của quốc gia với những thông lệ về thuế quốc tế. Một trong những lý do chủ yếu cho việc trốn thuế, tránh thuế nói chung và việc thành lập công ty ở Thiên đường thuế nói riêng chủ yếu là do mức thuế suất cao. Thực tế cho thấy thuế suất ở Việt Nam cũng cao hơn một số nước trong khu vực khiến cho đối tượng chịu thuế nhận thấy lợi ích cao khi giảm được mức thuế phải nộp nên nỗ lực mọi cách và hiển nhiên phát sinh ra các khoản chi phí không cần thiết như thuê tư vấn, biến báo chứng từ và luôn tiềm ẩn nguy cơ bị phạt nếu bị phát hiện trong trường hợp trốn thuế. Bên cạnh đó, đứng về phía ngân sách nhà nước, việc duy trì một bộ máy cồng kềnh để quản lý thuế luôn tạo ra gánh nặng hơn cho ngân sách nhà nước. Nếu như nhìn nhận theo hướng tích cực hơn, giảm mức thuế suất nói chung thì các đối tượng nộp thuế khi so sánh lợi ích thu được từ việc gian lận thuế (giảm thuế phải nộp) và chi phí bỏ ra (thuê tư vấn, rủi ro không tuân thủ) với mức thuế suất thấp đi tức là mức lợi ích giảm đi thì họ sẽ có xu hướng tuân thủ thuế hơn. Với một hệ thống thuế đơn giản hơn và thuế suất thấp hơn thì có xu hướng tỷ lệ tuân thủ thuế tăng lên và giảm chi phí hành chính cho công tác vận hành thanh tra thuế, giảm được các vấn đề tiêu cực của một số cán bộ ngành thuế. Đồng thời Thuế suất thấp sẽ là động lực để thu hút đầu tư, cả trong và ngoài nước, gia tăng và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững cho ngân sách. Bài toán thất thu thuế luôn là sự quan tâm không chỉ của ngành thuế mà còn của nhiều ban ngành khác, trong đó có Kiểm toán nhà nước và của công chúng nói chung. Trình độ của các cá nhân, đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế thì ngày càng nâng cao, với sự hỗ trợ của các công ty tư vấn nhiều kinh nghiệm, xu hướng hội nhập ngày càng nhiều, đặc biệt với hàng loạt các hiệp định đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết sẽ càng khiến cho các giao dịch với quốc tế trở nên phức tạp nên ranh giới của trốn thuế và tránh thuế lại càng dễ bị nhầm lẫn hơn. Làm sao để chống thất thu thuế, thực sự cần sự chung tay của tất cả các ban ngành và người dân để nâng cao tính minh bạch trong hệ thống quản lý tài chính quốc gia và đây cũng là một trong những vai trò của Kiểm toán nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực thuế ở Việt Nam cũng như vai trò của Kiểm toán nhà nước đối với chiến lược thuế dài hạn của quốc gia. Ghi chú: Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không đại diện cho cơ quan nơi tác giả công tác.
Tài liệu liên quan