Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề “Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

Mục tiêu của nghiên cứu là thiết kế được hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học; xây dựng được các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (GQVĐ&ST) của học sinh (HS) và áp dụng HĐTN thiết kế được để phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS. Nghiên cứu được thực nghiệm ở HS lớp 11 trường THPT Tuệ Tĩnh, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Kết quả nghiên cứu đã thiết kế được HĐTN với chủ đề “Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ”, xây dựng được 5 tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ&ST. Kết quả thực nghiệm cho thấy: HS rất tích cực, hứng thú tham gia vào HĐTN, HS được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo, từ đó đã rèn luyện được năng lực GQVĐ&ST.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề “Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000130 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ VỚI SỨC KHOẺ” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Lê Thị Tuyết1,*, Giang Hồng Diệp2 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là thiết kế được hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học; xây dựng được các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (GQVĐ&ST) của học sinh (HS) và áp dụng HĐTN thiết kế được để phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS. Nghiên cứu được thực nghiệm ở HS lớp 11 trường THPT Tuệ Tĩnh, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Kết quả nghiên cứu đã thiết kế được HĐTN với chủ đề “Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ”, xây dựng được 5 tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ&ST. Kết quả thực nghiệm cho thấy: HS rất tích cực, hứng thú tham gia vào HĐTN, HS được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo, từ đó đã rèn luyện được năng lực GQVĐ&ST. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 1. MỞ ĐẦU Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (GQVĐ&ST) là năng lực vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ để phát hiện và làm rõ vấn đề; đề xuất các giải pháp và thực hiện quá trình giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; đồng thời hình thành ý tưởng mới trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đây là năng lực rất cần thiết của người lao động, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Theo ước tính của Tổ chức Lao động Thế giới, tính đến năm 2030 cả Thế giới sẽ mất đi khoảng 20 triệu việc làm do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 từ tác động của sự tự động hoá của dây chuyền sản xuất và sự tham gia của robot trong sản xuất. Thực tế đó đòi hỏi con người cần có năng lực GQVĐ&ST (không lặp lại, rập khuôn như robot) để thích nghi và đáp ứng với yêu cầu của công việc thời kì công nghệ mới. Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động trong đó chủ thể được tham gia trực tiếp một sự kiện hoặc tương tác trực tiếp với các đối tượng nào đó, qua đó hình thành được kiến thức, kĩ năng, xúc cảm về sự kiện, đối tượng đó. Từ sự tương tác và thực hiện giải quyết những vấn đề trong HĐTN mà chủ thể có thể rèn luyện, phát triển và nâng cao năng lực GQVĐ&ST. Chính vì vậy, theo Kolb (2001) và Phan Thị Thanh Hội (2017), Trần Thị Gái (2019) thì HĐTN trong dạy học sẽ giúp học sinh (HS) tăng cường sự tự trải nghiệm thông qua các hoạt động, từ đó HS sẽ tự hình thành cho mình các tri thức mới, kĩ năng, năng lực mới trong đó có năng lực GQVĐ&ST. 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường THPT Tuệ Tĩnh, Cẩm Giàng, Hải Dương *Email: tuyetlt@hnue.edu.vn PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1057 Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm nên rất thuận lợi trong việc thiết kế các HĐTN trong dạy học môn học này. Chương trình sinh học 11 với nội dung chính là các quá trình sinh lý trong cơ thể như: quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật và thực vật. Đặc biệt, nội dung chủ đề Hô hấp trong chương trình Sinh học 11 rất gần gũi với đời sống và sức khoẻ của học sinh. Do đó, việc thiết kế các HĐTN trong dạy học chủ đề Hô hấp, Sinh học 11 sẽ giúp HS nắm vững và vận dụng kiến thức tốt hơn về việc bảo vệ sức khoẻ hô hấp của bản thân và những người xung quanh. Đặc biệt qua các HĐTN sẽ giúp HS tăng cường năng lực GQVĐ&ST. Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng được các HĐTN trong dạy học chủ đề Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ và đánh giá hiệu quả của HĐTN này trong phát triển năng lực GQVĐ&ST của học sinh. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Năng lực GQVĐ&ST; HĐTN trong dạy học; Chủ đề dạy học. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến năng lực GQVĐ&ST, HĐTN. Phân tích nội dung chương Hô hấp, Sinh học 11 từ đó xác định mục tiêu, nội dung bài học để thiết kế HĐTN phù hợp. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: tham vấn chuyên gia là giảng viên đại học, giáo viên phổ thông về tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ&ST, quy trình thiết kế HĐTN, tiêu chí đánh giá HĐTN. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm tổ chức HĐTN trên HS 3 lớp 11 (126 HS) trường THPT Tuệ Tĩnh, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong năm học 2018 – 2019. GV đánh giá năng lực GQVĐ&ST của HS trong quá trình HS thực hiện HĐTN. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Theo Trần Thị Gái (2019), năng lực GQVĐ&ST của HS là khả năng HS huy động kiến thức, kĩ năng, thái độ và sự sẵn sàng tham gia nhằm nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề; đề xuất các giải pháp và thực hiện quá trình giải quyết vấn đề sáng tạo; báo cáo và đánh giá kết quả sáng tạo; vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn. Năng lực GQVĐ&ST được thể hiện ở 5 tiêu chí sau: (1) phát hiện vấn đề; (2) đưa ra ý tưởng; (3) đề xuất và lựa chọn giải pháp; (4) thiết kế và tổ chức hoạt động giải pháp; (5) trình bày ý tưởng, giải pháp. Khi tham gia HĐTN, HS được sử dụng kinh nghiệm, kiến thức của bản thân, được đặt vào các tình huống có vấn đề, được độc lập và phối hợp với HS khác để giải quyết vấn đề. Do đó, HĐST sẽ giúp nâng cao năng lực GQVĐ&ST của HS. 1058 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 3.2. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học * Khái niệm HĐTN trong dạy học: Có thể định nghĩa HĐTN là hành động trong đó chủ thể được tham gia trực tiếp một sự kiện hoặc tương tác trực tiếp với các đối tượng nào đó, qua đó hình thành được kiến thức, kĩ năng, xúc cảm về sự kiện, đối tượng đó. HĐTN trong dạy học là HS thực hiện các nhiệm vụ học tập với sự tham gia trực tiếp, tích cực hoặc tương tác trực tiếp với đối tượng học tập nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, năng lực và xúc cảm với đối tượng học tập (Trần Thị Gái, 2019). Theo đó, các HĐTN trong học tập cần được tổ chức theo chu trình học gồm bốn pha: pha trải nghiệm cụ thể, pha quan sát phản ánh, pha trừu tượng hóa khái niệm và pha thử nghiệm tích cực (Svinicki et al., 1987). * Nhiệm vụ của GV và HS trong HĐTN: Học tập trải nghiệm đòi hỏi GV và HS phải làm việc cùng nhau một cách cởi mở, chia sẻ. GV là người thiết kế các HĐTN phù hợp dựa trên cơ sở là nội dung kiến thức môn học, các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và thực tế địa phương. GV là người “huấn luyện viên” hỗ trợ HS thiết kế nhiệm vụ, hỗ trợ HS trong quá trình khái quát hóa khái niệm và vận dụng kiến thức mới vào giải quyết vấn đề thực tiễn; là “chuyên gia bộ môn” hỗ trợ HS các thông tin chính xác khoa học. HS tham gia học tập một cách tích cực vào các hoạt động tìm tòi, trải nghiệm gắn liền với thực tế từ các hoạt động như nghe tích cực, đọc, quan sát tranh ảnh, video tích cực đến các hoạt động thực hành thí nghiệm, thực địa, tham quan, tham gia dự án, xeminar thảo luận. * Vai trò của HĐTN trong phát triển năng lực của người học: Theo các tác giả Cooper et al. (2004), Hawtrey (2007), trong quá trình chia sẻ, thảo luận, phản ánh giúp HS phát triển được năng lực hợp tác và năng lực giao tiếp. Quá trình hệ thống hóa khái niệm giúp HS phát triển năng lực hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức. Thử nghiệm tích cực giúp HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Thông qua trải nghiệm, HS phát triển năng lực sáng tạo từ việc đề xuất các ý tưởng, thực hiện các nhiệm vụ. 3.3. Thiết kế quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS 3.3.1. Quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học Dựa vào chu trình học trải nghiệm của Kolb (2001), chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế chuỗi HĐTN nhằm phát triển năng lực GQVĐ&ST gồm 5 bước: (1) Lựa chọn chủ đề HĐTN; (2) Xác định mục tiêu chủ đề; (3) Xác định các dạng HĐTN trong chu trình trải nghiệm; (4) Xây dựng tiến trình HĐTN; (5) Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS. Bước 1: Lựa chọn chủ đề HĐTN: Để lựa chọn được chủ đề HĐTN đạt hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản, bởi vì chủ đề đó cần phải gắn với thực tiễn và người học giải quyết vấn đề thực tiễn đó dựa vào kiến thức của môn học/các môn học. Để xác định PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1059 được chủ đề dạy học sử dụng HĐTN, giáo viên cần căn cứ vào kiến thức của bài học để lập thành chủ đề. Ví dụ: Qua kiến thức bài “Hô hấp” GV có thể lựa chọn chủ đề “Tác hại của thuốc lá đối với hệ hô hấp” hoặc chủ đề “Phòng chống bệnh lây qua đường hô hấp”... Bước 2: Xác định mục tiêu chủ đề: Sau khi xác định chủ đề, cần xác định mục tiêu chủ đề, những mục tiêu này cần gắn với mục tiêu của kiến thức bài học liên quan. Bao gồm mục tiêu về kiến thức, mục tiêu kĩ năng và mục tiêu phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực GQVĐ&ST. Bước 3: Xác định các dạng HĐTN: Cần xác định các dạng HĐTN để HS đạt được mục tiêu của chủ đề, đồng thời tăng cường năng lực GQVĐ&ST. Bước 4: Xây dựng tiến trình HĐTN dựa trên các dạng HĐTN đã xác định được ở bước 3. Bước 5: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá HS về việc đạt được mục tiêu và năng lực GQVĐ&ST. Việc thiết kế HĐTN cần đảm bảo 6 tiêu chí sau: (1) Đảm bảo mục tiêu dạy học; (2) Đảm bảo tính sư phạm; (3) Đảm bảo có sự phù hợp với mô hình học tập trải nghiệm: HĐTN cần dẫn dắt HS qua 4 pha là trải nghiệm cụ thể, quan sát phản ánh, trừu tượng hóa khái niệm, thử nghiệm tích cực với mức độ tăng dần các hoạt động và ngày càng tạo hứng thú cho HS; (4) Đảm bảo tính thực tiễn: HĐTN phải dễ hiểu, gắn liền với thực tiễn và có tính ứng dụng cao, giúp HS cải tiến hay khắc phục các bất lợi phát sinh trong cuộc sống hay có thể là các giải pháp cải tiến năng suất lao động...; (5) Đảm bảo sự phù hợp về cơ sở vật chất: HĐTN phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất từng trường học và điều kiện của từng địa phương; (6) Đảm bảo tính chính xác, khoa học: HĐTN phải được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực tự nghiên cứu khoa học giúp HS tiếp xúc và hình dung về các nghiên cứu khoa học để bắt đầu cho những sáng kiến sau này. 3.3.2. HĐTN trong dạy học chủ đề “Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ” Bước 1: Lựa chọn chủ đề HĐTN Qua nội dung kiến thức bài “Hô hấp ở động vật” (trang 71-76, sách giáo khoa Sinh học 11), có thể lựa chọn chủ đề: “Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ” để thực hiện HĐTN nhằm phát triển năng lực GQVĐ&ST của HS. HĐTN này là một hoạt động ngoại khoá cho HS nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục cho HS tác hại của một số chất đến hệ hô hấp của con người và từ đó hình thành được ý thức bảo vệ sức khoẻ hệ hô hấp cho bản thân và những người xung quanh. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp nâng cao năng lực GQVĐ&ST cho HS, bước đầu giúp HS làm quen với giáo dục STEM (Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật và Math -Toán học) - Một chương trình giáo dục mà nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới đã và đang áp dụng trong chương trình phổ thông, giúp HS hướng đến các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống. 1060 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM HĐTN này sẽ được thực hiện sau khi HS đã học xong kiến thức bài hô hấp trong sách giáo khoa. GV sẽ nêu vấn đề của HĐTN để học sinh tiến hành ở nhà trong 2 tuần và thực hiện ở lớp trong 1 tiết học. Bước 2: Mục tiêu của HĐTN - Nêu được hậu quả của khói thuốc lá với sức khỏe con người. - Thiết kế được thí nghiệm chứng minh được tác hại của khói thuốc lá. - Thiết kế được poster tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. - Định hướng phát triển năng lực GQVĐ&ST bao gồm các kĩ năng: Phát hiện và làm rõ vấn đề; đưa ra ý tưởng; đề xuất và lựa chọn giải pháp; thiết kế và tổ chức hoạt động; trình bày; làm việc nhóm. Bưới 3: Các dạng HĐTN trong chu trình trải nghiệm Các dạng HĐTN và năng lực GQVĐ&ST hướng tới của chủ đề “Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người” được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Các dạng HĐTN và năng lực GQVĐ&ST hướng tới Các pha Mục tiêu Dạng HĐTN Thời gian Địa điểm Kĩ năng/Năng lực hướng tới Trải nghiệm cụ thể - Quan sát được thực trạng hút thuốc lá ở nơi sinh sống - Nêu được tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ - Trải nghiệm thực tế - Trải nghiệm qua tài liệu, phương tiện trực quan như hình ảnh, video trên internet 1 tuần Ở nhà Tư duy độc lập, phát hiện vấn đề, đưa ra ý tưởng, đề xuất và lựa chọn giải pháp Thảo luận - Trình bày và giải thích được những tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ - Thảo luận 1 tiết Lớp học Phát hiện và làm rõ vấn đề, đề xuất và lựa chọn giải pháp Trừu tượng hóa - Thiết kế được bản đồ tư duy về tác hại của thuốc lá. - Thiết kế được thí nghiệm chứng minh tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ. - Lập sơ đồ tư duy - Thiết kế thí nghiệm Lớp học Phát hiện và làm rõ vấn đề, đề xuất và lựa chọn giải pháp, làm việc nhóm Thử nghiệm tích cực - Thiết kế được poster tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. - Thiết kế và thử nghiệm thí nghiệm minh hoạ được tác hại của thuốc lá. - Thiết kế poster - Thiết kế và thử nghiệm thí nghiệm - Trình bày sản phẩm 1 tuần + 1 tiết Ở nhà + lớp học Hình thành và triển khai ý tưởng, thiết kế và tổ chức hoạt động, làm việc nhóm Bước 4: Tổ chức HĐTN cho HS Việc tổ chức dạy học trên HS lớp 11 trường THPT Tuệ Tĩnh theo các pha trong chuỗi HĐTN được trình bày cụ thể dưới đây: PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1061 Pha 1: Trải nghiệm cụ thể (ở nhà, thời gian: 1 tuần) GV đặt vấn đề: Thuốc lá có hại cho sức khoẻ, đặc biệt là sức khoẻ hệ hô hấp. Những tác hại của thuốc lá là gì? Vì sao thuốc lá lại có những tác hại đó? GV yêu cầu HS: Em hãy tìm hiểu từ thực tế, trên internet để xây dựng được một thí nghiệm chứng minh được tác hại của thuốc lá và thiết kế poster tuyên truyền về tác hại của thuốc lá. GV sẽ tổ chức một cuộc thi giữa các nhóm trong lớp (6-7 bạn/nhóm), các nhóm sẽ trình diễn thí nghiệm và trình bày poster của nhóm mình. HS sẽ có thể tự trải nghiệm bằng các cách khác nhau như: quan sát người hút thuốc lá, ngồi gần người hút thuốc lá, tìm hiểu thông tin về tác hại của hút thuốc lá trên internet, tìm hiểu cách xây dựng thí nghiệm chứng minh tác hại của thuốc lá,... HS tiếp nhận vấn đề và đưa ra cách giải quyết vấn đề. Pha 2: Thảo luận (tại lớp, thời gian: 20 phút) GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: ở mỗi nhóm, HS sẽ thảo luận về tác hại của thuốc lá, xây dựng ý tưởng để thiết kế thí nghiệm và poster. HS trong mỗi nhóm tiến hành thảo luận. Pha 3: Trừu tượng hoá (tại lớp, thời gian: 20 phút) - GV yêu cầu HS trình bày trước lớp kết quả thảo luận nhóm về tác hại của thuốc lá. Tiếp theo, GV yêu cầu HS các nhóm khác bổ sung để hoàn thiện nội dung kiến thức. Sau đó, GV sẽ là người tổng kết lại kiến thức về tác hại của thuốc lá. - GV yêu cầu HS trình bày trước lớp kết quả thảo luận nhóm về ý tưởng và giải pháp thiết kế thí nghiệm chứng minh tác hại của khói thuốc lá tới phổi. Tiếp theo, GV yêu cầu HS các nhóm khác tranh biện, bổ sung để hoàn thiện ý tưởng và giải pháp thiết kế thí nghiệm. Sau đó, GV sẽ đưa ra các ý kiến giúp HS trong việc hoàn thiện giải pháp tiến hành thí nghiệm phù hợp với điều kiện lớp học và địa phương. - Sau khi hoàn thiện ý tưởng, giải pháp cho thí nghiệm, HS sẽ làm việc nhóm, phân công công việc trong nhóm để chuẩn bị thực hiện triển khai thí nghiệm. Pha 4: Thử nghiệm tích cực: Hội thi: “Thiết kế thí nghiệm và poster tuyên truyền về tác hại của thuốc lá” (tại lớp, thời gian: 45 phút) Hội thi về trình diễn thí nghiệm và trình bày poster được diễn ra ở lớp với quy trình như sau: Hội thi gồm 2 phần: Phần 1 - Trình diễn thí nghiệm: Mỗi nhóm sẽ trình diễn thí nghiệm trong thời gian 3-5 phút. Sau đó, giải thích tại sao thí nghiệm lại chứng minh được tác hại của thuốc lá (1-2 phút). Phần 2 - Trình bày poster: Poster của các nhóm được dán lên bảng. Cách thức đánh giá, chấm điểm: HS và GV cùng đánh giá, chấm điểm để chọn đội nhất, nhì, ba. Mỗi nhóm HS có 1 phiếu chấm điểm thí nghiệm (Bảng 2) và 1 phiếu chấm 1062 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM điểm poster (Bảng 3). Mỗi nhóm sẽ chấm điểm cho các nhóm khác (không phải nhóm mình). Điểm cuối cùng = Điểm trung bình do các nhóm HS chấm + Điểm do GV chấm. Dưới đây là một số sản phẩm thiết kế thí nghiệm và poster HS lớp 11 trường THPT Tuệ Tĩnh: * Thí nghiệm 1: + Phương tiện: 1 chai nhựa dung tích 1,5 lít có đục 1 lỗ trên thành ở cuối chai và 1 lỗ trên nắp chai; nước; bật lửa; chậu nhựa; thuốc lá. + Tiến hành: Đổ đầy nước vào chai nhựa (một học sinh lấy tay bít chặt lỗ ở thân chai nhựa). Cắm điếu thuốc lá (học sinh sử dụng 1 điếu thuốc lá) vào lỗ trên nắp chai. Dùng bật lửa châm điếu thuốc, đồng thời bỏ tay cho nước trong chai nhựa chảy ra và dùng chậu nhựa hứng nước (Hình 1). Quan sát hiện tượng. + Kết quả: khói trắng đầy trong chai. Sau khi hết nước học sinh bỏ nắp chai, lấy giấy ăn đậy vào miệng chai rồi bóp cho khí tràn qua miếng giấy ra ngoài. Quan sát hiện tượng (hiện tượng xuất hiện màu vàng nâu đậm như vệt cháy trên miếng giấy). + Giải thích: kết quả thí nghiệm cho thấy tờ giấy trắng bị khói thuốc lá nhuộm màu. Từ đó có thể thấy khói thuốc lá sẽ bám vào đường dẫn khí, các phế nang từ đó gây nên các bệnh đường hô hấp. * Thí nghiệm 2: + Phương tiện: 1 ống nghiệm chứa 3 ml nước cất; một ống cao su có một đầu cắm vào ống nghiệm chứa nước cất, một đầu nối với thiết bị hút chân không và trên thành ống cao su cắt một lỗ để cài phần đầu lọc của điếu thuốc; bật lửa; giấy lọc; giá lọc; đèn cồn; thuốc lá. + Tiến hành: Châm lửa cho điếu thuốc cháy, lượng khói sinh ra được dẫn vào ống nghiệm chứa nước cất. Sau khi điếu thuốc cháy hết mang ống nghiệm thu được lọc qua giấy lọc rồi đem giấy lọc hong khô qua ngọn lửa đèn cồn và quan sát hiện tượng. + Kết quả: Nước lọc chuyển màu vàng nhạt và trên giấy lọc xuất hiện màng vàng nâu. + Giải thích: kết quả thí nghiệm cho thấy nước lọc và giấy lọc bị chuyển màu vàng. Từ đó có thể thấy khói thuốc lá sẽ bám vào đường dẫn khí, các phế nang từ đó giảm khả năng hô hấp và có thể gây nên viêm đường hô hấp. - Kết quả về xây dựng poster: (Hình 2) Bước 5: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá năng lực GQVĐ&ST thông qua HĐTN Hình 1. HS thực hiện thí nghiệm tự thiết kế PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1063 Các tiêu chí đánh giá sản phẩm thiết kế thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 2. Hình 2. Poster tuyên truyền về tác hại của thuốc lá tới sức khoẻ con người Bảng 2. Phiếu chấm điểm phần thi thiết kế thí nghiệm Tiêu chí (điểm tối đa) Quy trình thí nghiệm (3) Kết quả thí nghiệm (2) Trình diễn thí nghiệm (3) Giải thích thí nghiệm (2) Tổng điểm (10) Ghi chú Nhóm .... (tên nhóm) Nhóm ..... Các tiêu chí đánh giá sản phẩm poster được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Phiếu chấm điểm phần thi poster Tiêu chí (điểm tối đa) Nội dung (4) Hình thức (4) Hiệu quả tuyên truyền (2) Tổng điểm (10) Ghi chú Nhóm .... (tên nhóm) ` Nhóm ..... GV đánh giá năng lực GQVĐ&ST qua quá trình HĐTN của HS thông qua các tiêu chí được thể hiện ở Bảng 4. GV theo dõi quá trình HĐTN của HS để đánh giá năng lực GQVĐ&ST của HS. Phiếu đánh giá năng lực GQVĐ&ST ở HĐTN chủ đề: Tác hại của thuốc lá với sức khoẻ của HS được thể hiện ở Bảng 5. Điểm số mỗi tiêu chí tương ứng với mức độ năng lực ở Bảng 4 (mức 1 = 1 điểm; mức 2 = 2 điểm; mức 3 =