Thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập từ chương trình mỗi xã một sản phẩm

Trước tiên, thay mặt UBND tỉnh Bến Tre, xin kính chúc đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, quý lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương và toàn thể quý đại biểu tham dự Hội nghị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Đồng thời, xin trân trọng cảm ơn Ban Tổ chức đã quan tâm, tạo điều kiện để Bến Tre được chia sẻ một số nội dung chủ yếu về vấn đề "Thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập từ Chươn trình M i xã một sản phẩm-OCOP trên địa bàn tỉnh". Thông qua tham luận này, tỉnh Bến Tre thông tin sơ lược quá trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua, cũng như những tác động của Chương trình đối với phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; đồng thời, Bến Tre cũng xin được chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn để quý đại biểu cùng nghiên cứu, tham khảo và đóng góp ý kiến; giúp Bến Tre và các tỉnh khu vực ĐBSCL có định hướng phát triển hài hòa, hợp lý và xây dựng được các sản phẩm OCOP tốt hơn, chất lượng hơn trong thời gian tới. Bến Tre có diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 75% tổng diện tích đất tự nhiên, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong tạo ra giá trị kinh tế và việc làm cho người lao động. Vì vậy, phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở khai thác hiệu quả giá trị tài nguyên bản địa và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân luôn được các cấp, các ngành quan tâm và chú trọng trong quá trình lãnh đạo, điều hành và quản lý chung nền kinh tế tỉnh nhà. Quán triệt sâu sắc nội dung và ý nghĩa của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nói chung và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm nói riêng, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tích cực triển khai thực hiện các hoạt động để Chương trình thực sự đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

pdf5 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập từ chương trình mỗi xã một sản phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
115 UBND TỈNH BẾN TRE THÖC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, NÂNG CAO THU NHẬP TỪ CHƢƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM Trước tiên, thay mặt UBND tỉnh Bến Tre, xin kính chúc đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, quý lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương và toàn thể quý đại biểu tham dự Hội nghị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Đồng thời, xin trân trọng cảm ơn Ban Tổ chức đã quan tâm, tạo điều kiện để Bến Tre được chia sẻ một số nội dung chủ yếu về vấn đề "Thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập từ Chươn trình M i xã một sản phẩm-OCOP trên địa bàn tỉnh". Thông qua tham luận này, tỉnh Bến Tre thông tin sơ lược quá trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua, cũng như những tác động của Chương trình đối với phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; đồng thời, Bến Tre cũng xin được chia sẻ một số kinh nghiệm thực tiễn để quý đại biểu cùng nghiên cứu, tham khảo và đóng góp ý kiến; giúp Bến Tre và các tỉnh khu vực ĐBSCL có định hướng phát triển hài hòa, hợp lý và xây dựng được các sản phẩm OCOP tốt hơn, chất lượng hơn trong thời gian tới. Bến Tre có diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 75% tổng diện tích đất tự nhiên, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong tạo ra giá trị kinh tế và việc làm cho người lao động. Vì vậy, phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở khai thác hiệu quả giá trị tài nguyên bản địa và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân luôn được các cấp, các ngành quan tâm và chú trọng trong quá trình lãnh đạo, điều hành và quản lý chung nền kinh tế tỉnh nhà. Quán triệt sâu sắc nội dung và ý nghĩa của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nói chung và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm nói riêng, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tích cực triển khai thực hiện các hoạt động để Chương trình thực sự đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có có 43 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 12 xã đạt 15-18 tiêu chí và không có xã đạt dưới 5 tiêu chí; trung bình đạt tiêu chí trên xã là 13,37 tiêu chí. Mặc dù, kết quả xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh còn nhiều khiêm tốn, nhưng diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng được thu hẹp; nếp sống văn minh, tình làng nghĩa xóm được gắn kết và phát huy sức mạnh cộng đồng; đặc biệt là quá trình quán triệt chủ trương, thay đổi nhận thức đến chuyển biến thành hành động cụ thể của nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, do tập quán sản xuất liền canh, liên cư và tính đa dạng của sản phẩm nông nghiệp tỉnh nhà nên hoạt động sản xuất của tỉnh còn mang tính nhỏ lẻ, chưa phát triển sản xuất theo quy mô lớn và liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ. Qua tiếp cận và quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm đã giúp tỉnh Bến Tre định hướng chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp theo tư duy mới, với sự thay đổi dần tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hình thành các liên kết sản xuất, mở rộng quy mô và xây dựng các hệ thống sản phẩm 116 chủ lực của địa phương; kinh tế hộ nông thôn chuyển dịch theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Sản phẩm nông nghiệp tỉnh nhà được định hướng sản xuất, phát triển và hoàn thiện theo tiêu chuẩn của Chương trình. Từ đó, bước đầu đã hình thành các sản phẩm có chất lượng, thương hiệu và mang nét đặc trưng riêng. Tỉnh đã xây dựng và hoàn thành Đề án thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2030 và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thế mạnh phát triển theo định hướng OCOP của tỉnh tiếp cận các thị trường tiêu thụ tiềm năng; đặc biệt Bến Tre tích cực tham gia trưng bày các sản phẩm tại các Hội chợ OCOP trong và ngoài tỉnh. Thông qua Bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá và xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bến Tre, các chủ thể sản xuất sẽ được cung cấp thông tin về các tiêu chuẩn cần đạt, từ đó so sánh với hiện trạng sản phẩm để có kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý, khoa học và hiệu quả; xác định điểm mạnh, điểm yếu, khắc phục những khó khăn, tháo gỡ những nút thắt làm trì trệ và kéo giảm sự phát triển của sản phẩm. Các sản phẩm dần được hoàn thiện theo hướng phát huy các giá trị truyền thống, nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc gắn với cải tiến dây chuyền sản xuất thân thiện với môi trường, Từ đó, góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh vào các thị trường tiềm năng, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Đến nay, tỉnh Bến Tre đã tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP lần 1 với 31 sản phẩm đạt 4 sao và 14 sản phẩm đạt 03 sao. Các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu trong các kỳ Hội chợ trong và ngoài tỉnh cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá ứng dụng công nghệ thông tin như Lazada,... Đặc biệt được sự hỗ trợ tích cực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và các đối tác, tỉnh Bến Tre đã tổ chức một số Hội chợ chuyên đề về sản phẩm OCOP để giới thiệu, quảng bá sản phẩm như: Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Bến Tre tại Siêu thị Big C An Lạc - TP Hồ Chí Minh; Hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất năm 2019 với sự tham gia của 23 tỉnh/thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam bộ, miền Trung và miền Bắc. Trong khuôn khổ Hội chợ, đã có 25 biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết giữa các nhà phân phối là các siêu thị lớn ngoài tỉnh với một số doanh nghiệp tại Bến Tre. Hiện nay, nhiều sản phẩm đặc trưng, có chất lượng tốt từ chương trình OCOP không chỉ được tiêu thụ ở địa phương mà còn được phân phối ở các chuỗi siêu thị trong nước, có mặt trên một số chuyến bay quốc tế, giúp giá trị sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn gia tăng đáng kể, đóng góp quan trọng vào việc nâng kim ngạch xuất khẩu nông sản tỉnh nhà trong năm 2019. Song song đó, Bến Tre tập trung thực hiện phong trào Đồng khởi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ người dân hình thành tư duy, ý tưởng và phát triển các sản phẩm theo hướng chất lượng, đạt tiêu chuẩn sao của Bộ tiêu chí để hướng đến việc phát triển bền vững trong tương lai, góp phần tạo việc làm mới, ổn định thu nhập và ngày càng nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn. Bên cạnh phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại các sản phẩm, thông qua chương trình OCOP, Bến Tre đã nhìn nhận và định hướng chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh dựa trên nền tảng nông nghiệp thông minh, hiện đại, xanh - sạch - an toàn kết hợp với du lịch. Tỉnh đang khẩn trương xây dựng các mô hình liên kết phát triển du lịch nông thôn, xây dựng Làng văn hóa du lịch huyện Chợ 117 Lách cấp quốc gia để khai thác, phát huy hiệu quả thế mạnh đặc thù của tỉnh nhà; tạo dấu ấn đậm nét về sự khác biệt và điểm nhấn nổi bật để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của địa phương. Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm là hoạt động phát triển nông thôn theo hướng phát triển nội sinh. Do đó, việc triển khai và lan tỏa Chương trình trong bước đầu triển khai thực hiện vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là xây dựng, bảo vệ, giữ gìn thương hiệu và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái đối với các sản phẩm này còn rất khó khăn. Tại Hội nghị này, Bến Tre xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình được đúc kết từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh, với những nội dung cốt lõi như sau: Thứ nhất, xác định OCOP là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chươn trình MTQG ây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp Hệ thống chính trị địa phương quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Trung ương trong thực hiện chủ trương phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tập trung cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, quy mô lớn và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa có chất lượng tốt và sức cạnh tranh cao. Thành công của Chương trình phụ thuộc rất lớn vào quá trình chuyển biến từ nhận thức thành hành động cụ thể, cũng như trách nhiệm trong điều hành, chỉ đạo của các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Vì vậy, công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình OCOP phải có trọng tâm, trọng điểm, trong đó lãnh đạo địa phương và người dân phải nhìn nhận rõ nét về thế mạnh, đặc trưng của sản phẩm chủ lực để định hướng chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp và khả thi. Thứ hai, Tập trung thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về Chươn trình OCOP Các ngành, các cấp tăng cường thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP, giúp người dân hiểu rõ về lợi ích, sự cần thiết khi tham gia Chương trình, tạo động lực để người dân thực hiện theo định hướng chung của tỉnh. Qua đó, thay đổi dần tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết, hợp tác và phát huy lợi thế đặc trưng của địa phương. Việc tuyên truyền cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, với nhiều hình thức phong phú gắn với câu chuyện các cá nhân, tổ chức điển hình, tiêu biểu, với cách thức truyền tải dễ hiểu, dễ tiếp cận. Đồng thời, cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền thông qua lồng ghép các nội dung của Chương trình vào các hội nghị chuyên đề, hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của các lĩnh vực có liên quan. Tại Bến Tre, chúng tôi đã xây dựng chuyên mục OCOP trên trang Thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Bến Tre để tất cả người dân và doanh nghiệp tìm hiểu về Chương trình OCOP và các hoạt động phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Thứ ba, quan tâm củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức OCOP Thường xuyên tổ chức các buổi làm việc chuyên đề hoặc lồng ghép về Chương trình OCOP để theo dõi công tác triển khai, thực hiện Chương trình, nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. Bến Tre đã bố trí cán bộ chuyên trách cấp tỉnh để theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ công tác triển khai thực hiện tại địa phương; đồng thời, củng cố, hoàn thiện 118 hệ thống tổ chức OCOP các cấp với quy chế hoạt động cụ thể, các nhân sự tại mỗi vị trí công tác sẽ xây dựng bản mô tả công việc và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc. Song song đó, Bến Tre thành lập Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP và tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP từng cấp, đảm bảo xác định được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm tham gia Chương trình để có định hướng phát triển phù hợp, đồng bộ và có hiệu quả. Thứ tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến thươn mại các sản phẩm OCOP; Tăn cường phát triển các sản phẩm và nghiên cứu, nâng cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường Tạo điều kiện cho các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP được trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tại các Hội chợ trong và ngoài nước, nhằm tìm kiếm đầu ra và thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP của tỉnh kết hợp với triển khai xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, Bến Tre đang nghiên cứu, đưa các sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử của Bưu điện Việt Nam, nhằm thông tin, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc sản của tỉnh đến người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc; đẩy mạnh hoạt động giao thương thông qua kết nối, trao đổi thông tin và mua bán trực tiếp tại sàn giao dịch thương mại điện tử. Để hoàn thiện hơn các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, Bến Tre gắn kết với các chuyên gia, các đơn vị tư vấn để tập huấn, đào tạo cho chủ doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã, cán bộ phụ trách kinh doanh của các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP trong phát triển sản phẩm; hướng dẫn quy trình thực hiện hoàn thiện bao bì, nhãn mác sản phẩm thông qua ghi nhãn hàng hóa, dán logo/tem nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đúng quy định và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thông tin sản phẩm, từ đó xây dựng uy tín và tạo niềm tin, sự an tâm của nguời tiêu dùng. Hiện nay, Bến Tre đã xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm ”Bưởi Da xanh” và ”Dừa xiêm xanh” - đây là hai sản phẩm thế mạnh của tỉnh đã được xuất khẩu qua thị trường một số nước. Thứ năm, lồng ghép và triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách ưu đãi, huy động nguồn lực. Gắn kết chương trình OCOP với các chương trình khác như: Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Đề án phát triển 15.000 HTX, Chương trình Đồng khởi, khởi nghiệp,... để hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực quản lý tổ chức sản xuất, hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Đồng thời, sử dụng lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, nguồn vốn khuyến công, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để bố trí nguồn lực cho công tác tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Để đạt mục tiêu đề ra, chúng tôi nhận định việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP không thể nóng vội, phải bền bỉ và thực hiện thường xuyên, liên tục để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân, trong đó xác định vai trò của đội ngũ cán bộ, chuyên gia hướng dẫn là trọng tâm, vai trò của các tổ chức kinh tế, chủ thể sản xuất là nồng cốt. Khi kết hợp hài hòa, thống nhất và thông suốt giữa các bên với quyết tâm và nỗ lực cao nhất, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm sẽ phát triển theo đúng định hướng, mang lại giá trị thiết thực và nâng cao hơn nữa đời sống của người dân, hướng đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. 119 Sản xuất và phát triển sản phẩm theo định hướng của Chương trình OCOP là một trong những giải pháp phù hợp, khả thi mà Bến Tre đã vận dụng sáng tạo, hiệu quả để từng bước cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đẩy nhanh tiến trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, xét về tổng thể chung, sản phẩm OCOP của tỉnh chưa có sự bứt phá và lan tỏa rộng khắp, quy mô sản xuất và sản lượng cung ứng chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng,... Vì vậy, với mong muốn cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, tỉnh Bến Tre rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản ánh nhiều chiều, từ nhiều góc độ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các sản phẩm OCOP của tỉnh để chúng tôi cải tiến và hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Đồng thời, tạo điều kiện để Bến Tre, cũng như các tỉnh đang triển khai thực hiện Chương trình đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Tỉnh Bến Tre rất mong đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ để tỉnh Bến Tre và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long triển khai thực hiện có hiệu quả hơn Chương trình OCOP trong thời gian tới.
Tài liệu liên quan